[Funland] Hồ Gươm bị trấn yểm đã cụ nào đã từng nghe ?

dop_con_mec

Xe tải
Biển số
OF-179154
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
465
Động cơ
341,680 Mã lực
Tuổi
28
Theo em thì việc phát triển Hà Nội mở rộng về Ba vì hay một hướng khác là điều tất yếu trong tương lai và nó là điều có lợi, hầu hết các nước đều có quá trình này. Nó cũng giống như là mình không ở với bố mẹ (ngôi nhà sinh ra mình) mà tìm đến một nơi khác định cư ở riêng nhưng vẫn giữ được ngôi nhà mà bố mẹ mình đã xây dựng nên vậy.

Cụ chưa đọc kĩ rồi , ý cụ ấy nói là người Phớp trấn yểm HN , xung quanh hồ Gươm toàn những thứ nhỏ nhỏ xinh xinh thì phù hợp với cảnh quan quan hồ và với chính cái hồ . Như 2 công trình thời XHCN là bưu điện và tòa nhà UBND TP thì cái hồ nó thành cái ao , bưu điện thì như ''kiêu'' gạch còn tòa nhà UBND TP thì như cái máy chém .
 

PleaseTryAgain

Xe tải
Biển số
OF-63998
Ngày cấp bằng
13/5/10
Số km
301
Động cơ
440,000 Mã lực
Khiếp, cụ/mợ nào bới móc topic này từ năm ngoái lên đây thế ạ
 

quochieuvnnet

Xe tăng
Biển số
OF-316178
Ngày cấp bằng
16/4/14
Số km
1,643
Động cơ
306,870 Mã lực
Nơi ở
Bản
Mất nguyên buổi trưa của em, em chỉ thắc mắc là thớt này - sao lại mất tích những gần một năm ròng.
 

infantryno1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105055
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,326
Động cơ
417,210 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Website
casca.vn
Chỗ em có cái Khách sạn cũ sửa chữa lắp thang máy mới. Lắp xong bị đến năm bảy lần đang chạy tự nhiên dừng với cửa không mở nhốt cả khách bên trong. Bên lắp đặt kiểm tra suốt chẳng thấy bị làm sao cả, đành phải mua đồ cúng lên thắp hương trên sân thượng, từ đó trở đi chạy tốt, thế thì bẩu bị làm sao ạ.

Hôm nọ có hai cái giếng nước ngầm, một cái hỏng một cái đang chạy, anh em họ mời thợ sửa cái giếng hỏng để dùng, đang sửa thì cái giếng không hỏng cứ bục cổ tràn nước lung tung ra mấy lần, không biết làm sao lại mang hương đồ lễ về thắp thì lại không bục nữa, thế thì bẩu làm sao ạ
À cái này thì nhiều mà cụ!
Em đi sửa máy chẳng hạn, soi mãi thấy chả làm sao cả... Thế sao nó lại ko chạy?
Hút hết điếu thuốc, lấy tay đập đập mấy phát lại chạy ngon lành!
 

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cao Biền ăn thua giề. Sư phụ Cao Biền, cao tay bằng vạn Cao Biền, sang yểm bùa khắp nước Nhật. Thế lào mà đến niên...giề em chả nhớ Nhật ló thịt gái khựa cật lực!
 

antidau

Xe container
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
7,346
Động cơ
-176,752 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Mê tín everywhere
Tè dầm đổ tại quần
 

muaxuandautien

Xe tải
Biển số
OF-308033
Ngày cấp bằng
16/2/14
Số km
313
Động cơ
302,170 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chủ đề này hay quá,oánh dấu để ngâm kíu :)
 

Hết xăng

Xe tăng
Biển số
OF-134139
Ngày cấp bằng
12/3/12
Số km
1,786
Động cơ
383,321 Mã lực
Cao Biên là cháu nội Cao Biền, cháu 69 đời của Cao Cầu.
Nhánh hậu duệ của Cao Biên còn sót lại ở VN hiện nay là Cao Thái Sơn
 

giangquocdat

Xe tăng
Biển số
OF-180124
Ngày cấp bằng
6/2/13
Số km
1,041
Động cơ
344,574 Mã lực
Bị trấn yểm lên không có người tài để bây giờ xh nát bét
 

Juanxt

Xe tải
Biển số
OF-325242
Ngày cấp bằng
29/6/14
Số km
312
Động cơ
522,940 Mã lực
Cháu thấy bảo tháp rùa là do tên địa chủ nào xây để làm mộ bố mà, mới hơn Cao Bien nhieu
 

hura222

Xe tải
Biển số
OF-178817
Ngày cấp bằng
27/1/13
Số km
319
Động cơ
341,270 Mã lực
Em hóng với các cụ cho vui...
 

CuChuoi12g

Xe điện
Biển số
OF-42078
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
2,601
Động cơ
486,103 Mã lực
em thấy nó đang ( chấn) ở biển đông nhà mình kìa còn cái kia e ko quan tâm lắm
 

vumanhduy

Xe điện
Biển số
OF-92470
Ngày cấp bằng
21/4/11
Số km
2,112
Động cơ
420,114 Mã lực
Chuyện cụ mách em chưa từng nghe . Em hóng tin cá cụ
 

Sometimes

Xe tăng
Biển số
OF-191680
Ngày cấp bằng
27/4/13
Số km
1,438
Động cơ
339,530 Mã lực
Sợ nhất nó trấn yểm lờ đờ.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Nó trấn yểm mệ nó vào đầu mấy ông GS nửa mùa nên đi đâu cũng tâm linh, siêu nhiên, phong thuỷ...nô lệ VH thì bao giờ mới thoát Khựa được
 

2ndFACE

Xe tăng
Biển số
OF-82451
Ngày cấp bằng
11/1/11
Số km
1,854
Động cơ
426,890 Mã lực
Nơi ở
Bán nude...
Loằng ngoang phết nhỉ, em lội mấy chục trang mà toàn tam sao thất bản!
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Ly kỳ chuyện “trấn yểm” khó lý giải ở VN



(Kienthuc.net.vn) - Cho đến nay, nhiều câu chuyện nhuốm màu sắc kỳ ảo về thuật trấn yểm trong lịch sử Việt Nam vẫn chưa có lời giải...




Cột đồng Mã Viện - âm mưu trấn yểm nước Việt?
Cột đồng Mã Viện, theo một số sử cũ, là một cây cột đồng lớn trên có khắc sáu chữ Hán: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" do viên chỉ huy quân đội nhà Hán là Mã Viện sai làm từ các dụng cụ bằng đồng thu được của người Việt và cho dựng sau khi chinh phục được cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng ở Giao Chỉ vào năm 43.
Theo nhà khảo cứu độc lập Thiên Đức, cột đồng này chính là một phần của trận đồ phong thủy được lập để diệt tận mọi mầm mống phản kháng ở nước ta.
Cụ thể, Mã Viện đã sử dụng một loại bùa rất hiếm hoi đề cập trong sách vở đó là loại bùa Lưỡng Nghi tức là bùa Âm Dương có hiệu lực cao hơn bùa bát quái hai bậc theo Kinh Dịch. Yếu tố Dương trong bùa yểm này là chiếc cột đồng, còn yếu tố Âm là Kiến Thành - tòa thành hình cái kén được Mã Viện cho xây ở Phong Khê.
Hình dáng Kiến Thành kết hợp với cột đồng Mã Viện tạo nên một đạo bùa mạnh nhằm trấn yểm không cho người đàn bà Giao Chỉ (mà thời nhà Hán gọi là yêu nữ) tiếp nối truyền thống anh hùng dân tộc. Nói theo kiểu dung tục thì Mã Viện đã chơi một trò rất thô bỉ là "đóng cọc” người đàn bà Giao Chỉ nhằm triệt tiêu con đường kết phát vương quyền cho nữ giới Việt Nam sau này.
Hình minh họa.
Ngoài ra, câu "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" về bản chất là một câu thần phù hay một lời nguyền. Chữ “chiết” ở đây không có nghĩa là gãy mà có nghĩa là tách làm hai. Do đó, câu này nên giải thích là "trụ đồng tách huyệt (đế vương) ra làm hai, vua Giao Chỉ bị giết", chứ không thể dịch là “trụ đồng bị gãy, dân Giao Chỉ bị giết”. Chữ “huyệt” và chữ “vương” là hai chữ đã bị ẩn trong câu này.
Cao Biền và cuộc chiến bùa yểm ở nước Việt
Lịch sử Việt Nam đến nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều giai thoại ly kỳ về hoạt động yểm bùa của Cao Biền - quan đô hộ nước ta thời Bắc thuộc.

Một giai thoại nổi tiếng kể rằng, khi sang Giao Châu, Cao Biền thấy long mạch nước Nam rất vượng, muốn phá đi, thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi để xem địa thế, hoặc giả tảng lập đàn cúng tế để lừa thần bản địa đến rồi dùng kiếm báu chém đầu, xong đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch. Một lần, khi Cao Biền cưỡi diều giấy bay đến đất Hoa Lư đã bị một đạo sĩ cùng dân chúng ở đây dùng tên bắn. Cao Biền trọng thương, diều gãy cánh rơi xuống một hòn núi, từ đó hòn núi mang tên là núi Cánh Diều.
Một buổi sớm khác, Biền ra đứng ở bờ sông Lô Giang, phía đông thành Đại La, thấy một trận gió lớn nổi lên, sóng nước cuồn cuộn, mây trôi mù mịt, có một dị nhân đứng trên mặt nước, cao hơn hai trượng, chập chờn lên xuống trong khoảng không. Biền rất sợ, muốn yểm thần, đến đêm nằm mộng thấy thần tới nói rằng: “Chớ yểm ta, ta là tinh ở Long Đỗ, đứng đầu các địa linh. Ông xây thành ở đây, ta chưa được gặp, cho nên tới xem đó thôi; ta có sợ gì bùa phép?”.
Biền lại khiếp đảm, sáng hôm sau lập đàn niệm chú, lấy kim đồng thiết phù để yểm. Đêm hôm ấy, sấm động ầm ầm, gió mưa dậm dật, đất trời u ám, thần tướng hò reo, kinh thiên động địa. Trong khoảnh khắc, kim đồng thiết phù bật ra khỏi đất, biến thành tro, bay tan trên không. Cao Biền càng kinh hãi, than rằng: “Xứ này có thần linh dị, ở lâu tất chuốc lấy tai vạ” và sau đó cho lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần Long Đỗ, chính là đến Bạch Mã ở phố cổ Hà Nội ngày nay.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng: khi sang nước Nam để yểm bùa và triệt hạ long mạch, Cao Biền có nuôi 100 âm binh. Đến nước Nam, Cao Biền ở trọ nhà một bà hàng nước và nhờ bà mỗi ngày thắp một nén hương, gọi dậy một âm binh. 100 ngày thắp đủ 100 nén hương sẽ gọi dậy được 100 âm binh. Bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền, giả vờ quên, thắp cả 100 nén hương trong một ngày. Kết quả là 100 âm binh của Cao Biền đã dậy đủ nhưng mà dậy non, thiếu ngày nên chẳng hiệu quả gì. Đây là nguồn gốc của câu thành ngữ “lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”.
Chuyện trấn yểm long mạch ở Sài Gòn trước 1975
Ở Sài Gòn trước năm 1975 có hai công trình hình bát giác được cho là biểu tượng phong thủy để trấn yểm long mạch, đó là hồ Con Rùa và khám Chí Hòa, với rất nhiều giai thoại mang màu sắc huyền bí, ly kỳ xung quanh.
Có giai thoại kể rằng, sau khi nhậm chức tổng thống, ông tổng thống nổi tiếng mê tín Nguyễn Văn Thiệu đã cho người mời thầy địa lý từ Hồng Kông sang Việt Nam để trấn yểm Dinh Độc Lập. Thầy này phán rằng Dinh Độc Lập được xây trên long mạch, trấn ngay vị trí đầu rồng. Đuôi rồng rơi vào vị trí Công trường Chiến sĩ trận vong. Cần phải dùng một con rùa lớn trấn yểm đuôi rồng lại thì sự nghiệp của tổng thống mới mong bền vững.
Nguyễn Văn Thiệu lập tức cho xây hồ nước theo hình bát giác, phỏng theo bát quái đồ, có 4 đường đi bộ xoắn ốc đều hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội bia đá. Khu vực trung tâm còn có một cột cao được xem như một chiếc đinh lớn đóng xuống giữa hồ để ghim đuôi rồng lại. Vào đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ. Tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.
Một giai thoại khác về hồ Con Rùa gắn liền với nguồn gốc xây Dinh Độc Lập, lấy núi giả trong Thảo Cầm Viên làm bình phong, sông Thị Nghè làm lưu thủy, tạo thế long chầu, hổ phục. Người Pháp biết điều này, liền cho xây nhà thờ Đức Bà mặt trước bên phải Dinh, hòng phá chữ. Do vậy mà sau này thổng thống Thiệu đã xây thêm hồ Con Rùa để phá thủy, làm nước phun lên.

Khám Chí Hòa.
Một kiến trúc khác được cho là biểu tượng phong thủy thứ hai của Sài Gòn là trại giam Chí Hòa, được người Pháp cho xây dựng từ năm 1943. Kiến trúc của Khám Chí Hoà rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch.
Một vài tài liệu nghiên cứu cho rằng, khám Chí Hòa được xây dựng dựa trên bát quái trận đồ của Khổng Minh. Ngay tâm của bát quái trận đồ cũng có một đài phun nước như cột cao của hồ Con Rùa, gọi là “tru tiên kiếm”, có tác dụng khiến những tên tội phạm dù có xảo quyệt, tinh ranh đến đâu cũng không thể trốn được. Nếu tru tiên kiếm bị nhổ lên thì toàn bộ bát quái trận đồ được thiết kế công phu sẽ tự vỡ.
Chính lối kiến trúc nhuốm màu sắc huyền linh này khiến người ta gọi lối vào duy nhất của khám Chí Hòa là cửa Tử. Nghĩa là đã vào rồi thì không có cách nào để nhận biết đường ra nếu không thông lý số, kinh dịch. Có lẽ đó là lý do mà lịch sử khám Chí Hòa chỉ có 2 trường hợp vượt ngục thành công.
Trận đồ bát quái của Cao Biền dưới lòng sông Tô Lịch?
Vào tháng 4/2007, báo Bảo vệ Pháp luật đã đăng một loạt bài về hiện tương “thánh vật ở sông Tô Lịch” gây xôn xao dư luận một thời gian dài.
Theo đó, vào tháng 9/2001, một đội thi công xây dựng do ông Nguyễn Hùng Cường làm đội trưởng, trong quá trình thi công kè bờ, nạo vét một đoạn sông Tô Lịch thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã tìm thấy một số di vật cổ, trong đó có tám bộ hài cốt bị đóng đinh vào bả vai, nhiều xương răng động vật (voi, ngựa, trâu), hơn mười cái liễn lớn nhỏ bằng sành, nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ dùng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, một số mảnh gốm men ngọc đã bị vỡ được cho là thuộc đời nhà Trần và Lê Sơ, tiền cổ hình tròn có lỗ vuông. Tại khu vực này còn phát hiện thấy nhiều vật liệu xây dựng cổ xưa như ngói cổ, đá, nhiều gạch cổ, đặc biệt là gạch vồ thời nhà Lê. Quanh chỗ phát hiện hài cốt là các cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí lạ.
Công trình được dừng lại một thời gian để các nhà khoa học nghiên cứu. Giám đốc Bảo tàng Hà nội và các nhà khoa học được mời tới, trong đó có giáo sư Trần Quốc Vượng. Giáo sư Vượng cho rằng đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ thứ 9.
Trong quá trình thi công, ông đã thuật lại những hiện tượng như: Các công nhân xây dựng gặp các hiện tượng như động kinh, mơ gặp ma, thân nhân của họ gặp nhiều chuyện bất hạnh liên tiếp, các công việc thi công không tiến triển được như đê đắp lên thì đê vỡ, kè thép không vỡ nhưng nước xói từ dưới lên, đặt đá xuống thì đá chìm, nhiều mũi khoan bị gãy nhanh khi khoan thăm dò ở giữa sông, một số người khác có liên quan đến các di chỉ và những người được mời tới làm lễ giải bị ốm nặng hoặc chết trong vòng một vài tháng…
Một số nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử và các nhà nghiên cứu phong thủy Việt Nam khác cho rằng đây có thể là nơi trấn yểm của Cao Biền. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, câu chuyện “thánh vật ở sông Tô Lịch” là chỉ những thông tin thổi phống, sai lệch so với sự thật.
Đền Hùng bị đạo sỹ của quân Nguyên Mông trấn yểm?
Tháng 4/2013, dư luận đã xôn xao trước thông tin về một “hòn đá lạ” được đặt tại Đền Thượng (Đền Hùng, Phú Thọ) như một dạng bùa yểm không tốt.
Nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Tiến Khôi, nguyên là Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã giải thích về “hòn đá trấn yểm” này trên báo Năng Lượng Mới như sau:
Khi tu sửa đền Hùng năm 2009, lúc tháo dỡ toàn bộ bệ thờ trên đền Thượng, cán bộ và công nhân đã phát hiện một viên gạch lạ có in chữ Hán. Nhiều nhà văn hóa cho rằng có thể là bùa yểm trong đó. Để phá thế yểm, Ban quản lý đã phải mời các pháp sư.
"Đá lạ" ở Đền Hùng.
Cụ thể người trực tiếp tham gia làm việc này là ông Nguyễn Minh Thông (hiện nay đang là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng văn hóa phương Đông). Một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm đã vào cuộc hội thảo nhiều lần, khẳng định viên gạch này có từ cuối thời Trần, do đạo sỹ của quân Nguyên Mông mang đến đặt.
Thời đó, phía Nguyên Mông bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại đền Thượng. Trên viên gạch được ghi “Đánh đổ đức sáng Vua Hùng” (hiện còn lưu giữ tại bảo tàng Đền Hùng).
Hòn đá ở đền Hùng không phải có từ trước, mà được một người dân cung tiến, đưa về và đặt tại Đền Thượng từ năm 2009…
Theo ông Khôi, từ năm 2009 đến nay, hòn đá chắc chắn đã làm tốt nhiệm vụ của nó, với ý hóa giải bùa yểm phương Bắc, trấn trạch bình an, tạo năng lượng vũ trụ cho Đền Thượng khiến quốc gia được hưng thịnh, tốt đẹp.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong nước đã phản bác ý kiến của ông Khôi, cho rằng hòn đá không có ý nghĩa gì về tâm linh.
Hoàng Phương
http://kienthuc.net.vn/tham-cung/ly-ky-chuyen-tran-yem-kho-ly-giai-o-vn-253544.html
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top