[Funland] HN sẽ xây đập tràn trên sông Hồng, lấy nước 'hồi sinh' sông Tô Lịch

tienaka

Xe container
Biển số
OF-440445
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
5,202
Động cơ
265,075 Mã lực
Nơi ở
đang load
thật là suy nghĩ đỉnh cao, thay vì xử lý nguyên nhân là nước thải SH xả thẳng ra sông làm ô nhiễm, thì đầy tớ toàn nghĩ tới việc lấy nước ở đâu để RỬA sông Tô Lịch
nhìn cái Nhiêu Lộc Thị Nghè là một ví dụ cho học tập mà không học, toàn phát minh vĩ đại
 

phohien035

Xe buýt
Biển số
OF-773528
Ngày cấp bằng
6/4/21
Số km
821
Động cơ
56,939 Mã lực
Tuổi
35
Bác đừng nói to/bé một cách võ đoán, có thể không đúng bác nhé. Việc tự chảy cho việc thu gom 2 bên bờ sông Tô là rất khó khăn, do vậy thiết kế sẽ phân đoạn thu gom tự chảy từng đoạn ngắn, rồi dùng trạm bơm chuyển bậc về Nhà máy XLNT
Cho nên cống thu gom ko cần phải quá to, đào độ dốc quá sâu,
Em nhìn thấy đoạn cống này tầm 600- 800 là đủ lớn rồi đó bác ạ
Đoạn ở ngay gần HQV như báo đưa em thấy làm rồi lấp lại rồi, ko biết sau này thế nào, nhưng nhìn sang bên đường Bưởi thì có cái cống to đùng chảy thẳng vào sông Tô. Đi vào bên trong mới thấy có một con lạch khá to, chứa nước thải ở khu 45 hecta Vĩnh Phúc ...., nước đen ngòm. Em hay đi bộ qua đây nhưng ko muốn chụp ảnh cái lạch đó. Cứ để nó chảy thoải mái vào sông Tô thì làm thu gom bên bờ kia có ý nghĩa gì ?
 

ilidan

Xe tải
Biển số
OF-143634
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
232
Động cơ
364,862 Mã lực
Trước em nhớ có 02 option để rửa sông Tô:
1 - Dự án BT nâng CS cho NMXLNT Hồ tây từ 16.000 lên 90.000m3 => vì vướng quy hoạch phân lưu vực S3 nên ko khả thi, và các dự án BT lùm xùm bị dừng
2 - Làm trạm bơm đặt tại sông hồng và rót vào hồ tây -> Mở cửa phai ở chỗ BV Thu Cúc -> Nước sẽ rửa từ kênh Thụy Khuê đến sông Tô
Còn tuyến cống bao mà Nhật đang thi công thì khó làm và chậm, cống càng đi xa càng phải chôn sâu để đón được nước thải, mà làm trạm bơm thì khó có mặt bằng ở những chỗ cần bơm. Hơn thế Sông Tô là đường phân lưu vực của S3 và H1-2, H1-3... nên chỉ thu gom bờ hữu mà bờ tả chưa thu gom thì cũng ko hiệu quả, hoặc có thể đã lập dự án rồi nhưng chưa có kế hoạch thi công GPMB. Việc đặt cống bao dưới lòng sông cũng được tính tới nhưng có nhiều nguyên nhân khác dẫn tới không thực hiện trong đó có yếu tố phong thủy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,775
Động cơ
162,234 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thực ra giải cứu sông Tô chỉ là một tác dụng nhỏ của dự án thôi, nhưng báo chí thổi phồng lên quá.

Tác dụng chính của cái đập này là dâng mực nước tự nhiên trên sông Hồng, giải cứu cho các trạm bơm nước tưới tiêu dọc theo sông Hồng.

Hiện tại do tình trạng khai thác cát quá mức + các đập thủy điện thượng lưu chặn cát và phù sa, cao độ đáy sông Hồng đã hạ rất nhiều so với chục năm trước. Chính vì thế mực nước sông cũng giảm xuống thấp hơn cả các miệng ống hút trạm bơm phục vụ tưới tiêu. Thành ra mặc dù nước vẫn có nhưng vào mùa vụ để đủ nước phục vụ cho thủy lợi thì các nhà máy thủy điện phải xả nhiều nước hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,813
Động cơ
80,607 Mã lực
Ngày trước e thấy đã có đề xuất như sau : Đặt ống cống bê tông dưới lòng sông Tô, bên trên có thể cho nước mưa chẩy hoặc/và dẫn nước sông Hồng vào tạo dòng chảy cũng được.
Giải pháp này có ưu điểm :
- Không cần giải phóng mặt bằng
- Không mất nhiều tiền để đào bới, vì tận dụng vét bùn lòng sông cũ là đặt được cống rồi.
- Chỉ mất ít tiền ống kết nối vài chục mét từ cửa ra của cống xuống đến đường cống chính giữa lòng sông.
Vẫn đang làm cống ngầm sông Tô nhưng nó bé tí như này thì đúng chỉ làm để hợp thức hóa chuyện giải ngân, che mắt dân + để cho vui.
Song-To-Lich-1.jpg
Hiện nay dự án nước thải yên xá đang làm như vậy cụ ạ. Còn ý kiến của cụ dưới nói ống nhỏ thì họ đã có tính toán rồi vì nó dùng bơm áp xuất, mới các máy bơm công xuất lớn thì lưu lượng đẩy hút tăng lên vài trăm lần so với tự chảy.
 

Wakeup

Xe điện
Biển số
OF-33666
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,539
Động cơ
510,695 Mã lực
Nơi ở
Where Rain & Tears are the same
Đọc thớt này lại nhớ bố con cu Riêng:))
Không biết cu Riêng đã yên ổn trong tù chưa hay mấy hôm nữa lại bị lôi ra toà tiếp.
 
Biển số
OF-831145
Ngày cấp bằng
22/3/23
Số km
856
Động cơ
37,729 Mã lực
Cứ làm sống các dòng sông chết là ủng hộ. Đừng kiểu giải ngân xong đem con bỏ chợ vì hết nhiệm kỳ là được.
 

stone_lamp

Xe điện
Biển số
OF-88752
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
2,575
Động cơ
441,524 Mã lực
Em nghĩ 1 cái dự án như thế này bao nhiêu người là chuyên gia nước ngoài, trong nước nghiên cứu nát ra rồi mới đề xuất nên cá nhân em ủng hộ. Chắc chắn là có hiệu quả mới bỏ đống tiền ra chứ.
Các cụ có nhớ ngày xưa lũ lụt vỡ đê ở cả Hn và miền bắc chết bn người, bây h ko lũ thì chửi TQ xây đạp mà ko nhớ trị thủy ngày xưa nó khổ và vất vả như thế nào.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
314
Động cơ
24,027 Mã lực
Tuổi
32
Giải pháp đập dâng trên sông Hồng thực ra nó đa mục tiêu chứ không phải chỉ mỗi cái làm sạch sông Tô Lịch, nó còn dâng cao mực nước để tưới tiêu, bổ sung nước cho hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đang bị thiếu nước và ô nhiễm nặng...

Giải pháp trạm bơm cấp nước Hồ Tây rồi từ Hồ Tây xả ra sông Tô Lịch tốn kém, chỉ giải quyết được mỗi vấn đề của sông TL, lại khó khăn trong việc quản lý vận hành, bảo trì. Các cụ cứ nói bơm bơm bơm và chỉ biết chửi chứ mấy cụ có chuyên môn để biết cần bơm bao nhiêu nước, công suất máy bơm bao nhiêu, tốn bao nhiêu điện, trạm bơm thì phải xây dựng những gì.....

Đập dâng trên sông chính của thủ đô các nước khác làm nhòe ra rồi, chả có gì mới lạ. Ví dụ như đập dâng Singok trên sông Hàn của Seoul. Ngoài ra thì ở Miền Tây có hệ thống cống lớn: Cái Lớn - Cái Bé quy mô gấp mấy lần mấy đập dâng trên sông Hồng sau đầu tư...

Vấn đề giao thông thủy thì làm đập dâng kết hợp âu thuyền là xong. Âu thuyền như ông thuyền sông Đáy- Ninh Cơ đã vận hành rồi ấy..

Còn vấn đề dòng chảy về hạ du, đơn giản là không cần lo vì Sông Hồng và Sông Thái Bình nối mạng với nhau qua con sông Luộc, Sông Hồng giữ nước lại thì Sông Luộc bổ cập nước qua chứ có gì đâu..

Tặng các cụ tấm ảnh đập dâng Singok trên sông Hàn (Seoul)
d0a6185d3fe0467e80651df7a066964f.jpg
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,941
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Liệu vùng gần biển có bị nhiễm mặn không các cụ ?
 

Politeboy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-839202
Ngày cấp bằng
25/8/23
Số km
1,124
Động cơ
23,269 Mã lực
Tuổi
36
Cứ làm sống các dòng sông chết là ủng hộ. Đừng kiểu giải ngân xong đem con bỏ chợ vì hết nhiệm kỳ là được.
Bao giờ bỏ được tư duy các con sông phải làm nhiệm vụ bể phốt tự nhiên cho chục triệu dân 2 bên bờ thì mới giải quyết được. Như ở Mỹ, nhà dân phải có hệ thống bể phốt kim loại hoặc xây gạch, sau đó dẫn nước đã qua xử lý qua ống ngầm ra bãi cỏ trước nhà rồi ngấm thẳng xuống đất. Chỗ nước ngấm đó có phải qua mấy tầng sỏi cát mới được xuống đến đất thịt. Mọi thứ phải có giấy phép và thợ chuyên môn làm.
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
4,499
Động cơ
333,942 Mã lực
Giải pháp đập dâng trên sông Hồng thực ra nó đa mục tiêu chứ không phải chỉ mỗi cái làm sạch sông Tô Lịch, nó còn dâng cao mực nước để tưới tiêu, bổ sung nước cho hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đang bị thiếu nước và ô nhiễm nặng...

Giải pháp trạm bơm cấp nước Hồ Tây rồi từ Hồ Tây xả ra sông Tô Lịch tốn kém, chỉ giải quyết được mỗi vấn đề của sông TL, lại khó khăn trong việc quản lý vận hành, bảo trì. Các cụ cứ nói bơm bơm bơm và chỉ biết chửi chứ mấy cụ có chuyên môn để biết cần bơm bao nhiêu nước, công suất máy bơm bao nhiêu, tốn bao nhiêu điện, trạm bơm thì phải xây dựng những gì.....

Đập dâng trên sông chính của thủ đô các nước khác làm nhòe ra rồi, chả có gì mới lạ. Ví dụ như đập dâng Singok trên sông Hàn của Seoul. Ngoài ra thì ở Miền Tây có hệ thống cống lớn: Cái Lớn - Cái Bé quy mô gấp mấy lần mấy đập dâng trên sông Hồng sau đầu tư...

Vấn đề giao thông thủy thì làm đập dâng kết hợp âu thuyền là xong. Âu thuyền như ông thuyền sông Đáy- Ninh Cơ đã vận hành rồi ấy..

Còn vấn đề dòng chảy về hạ du, đơn giản là không cần lo vì Sông Hồng và Sông Thái Bình nối mạng với nhau qua con sông Luộc, Sông Hồng giữ nước lại thì Sông Luộc bổ cập nước qua chứ có gì đâu..

Tặng các cụ tấm ảnh đập dâng Singok trên sông Hàn (Seoul)
d0a6185d3fe0467e80651df7a066964f.jpg
Hay, nghe cụ nói cũng có lý nhưng cần có cái gì đó chứng minh cái việc mình nói là hợp lý.
Cụ có thể cho các cụ trên này xem bản đồ hệ thống Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đuống trên đó đánh dấu mô phỏng các vị trí xây đập để chứng minh cho cái lý thuyết của cụ là đúng.
 

zoro1970

Xe container
Biển số
OF-59161
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
5,417
Động cơ
1,826,425 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Làm từ lâu rồi mới phải , vài con đập nữa...trên cả nhánh hạ lưu sông Đà và một cái ở trên s. Hồng,phía dưới cống Bắc hưng hải
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,030
Động cơ
253,273 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Giải pháp đập dâng trên sông Hồng thực ra nó đa mục tiêu chứ không phải chỉ mỗi cái làm sạch sông Tô Lịch, nó còn dâng cao mực nước để tưới tiêu, bổ sung nước cho hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đang bị thiếu nước và ô nhiễm nặng...

Giải pháp trạm bơm cấp nước Hồ Tây rồi từ Hồ Tây xả ra sông Tô Lịch tốn kém, chỉ giải quyết được mỗi vấn đề của sông TL, lại khó khăn trong việc quản lý vận hành, bảo trì. Các cụ cứ nói bơm bơm bơm và chỉ biết chửi chứ mấy cụ có chuyên môn để biết cần bơm bao nhiêu nước, công suất máy bơm bao nhiêu, tốn bao nhiêu điện, trạm bơm thì phải xây dựng những gì.....

Đập dâng trên sông chính của thủ đô các nước khác làm nhòe ra rồi, chả có gì mới lạ. Ví dụ như đập dâng Singok trên sông Hàn của Seoul. Ngoài ra thì ở Miền Tây có hệ thống cống lớn: Cái Lớn - Cái Bé quy mô gấp mấy lần mấy đập dâng trên sông Hồng sau đầu tư...

Vấn đề giao thông thủy thì làm đập dâng kết hợp âu thuyền là xong. Âu thuyền như ông thuyền sông Đáy- Ninh Cơ đã vận hành rồi ấy..

Còn vấn đề dòng chảy về hạ du, đơn giản là không cần lo vì Sông Hồng và Sông Thái Bình nối mạng với nhau qua con sông Luộc, Sông Hồng giữ nước lại thì Sông Luộc bổ cập nước qua chứ có gì đâu..

Tặng các cụ tấm ảnh đập dâng Singok trên sông Hàn (Seoul)
d0a6185d3fe0467e80651df7a066964f.jpg
Thế thì xây cái cống ở cửa sông chứ nhỉ. Vừa hạn chế nước biển xâm thực. Vừa điều tiết nước trên sông.
 

catking113

Xe container
Biển số
OF-46017
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
5,568
Động cơ
943,369 Mã lực
E cũng có thắc mắc giống như ý Cụ nêu trên nhưng chưa dám hỏi. Vì E nghĩ những ý tưởng đã được các tinh hoa (IQ cao) tính toán kỹ lưỡng rồi mới đưa ra đề xuất. Chỉ là mình chưa (không) có thông tin cụ thể nên ko dám bình luận thôi. Sự thực thì E nghĩ họ cũng sẽ có giải pháp chứ ko thể chặt đứt một kênh giao thông đường thủy quan trọng như vậy được.
Đơn giản cụ ạ, làm cái âu tàu, thêm cái trạm BOT đường thủy, lại có xèng. Trăm đường lợi.
 

alo123567

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832716
Ngày cấp bằng
22/4/23
Số km
2,248
Động cơ
62,057 Mã lực
Nơi ở
https://github.com/sonvirgo/4G-Circumvent
Website
github.com
Theo kinh nghiệm AV Audio , nghe, nhìn, .... của em, thì hy vọng càng lắm thì thất vọng càng nhiều.
Nên thôi, bỏ qua cái tít đi. :D
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
4,499
Động cơ
333,942 Mã lực
Thế thì xây cái cống ở cửa sông chứ nhỉ. Vừa hạn chế nước biển xâm thực. Vừa điều tiết nước trên sông.
Ô ...là ...la ...đây là công trình của HN cụ ạ, xây ở cửa sông thì công trình của Thái Bình, Nam Định rồi.
 

Vongai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-45835
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
867
Động cơ
371,788 Mã lực
Giải pháp đập dâng trên sông Hồng thực ra nó đa mục tiêu chứ không phải chỉ mỗi cái làm sạch sông Tô Lịch, nó còn dâng cao mực nước để tưới tiêu, bổ sung nước cho hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đang bị thiếu nước và ô nhiễm nặng...

Giải pháp trạm bơm cấp nước Hồ Tây rồi từ Hồ Tây xả ra sông Tô Lịch tốn kém, chỉ giải quyết được mỗi vấn đề của sông TL, lại khó khăn trong việc quản lý vận hành, bảo trì. Các cụ cứ nói bơm bơm bơm và chỉ biết chửi chứ mấy cụ có chuyên môn để biết cần bơm bao nhiêu nước, công suất máy bơm bao nhiêu, tốn bao nhiêu điện, trạm bơm thì phải xây dựng những gì.....

Đập dâng trên sông chính của thủ đô các nước khác làm nhòe ra rồi, chả có gì mới lạ. Ví dụ như đập dâng Singok trên sông Hàn của Seoul. Ngoài ra thì ở Miền Tây có hệ thống cống lớn: Cái Lớn - Cái Bé quy mô gấp mấy lần mấy đập dâng trên sông Hồng sau đầu tư...

Vấn đề giao thông thủy thì làm đập dâng kết hợp âu thuyền là xong. Âu thuyền như ông thuyền sông Đáy- Ninh Cơ đã vận hành rồi ấy..

Còn vấn đề dòng chảy về hạ du, đơn giản là không cần lo vì Sông Hồng và Sông Thái Bình nối mạng với nhau qua con sông Luộc, Sông Hồng giữ nước lại thì Sông Luộc bổ cập nước qua chứ có gì đâu..

Tặng các cụ tấm ảnh đập dâng Singok trên sông Hàn (Seoul)
d0a6185d3fe0467e80651df7a066964f.jpg
Cụ đừng nghĩ ko ai rõ cái gì.
Tôi điểm qua cho cụ, chi phí xây trạm bơm:
1- Ống: Giả sử xây trạm bơm lớn nhất 5m3/s, tương đương 430.000 m3/ngày như kiến nghị, thì với vận tốc 1.8 - 2.5m/s cho ống tự chảy, cần ống lớn nhất D1000, giá vật tư HDPE PN10 (áp lực chịu là 100m cột nước) tầm 20tr/mdai, ở công Liên mạc thì chiều dài 500m, tổng tiền ống - 10tyr, tiền thi công ống áp lực 3-5tyr. Tổng cộng 15 tỷ,
2 - Bơm: Với công suất đó thì lấy bơm Suzer hay Flygt/ Thụy Điển là loại tốt nhất ( bọn lởm hơn như Tshrumi, Shinmaywa/Nhật thì rẻ hơn nhiều), cần 3 con 55kW, mỗi con công suất 9000m3/h, cột áp 8-15m, giá tầm 2 tỷ/con+ Phụ kiện đường ống Inox, ray trượt, xích nâng hạ, van, tầm <4 tỷ. Tổng cộng: 10 tỷ
3- Trạm bơm - phần xây dựng: Cần kích thước khoảng 5phut thời gian lưu, tức bể thể tích cả chiều cao bảo vệ tầm 1000m3, chi phí tính vo xông xênh 3.5tr/m3 = 3.5tyr, trạm biến áp 250KV tầm 1 tỷ
Tổng cộng tầm 5 tỷ;

Total = 30 tỷ, tính Abcxyz là 50Tỷ
Tiền điện 2600 kWh số điện, tính chưa đến 6tr/ngày, 1 năm hết 2.2 tỷ, 100 năm hết 220tyr

Lại vo tiếp, tiền trạm bơm - điện vận hành 100 năm hết chưa tới 300 tỷ

Cái đập tràn trên sông Hồng tối thiểu phải 3 - 5 lần sông Trà Khúc, tức là 4500 - 7500 tỷ đồng, mà hiệu quả chưa biết đến đâu vì còn tranh cãi lớn về vị trí đặt, tác dụng thật sự, các yếu tố tác động tới môi trường, các yếu tố tác động tới cảnh quan, yếu tố giao thông thủy, yếu tố lên xuống mức nước theo mùa vụ, và nhất là yếu tố thiên tai, khi có lũ lụt lớn ở thượng nguồn
Yếu tố hiệu quả đa mục tiêu về đập tràn là đúng, và có thể cần thiết phải xây, nhưng liệu có đảm bảo dâng nước được vào sông Tô Lịch??? mà ko làm ngập toàn bộ 2 dải đô thị rộng lớn 2 bên bờ sông Hồng??? (riêng đất 2 bờ là 5480ha = 5 quận nội thành) Cái này có thể bảo đảm luôn là ko, nên dù có hay ko có đập tràn thì vẫn cần trạm bơm nâng - đưa nước từ Sông Hồng vào Tô Lịch

Vậy tóm lại, hãy cân nhắc tính kinh tế, tiến độ, hiệu quả, ý nghĩa của phục hồi - bảo vệ sông Tô Lịch, bảo vệ môi trường 2 bên bờ sông, bảo vệ hàng triệu người đang chịu ô nhiễm này mà nên làm sớm trạm bơm

Giá sử là bỏ ra tối đa 7500 tỷ để làm đập dâng, thì số tiền này đem gửi lãi 1 năm đủ làm toàn bộ hệ trạm bơm sông Hồng bổ cập Tô Lịch rồi,

Rất mong Hà nội cân nhắc, làm nhanh, làm sớm trạm bơm này

P/S:
Em chém gió thôi, chứ em ko làm gì liên quan tới cấp thoát nước chục năm nay rồi, các cụ đừng đổ oan cho em theo thằng mất dậy- ăn ko chịu làm - là bọn cấp thoát nước Hà nội nhé!

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top