[Funland] HN sẽ xây đập tràn trên sông Hồng, lấy nước 'hồi sinh' sông Tô Lịch

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
524
Động cơ
271,977 Mã lực
Cụ đừng nghĩ ko ai rõ cái gì.
Tôi điểm qua cho cụ, chi phí xây trạm bơm:
1- Ống: Giả sử xây trạm bơm lớn nhất 5m3/s, tương đương 430.000 m3/ngày như kiến nghị, thì với vận tốc 1.8 - 2.5m/s cho ống tự chảy, cần ống lớn nhất D1000, giá vật tư HDPE PN10 (áp lực chịu là 100m cột nước) tầm 20tr/mdai, ở công Liên mạc thì chiều dài 500m, tổng tiền ống - 10tyr, tiền thi công ống áp lực 3-5tyr. Tổng cộng 15 tỷ,
2 - Bơm: Với công suất đó thì lấy bơm Suzer hay Flygt/ Thụy Điển là loại tốt nhất ( bọn lởm hơn như Tshrumi, Shinmaywa/Nhật thì rẻ hơn nhiều), cần 3 con 55kW, mỗi con công suất 9000m3/h, cột áp 8-15m, giá tầm 2 tỷ/con+ Phụ kiện đường ống Inox, ray trượt, xích nâng hạ, van, tầm <4 tỷ. Tổng cộng: 10 tỷ
3- Trạm bơm - phần xây dựng: Cần kích thước khoảng 5phut thời gian lưu, tức bể thể tích cả chiều cao bảo vệ tầm 1000m3, chi phí tính vo xông xênh 3.5tr/m3 = 3.5tyr, trạm biến áp 250KV tầm 1 tỷ
Tổng cộng tầm 5 tỷ;

Total = 30 tỷ, tính Abcxyz là 50Tỷ
Tiền điện 2600 kWh số điện, tính chưa đến 6tr/ngày, 1 năm hết 2.2 tỷ, 100 năm hết 220tyr

Lại vo tiếp, tiền trạm bơm - điện vận hành 100 năm hết chưa tới 300 tỷ

Cái đập tràn trên sông Hồng tối thiểu phải 3 - 5 lần sông Trà Khúc, tức là 4500 - 7500 tỷ đồng, mà hiệu quả chưa biết đến đâu vì còn tranh cãi lớn về vị trí đặt, tác dụng thật sự, các yếu tố tác động tới môi trường, các yếu tố tác động tới cảnh quan, yếu tố giao thông thủy, yếu tố lên xuống mức nước theo mùa vụ, và nhất là yếu tố thiên tai, khi có lũ lụt lớn ở thượng nguồn

Vậy hãy cân nhắc tính kinh tế, tiến độ, hiệu quả, ý nghĩa của phục hồi - bảo vệ sông Tô Lịch, bảo vệ môi trường 2 bên bờ sông đang ô nhiễm này
Giá sử là bỏ ra tối đa 7500 tỷ để làm đập dâng, thì số tiền này đem gửi lãi 1 năm đủ làm toàn bộ hệ trạm bơm sông Hồng bổ cập Tô Lịch rồi,

Rất mong Hà nội cân nhắc, làm nhanh, làm sớm trạm bơm này

P/S:
Em chém gió thôi, chứ em ko làm gì liên quan tới cấp thoát nước chục năm nay rồi, các cụ đừng đổ oan cho em theo thằng mất dậy- ăn ko chịu làm - là bọn cấp thoát nước Hà nội nhé!

Cái này là cập nhật từ quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi quốc gia vào quy hoạch của Hà Nội cụ ạ. Bổ cập nước cho sông Tô Lịch là một mục tiêu rất nhỏ trong đó. Em có băn khoăn giống cụ về tác động đến môi trường trên toàn dòng chảy hệ thống Sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam (từ dưới đập thủy điện ở bậc thang cuối cùng), đặc biệt là tại hạ lưu các đập dâng ( Nam Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định). Về kinh tế - kỹ thuật thuần túy nếu chỉ xét riêng việc bổ cập nước cho sông Tô Lịch, Nhuệ, Đáy thì em hoàn toàn nhất trí với cụ.
 

Vongai

Xe buýt
Biển số
OF-45835
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
865
Động cơ
373,243 Mã lực
Cái này là cập nhật từ quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi quốc gia vào quy hoạch của Hà Nội cụ ạ. Bổ cập nước cho sông Tô Lịch là một mục tiêu rất nhỏ trong đó. Em có băn khoăn giống cụ về tác động đến môi trường trên toàn dòng chảy hệ thống Sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam (từ dưới đập thủy điện ở bậc thang cuối cùng), đặc biệt là tại hạ lưu các đập dâng ( Nam Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định). Về kinh tế - kỹ thuật thuần túy nếu chỉ xét riêng việc bổ cập nước cho sông Tô Lịch, Nhuệ, Đáy thì em hoàn toàn nhất trí với cụ.
Đập tràn làm được còn khá lâu, như em phân tích ở còm: "Yếu tố hiệu quả đa mục tiêu về đập tràn là đúng, và có thể cần thiết phải xây, nhưng liệu có đảm bảo dâng nước được vào sông Tô Lịch??? mà ko làm ngập toàn bộ 2 dải đô thị rộng lớn 2 bên bờ sông Hồng??? (riêng đất 2 bờ là 5480ha = 5 quận nội thành) Cái này có thể bảo đảm luôn là ko, nên dù có hay ko có đập tràn thì vẫn cần trạm bơm nâng - đưa nước từ Sông Hồng vào Tô Lịch"
Tức là nếu có đập dâng thì mức nước ko thể cao quá mức cốt đất 2 bờ sông Hồng - đang dự kiến làm khu đô thì lớn, điểm nhấn của thủ đô có diện tích bằng 5 quận nội thành hiện tại - và vẫn phải xây trạm bơm, thì nên phê duyệt để làm sớm luôn;

Nếu sợ hãi quy hoạch, sợ hãi củi lửa, sợ bóng sợ gió như giới chức hiện tại, thì 1 cách an toàn là như Tp>HCM là bỏ ra vài chục tỷ 1 năm - thuê trạm bơm tư nhân để bổ cập nước - nếu thời gian độ 6 tháng - 1 năm mà OK thì chốt làm,
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,125
Động cơ
480,730 Mã lực
Đập tràn làm được còn khá lâu, như em phân tích ở còm: "Yếu tố hiệu quả đa mục tiêu về đập tràn là đúng, và có thể cần thiết phải xây, nhưng liệu có đảm bảo dâng nước được vào sông Tô Lịch??? mà ko làm ngập toàn bộ 2 dải đô thị rộng lớn 2 bên bờ sông Hồng??? (riêng đất 2 bờ là 5480ha = 5 quận nội thành) Cái này có thể bảo đảm luôn là ko, nên dù có hay ko có đập tràn thì vẫn cần trạm bơm nâng - đưa nước từ Sông Hồng vào Tô Lịch"
Tức là nếu có đập dâng thì mức nước ko thể cao quá mức cốt đất 2 bờ sông Hồng - đang dự kiến làm khu đô thì lớn, điểm nhấn của thủ đô có diện tích bằng 5 quận nội thành hiện tại - và vẫn phải xây trạm bơm, thì nên phê duyệt để làm sớm luôn;

Nếu sợ hãi quy hoạch, sợ hãi củi lửa, sợ bóng sợ gió như giới chức hiện tại, thì 1 cách an toàn là như Tp>HCM là bỏ ra vài chục tỷ 1 năm - thuê trạm bơm tư nhân để bổ cập nước - nếu thời gian độ 6 tháng - 1 năm mà OK thì chốt làm,
Liệu dùng máy bơm liên tục nước từ Hồ Tây vào sông Tô vì rất gần thì nước Hồ Tây có cạn không ?
 

Vongai

Xe buýt
Biển số
OF-45835
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
865
Động cơ
373,243 Mã lực
Liệu dùng máy bơm liên tục nước từ Hồ Tây vào sông Tô vì rất gần thì nước Hồ Tây có cạn không ?
Hồ Tây nó có cái kênh xả thẳng ra sông Tô thì cần gì bơm? Có ít nhất 3 vị trí xả nước ra đc sông Tô, đg đóng bằng cửa file,
Hồ Tây là địa danh linh thiêng, là quần thể di tích, môi trường, cảnhh quan cho cả khu vực rộng, là nơi điều hòa khí hậu cả vùng.
Xả ra nước ra sông Tô chỉ khi Hồ Tây quá đầy, cần chuẩn bị trữ nước chống mưa bão lũ lụt thôi cụ nhé.
Còn bình thường phải tích đủ mức nước để Hồ Tây làm đúng nhiệm vụ của nó,
Có quy trình xả Nước Hồ Tây chuẩn được CQNN có thẩm quyền duyệt đó nhé,
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,731
Động cơ
161,707 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cần phải xác nhận lại, đây là dự án của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, không phải là dự án của Hà Nội.

Nguyên nhân là mực nước sông Hồng xuống quá thấp, bị tụt đáy. Cách đây 10 năm, các nhà máy thủy điện chỉ cần xả 1 tỉ m3 nước là đủ nước tưới tiêu. Nhưng vài năm gần đây lượng nước cần xả phải gấp đôi, gấp 3 do mực nước đã xuống thấp hơn các miệng bơm hút.

Vị trí đặt 2 đập tràn như ở ảnh dưới.
1 đập đặt ở cống Long Tửu, Đông Anh. Mục đích để dâng nước lên cho kênh Ngũ Huyện Khê.
1 đập đặt ở cống Xuân Quan, mục đích để nâng nước lên cho hệ thống thủy lợi sông Bắc Hưng Hải.
Đây là các kênh thủy lợi rất quan trọng cho nông nghiệp.

Báo cáo dự án do Bộ NN đề xuất thì không thấy nhắc đến sông Tô Lịch vì đúng là mấy cái đập dâng này không có tác dụng gì đối với sông Tô cả, chỉ có tác dụng với sông Đáy và sông Nhuệ. Nhưng đến khi Hà Nội đưa vào quy hoạch thì tự nhiên thông tin báo chí lại tập trung quá mức vào sông Tô Lịch.

Capture.JPG
 
Chỉnh sửa cuối:

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
524
Động cơ
271,977 Mã lực
Đập tràn làm được còn khá lâu, như em phân tích ở còm: "Yếu tố hiệu quả đa mục tiêu về đập tràn là đúng, và có thể cần thiết phải xây, nhưng liệu có đảm bảo dâng nước được vào sông Tô Lịch??? mà ko làm ngập toàn bộ 2 dải đô thị rộng lớn 2 bên bờ sông Hồng??? (riêng đất 2 bờ là 5480ha = 5 quận nội thành) Cái này có thể bảo đảm luôn là ko, nên dù có hay ko có đập tràn thì vẫn cần trạm bơm nâng - đưa nước từ Sông Hồng vào Tô Lịch"
Tức là nếu có đập dâng thì mức nước ko thể cao quá mức cốt đất 2 bờ sông Hồng - đang dự kiến làm khu đô thì lớn, điểm nhấn của thủ đô có diện tích bằng 5 quận nội thành hiện tại - và vẫn phải xây trạm bơm, thì nên phê duyệt để làm sớm luôn;

Nếu sợ hãi quy hoạch, sợ hãi củi lửa, sợ bóng sợ gió như giới chức hiện tại, thì 1 cách an toàn là như Tp>HCM là bỏ ra vài chục tỷ 1 năm - thuê trạm bơm tư nhân để bổ cập nước - nếu thời gian độ 6 tháng - 1 năm mà OK thì chốt làm,
Độ cao mặt đất bãi Sông Hồng phần lớn trên 8m cụ ạ. Chỉ cần dâng mực nước sông Hồng lên tầm 3,5-4m là tự chảy vào Sông Nhuệ, sông Bắc Hưng Hải được rồi. Mấy năm gần đây thì để lấy nước đổ ải, mực nước Sông Hồng ở Long Biên chỉ cần duy trì ở mức khoảng 2m là các trạm bơm bơm được nước vào các kênh tưới.
 

hm.tuan

Xe điện
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,184
Động cơ
1,057,452 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Thế là em sắp ko đc thưởng thức món cá dưng vào sông đẻ rồi.
 

transsvy195

Xe máy
Biển số
OF-827555
Ngày cấp bằng
9/3/23
Số km
86
Động cơ
354 Mã lực
Tuổi
28
đây cũng là giải pháp hay đấy
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,423
Động cơ
82,778 Mã lực
Nếu mà xây đập thì chọn phương án xây ở tỉnh Nam định và Thái bình hơn nhiều vì lúc đó mấy tỉnh đồng bằng sông Hồng sẽ tận dụng được nước làm nông nghiệp, giao thông thủy từ mấy tỉnh này lên phía bắc qua Hà Nội thuận lợi. Cái này phải nên hỏi ý kiến Bộ Nông Nghiệp chứ Hà nội mà làm thì chưa ổn lắm!
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,125
Động cơ
480,730 Mã lực
Hồ Tây nó có cái kênh xả thẳng ra sông Tô thì cần gì bơm? Có ít nhất 3 vị trí xả nước ra đc sông Tô, đg đóng bằng cửa file,
Hồ Tây là địa danh linh thiêng, là quần thể di tích, môi trường, cảnhh quan cho cả khu vực rộng, là nơi điều hòa khí hậu cả vùng.
Xả ra nước ra sông Tô chỉ khi Hồ Tây quá đầy, cần chuẩn bị trữ nước chống mưa bão lũ lụt thôi cụ nhé.
Còn bình thường phải tích đủ mức nước để Hồ Tây làm đúng nhiệm vụ của nó,
Có quy trình xả Nước Hồ Tây chuẩn được CQNN có thẩm quyền duyệt đó nhé,
Ý em là bơm đi thì có nguồn bổ sung tự nhiên ko và có đủ với lượng bơm đi ko thôi. Chứ cống thì có rồi nhưng chỉ khi nào nước tràn hồ mới thấy xả, mà cái đó thì ít lắm vì tràn hồ thì HN ngập nhiều chỗ rồi, sông Tô khi đó trong xanh chẳng cần đến nước hồ Tây
 

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,372
Động cơ
1,021,101 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
Theo các cụ PA có ổn không, và khi nào Tô giang có nước giải độc?
Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua đặt mục tiêu giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa - lịch sử Thủ đô.

Để thực hiện mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là TP. Hà Nội sẽ xây dựng đập trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống để đảm bảo mực nước ổn định, phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội trên các dòng sông.

oig1-1-17121178817031348529658.jpg

Ảnh: AI

Cụ thể, Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng đập Xuân Quan trên sông Hồng, đập Long Tửu trên sông Đuống để dâng nước, cải thiện khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi, làm sống lại các dòng sông. Nhờ đó, nước từ sông Hồng, sông Tô Lịch sẽ có dòng chảy, thoát cảnh dòng sông chết, tích tụ nước thải như hiện nay.

Đặc biệt, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc tạm ngừng việc khai thác cát trên sông Hồng. Việc này nhằm góp phần nâng cao mực nước sông Hồng để tăng khả năng lấy nước vào các sông Đáy - Nhuệ, Tô Lịch và hệ thống công trình thủy lợi khác.
ô cái chính là phải làm hệ thống cống 2 bên bờ các con sông ô nhiễm để gom nước thải mới là xử lý gốc rễ
 

geminihp

Xe máy
Biển số
OF-812881
Ngày cấp bằng
20/5/22
Số km
77
Động cơ
100,655 Mã lực
E thấy các cụ toàn bàn liên quan đến phần ngọn, còn phần gốc là nước thải sinh hoạt chảy trực tiếp vào thì không thấy bàn. Nếu còn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý chảy trực tiếp vào thì cũng chỉ là đầy dòng nước ô nhiễm từ chỗ này chuyển qua chỗ khác thôi.
Muốn sạch thì e cứ tưởng việc đầu tiên là phải gom nước thải lại, xử lý rồi mới cho chảy ra sông thì mới đc chứ các cụ nhỉ?
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,731
Động cơ
161,707 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E thấy các cụ toàn bàn liên quan đến phần ngọn, còn phần gốc là nước thải sinh hoạt chảy trực tiếp vào thì không thấy bàn. Nếu còn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý chảy trực tiếp vào thì cũng chỉ là đầy dòng nước ô nhiễm từ chỗ này chuyển qua chỗ khác thôi.
Muốn sạch thì e cứ tưởng việc đầu tiên là phải gom nước thải lại, xử lý rồi mới cho chảy ra sông thì mới đc chứ các cụ nhỉ?
Thì đang làm dự án gom nước thải đi xử lý rồi còn gì.

Ý tưởng kia là khơi thông dòng chảy thôi. Chứ như bây giờ kể cả gom nước thải xong vẫn thành sông chết, vì không có nước đầu nguồn.
 

geminihp

Xe máy
Biển số
OF-812881
Ngày cấp bằng
20/5/22
Số km
77
Động cơ
100,655 Mã lực
Thì đang làm dự án gom nước thải đi xử lý rồi còn gì.

Ý tưởng kia là khơi thông dòng chảy thôi. Chứ như bây giờ kể cả gom nước thải xong vẫn thành sông chết, vì không có nước đầu nguồn.
Tại e thấy nhiều dự án liên quan đến xử lý ô nhiễm sông tô lịch rồi, đủ kiểu từ dẫn nước hồ tây, rồi xử lý vi sinh...
Nhưng tuyệt nhiên chưa thấy nhắc đến việc ko thải trực tiếp nước thải ra sông.
E thấy ko chỉ hà nội mà các địa phương khác cũng có nhiều dòng sông chết quá.
Như e ở quê, nhà nào cũng đào cống gom nước thải để chảy thẳng ra mương, nên mương máng bây h nước đen kịt, chỉ còn mỗi cá rô phi sống được thôi cụ ạ.
Không quy hoạch, làm chặt vụ nước thải sinh hoạt thì tình hình còn tệ đi nhiều.
 

fuxe

Xe container
Biển số
OF-31149
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
6,995
Động cơ
3,526,712 Mã lực
Nơi ở
Đầu Đình
Em xem bản đồ thì sông Tô Lịch nổi lên từ đầu Hoàng Quốc Việt + Bưởi
1712219661269.png


Bản đồ cổ chỉ ra đầu nguồn của sông Tô Lịch từ: sông Thiên Phù (đã bị lấp từ thế kỷ 18) + Hồ Tây + sông Hồng (dọc theo Quán Thánh, Phan Đình Phùng - Hoàng Hoa Thám - không biết có cống ngầm hay đã lấp hẳn)
1712219743367.png

1712220055790.png


Bây giờ Giang Khẩu còn chả thấy đâu thì dâng nước kiểu gì từ sông Hồng vào được sông Tô Lịch? Hay là dâng nước dìm ngập đê Yên Phụ luôn :))
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,731
Động cơ
161,707 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tại e thấy nhiều dự án liên quan đến xử lý ô nhiễm sông tô lịch rồi, đủ kiểu từ dẫn nước hồ tây, rồi xử lý vi sinh...
Nhưng tuyệt nhiên chưa thấy nhắc đến việc ko thải trực tiếp nước thải ra sông.
E thấy ko chỉ hà nội mà các địa phương khác cũng có nhiều dòng sông chết quá.
Như e ở quê, nhà nào cũng đào cống gom nước thải để chảy thẳng ra mương, nên mương máng bây h nước đen kịt, chỉ còn mỗi cá rô phi sống được thôi cụ ạ.
Không quy hoạch, làm chặt vụ nước thải sinh hoạt thì tình hình còn tệ đi nhiều.
Toàn tính ra tiền cả đấy cụ ạ.

Hiện tại chưa làm chặt cái món nước thải sinh hoạt. Chứ rồi sẽ có lúc để nước sông có cá thì phải nộp tiền xử lý nước thải lồi cả mắt ra ấy chứ.
 

geminihp

Xe máy
Biển số
OF-812881
Ngày cấp bằng
20/5/22
Số km
77
Động cơ
100,655 Mã lực
Toàn tính ra tiền cả đấy cụ ạ.

Hiện tại chưa làm chặt cái món nước thải sinh hoạt. Chứ rồi sẽ có lúc để nước sông có cá thì phải nộp tiền xử lý nước thải lồi cả mắt ra ấy chứ.
Đúng rồi cụ, em còn nghĩ rằng sẽ phải nhiều tiền là đằng khác.
Nhưng nhân lúc còn có thể cứu được thì phải cứu sớm cụ ạ.
Chứ h cứ rải tiền ra xử lý phần ngọn, tiền thuế của dân thì vẫn mất mà vấn đề lại ko được giải quyết.
 

quanduc

Xe buýt
Biển số
OF-166493
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
834
Động cơ
343,110 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bê con máy bơm chống ngập ở TP HCM về là xong. Đập làm chi cho tốn kém. Lại bóp chết giao thông đường thủy, ảnh hưởng đến môi trường, xâm nhập mặn vào sâu hơn.
Đúng ý tôi, chi phí làm 2 cái trạm bơm đầu cuối là ngon chắc chi phí mất vài trăm tỉ là cùng, nước thải được pha loãng, khi các loài thủy sinh sống được thì sẽ tự làm sạch, mùi cũng sẽ hết. Ông HN hoàn toàn có thể tự quyết
Xây đập thì đốt tiền khỏi nói. Để chốt được xây đập chắc cũng phải cả chục năm, nó liên quan đến nhiều tỉnh và các bộ ngành.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top