Mấy cái trò đánh thuế 245% này nọ đúng là trò cười. Việc tăng đến 100% là đủ để coi như 2 nước TQ, Mỹ đã embago lẫn nhau rồi, phải thông qua nước thứ 3, có đánh thuế lên 2000% thì cũng chả khác gì 245%
Hiện đang có tin Sony tăng giá bán các khu vực khác trên thế giới, nhưng không tăng giá hàng của mình ở thị trường Mỹ. Có lẽ họ không muốn mất thị trường Mỹ, dùng lợi nhuận nơi khác bù vào phần bị mất đi ở Mỹ.
Đó chính là cái tôi định viết ở post sau: Nếu có chuyển giao công nghệ thì nguồn khả thi hơn là Châu Âu. Vì các nước này đã từ bỏ 1 số ngành sản xuất, nên khi chuyển giao công nghệ trong các ngành đó thì không có xung đột lợi ích.
Như Anh quốc từng có ngành luyện kim rất phát triển, nhưng do chi phí quá cao nên các nhà máy thép đã đóng cửa gần hết. Anh (và Italia, cả Australia) chuyển sang cung cấp dây chuyền và bán 1 số công nghệ luyện thép. Đó là tiến triển tất yếu của nền kinh tế, không như Trum đòi mang sản xuất về Mỹ.
Kể cả ngành đường sắt cao tốc. Cách đây 1 số năm thì có thể dựa vào Bombarrdier Canada vì Bombardier không nhắm cạnh tranh nên khá thoáng trong hợp tác công nghệ ĐSCT. Tiếc là Bombardier đã bị Astom Pháp mua lại.
Phải thấy là kiểu mua công nghệ như Hòa Phát có thể làm 1 số công ty hoặc 1 vài ngành tiến bộ lên. Nhưng bảo quốc gia phát triển bằng cách này thì không thể vì nó không đồng bộ. Muốn cả nước phát triển thì phải có 1 hệ thống công nghệ cơ bản chứ không phải kiểu người khác bỏ đi thì mình mua lại.
Theo tôi biết châu Âu bao gồm cả Anh chưa bao giờ chuyển giao công nghệ cho những nước bên ngoài quỹ đạo chính trị phương tây cả, trừ trường hợp bị ép phải chuyển giao như khi vào thị trường Trung Quốc, bị ép phải lập liên doanh. Trong lịch sử Nhật chuyển giao công nghệ luyện kim cho Hàn Quốc nhưng là do sức ép của Mỹ. Chuyển giao công nghệ tự nguyện, hiểu theo nghĩa hai bên đàm phán bình đẳng thỏa thuận được, có lẽ chỉ có trường hợp Pháp chuyển giao công nghệ tàu cao tốc cho Hàn Quốc để Hàn Quốc tự làm, như chúng ta đã thấy tàu cao tốc của Hàn Quốc ngày nay. Nhưng đó là ngoại lệ không phổ biến, và Hàn Quốc dù không phải là nước phương Tây nhưng vẫn nằm trong quỹ đạo chính trị phương Tây.
Khi tôi nói chuyển giao công nghệ tức là chuyển giao bí quyết chứ không đơn giản chỉ là xây nhà máy sản xuất ở đất nước đó đâu nhé. Có điều khi xây nhà máy ở đó rồi thì nước sở tại sẽ có nhiều cơ hội mày mò nghiên cứu ăn trộm ăn cắp hơn. Thực tế những nước đi sau đều là phải kết hợp tự học, tự nghiên cứu phát triển, kết hợp đi mua và cả ăn cắp mới được. Cả Nhật và Mỹ trong lịch sử đều làm như vậy, và Trung Quốc bây giờ cũng thế. Việc hy vọng Bombardier trước khi bị mua chuyển giao công nghệ là một ước mơ huyễn hoặc hiện nay.
Ko, cụ nói chuyện chiến tranh lại là chủ đề của thớt khác. Putin chỉ ko giỏi kinh tế nội địa vẫn dựa vào kinh tế "chỉ huy", tài nguyên.
Chứ chiến lược an ninh khu vực và am hiểu lịch sử, âm mưu thù địch thì Putin lại rất giỏi. Cho một thằng đối thủ về suy nghĩ hành động thù địch lộ liễu cầm dao nằm cạnh sườn mình thì chỉ có điên mới ko lo ko táng.
Đấy là câu chuyện ở thớt khác, thớt này em chỉ bình luận lý thuyết kinh tế Putin thôi

em cũng thông cảm cho Putin: an ninh là số 1, nước Nga đang kinh tế thời chiến thì "chỉ huy" có khi lại phát huy tốt.
Cái gì mà kinh tế thời chiến với chưa? Media phương tây cứ lải nhải việc Nga đã kích hoạt kinh tế thời chiến để biện minh cũng như dìm hàng Nga thôi. Thực tế Nga chưa phải kinh tế thời chiến, vì nếu thời đó thì các hoạt động sản xuất dân dụng phải ngừng lại phần lớn mà ưu tiên cho chiến tranh. Ở Nga hiện nay chỉ là nhà máy quốc phòng tăng ca thôi, chứ bên dân sự kinh tế vẫn hoạt động bình thường, thậm chí phát triển tốt. Chính ngành xây dựng dân sự, hạ tầng, etc. đang là động lực phát triển kinh tế Nga. Bây giờ chỉ là một số nhà máy quốc phòng sản xuất theo mô hình thời chiến, chứ cả nước Nga vẫn là kinh tế thời bình.
Bản thân việc dân Nga đi du lịch búa xua trong đó có đến đất nước chữ S cũng cho thấy đây không phải kinh tế thời chiến. Ngành du lịch là ngành bị kiểm soát chặt nhất trong kinh tế thời chiến vì nó liên quan đến đi lại, dòng người ra dòng người vào. Các ngành dân sự của Nga phát triển rất tốt (nổi bật là xây dựng dân sự, nông nghiệp, luyện kim - sản xuất kim loại, thiết bị quang học, hóa chất) chứ không phải chỉ các ngành quốc phòng.
"Nền kinh tế thời chiến" (war economy) là thuật ngữ dùng để mô tả nền kinh tế của một quốc gia khi các nguồn lực kinh tế, tài chính và nhân lực được tái tổ chức và ưu tiên nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến tranh. Điều này thường bao gồm:
1) Chuyển đổi sản xuất công nghiệp: Từ sản xuất hàng tiêu dùng sang sản xuất vũ khí, đạn dược, phương tiện quân sự và các nhu cầu quân đội khác.
2) Huy động nguồn nhân lực:
- Tăng cường nhập ngũ hoặc huy động lao động vào các ngành thiết yếu phục vụ chiến tranh.
- Thường có sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động do nam giới ra chiến trường.
3) Kiểm soát chặt (cả đầu vào và đầu ra cũng như giá cả, tài chính, thị trường, etc.) các ngành chiến lược, đặc biệt là tài chính và tài nguyên:
- Áp dụng kiểm soát giá cả, khẩu phần lương thực và năng lượng.
- Tăng thuế hoặc phát hành trái phiếu chiến tranh để tài trợ chi phí.
4) Tăng cường quyền lực nhà nước: Chính phủ thường nắm quyền kiểm soát lớn hơn đối với sản xuất, phân phối và thương mại để bảo đảm ưu tiên quân sự.
Các ví dụ lịch sử
1) Thế chiến II (1939–1945):
Hoa Kỳ: Trong Thế chiến II, nền kinh tế Mỹ chuyển sang sản xuất phục vụ chiến tranh. Các ngành công nghiệp ô tô chuyển sang sản xuất xe tăng và máy bay, trong khi phụ nữ tham gia làm việc tại các nhà máy (biểu tượng "Rosie the Riveter").
Đức Quốc Xã: Tập trung toàn bộ nền kinh tế vào sản xuất quân sự với chính sách "Tổng động viên toàn diện" dưới thời Albert Speer, bộ trưởng phụ trách sản xuất vũ khí.
Liên Xô: Nông nghiệp tập trung hỗ trợ quân đội, và công nghiệp nặng ưu tiên sản xuất vũ khí, đặc biệt trong các nhà máy ở phía đông sau khi sơ tán khỏi vùng bị Đức chiếm đóng.
2) Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953):
Hàn Quốc và Triều Tiên tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu chiến tranh. Các quốc gia hỗ trợ như Mỹ cũng đã mở rộng sản xuất quân sự.
3) Chiến tranh Hoa Kỳ-Việt Nam (1955–1975):
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) tập trung nền kinh tế vào việc sản xuất và cung cấp hậu cần cho quân đội. Các ngành công nghiệp nặng và nhẹ đều phục vụ chiến tranh, trong khi nhân dân được huy động để sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp.
Như vậy Ukraine hiện nay là kinh tế thời chiến (chính xác là kinh tế thời chiến được phương Tây gắn máy thở duy trì sự sống), Nga thì chưa, bởi vì:
1) Chưa hoàn toàn chuyển đổi công nghiệp:
Nga đã tăng cường sản xuất quốc phòng kể từ khi xung đột Ukraine-Nga leo thang, nhưng các ngành công nghiệp dân dụng vẫn hoạt động bình thường. Sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu năng lượng vẫn là trọng tâm kinh tế.
Kinh tế dân sự trong nhiều lĩnh vực của Nga thậm chí còn phát triển, như đã được đưa tin
2) Không có huy động tổng lực về nhân lực:
Dù có lệnh động viên một phần, phần lớn lực lượng lao động Nga vẫn tham gia vào các hoạt động kinh tế thông thường, không phải huy động toàn diện như trong nền kinh tế thời chiến.
3) Thị trường vẫn tương đối mở:
Nền kinh tế Nga vẫn duy trì giao dịch quốc tế, đặc biệt với các nước không áp đặt lệnh trừng phạt. Điều này khác với các nền kinh tế thời chiến điển hình thường bị cô lập hoặc tập trung vào tự cung tự cấp.
4) Chưa áp dụng kiểm soát nghiêm ngặt về tài chính và tài nguyên:
Hiện tại, chính phủ Nga vẫn quản lý giá cả năng lượng và thực phẩm nhằm đối phó với trừng phạt, nhưng không có chế độ phân phối khẩu phần nghiêm ngặt hoặc kiểm soát sản xuất toàn diện như trong các nền kinh tế thời chiến thực sự.
Nga chỉ mới là đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng, thể hiện ở việc:
- ưu tiên chi tiêu quân sự hơn các lĩnh vực khác.
- Thay đổi một số cơ sở sản xuất: Một số nhà máy dân dụng đã được chuyển đổi để hỗ trợ sản xuất quân sự.
- Huy động tài chính qua thuế và các khoản vay trong nước.
Tóm lại: Kinh tế Nga vẫn là nền kinh tế bình thường, đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng, nhưng Ukraine đã là kinh tế thời chiến được bên ngoài (phương Tây) gắn máy thở để tồn tại