Thì thế em mới nói là khó cho mình, giá kể ô Tập sang mình sau khi mình đàm phán xong mới Mỹ thì đỡ bao nhiêu.
Cháu níu áo cụ như này, đoạn chiều cháu nhắn với vợ:
Nhật nó có câu: Người bạn đến với ta vào ngày mưa là người bạn tốt nhất (mình nhớ lắm câu này, lúc tổng pháp, lúc hạt nhân fukushima vỡ, k bỏ lịch sang thăm. Vẫn đến nhật thăm sau động đất, bộ trưởng còn đến tận fukushima.thủ tướng nhật nói thế.
Rõ ràng, TQ sang ta, họ cứ muốn ta nói cái câu là chống lại bọn kia đè họ. Là họ dù tự cao, nhưng họ cũng cần mình, trong lúc này. Bạn bè mà quay lưng với nhau lúc này, nói thật là Tây thì mình k hiểu, chứ chắc chắn, không chỉ Trung, mà cả Hàn, Nhật, Đài. Họ không nói ra đâu, nhưng họ sẽ có suy nghĩ khác về cả dân tộc này. Người Đông Á đối nhân chứ không đối xử, (từ hành động mà đánh giá phẩm giá nhân cách con người), còn người phương Tây đối xử chứ không đối nhân.
Mà Hàn Nhật Đài Trung mới ở với VN mình cả ngàn năm nữa chứ Mỹ kia nói thật cả Hàn Nhật Đài mới phải theo từ 50 năm nay. (Trump cũng chỉ sắp kỷ niệm 250 năm Mỹ lập nước thôi).
Thêm nữa, cái này cụ Lý quang diệu cũng từng nói trong clip này:
Hoặc có thể hơi nhạy cảm nên thay vì trực diện, cháu kể 1 câu chuyện khác ở nơi khác như này:
Hồi tháng 8 năm 1944, quân Nga ủn được quân phát-xít hàng real ra khỏi biên giới và bắt đầu tiến vào Ba Lan. Anh em Ba Lan mừng mừng tủi tủi, nghĩ là vận đã đến rồi, cản cũng không được, bèn nổi dậy. Lưu ý rằng lúc đó quân Đức vẫn còn đến mấy chục sư đoàn và đôi ba lữ đoàn ở Ba Lan, phần lớn lãnh thổ Ba Lan và nguyên thủ đô Vác-sa-va (Warsaw) vẫn nằm trong tay quân Đức.
Nổi dậy ở thủ đô, mà sử sách sau này gọi là "Cuộc nổi dậy ở Vác-sa-va" (Warsaw Uprising), bắt đầu vừa hào hùng, vừa bi tráng, vừa không kém lãng mạn. Cứ y như thế Hà Nội 1946. Anh em thủ đô Ba Lan xây công sự chướng ngại vật bằng đủ mọi thứ có thể kiếm được, vũ khí hầm bà lằng đúng kiểu "ai có gươm dùng gươm, ai có súng dùng súng" nhưng anh em đánh thông minh, đánh dữ dội, đánh tan mẹ cả sở chỉ huy quân Đức ở thủ đô, kiếm ối vũ khí mang về.
Đánh thắng, đuổi quân Đức ra khỏi thành phố, lại có tin tức quân Nga tiến ầm ầm như vũ bão, chỉ đôi ngày nữa là đến nơi, anh em phấn chấn lắm lắm. Boleslaw Biega (Bô-lét-xờ-láp) và người yêu Lili quyết định thành hôn ngay trong những ngày lửa đạn. "Tôi chỉ nghĩ rằng biết đâu ngày mai tôi có thể chết, thế tại sao lại không phải ngay bây giờ."
Một tay quay phim cha vơ chú váo đi ngang qua đúng lúc đó ghi lại được cảnh đám cưới. Y như đám cưới thế hệ các cụ nhà ta hồi những năm 70s. Cô dâu mặc váy kẻ nhỏ, vẫn là chiếc váy hàng ngày, gắn thêm một bông hoa trắng lên tóc. Chú rể mặc vest đen, tay vẫn quấn băng trắng, đeo lên cổ. Trên bàn có dăm cốc nhựa, nghi vấn là vodka nấu bằng khoai tây, với cái *** gì tròn tròn căt ra, rất có thể là xúc xích.
Người Nga đã đến ngoại ô Vác-sa-va, đã tới bờ sông Vistula (như kiểu sông Hồng ở Hà Nội), nhưng họ không tiến lên. [...]
"Tôi và Lili, bọn tôi đói kinh khủng, kiệt sức. Người Nga thì ở ngay bên kia sông, nhưng họ không hề giúp bọn tôi."
Một trăm tám mươi ngàn người Ba Lan đã bị thảm sát trong và sau cuộc nổi dậy.
Con cái của một trăm tám chục ngàn người ấy giờ vẫn sống, nhiều người trở thành chính trị gia, tham gia chính phủ hoặc hoạch định chính sách.
Cháu ám ảnh đoạn câu cuối của đoạn này. Bức ảnh chụp tuyệt đẹp đó cụ có thể search theo tên của Biega.
Cụ Lý Quang Diệu cũng nói qua việc này trong clip trên. Cụ hãy thử nghĩ, 20 năm nữa, lãnh đạo ta và cụ tập cũng đã lùi xa vũ đài chính trị. Những sinh viên,những người 20-35 tuổi như cháu, sẽ lên làm lãnh đạo, sẽ nhớ về hành động của ta khi bạn hoạn nạn như thế nào.
Người Anh có câu rất hay là: đất nước thành công khi lớp cha ông trồng nên hàng cây mà họ không bao giờ được thấy con cháu có ngày hái quả ạ.