[Funland] Hoa kỳ công bố chính sách Thuế đối ứng với Việt Nam và các nước khác

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,644
Động cơ
478,576 Mã lực
Giá nhà xưởng chỉ là một phần. Nguyên nhân chính là chỉ chăm chăm nhập nguyên vật liệu của Tào mà ko lo phát triển SX trong nước cho nên nền SX của ta xem như = 0.
vì thu nhập kiếm được từ chênh lệch địa tô quá ngon, thì lo gì phải phát triển sx trong nước nữa ạ

Thêm vào yếu tố như cụ nói, nguyên liệu sp ở ngay cạnh TQ quá tiện đi, nên công thức là:

cần sp gì, mua của Tàu cho nhanh
thu nhập lượm được từ xk, đập vào đất
Chờ lên giá thì bán

cần sp gì, mua của Tàu cho nhanh

Một vòng như vậy

đỡ đau đầu ah


cho tới hôm nay
 

safe3

Xe buýt
Biển số
OF-870632
Ngày cấp bằng
31/10/24
Số km
638
Động cơ
27,798 Mã lực
Tuổi
29
Một vài suy nghĩ về Thuế Trump và hành động của Việt nam:

Ngày 2/4 Trump công bố danh sách "Thuế đối ứng" với tất cả các nước trên thế giới. Danh sách này bao gồm cả mấy đảo nhỏ không người chỉ có chim cánh cụt (!), tức là chính quyền Trump quyết chơi đến cùng, không nhân nhượng với bất cứ thực thể nào có khả năng xuất hàng vào Mỹ.

Cách tính "Thuế đối ứng" rất rõ ràng và đơn giản: Đầu tiên áp tất cả các nước và lãnh thổ mức 10%, sau đó tính phần trăm thâm hụt thương mại của Mỹ rồi chia đôi, nếu trên 10% thì lấy mức trên 10%, nếu dưới thì giữ nguyên 10%. Nếu có dấu phẩy thì làm tròn lên số nguyên ngay bên trên, kể cả 0,1.

Ví dụ Việt nam. Theo số liệu Mỹ công bố thì năm 2024 Mỹ xuất sang VN 13,1 tỉ đô, nhập từ VN 136,5 tỉ đô. Chênh lệch phần trăm như vậy là (136,5 - 13,1) : 136,5 = 90,43%; chia đôi được 45,215% và làm tròn kiểu Trump thành 46%. Và thực sự con số này đã được công bố trong Danh sách thuế đối ứng của Trump.

Trước hết nói về con số thì đây là 1 mức thuế cao hầu như không gánh nổi. Nó khiến cho tất cả hàng xuất sang Mỹ của Việt nam từ 9/4/2025 ngay lập tức đắt lên gấp rưỡi. Mà với bất cứ một loại hàng nào thì đắt lên 5-7% đã là khó khăn chứ đừng nói đắt lên gần 50%.

Cái khó nữa đối với Việt nam là mức thuế đối ứng khi tính như trên sẽ ra kết quả không giống nhau giữa các nước và lãnh thổ. Những nơi sản xuất kém phát triển nhất, bất lợi nhất và "vô vi" nhất lại vô tình có lợi nhất vì hầu như không nhập cũng không xuất gì với Mỹ. Còn một khi đã có ý định nghiêm chỉnh với thị trường Mỹ thì hầu như đến ăn quả đắng với các mức độ khác nhau. Vì Thuế Trump chỉ dựa trên duy nhất mức độ thâm hụt thường mại của Mỹ, không quan tâm đến chế độ chính trị, quan hệ thân hay sơ. Đồng minh như EU, Nhật, đàn em như Đài loan vv cũng đều phải chịu 20 đến hơn 30%.

Trump không nể mặt và không nhân nhượng bất cứ một ai. Nhật đã cử 1 phái đoàn đàm phán cấp cao, đích thân Thủ tướng Israel đã sang Washington thậm chí những 2 lần. Vô ích. Ngày 9/4 danh sách đánh thuế đối ứng của hải quan Mỹ vẫn nguyên các con số 24% cho Nhật và 17% cho Israel. Và tất nhiên, cho dù đã phản ứng rất sớm và đích thân lãnh đạo cao nhất nước gọi điện, nhưng mức thuế cho Việt nam vẫn giữ nguyên 46% không thay đổi.

Vậy bây giờ Việt nam nên làm gì?
Ta về ta tắm ao ta chứ làm gì hả cụ
Phát triển các thị trường brics, các thị trường halal thôi cụ
 

Việt_PT

Xe tải
Biển số
OF-575472
Ngày cấp bằng
22/6/18
Số km
203
Động cơ
147,879 Mã lực
Cụ sáng suốt đấy, có kết quả đàm phán nó lại tím ngắt thôi =)) Mà khi gần có KQ thì cũng là lúc cơ hội mua vé lên tàu bay vào vũ trụ sẽ ko kịp nữa =))=))=))
Tiền thịt k margin thì e tự tin 5 năm X5 tài sản. K thì e k dám ngóc mặt lên chém gió với các cụ offer :))
 

XSim

Xe lăn
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,201
Động cơ
906,858 Mã lực
sản lượng công nghiệp bao nhiêu % của FDI (đội ko đi buôn đất) và bao nhiêu % của DN nội ạ?

Em nói ý này, vì chừng nào còn đẩy vốn bạt ngàn vào bđs thì cơ cấu kte còn méo mó, và không thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Dĩ nhiên trong số hơn 100 tỉ xuất khẩu vào Mỹ, hay xuất khẩu nói chung thì đa số là của FDI rồi.

Nói như thế không có nghĩa là DN nội không phát triển, họ vẫn phát triển, vẫn tăng trưởng nhưng không nhanh bằng FDI thôi. Đó là thực tế.

Và dĩ nhiên, VN có thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình hay không không phải nhờ bđs. Nhưng bđs không xấu đến mức như cụ nói, hiện tại cơ cấu kinh tế có thể còn nhiều vấn đề nhưng có nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ vì mỗi bđs. VN sẽ cần nhiều chính sách để thúc đấy sản xuất hay kinh tế nói chung nhưng không ai ngáo mà đi tăng lãi suất lúc này, chỉ để phục vụ nhu cầu dìm bđs của các cụ cả.
 

deverlex

Xe tăng
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
1,932
Động cơ
182,852 Mã lực
Bữa trước em chẳng chém ở đây là, nếu đàm phán không thành công thì ta đành phải quay về tự lực bản thân và tiếp tục phát triển ... bđs (để giải quyết lao động dư thừa do không có hàng xuất khẩu).

Thế thì VinFast sẽ được o bế và Vinhomes cất cánh là đúng bài rồi.

Chỉ lạ là sao anh HPG cũng sàn thôi :))
HPG về vĩ mô xấu mà cụ, HPG đang sống về đầu tư công là chủ yếu, sắp tới là nhà ở xã hội (chính sách hỗ trợ kích cầu). Kinh tế TG đình trệ, thép TQ nó thừa công suất nên nó bán phá giá. Có thời Hoà Phát tắt một nửa lò cao, mà khởi động lại cả 30-40 tỷ chứ không rẻ.

Các cổ phiếu liên quan du lịch có vẻ ngon hơn. VN đc nhắc nhiều trên TG, dự kiến khách năm nay phải 1.5 lần trước covid. Du lịch thật sự bùng nổ rồi cụ ạ
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,664
Động cơ
-111,379 Mã lực
Tuổi
36
Không được lạc quan như cụ nghĩ. Một số nước được hưởng mức thuế thấp 10% chẳng hạn nên hàng hoá của họ sẽ rẻ hơn hàng của VN nên sẽ vào được Mỹ (trước đây không vào được) để thay thế hàng VN. Như vậy dân Mỹ chịu tăng giá ít hơn và VN sẽ thiệt hại vì không bán được hàng.
Dó là lý thuyết còn thực tế để chuyền đổi trong 2-3 năm là rất bất khả thi...vì phải set up lại gần như toàn bộ hệ thông cung ứng nguyên vật liệu, nhân công, vận tải.... Khá là khoai. Kéo dài trên 5 năm thì đươc nhưng không biết chính sách này sau thời trump có thay đổi hay không? Hay chính trump có thay đổi chính sách hay không cũng rất khó nói. Làm các doanh nghiệp càng khó chuyển đổi...
 

AntiTrump2024

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
2,295
Động cơ
105,744 Mã lực
Tuổi
75
Vậy làm ntn, làm cách gì để phát triển sản xuất, Cụ có cao kiến gì ko ????
Thực trạng thì ai cũng nhìn thấy cả, nhưng giải pháp là gì mà làm ntn
Có chừ. Việc đầu tiên là đừng chăm chăm nhập nguyên vật liệu của Tào mà phải đầu tư, hỗ trợ các ngành SX hàng phụ trợ trong nước cho SX công nghiệp. Còn các việc tiếp sau nữa ...
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,644
Động cơ
478,576 Mã lực
Dĩ nhiên trong số hơn 100 tỉ xuất khẩu vào Mỹ, hay xuất khẩu nói chung thì đa số là của FDI rồi.

Nói như thế không có nghĩa là DN nội không phát triển, họ vẫn phát triển, vẫn tăng trưởng nhưng không nhanh bằng FDI thôi. Đó là thực tế.

Và dĩ nhiên, VN có thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình hay không không phải nhờ bđs. Nhưng bđs không xấu đến mức như cụ nói, hiện tại cơ cấu kinh tế có thể còn nhiều vấn đề nhưng có nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ vì mỗi bđs. VN sẽ cần nhiều chính sách để thúc đấy sản xuất hay kinh tế nói chung nhưng không ai ngáo mà đi tăng lãi suất lúc này, chỉ để phục vụ nhu cầu dìm bđs của các cụ cả.
vấn đề không phải là dìm bđs , mà là giảm bớt những ảo tưởng thịnh vượng nhờ nắm giữ những tài sản mang tính đầu cơ để hướng trọng tâm vào ngành nghề nền tảng như sx kd dv, giảm chi phí mặt bằng cứ thượng lên vì giá đất tăng

chừng nào một công nhân nhìn thấy nhà cửa ở quê lên hàng vài tỷ một lô 100 mét, động lực làm việc lấy đồng lương 7-8tr của anh ta còn nhạt. Và những thành tựu học vấnhay lao động còn bị coi là tầm thường, so với thu nhập từ bán đât
 

bentley8

Xe điện
Biển số
OF-897
Ngày cấp bằng
25/7/06
Số km
3,179
Động cơ
594,120 Mã lực
Em lách thuế kiểu này của Mỹ được không các cụ mợ
Nếu như sản xuất ở VN nhưng chuyển giá thì sao. Ví dụ đôi giày sản xuất ở VN rồi bt bán sang Mỹ giá 100 đô. giờ bán với giá 10 đô, còn phần 90 đô còn lại tính vào giá design by US. Vậy 90 đô là tax free, 10 đô bị tính 46% là 14.6. giá sẽ là 104.6. tương đương thuế 4.6%. do đã chuyển 90% giá sang Mỹ. Vậy không lấy gì tính thuế được đúng số cả. Tương tự logic với mọi thứ. Chỉ cần lập 1 công ty ở Mỹ hoặc 1 nước khác để chuyển giá.
Phí design nhiều thế, em nghĩ giá xuất khẩu sang mỹ có 10 đô, nhà bán hàng chịu chi phí logistic, bán hàng trong mẽo cộng với lợi nhuận và design tính nhưng trong nước mỹ là 90 đô nữa. Nên bài toán là hạ giá tiền đồng, chuyển giá, dán mác ở nước mẽo hay nước khác mà giảm thuế . . . là cách đối phó với Hải quan và bộ thương mại huê kì, chả có gì sai cả. Giống như xe nhập, toàn nhập bản base rất rẻ, về ráp thêm option chính hãng, sẽ tránh được thuế NK, VN cũng nên làm y như vậy
 

TwinSpeed

Xe tải
Biển số
OF-57708
Ngày cấp bằng
25/2/10
Số km
288
Động cơ
447,273 Mã lực
Nơi ở
Hoàn Kiếm, Hà Nội
Sáng em đọc bài phân tích này về cuộc chiến 104% giữa anh Trump và Xi. Mời các cụ tham khảo

THƯƠNG CHIẾN THẾ TRẬN

Giữa lúc chính trường nước Mỹ đang trải qua cơn địa chấn biểu tình khắp các bang, khi giá thực phẩm leo thang, xăng dầu chập chờn, nợ công vượt trần lịch sử, thìTrump bất ngờ tung ra một quân cờ quen thuộc: dọa áp thêm 50% thuế lên hàng hoá Trung, nếu Tap tái áp thuế 34%. Thoạt nhìn, đây là một nước cờ cũ, nhưng trong cờ vây, càng quân cờ cũ càng có sát khí nếu đặt đúng chỗ, đúng thời.
Vấn đề là: thời thế này, ai chịu đòn lâu hơn? Mỹ, quốc gia tiêu dùng lớn nhất thế giới nhưng đang khủng hoảng đoàn kết, hay Trung Quốc, siêu cường sản xuất với 1.4 tỷ dân đang co cụm, phòng thủ và tự chủ?
Nước Mỹ với gần 330 triệu dân, nắm trong tay công nghệ, tài chính và chuỗi phân phối toàn cầu, là trung tâm tiêu thụ hàng hóa Trung. Cứ nhìn vào siêu thị Walmart, Target, Amazon hay Home Depot là thấy rõ: từ giày dép, quần áo, đồ chơi trẻ em đến linh kiện điện tử, hơn 40% mặt hàng là Made in China. Theo báo cáo của U.S. Census Bureau, tổng giá trị hàng nhập khẩu từ Trung vào Mỹ năm 2023 là hơn 427 tỷ USD, chiếm gần 13% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Nhưng phía sau những con số khổng lồ ấy là một xã hội tiêu dùng Mỹ đang lâm vào khủng hoảng tâm lý. Theo khảo sát của Gallup cuối năm 2024, hơn 64% người Mỹ lo ngại về giá cả tăng vọt do thuế nhập khẩu và gián đoạn chuỗi cung ứng. Gần 45% người dân cho biết họ đã cắt giảm chi tiêu so với 2 năm trước. Nếu chi phí hàng hóa từ Trung đội thêm 50% thuế, ai trả cái giá đó? Không phải Trung, mà là chính người dân Mỹ, những người đang sống bằng tín dụng, trả góp.
Ngược lại, Trung quốc gia từng xem xuất khẩu là trụ cột sống còn, đang từ từ đổi chiến lược. Bắc Kinh giờ đây không còn đặt kỳ vọng vào thị trường Mỹ như trước. Dưới sự lãnh đạo tập trung và kỷ luật sắt của Chủ tịch Tập, Trung đang tiến hành một cuộc chuyển đổi thầm lặng nhưng triệt để, từ xuất khẩu sang tự cung tự cấp và tiêu dùng nội địa.
Thống kê từ Tổng cục Thống kê Quốc gia TQ cho thấy, năm 2023, lần đầu tiên tiêu dùng nội địa vượt mốc 60% trong cơ cấu GDP, trong khi xuất khẩu giảm còn dưới 18%, thấp nhất trong hai thập kỷ. Đó là một sự tái cấu trúc lặng lẽ nhưng đáng gờm, như câu nói trong binh pháp Tôn Tử:
“Tĩnh như xử nữ, động như thố thoát” , tức khi chưa đánh, im lặng như gái khuê các, khi đã đánh, như thỏ phóng không ai đỡ kịp.
Việc Trump đe dọa nâng thuế thêm 50% nó là đòn ch. trị, nhắm đến cảm xúc cử tri trong cuộc bầu cử 2024–2025. Trump đang nắm bắt lại thứ ông từng sử dụng hiệu quả: nỗi sợ mất việc làm, sợ TQ, sợ hàng giá rẻ giết ch.et công xưởng Mỹ. Nhưng thời thế đã đổi.
Khác với năm 2016, giờ đây, người dân Mỹ đang đối mặt với giá cả leo thang và lạm phát âm ỉ. Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), lạm phát năm 2023 tuy đã giảm so với đỉnh 2022, nhưng vẫn duy trì ở mức 3.4%, trong khi thu nhập trung bình chỉ tăng chưa tới 2.1%. Một gia đình trung lưu Mỹ hiện chi tiêu cho thực phẩm cao hơn 17% so với trước đại dịch. Các bang công nghiệp như Michigan, Pennsylvania, Ohio những thành trì chtrị của Trump đang chịu thiệt hại nặng từ chuỗi cung ứng gián đoạn, trong khi các nhà sx nhỏ không có khả năng thay thế nguồn hàng Trung trong một sớm một chiều.
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc, phản đối giá nhà, phúc lợi y tế, thậm chí cả chính sách viện trợ Ukraine và Israel, đang lan khắp các thành phố lớn như New York, Chicago, Portland. Nếu áp thuế cao nữa khiến giá cả tăng thêm 10–15%, Trump có thể mất chính xác những tiểu bang ông cần thắng.
Trong khi Mỹ chao đảo vì áp lực bầu cử và dân sinh, Trung Quốc dù đang chịu sức ép từ tăng trưởng chậm, lại có lợi thế về sự kiểm soát chtrị và văn hóa chịu đựng. Người dân Trung quen với tiết kiệm, tiêu dùng nội địa lại được khuyến khích mạnh qua các chiến dịch như “Chất lượng Trung Hoa”, “Tiêu thụ dân tộc”, “Chống lãng phí”.
Thêm vào đó, Trung Quốc sở hữu khoảng 70% chuỗi cung ứng khoáng sản hiếm, nắm vị trí thống trị trong ngành pin lithium, tấm pin mặt trời, thiết bị viễn thông, và máy công nghiệp hạng nặng. Điều này khiến nhiều tập đoàn toàn cầu, từ Apple đến Tesla, Samsung đến Bosch, vẫn buộc phải phụ thuộc vào linh kiện từ Trung Quốc.
Hơn nữa, Bắc Kinh đã thiết lập kênh thanh toán phi USD với Nga, Iran, và nhiều quốc gia Nam bán cầu, thúc đẩy giao thương bằng Ndt, một đòn gián tiếp đánh vào sự thống trị tài chính của đồng USD. Nếu Mỹ tiếp tục đánh thuế, Trung sẽ không chỉ trả đũa bằng biện pháp tương đương mà còn có thể bán trái phiếu chính phủ Mỹ nơi họ đang nắm giữ hơn 760 tỷ USD
Trong sử Trung Hoa, Tào Tháo từng nói: “Muốn trị quốc, phải trị tâm dân. Muốn thắng giặc, phải đo lòng địch.” Câu ấy đáng để những ai đang mưu toan vẽ lại bản đồ thương mại thế giới thời nay ghi nhớ. Bởi một khi thuế đã biến thành binh khí, thì thương chiến không còn là chuyện bảng cân đối kế toán, nó là trận đồ lòng dân, bản lĩnh lãnh đạo và độ dẻo dai của một hệ thống quốc gia.
Mỹ có phép thuật in tiền, có dự trữ USD là tiền tệ quốc tế, có thị trường tài chính lớn nhất hành tinh, nhưng chính những điều đó lại là gót chân Achilles trong một cuộc chiến thuế kéo dài.
Nợ công Mỹ hiện đã vượt mốc 34.7 ngàn tỷ USD (theo U.S. Treasury, đầu năm 2025) một con số mà đến cả các đời tổng thống bảo thủ nhất cũng phải rùng mình. Mỗi 1% lãi suất tăng, ngân sách chính phủ Mỹ sẽ phải bù hơn 340 tỷ USD tiền lãi/năm. Trong khi đó, Fed không thể hạ lãi suất quá nhanh vì sợ làm bùng phát lạm phát trở lại.
Và quan trọng hơn, nền kinh tế Mỹ không còn đồng thuận. Những năm 1950s-1980s, khi Mỹ còn là quốc gia sản xuất, tầng lớp công nhân Mỹ hưởng lợi từ chính sách bảo hộ. Nhưng hiện nay, 70% sản phẩm nhập khẩu bị đánh thuế lại rơi vào nhóm hàng tiêu dùng giá rẻ, là miếng cơm của giới lao động nghèo, người da màu, dân nhập cư. Càng đánh thuế, họ càng đói. Mà chính tầng lớp ấy lại là cánh tay đòn của các cuộc biểu tình đang lan rộng.
Không phải ngẫu nhiên, khi Trump dọa áp 50% thuế, thị trường chứng khoán dao động, các hiệp hội doanh nghiệp như National Retail Federation lập tức phản ứng, cảnh báo: “Đây không phải là cách để giành chiến thắng với Trung. Đây là cách để thua với chính người tiêu dùng Mỹ.”
Nước Mỹ mạnh về công nghệ, nhưng yếu về kiên nhẫn tiêu dùng. Mạnh về quân sự, nhưng yếu về thắt lưng buộc bụng.
Trong “Binh pháp Tôn Tử”, có câu: “Dân no giặc bại, dân đói binh loạn.” Người Mỹ sống quen với thẻ tín dụng, xài quen với trả góp, sẽ chịu được bao lâu khi mọi món đồ thiết yếu từ tã trẻ em đến màn hình tivi đều đội giá gấp rưỡi?
Người ta hay nói Trung đang suy thoái.
Đúng ! tăng trưởng giảm, bds đóng băng, nợ của các chính quyền địa phương như quả bom hẹn giờ. Nhưng trong lịch sử phương Đông, không phải lúc nào suy thoái cũng đồng nghĩa với sụp đổ. Thậm chí, suy thoái đôi khi là khởi đầu của một sự thanh lọc để tồn tại lâu hơn.
Trong năm 2024, GDP Trung chỉ tăng 4.8%, thấp hơn chỉ tiêu 5.5%. Nhưng nội lực lại tăng: dự trữ ngoại hối vẫn giữ ở mức trên 3.1 ngàn tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư hơn 800 tỷ USD, và đặc biệt, hệ thống ngân hàng vẫn dưới sự kiểm soát tuyệt đối của nhà nước, khác hoàn toàn với mô hình Mỹ, nơi ngân hàng tư nhân có thể hạ bệ cả cp.
Khi Mỹ dùng thuế để gây áp lực, Trung không đáp trả bằng đòn tương xứng ngay lập tức. Họ chờ, như Tào Tháo chờ Quan Vũ chạy đến Hoa Dung đạo. Khi Trump dọa 50% thuế, Trung Nam Hải không la ó, họ siết chặt “nội tuần hoàn”, ra lệnh các dnnn đẩy mạnh “thay thế nhập khẩu”, và âm thầm mở rộng “hành lang xuất khẩu phía Tây” sang Nga, Trung Á và châu Phi.
Bắc Kinh hiểu Mỹ đang dọa bằng gươm, nhưng tay đã run vì lòng dân phân hóa. Còn họ, dù kinh tế chậm lại, nhưng ý chí dân tộc lại co cụm lại như một khối bê tông chờ phản đòn.
Trong “Thế Biến” của Trang Tử có đoạn: “Vật hữu sở dục, dân hữu sở tín. Dục tất tận, tín bất khả thất.”
(Vật có nơi cạn kiệt, nhưng lòng tin dân thì không được để mất.)
Khi lòng tin dân còn, dù kinh tế có giảm tốc, quốc gia vẫn chưa nguy.
Với ta và các nước đang phát triển, cuộc chiến thuế giữa Mỹ và Trung không phải là màn kịch xa xôi. Mà là trận động đất mà dư chấn lan thẳng đến dây chuyền sản xuất, giá cước vận tải, và tỷ giá ngoại hối.
Nếu Mỹ thực sự áp 50% thuế lên Trung, chắc chắn các nhà máy Trung sẽ tiếp tục tràn sang Việt Nam, Campuchia, Indonesia để "né đòn".
Nhưng mỗi nhà máy đến là mỗi áp lực về môi trường, tài nguyên, và lao động giá rẻ. Và nếu ta không khéo, sẽ bị biến thành cái găng tay sản xuất của Bắc Kinh nhưng lại lãnh gạch đá từ Washington.
Thế giới từng chứng kiến bài học cay đắng của Philippines dưới thời Duterte: ngả về Trung, bỏ mặc luật quốc tế, rốt cuộc bị cả Mỹ lẫn ASEAN nghi ngờ. Ta không thể lặp lại.
Trong thời loạn, quốc gia nào giữ được độc lập về ý chí, tự chủ trong sản xuất và đoàn kết nội dân, quốc gia ấy mới có thể sống sót qua các cơn địa chấn toàn cầu.
Apple, Tesla, Walmart, Amazon đều phụ thuộc vào sx giá rẻ từ châu Á. Hãy thử tượng tượng: một cái iPhone không có linh kiện từ Trung, không có màn hình từ Hàn Quốc, không có chip từ Đài Loan thì liệu còn là iPhone?
Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử từng nhắc: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.” (Điều mình không muốn, chớ đem áp đặt lên người.)
Nhưng Hoa Kỳ lại ép cả thế giới vào khuôn Mỹ, trong khi chính mình không sống nổi nếu các nước ấy dừng dây chuyền.
Tham vọng tái nội địa hóa sản xuất tại Mỹ bằng “Made in America” là giấc mơ đẹp, nhưng giá thành cao, nhân công đắt đỏ, và thiếu chuỗi phụ trợ khiến nó trở thành một đền đài tốn kém. Theo báo cáo McKinsey 2024, chi phí tái di dời 20% chuỗi cung ứng công nghệ cao khỏi Trung sang Mỹ hoặc Mexico sẽ làm giá thành tăng ít nhất 35-60% ai sẽ là người gánh chi phí đó? Người dân.
Thương chiến, nếu chỉ nhìn qua lăng kính thuế, thì chỉ thấy phần nổi của tảng băng. Bên dưới là một trận ch.tranh văn minh âm ỉ, nơi Mỹ muốn giữ vị trí “kẻ viết luật chơi”, còn Trung muốn trở thành “kẻ tạo bàn chơi mới”.
Từ việc cấm Huawei, TikTok, đến hạn chế xuất khẩu chip AI, Mỹ không chỉ sợ mất thị phần, mà sợ mất vai trò định hình tương lai nhân loại. Bởi ai kiểm soát AI, bán dẫn, viễn thông, kẻ đó có thể kiểm soát nền tảng của quyền lực thế kỷ 21.
Nhưng Trung không còn là học trò. Năm 2024, họ đã sản xuất được chip 5nm dùng trong thiết bị quân sự, dù chậm hơn Mỹ vài năm, nhưng họ có quỹ thời gian và dân số 1.4 tỷ để thử – sai – sửa – và vượt.
“Họa hổ họa bì nan họa cốt. Tri nhân tri diện bất tri tâm.”
Mỹ từng vẽ nên mô hình toàn cầu hóa để kiểm soát, nhưng lại không hiểu rằng Trung tiếp thu để lật ngược
TG đang chuyển dịch văn hóa. Mỹ truyền bá giá trị tự do cá nhân, còn Trung đẩy mạnh khái niệm “cộng đồng cùng phát triển”. Nếu ngày xưa, các nước nghèo học Mỹ để giàu, thì nay, nhiều quốc gia châu Phi, Mỹ Latin lại học Trung về cách kiểm soát dân số, giám sát xã hội, và phát triển hạ tầng.
Cuộc chiến văn hóa không nổ bằng bom, mà thấm từng dòng TikTok, từng vở phim, từng giáo trình kinh tế. Và Mỹ không còn độc quyền giấc mơ như thập niên 1990s.
Ấn Độ là kẻ được lợi trước mắt từ cuộc di dời chuỗi cung ứng khỏi Trung. Foxconn đã chuyển một phần lắp ráp iPhone sang Chennai. Nhưng Ấn Độ không muốn thành vệ tinh của Mỹ. Họ vừa ký hợp đồng dầu lớn với Nga, vừa tổ chức tập trận với Mỹ, vừa âm thầm đàm phán với Trung. Chính sách “đa trục không lệ thuộc” của New Delhi khiến họ có thể vừa ngồi vào bàn ăn, vừa giữ chén cơm riêng.
Liên minh châu Âu muốn tỏ ra cứng rắn với Trung về nhân quyền, nhưng lại không dám từ bỏ thị trường hơn 400 tỷ USD/năm xuất khẩu sang Bắc Kinh. Đức, Pháp lưỡng lự giữa Mỹ và Trung thành ra không còn vai trò dẫn dắt toàn cầu.
ĐNA đặc biệt là Ta, Thái Lan, Malaysia đều được hưởng lợi từ “China+1 strategy” của các tập đoàn Mỹ. Nhưng nếu Mỹ dốc toàn lực trừng phạt Trung thì làn sóng hậu chấn sẽ làm nghẽn container, vỡ chuỗi cung ứng, và gây căng thẳng tỷ giá.
Trong binh pháp có câu: “Chiến thắng không nằm ở ch.ém đ.ầu bao nhiêu kẻ thù, mà nằm ở bao nhiêu kẻ không cần phải g.iết vẫn quy phục.”
"Thương trường dậy sóng cuộn trùng khơi,
Mỹ – Hán tranh hùng, khổ trăm nơi.
Thôi thì gác kiếm, dừng tay lại,
Dĩ hoà vi quý, rạng muôn đời."

Nguồn FB Nguyễn Quynh
Chiến tranh thương mại, kinh tế, tiền tệ... như này mà dùng dĩ hòa vi quý hay học tư tưởng của Khổng sớm muộn cũng về làng uống trà ngâm thơ thôi ợ :)
 

deverlex

Xe tăng
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
1,932
Động cơ
182,852 Mã lực
HPG về vĩ mô xấu mà cụ, HPG đang sống về đầu tư công là chủ yếu, sắp tới là nhà ở xã hội (chính sách hỗ trợ kích cầu). Kinh tế TG đình trệ, thép TQ nó thừa công suất nên nó bán phá giá. Có thời Hoà Phát tắt một nửa lò cao, mà khởi động lại cả 30-40 tỷ chứ không rẻ.

Các cổ phiếu liên quan du lịch có vẻ ngon hơn. VN đc nhắc nhiều trên TG, dự kiến khách năm nay phải 1.5 lần trước covid. Du lịch thật sự bùng nổ rồi cụ ạ
Nếu ai theo dõi mạng xã hội mới thấy du lịch khu vực Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng và du lịch biển VN virual liên tục trên mạng xã hội của tây da trắng và Hq.
Toàn wow, amazing, crazy… beautiful… VN là nước bé nhưng bị cắt xẻ mạnh, có biển, có núi cao, đa dạng sinh thái bậc nhất TG, các điểm tham quan gần nhau nên dễ dàng cho du khách.
Biết tận dụng thì mỗi năm thu cả trăm tỷ usd từ khách quốc tế.

Vậy nên, VN không nên tham gia bất kỳ một cuộc đối đầu nào về chính trị, kinh tế, muốn làm bạn tất cả, nếu ai đó k muốn làm bạn, hãy cứ để họ tự rời đi.
 

vanchamngoan

Xe hơi
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
126
Động cơ
214,446 Mã lực
Chắc đây bài viết cuối vào thread này vì về cơ bản đến giờ này thì với cháu là nguội rồi.
GIờ là tập trung công việc thôi.
Cơ bản cũng như đi kinh doanh thông thường thôi, khách đặt yêu cầu giời ơi quá, không chiều được thì mình cũng đứng dậy đi về. Kinh doanh chấp nhận 10% khách tốt với mình hơn cái gì mình tốt với họ, 80% là mình - họ đối xử bình đẳng, 10% còn lại là chiều kiểu gì họ cũng không hài lòng.
Coi như nghỉ Mỹ một thời gian, tương tự như đợt cắt điện luân phiên hai năm trước, hay covid.
Dồn nguồn lực vào việc khác có ích hơn, dù cá nhân, tổ chức hay quốc gia vậy.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,452
Động cơ
257,466 Mã lực
Đợi mấy phút nữa biết ngay. Hiện tại VNI vừa mở bát đĩa sàn.
Chỉ cần nói làm sao để Trump đồng ý phân loại các ngành hàng VN xuất khẩu là tốt lắm rồi. Hy vọng Trump tha cho các ngành toàn bộ VN làm như nông thuỷ sản, nhẹ tay cho các ngành do FDI đồng minh của Mỹ làm như điện thoại Samsung. Còn mấy cái như tấm pin năng lượng thì phải chấp nhận thôi.

Nói chung là cuộc chơi không do VN làm chủ, ta chỉ có thể hết sức kiên trì đi đường đúng nhất, chính là phải phát triển các doanh nghiệp VN, của người VN, vì chỉ có họ mới chân chính là nội lực, sẽ ít bỏ đi khi tình thế xấu.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,239
Động cơ
588,863 Mã lực
Nơi ở
Trỏng

Ủa cái này là fake news à cc
Anh Khánh BCT về hiu từ tám hoánh rồi.

Em thấy lạ là trên Du túp và FB mấy ngày nay rộ lên các tin và clip khơi khơi bịa chuyện ta đã đàm thế nọ phán thế kia với Trăm với Mỹ.
Trong khi báo chính thống đưa tin đoàn Nhật được iu tiên đàm phán trước, Hàn Nhật đang được đẩy lên. EU còn đương chờ.
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,263
Động cơ
22,391 Mã lực
Dĩ nhiên trong số hơn 100 tỉ xuất khẩu vào Mỹ, hay xuất khẩu nói chung thì đa số là của FDI rồi.

Nói như thế không có nghĩa là DN nội không phát triển, họ vẫn phát triển, vẫn tăng trưởng nhưng không nhanh bằng FDI thôi. Đó là thực tế.

Và dĩ nhiên, VN có thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình hay không không phải nhờ bđs. Nhưng bđs không xấu đến mức như cụ nói, hiện tại cơ cấu kinh tế có thể còn nhiều vấn đề nhưng có nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ vì mỗi bđs. VN sẽ cần nhiều chính sách để thúc đấy sản xuất hay kinh tế nói chung nhưng không ai ngáo mà đi tăng lãi suất lúc này, chỉ để phục vụ nhu cầu dìm bđs của các cụ cả.
FDI phát triển cơ học. Họ bê sang họ bê về thay đổi theo làn sóng thế giới, chiến lược toàn cầu và điều kiện sở tại.

Còn doanh nghiệp Việt phát triển tự nhiên (evolution) họ không chọn tổ quốc. Tốt xấu gì họ hứng hết và vượt qua, kêu ca cũng chẳng để làm gì.

Nếu môi trường thuận lợi thì cây phát triển tự nhiên lớn mạnh, Nếu môi trường không tốt lắm thì vẫn phải phát triển thôi :) nhưng phát triển chậm hơn.

Không tiếc nuối những gì đã qua mà quan trọng hiện tại tương lai thế nào. Chúc các cụ một ngày vui (khi ttck đang hồi :) )
 

bentley8

Xe điện
Biển số
OF-897
Ngày cấp bằng
25/7/06
Số km
3,179
Động cơ
594,120 Mã lực
Các cụ tào lao. Úc, Sing, Nhật, Hàn, Israel toàn đồng minh của Mẽo, giải nobel kinh tế treo đầy nhà còn không lường trước được. Thủ Úc còn không hiểu tại sao Mẽo áp thuế cho chim cánh cụt, Nhật cũng xoắn cả đít lên đi sang lạy lục, mà các cụ lại đi chê bai VN.
Nhớ trước hôm đánh thuế vài hôm, bác To Lam cũng gặp đại sứ Mỹ mà có giải quyết được gì đâu, có thể cũng chả biết, chứng tỏ vai vế BNG huê kì cũng chưa to lắm.
 

vdtours

Xe lăn
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
10,280
Động cơ
965,835 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Có chừ. Việc đầu tiên là đừng chăm chăm nhập nguyên vật liệu của Tào mà phải đầu tư, hỗ trợ các ngành SX hàng phụ trợ trong nước cho SX công nghiệp. Còn các việc tiếp sau nữa ...
Với việc Chum táng TQ thuế 100% thì thuế của VN đối với hàng VN nhập Tàu rồi xuất Mỹ vẫn rẻ chán so với hàng Mỹ nhập trực tiếp từ Chị Na: thế nên các cty lách luật vẫn đầy cửa sống
Nguyên liệu của Tàu thì cả thế giới nhập chứ chả phải nguyên VN, VN không nhập nguyên liệu Tàu mà đi tìm nguồn nguyên liệu khác liệu có không & giá về Vn cũng chả chắc rẻ bằng nguyên liệu nhập từ Tàu.
 

pressf5

Xe tăng
Biển số
OF-148027
Ngày cấp bằng
4/7/12
Số km
1,165
Động cơ
563,432 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình
Hoàn toàn sai. Anh có thể làm bạn với Mỹ, với TQ hay bất kỳ ai, nhưng đã lựa chọn thì phải chân thành, không đi hai hàng. Anh không thể cùng lúc ỡm ờ nước đôi với cả 2 để kiếm lợi. Nếu VN lựa chọn TQ, làm sân sau cho TQ thì buộc phải chấp nhận cái giá 46%. Còn không thì phải tuyệt giao với TQ, đơn giản chỉ có vậy. The choice is yours
Quan hệ kinh tế, chính trị ngoại giao mà cụ cứ làm như đi ngoại tình ấy, phải chọn 1 trong 2 :D
Vấn đề là trong quan hệ song phương thì đối tác đánh giá mình thế nào, mình ỡm ờ kiếm lợi họ chắc không biết? Kể cả có như vậy thì cũng là bình thường trong quan hệ song phương khi tất cả các đối tác đều ở mức hài lòng, hoặc chấp nhận được.
100 áp thuế không bàn đúng sai các cụ ạ, vì họ có cái lý của họ và đã công khai, vấn đề là đối tác hiện tại không hài lòng, thì phải làm sao để họ hài lòng hoặc chấp nhận đau thương cắt đứt quan hệ tạm thời.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top