em tưởng ERP là quản lý nguồn lực của doanh nghiệp, thường áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất bao gồm cả nguyên vật liệu, sản xuất, tồn kho, bán hàng, marketing, công nợ... cái này thường áp dụng cho doanh nghiệp lớn, ví dụ bên em dùng SAP
cụ chủ thiết kế cái này xong thuê code có 2 khả năng cụ cực siêu - cụ nên tách riêng lập công ty, hoặc cụ chưa hiểu hết ERP là gì - nên tiếp tục làm công ty hiện tại
sorry cái kiến thức em học trên đại học chữ to cũng cách đây hơn chục năm rồi, chắc giờ cũng đã lỗi thời thôi cứ chém liều vậy
Đọc đến chỗ tự tay thiết kế rồi thuê phát triển phần mềm ERP trong vòng một năm thì đủ biết cái ERP của cụ to thế nào rồi. Rồi từ đó cũng suy ra các mảng khác của cụ hoành đến đâu. Giờ có tay Long đang phất lên nhờ đi dạy làm giàu đấy, trình như cụ về đầu quân cho tay Long thì chẳng mấy cũng thành triệu phú $, chứ ko phải nhặt từng k $
Vâng, em nói về ERP:
- Rõ ràng ERP cho 1 hệ thống ngân hàng, tập đoàn như Vin, hoặc chuỗi nhà máy sản xuất đa quốc gia nó khác với ERP cho công ty nho nhỏ như em đã nói. Doanh thu công ty em 6 tháng đầu năm 2016 là 20 tỉ. Nhưng nếu mô hình vận hành kinh doanh không có gì thay đổi thì kể cả doanh thu công ty em x10, cái ERP em làm vẫn theo kịp. Tất nhiên dùng ERP thì các cụ hiểu nó là cả một quá trình maintanance và update để từng bước "tiến hóa" đồng bộ với quy trình thực tế. ERP không đứng im từ khi nó được đưa vào áp dụng cho tới khi nó chết. Nếu trình em làm được ERP cho cả hệ thống lớn thì rõ ràng em đã không ngồi đây nhận lương 1.5k mà bọn như SAP nó đã vợt em ngay. Thế nên phần giới thiệu ở đầu thớt em mới chỉ dám nói là "
có hiểu biết tốt về ERP" chứ không phải "chuyên gia thiết kế ERP".
- Những gì cụ GM nói về phạm vi của ERP, cụ hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, bên em là ngành dịch vụ nên không có phần nguyên vật liệu hay tồn kho. Marketing thì dự định đặt trong cái CRM sắp làm. 8 module ERP của em gồm:
1. Client & Revenue management: database những ông KH đã có nhu cầu sử dụng dịch vụ ( ít nhất mức lấy báo giá) và quản lý doanh số của cả công ty. Em có thể có ngay lập tức doanh số công ty theo ngày, tháng, năm và chia ra theo từng sale person/sale team, so sánh với sale target của sale đó theo mục tiêu đã đề ra.
2. Project: bản chất là các đơn hàng. Đây là module trung tâm của hệ thống.
3. Supplier: database về supplier để PM có thể lên tìm kiếm supplier phù hợp cho từng đơn hàng
4. Quote: module vệ tinh của module QLDA, dùng để tạo mới quote theo mẫu chuẩn chung rồi xuất ra các định dạng file theo mong muốn và kiểm soát các quote đã xuất ra.
5. Purchasing order: module vệ tinh của module QLDA, quản lý các PO đã xuất cho supplier.
6. Invoice: module vệ tinh của module QLDA, tạo mới và kiểm soát invoice tới KH khi kết thúc dự án
7. Accounting: quản lý công nợ phải thu hồi từ khách và công nợ phải trả cho supplier. Các chi phí kế toán khác như lương nhân viên, thuê vp..., kế toán vẫn dùng hệ thống của bọn Misa.
8. Workload management: để xem mỗi ông nhân viên công ty dùng bao nhiêu giờ/tuần vào các việc/nhóm việc gì.
9. Admin: cái này để riêng em quản lý chung hệ thống, không tính.
Nếu các cụ đọc đến đây thì sẽ hiểu là em không chém, cũng không phóng đại những gì em có thể làm.