Ở nhiều trang trước có cụ bảo muốn phát triển thế thì vốn ở đâu, ai cho vay, rồi tiền đâu mà mua công nghệ. Tuy nhiên cụ ý chưa nhắc đến 2 hệ luỵ của vòng xoáy giá bđs gây ra. Giá bđs (tư liệu sx) cao thế thì kể cả có vốn, bài toán sx cũng bị méo mó, giảm sức cạnh tranh, tồn tại nổi ko? Thứ hai là yếu tố con người. Người giỏi có thi vào học các khối kỹ thuật ko, hay chen nhau vào các trường kinh tế tài chính ngân hàng, liên quan đến tiền, hoặc ngành CA. Chúng ta có vực dậy một nền sx tự cường ko chỉ với rất nhiều thủ khoa các ngành này.
Vậy căn nguyên của vấn đề này ở đâu? dễ hơn cả là cứ đổ cho cái vô hình khách quan, do cơ chế, do sự chưa đầy đủ của cơ chế chính sách. Thế nhưng vẫn phải có ai đó tham lam tận dụng cái vô hình này chứ? Nhưng có vẻ việc này nhạy cảm tránh nhắc tới.
Như cụ nói ở trên là đúng. Con đường đi đúng đắn có thể dài, có thể ta đã bỏ lỡ 1 nhịp, nhưng ko bắt đầu thì sẽ ko bao giờ đến, dù phải mất nhiều năm thậm chí cả 1 thế hệ. Ko phải nước nào ngày nay phát triển về sx công nghệ cũng thuận lợi ngay từ đầu hay có trợ giúp vốn tử bên ngoài mà phải đi dần từ nhỏ đến lớn. Vốn là dân kỹ thuật, em chỉ mong nhà nước có các chính sách sao đó để dần dần nắn dòng chảy học sinh sinh viên khá giỏi vào các ngành KHKT, đẩy mạnh R&D tại các trường đại học, hồi sinh lại các viện, trung tâm nghiên cứu hiện ko khác gì zombie.