[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trạng thái
Thớt đang đóng

ninhkent

Xe tăng
Biển số
OF-67434
Ngày cấp bằng
1/7/10
Số km
1,223
Động cơ
443,470 Mã lực
Nơi ở
Khu Đô Thị Mỹ Đình
Em đọc 20 trang em cũng chưa hiểu nhiều lắm, vì có nhiều từ kỹ thuật quá. Em cảm thấy, tiềm lực quân sự của Vịt mình, không chỉ ở trên mấy cái mà mình nhìn thấy đâu ợ. Chắc chắn còn quy mô hơn nhìu.
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,253
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Thưa bác! Ăn Rau là lính bộ binh (ăn nhiều rau quá nên xanh từ đầu đến chân), không được sang trọng - sạch sẽ như các anh Hải quân hay Không quân. Còn 47 thì là sản phẩm của cụ Kalashnikov rồi. Ghép lại thì là "ăn rau chết mất"=))
Trên biển chỉ là cái cớ để khoe hàng thôi. Mọi chiến cuộc đều phải giải quyết bằng bộ binh. Bọn nó có đánh tan Đinh Tiên Hoàng thì lại có Lê Hoàn. Đánh được Lê thì sẽ có Lý... túm lại là chẳng thằng nào ngu là dây dưa vào một cuộc chiến dai dẳng. Chúng nó chưng hàng ra để phô trương thanh thế thôi, chứ Philipine phang cho 1 quả hỏa tiễn còi là co vòi lại ngay. Mục tiêu của thằng nhà giầu là gây bất ổn trong khu vực khiến mấy đứa yếu bóng vía phải phụ thuộc nó. Xét cho cùng, trên trường quốc tế thì Tung Cửa đang mạnh lên, nhưng lại ít đàn em. Nó vung vẩy mấy cái "mã tấu tự chế" để nghe ngóng ấy mà. Chén một trận thì lại tiu nghỉu ngay.^:)^
Mấy cụ nhà ta chưa muốn làm cứng không phải vì sợ mà vì làm sớm quá thì chỉ tổ lợi cho những thằng khác thôi. Các cụ ấy chờ cho cả lũ Đông Nam Á nhìn nhận rõ hiểm họa "nhà giầu" để mà cùng nhau tụ lại. Như vậy đỡ phải gọi con cháu của ông Alexder đại đế hoặc hạm đội 7 vào vùng 3.
Nói thẳng ra, trên biển là làm phách cho vui thôi mục tiêu chính vẫn là đất liền. Đánh nhau cũng chỉ là trò trẻ con, cái chính là vị thế chính trị và lợi ích kinh tế. Tất cả những cái trên, em đều không có và không quan tâm. Quân đội cho em một khẩu súng (vì em là lính BCHT), Nhân dân cho em rau. Lính chúng em chỉ biết ăn và bắn thôi. Các cụ có lập hội để em đi ọp kiếm ít bia thì tốt:))
Về nhuệ khí thì cụ khỏi phải lo. Cứ thông nòng một trận là máu liền ấy mà.>:)
 

aotim

Xe container
Biển số
OF-131313
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
8,530
Động cơ
688,434 Mã lực
Nơi ở
Nude
Nhà em có món mới này đón Tung Của cũng được các cụ nhỉ>:/

Quan hệ hợp tác Nga - Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.

Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.

Tên lửa Yakhont

Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.


Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P.
Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.

Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.


SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont.
So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.


Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30
Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.

P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.

Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.

Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.

Hệ thống Bastion-P

Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.


Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa.
Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.

Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh.

Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.

Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.

(Theo Đất Việt)
 

Phamthai

Xe buýt
Biển số
OF-28808
Ngày cấp bằng
10/2/09
Số km
901
Động cơ
490,680 Mã lực
Nơi ở
Cầu Vàng Mã
nhà cháu nghe nói VN mình đã đặt mua một số chú máy bay không người lái, kiểu như của Mỹ dùng do thám Liby ý.
Ku em họ đang được cử đi học điều khiển bọn này..không biết cụ nào có hình ảnh loại này không?
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,086
Động cơ
536,693 Mã lực
Em chả tin các cụ nhớn nhà mình đang nín thở, chắc là đang lo lắng thôi, nhưng mà là lo vụ họp quốc hội sắp tới :).



Thì đúng thế chả xuất phát từ lợi ích của các nước đó thì là gì. Vấn đề là vì lợi ích mà Mẽo nó sẽ chả động thủ gì với thằng Khựa được đâu. Khựa quá quan trọng so với VN mình.
Trước đây Mỹ chỉ coi Nga mới là đối thủ ngang cơ, TQ chỉ là dạng địa chủ nông thôn ra phố sẵn sàng nhún nhường để được nhập hội chơi. Bây giờ TQ đang là nước duy nhất thách thức vị trí độc tôn của Mỹ lẽ nào Mỹ chấp nhận chuyện hợp tác trước mắt để cái hoạ lớn sau này ??? Xung đột TQ-VN nếu xảy ra, Mỹ sẽ kô tham chiến mà chỉ đứng đằng sau cung cấp vũ khí như đã từng làm với cuộc chiến Liên Xô- Afganistan. Người Mỹ được gì ư ??? bán vũ khí đổi lấy quyền khai thác tài nguyên và hơn hết là vị trí của TQ sẽ suy yếu. Sẽ kô còn ai có thể thách thức được nước Mỹ nữa
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,086
Động cơ
536,693 Mã lực
Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo

Chăm chỉ tập luyện, huấn luyện để làm chủ vũ khí hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc là hình ảnh của Hải quân nhân dân Việt Nam.
> Xuân về trên nhà giàn ở biển Đông


Tập luyện ở Vùng 4 Hải quân.
Biên đội tàu hải quân Việt Nam.
Biên đội tàu tên lửa.
Bộ đội tên lửa Hải quân sẵn sàng chiến đấu.
Tập luyện bảo vệ chủ quyền.
Tàu tên lửa tập luyện bắn đạn thật trên biển.
Nhiệm vụ quan trọng của chiến sĩ Hải quân là huấn luyện làm chủ trang bị hiện đại.
Thủy thủ kiểm tra tàu chuẩn bị đi biển.
Chiến sĩ đảo Trường Sa chắc tay súng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

(vnexpress)
 
Chỉnh sửa cuối:

nghiahoa

Xe hơi
Biển số
OF-87690
Ngày cấp bằng
7/3/11
Số km
142
Động cơ
409,120 Mã lực
Sẽ còn nhiều bài báo này trong thời gian đến, các kụ xem giúp em nhé!L-)
 

Alou

Xe đạp
Biển số
OF-96939
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
21
Động cơ
400,110 Mã lực
Có một loạt thông tin về khí tài của Việt Nam mình, post cho các Cụ nào chưa biết đọc ké. Cụ nào có thêm thông tin nữa thì update cho mọi người cùng biết thêm nhé....
Qua hơn 60 năm được thành lập hiện tại quân ta đã có những tiềm lực quân sự đáng nể trong khu vực. Sau đây là list về một số trang bị vũ khí mà Việt Nam đã đặt mua trong thời gian qua. Tuy nhiên số liệu trên chỉ mang tính tham khảo.
- Mua 80 quả tên lửa phòng không SA-7 Grail/Strela-2 Portable SAM năm 1994, nhận hàng từ năm 1996-1999, loại tên lửa này trang bị trên tàu chiến được đặt tên là SA-N-5 , sử dụng để trang bị cho 4 tàu chiến Tarantul-1 Class FAC.
- Mua 72 quả tên lửa phòng không SA-16 Gimlet/Igla-1 Portable SAM năm 1996 và được giao thành 2 đợt, mỗi đợt 36 quả vào những năm 2001-2003 , lọai tên lửa này trang bị trên tàu chiến đấu được đặt tên là SA-N-10, sử dụng để trang bị cho tàu chiến BPS-500 Type (Ho-A Class) FAC;
- Mua 32 quả tên lửa hạm đối hạm SS-N-25/Kh-35 Uran Anti-ship missile năm 1996 , nhận hàng năm 2001-2003 sử dụng để trang bị cho tàu chiến BPS-500 Type (Ho-A Class) FAC
-Mua 16 quả tên lửa hạm đối hạm SS-N-2d Styx/P-21 Anti-ship missile năm 1994 nhận hàng năm 1996 , sử dụng để trang bị cho tàu chiến Tarantul-1 Class FAC.
-Mua thêm 16 quả tên lửa hạm đối hạm SS-N-2d Styx/P-21 Anti-ship missile năm 1998 nhận hàng năm 1999 , sử dụng để trang bị cho tàu chiến Tarantul-1 Class FAC
-Đặt mua 2 tiểu đòan tên lửa đất đối hạm Bastion di động trên bờ dùng để chống tàu chiến , hệ thống Bastion trang bị tên lửa Yakhont, đặt mua năm 2006
-Mua 2 tàu chiến Tarantul-1 Class FAC(M) năm 1994 và nhận hàng năm 1996 , người Việt Nam đặt tên là tàu chiến đấu lớp HQ-371.
- Mua 2 tàu chiến BPS-500/Type-1241A FAC(M) năm 1996 nhận hàng năm 2001, trong đó 1 chiếc được đóng tại Việt Nam ; đặt tên là lớp Ho-A
- Mua 2 tàu chiến Project-1241 RE FAC(M) hay còn gọi là Tarantul-1 Class FAC(M) vào năm 1998 nhận hàng năm 1999 .
- Mua 2 tàu chiến Svetlyak Class Patrol craft _ là loại tàu tuần tra cao tốc, vào năm 2001 và nhận hàng năm 2002 .
- Mua 4 tàu tuần tra cao tốc Mirage (Project 14310).
- Mua 12 tàu chiến Project-1241.8 FAC(M) vào năm 2004 , đã nhận 1 chiếc vào cuối năm 2006, 1 chiếc vào đầu năm 2007 , số còn lại sẽ được đóng ở Việt Nam đến năm 2010.
- Mua 2 tàu ngầm lọai nhỏ lớp Sang-O của Bắc Triều Tiên năm 2000.
- Đặt mua 2 tàu khu trục hạm lớp Gepard vào năm 2006
- Đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo trong năm 2009 của Rosoboronexport (Nga)
- Đặt mua 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Rosoboronexport (Nga). SU 30 hiên đại có khả năng không chiến và oanh ích mục tiêu, SU 30 hoàn toàn có thể bay đến Hoàng Sa cho một vài quả rồi bay về. Số lượng SU 30 ở trên hiện VN nhận chưa đủ, có thể đến hết 2010 sẽ nhận đủ, giá SU 30 là 25 tr dolar một chiếc, khá là rẻ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Tiềm lực Quân sự Việt Nam:
1. Lục quân:
- 412.000 bộ binh, với 3-4 triệu dự bị. 3 vạn hải quân và 3 vạn không quân. VN có quân số được xem là lớn nhất Đông Nam Á, quân đội kỷ luật có tinh thần chiến đấu cao, anh dũng trong chiến tranh. Quân số xếp hàng 14 thế giới.
Quân đội Việt Nam - Tanks: 2235 (45 T-34, 850 T-54/55, 70 T-62, 350 Type-59-tương đương T-55, 300 PT-76, 320 Type 62/63, 300 T-72M1M tương đương với M1A2). Số liệu về T-72 không rõ thế nào, nếu có rồi thì ta có 150 chiếc thôi, vẫn chưa thấy đem ra huấn luyện trong các Binh đoàn Thiết giáp ở Việt Nam. T-72 phù hợp với hoàn cảnh kinh tế ở Việt Nam, mẫu cải tiến của T-72 là T-90. Cũng nói thêm Trung Quốc tuy diện tích gấp nhiều lần ta nhưng số thiết giáp xa cũng chỉ gấp 3 ta thôi, điều này chứng tỏ số xe của ta cũng khá nhiếu đấy, hiện đại nhất bây giờ là T-96 ... VN đã hiện đại hóa T-55 với khả năng định vị Laser trang bị thêm vũ khí và động cơ,sensor, hệ thống liên lạc digital, hệ thống tự chữa cháy trên xe.

- Xe bọc thép: 1780 (1100 BTR, 80 YW-531, 100BRDM, 300 BMP, 200 M113). Chủ yếu là các xe chở binh (Thiết vận xa), xe lội nước, xe công binh thu được từ Việt Nam Cộng Hòa. Đáng nói nhất là M113.

- Pháo: 2300 các loại, trong đó có M-46 130mm, M114 155mm, 2S3 152mm, M107 175mm, cùng 700 dàn hỏa tiễn BM-14/17/21. Chủ yếu có mấy loại đáng nói như "Vua chiến trường" M107, các loại pháo tự hành, hỏa tiễn.
- Anti-tank missiles: AT-3 Sagger. Không dùng B40, B41 nữa vì xe Tank bây giờ giáp dày hơn nên các loại này không ăn thua nữa, dùng bắn bộ binh, xe công binh thì được.

- Tên lửa chiến thuật: Scud B/C. Cái này là đáng chú ý nhất, loại này ta mua của Bắc Triều Tiên, tầm bắn là 350 - 50km, nghe nói Việt Nam đã cải tiến tầm bắn lên 500km đủ sức vươn tới Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là tên lức đất đối đất tiền thân của tên lửa hành trình.

2. Hải quân:
- Tàu tuần tiễu: 30 (1 Type 124A corvette, 8 Osa II,4 Tarantul,5 BPS-500, 2 Molnya và đang đóng thêm 20 chiếc nữa )
- OPVs: 5 Petya corvettes, 10 torpedo craft
- Minehunters/sweepers: 10 (Soviet and PRC)
- LTSs: 6
- Tàu ngầm: 2 Yugo của Triều Tiên(midget submarines). Chờ Nga bàn giao 06 tầu ngầm Kilo và xây dựng hệ thống neo đậu bến bãi cho Tầu ngầm
- On order: BPS 500 missile boats(with SSN-25 anti-ship missiles)

Tarantul 1
Nói về Hải quân thì phải nói đến ngành công nghiệp đóng tàu mà cái tên thân yêu là Vinashin và Bason. Vinashin chuyên đóng tàu du lịch và vận tài, cứu hộ, hiện giờ Viêt Nam đã có khả năng đóng tàu 100 ngàn tấn, và đang nâng cấp để đóng tàu siêu trọng tải loại 400 ngàn tấn. Bason đóng tàu quân sự trong các dự án chuyển giao công nghệ, bản vẽ đóng tàu chiến của Nga cho Việt Nam. trong đó có BPS-500 và Molnya. (giờ có lẽ Vinashin nó vẫn làm các dự án này ợ)

Có thêm 2 Gepard 3.9 là loại tàu chiến có khả năng tàng hình, săn tàu ngầm và chống hạm, cũng nói luôn là Molnya, BPS-500 cũng có khả năng chống hạm nhờ mang tên lửa hải đối hải URAN của Nga, khả năng săn ngầm là nhờ cảm biến siêu âm (sonar) thả dưới nước thu phát tín hiệu siêu âm và dò tiếng động cơ và chuyển đông của tàu ngầm sau đó bắn ngư lôi để tiêu diệt tàu ngầm. Gepard chở trên nó 1 trực thăng Ka để săn ngầm từ xa.



BPS- 500
Hải quân Việt Nam đang hiện đại hóa dần dần về số lượng và chất lượng qua các cuộc tập trận chung với hải quân Ấn Độ, VN đã đặt mua 5000 thiết bị từ Ấn Độ để tu trang cho lớp tàu Petya vốn đã củ và lạc hậu. VN chú trọng đầu tư vào các tàu chiến nhỏ, cao tốc, mang tên lửa chống hạm đảm bảo kiểm soát 1000 km vùng lãnh hải.

Minehunters
Hiện VN đã có 2 tàu ngầm loại nhỏ Yugo mua từ Bắc Triều Tiên, tên gọi theo tiếng Hàn là Young O. Đây là loại tàu ngầm tuần tiểu chạy bằng Diesel, độ giản nước là 120 tấn tức là trọng tải của tàu. Tàu ngầm Kilo giá 500tr dolar không thấy nhắc đến nhiều thì chắc là chưa có, vì vận hành loại tàu này cần kinh nghiệm và tổ hợp thủy thủ đoàn lớn. Iran cũng đã có 2 chiếc Kilo.
3. Không Quân:

90 SU-22 fighter-bombers

36 SU-27 fighters-bombers





24 SU-30 fighters-bombers






124 MIG-21 Jetfighters

4 Be-12 MR aircraft

15 KA-25/28/32 ASW helicopters

SAM: SA-2/-3/-6/-7/-9/-16/-20/-22
Năm 2010 ký hợp đồng mua 06 máy bay trinh sát; tuần tra biển lưỡng cư DCH-6, Dự kiến, công việc giao hàng sẽ được bắt đầu trong giai đoạn từ 2012-2014, phía Tập đoàn Viking Air Canada sẽ hỗ trợ công tác đào tạo phi công tại Canada. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký một hợp đồng mua 3 chiếc máy bay trinh sát hàng hải EADS-CASA C212 Series 400 từ Tây Ban Nha hoặc là thay thế sang MSS-6000 của Thụy Điển (cái này không rõ lắm).







KQVN có 3 vạn người,biên chế thành 2 sư đoàn. 2 đoàn công kích,2 đoàn tiêm kích,3 đoàn vận tải,3 đoàn huấn luyện,4 lữ đoàn cao pháo,6 lữ rada,hơn 100 trận địa rada,66 trận địa tên lửa đất đối không. Máy bay công kích: 90 chiếc Su 22,36 chiếc Su27,12 chiếc Su 30 (tới 2010 là 24 ) Máy bay chiến đấu cơ: 124 Mig 21bis đã nâng cấp lên chuẩn mới hiện đại Trực thăng vũ trang: 26 chiếc Mi 24 Trinh sát biển: 4 chiếc Be 12( không biết viết đúng không ) 10 chiếc sắp mua của Ba Lan Chống ngầm: 3 chiếc Ka 25,10 chiếc Ka 28, 2 chiếc Ka 32 Trắc lường: 2 chiếc AN 30
Vận tải: 12 chiếc AN 2, 12 chiếc AN 26, 4 chiếc YAK 40, 4 chiếc Mi6, 30 chiếc Mi8,Mi17 Huấn luyện: 18 chiếc L39, 10 chiếc YAK18,10 chiếc BT6,và một vài chiếc Mig 21U
Tên lửa không đối không: AA-2,AA-8,AA-10, AA-12...
Tên lửa không đối đất: AS-9...
Tên lửa đất đối không A-2/-3/-6/-7/-9/-16/-22.. S300PMU

Pháo phòng không: 37mm,57mm,85mm,100mm,130mm...


Rada cảnh bị : khoảng 1000 bộ các loại.

Sa-7
Cũng nói thêm là Việt Nam đã tự chế tạo được tên lửa phòng không Igla từ việc chuyển giao công nghệ của Nga. Đây là tên lửa phòng không vác vai kiểu như B40 mà ống phóng dài hơn.

Dàn tên lửa đất đối không S300PMU, Bastion-P mua của Nga là dàn tên lửa hiện đại nhất tương đương với dàn Patriot của Mỹ nhưng khả năng còn cao hơn cả Patriot. Có khả năng phòng không chống máy bay tàng hình, đảm bảo không
một chiếc may bay nào có thể vượt qua được khi một quả S300 được phóng lên, VN hiện có 2 dàn phóng bảo vệ Hà Nội với 75 quả S300, mỗi quả trị giá 1tr dolar. Radar của S300, Bastion-P đảm bảo quét một vùng rộng lớn nhằm bảo vệ
bầu trời của VN. Tốc độ bay của tên lửa S300 là 1800 -2000 m/s, tầm xa là 150km. Hiện chỉ có vài nước được Nga bán cho dàn này. Tên lửa S300 bay thấp cách mặt đất 10m và chỉ tấn công khi đến gần để tránh bị đánh chặn. Dàn này được coi là tiền thân của hệ thống phòng thủ tên lửa



 
Chỉnh sửa cuối:

ngocdan_lep

Xe đạp
Biển số
OF-67139
Ngày cấp bằng
25/6/10
Số km
40
Động cơ
433,600 Mã lực
Dàn tên lửa đất đối không S300PMU, Bastion-P mua của Nga là dàn tên lửa hiện đại nhất tương đương với dàn Patriot của Mỹ nhưng khả năng còn cao hơn cả Patriot. Có khả năng phòng không chống máy bay tàng hình, đảm bảo không một chiếc may bay nào có thể vượt qua được khi một quả S300 được phóng lên, VN hiện có 2 dàn phóng bảo vệ Hà Nội với 75 quả S300, mỗi quả trị giá 1tr dolar. Radar của S300, Bastion-P đảm bảo quét một vùng rộng lớn nhằm bảo vệ bầu trời của VN. Tốc độ bay của tên lửa S300 là 1800 -2000 m/s, tầm xa là 150km. Hiện chỉ có vài nước được Nga bán cho dàn này. Tên lửa S300 bay thấp cách mặt đất 10m và chỉ tấn công khi đến gần để tránh bị đánh chặn. Dàn này được coi là tiền thân của hệ thống phòng thủ tên lửa
Bài của bác rất nhiều thông tin volka mời bác. Em góp ý về đoạn này một chút là nên tách các ý của hai tổ hợp tên lửa này để người đọc đỡ nhầm lẫn. -Tổ hợp tên lửa S300 dùng cho phòng không với cự ly hoạt động lên tới 150km , nó bay rất cao vì quỹ đạo bay của nó khi tấn công mục tiêu là quỹ đạo đạn đạo (động cơ chính của tên lửa ngừng hoạt động trước khi tên lửa đạt độ cao tối đa , sau đó tên lửa sẽ bay thụ động dùng thế năng bổ nhào tiếp cận mục tiêu) + 10m ở đây là độ cao bay nhỏ nhất của mục tiêu mà tên lửa có thể tiêu diệt . + Về cự ly: mục tiêu khí động 150km; mục tiêu đạn đạo 40km; + Về độ cao: Hmax: 27km; Hmin: 10m; +Tốc độ mục tiêu bám sát: 10000km/h (2800m/s); -Tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion-P : Cự ly tối đa tiêu diệt mục tiêu là 300km Ứng với từng quỹ đạo bay: + Khi tiêu diệt mục tiêu có cự ly <130km thì quỹ đạo bay của nó như sau : ban đâu tên lửa bay lên chiếm lĩnh độ cao H=300m rồi bay theo hành trình trên độ cao đó cách mục tiêu xx km nó bổ nhào và bay với quỹ đạo thấp cách mặt nước 10m-15m để tiếp cận mục tiêu nhằm tránh bị phát hiện.
+Với mục tiêu có cự ly D : 130km< D <300km thì ban đầu nó phải bay lên độ cao 14km và bay hành trình trên độ cao đó tới khi cánh mục tiêu xx km như trên nó hạ độ cao xuống còn 10m-15m để tiếp cận mục tiêu.

-Với hệ thống ra đa :
+ Phần trên chính xác với S300 còn Bastion P khác vì nó hoạt động theo nguyên tác bắn rồi quên .

-Hệ thống Sam 17 chưa thấy được nhắc tới
 
Chỉnh sửa cuối:

yamahasirus

Xe đạp
Biển số
OF-98385
Ngày cấp bằng
2/6/11
Số km
24
Động cơ
399,240 Mã lực
- Việt Nam mình đã có truc thang mi-24A rồi, có Bác nào biết nhà mình có tậu thêm được con nào mạnh hơn mi-24A ko?
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
976
Động cơ
474,090 Mã lực
Iem lang thang thì gặp cái bài viết này, thiết nghĩ tính chuyên môn của bài viết rất cao, rõ ràng dẽ hiểu. nhà iêm poste lên để các OFer hiểu thêm về các vùng biển và hải phận của Việt Nam ta.

Các vùng biển của quốc gia

Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và quy chế pháp lý của chúng, xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia.
Theo công ước, mỗi quốc gia ven biển có năm vùng biển bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.



Các vùng biển của Việt Nam - Đồ họa: V.Cường

Dựa vào các quy định của công ước, quốc gia ven biển xác định ra đường cơ sở để từ đó làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

1. Nội thủy


Điều 8 của công ước Luật biển năm 1982 quy định nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.

2. Lãnh hải

Lãnh hải là vùng biển nằm ngoài đường cơ sở. Chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý (điều 3 công ước). Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình. Chủ quyền đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối. Chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệt đối. Tuy nhiên, chủ quyền ở đây không được tuyệt đối như trong nội thủy vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại không gây hại.

3. Vùng tiếp giáp lãnh hải

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa các vi phạm đối với các luật và quy định về hải quân, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; và trừng trị những vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình (điều 33 công ước).

4. Vùng đặc quyền kinh tế

Đó là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý). Trong vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về kinh tế và quyền tài phán. Quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền đối với khai thác tài nguyên sinh vật (điều 62), tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế đem lại lợi ích cho quốc gia ven biển như khai thác năng lượng nước, hải lưu, gió...

Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.

Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền bảo vệ môi trường.

5. Thềm lục địa


Thềm lục địa của quốc gia ven biển là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển. Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối thiểu 200 hải lý (kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý). Các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình. Cần lưu ý quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.

Điều cần nhấn mạnh là một mặt các quốc gia ven biển được hưởng các quyền tương ứng như đã nêu trên đối với các vùng biển của mình, nhưng mặt khác họ có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển khác.

Ngoài ra, còn có vùng biển quốc tế (là vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển). Ở vùng biển quốc tế, các quốc gia đều có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, đặt dây cáp và ống ngầm, đánh bắt cá, nghiên cứu khoa học... nhưng phải tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác cũng như phải tuân thủ các quy định có liên quan của công ước Luật biển năm 1982; và đáy biển quốc tế (hay còn gọi là đáy đại dương) là di sản chung của nhân loại và không quốc gia nào có quyền đòi hỏi chủ quyền hay các quyền chủ quyền ở đáy biển quốc tế, kể cả tài nguyên ở đó.
 

drinkingman

Xe tải
Biển số
OF-91844
Ngày cấp bằng
16/4/11
Số km
382
Động cơ
406,754 Mã lực
Mấy bữa nay nghe nói Việt Nam mình mới đề xuất thành lập lực lượng kiểm ngư . Em chả hiểu đến lúc có tàu kiểm ngư bảo vệ ngư dân thì ngư dân ta còn bị o ép đến bao giờ nữa . Em có thấy một lực lượng mới thành lập cũng tách từ HQ ra- đó là Cảnh sát biển , vùng nào cũng có !. Phương tiện thì cũng khá mới nhưng thấy nằm bến miết ! Nghe nói vn đóng mấy tàu này . Sao không cho đi bảo vệ ngư dân nhỉ ? hay không đi biển được ? hay là không có dầu để chạy nhỉ ?
 

nghiahoa

Xe hơi
Biển số
OF-87690
Ngày cấp bằng
7/3/11
Số km
142
Động cơ
409,120 Mã lực
Mấy bữa nay nghe nói Việt Nam mình mới đề xuất thành lập lực lượng kiểm ngư . Em chả hiểu đến lúc có tàu kiểm ngư bảo vệ ngư dân thì ngư dân ta còn bị o ép đến bao giờ nữa . Em có thấy một lực lượng mới thành lập cũng tách từ HQ ra- đó là Cảnh sát biển , vùng nào cũng có !. Phương tiện thì cũng khá mới nhưng thấy nằm bến miết ! Nghe nói vn đóng mấy tàu này . Sao không cho đi bảo vệ ngư dân nhỉ ? hay không đi biển được ? hay là không có dầu để chạy nhỉ ?
Không phải thế đâu thưa kụ! Nhà ta có ca nô kiểm ngư lãng vãng ven sông, chờ tàu về thôi và nó không thuộc CSB. Lực lượng kiểm như theo kế hoạch sẽ hoành tá tràng với nhiều tàu có thể bám biển theo ngư dân dài ngày và thiết kế nhiều cấp, loại mà cao nhất có thể chịu được sóng cấp 8, 9 đới!
 

Alou

Xe đạp
Biển số
OF-96939
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
21
Động cơ
400,110 Mã lực
Các Cụ tham khảo công nghệ tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam có "đỉnh" hơn Kilo 636 của Trung Quốc không nhé? - ăn cắp từ Tạp chí Quân Sự Hán Hoa của thằng kia...
Tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa số tháng 4 dẫn nguồn tin là một chuyên gia công nghệ quân sự uy tín ở Mátxcơva (Nga) cho biết theo hiệp định song phương đã kí kết giữa Nga và Việt Nam, năm 2013, Việt Nam sẽ nhận được chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên, một năm sau là chiếc thứ hai và chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao vào năm 2017. So với tàu ngầm Kilo 636 MK mà hải quân Trung Quốc sử dụng, tàu ngầm Kilo 636 MV mà Nga bán cho Việt Nam có nhiều điểm khác biệt, trong đó lớn nhất là về vũ khí trang bị.


Trước tiên, tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được lắp đặt tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E loại mới nhất, có tầm bắn 290 km. Loại tên lửa này không được Bộ Quốc phòng Nga phê chuẩn xuất khẩu cho Trung Quốc. Ngoài Việt Nam, hai nước khác được Nga xuất khẩu tên lửa 3M-14E là Ấn Độ và Angiêria.
Bên cạnh đó, tàu ngầm Kilo 636 MV còn được trang bị ra đa dẫn đường phức hợp đa tác dụng GE2-01 loại mới nhất. Loại ra đa này không được xuất khẩu cho Trung Quốc, có ưu điểm lớn nhất là giảm tối đa tạp âm trong môi trường nước và giúp đa dạng hóa biện pháp dẫn đường.
Về hệ thống sonar, tàu ngầm Kilo 636 MK của Trung Quốc chỉ được trang bị hệ thống sonar MGK 400E loại cơ bản. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn.
Về kính tiềm vọng, tuy tàu ngầm Kilo 636 MK và tàu ngầm Kilo 636 MV đều được trang bị hệ thống thám trắc quang học, nhưng kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công của tàu ngầm Kilo 636 MV được lắp đạt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia la de và hệ thống quan trắc TV, IR. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MK chủ yếu sử dụng quang học ngắm bắn và không có thiết bị đo cự ly bằng tia la de. Điều đó có nghĩa năng lực tác chiến ban đêm và độ chính xác của đòn đánh của tàu ngầm Kilo 636 MV sẽ cao hơn tàu ngầm Kilo 636 MK.
Điểm khác biệt cuối cùng là hệ thống điều hòa mà tàu ngầm Kilo 636 MV sử dụng thích hợp hơn với khí hậu, địa hình nhiệt đới.
Bên cạnh những điểm khác biệt, tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Trung Quốc và tàu ngầm Kilo mà Nga xuất khẩu cho Việt Nam có một số điểm giống nhau như cùng được trang bị tên lửa chống hạm 3M-54E, cùng sử dụng ắc quy 476 E loại cải tiến, tuổi thọ dài, đáp ứng được yêu cầu về nhiệt độ nước ở Thái Bình Dương.
Nguồn tin cho rằng thời gian sản xuất của hai loại tàu ngầm trên cách nhau hơn 5 năm, nên công nghệ trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 MV tiên tiến hơn tàu ngầm Kilo 636 MK là điều đương nhiên. Xem xét những khác biệt nêu trên, theo tờ tạp chí, dù đều là tàu ngầm Kilo 636 M, nhưng khoảng cách về công nghệ giữa tàu ngầm Kilo 636 MV và tàu ngầm Kilo 636 MK chí ít là trên 10 năm.
Về 6 chiếc tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Việt Nam, từ lâu có thông tin cho rằng Việt Nam có thể sử dụng chúng để xây dựng hai hạm đội. Tuy nhiên, theo nguồn tin, 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636 MV của Việt Nam sẽ được bố trí thống nhất, tạo thành một hạm đội và phía Nga sẽ phụ trách việc xây dựng tất cả các kho cất trữ tên lửa ở cảng biển và trạm cung cấp dưỡng khí như một phần trong nội dung hiệp định song phương đã kí kết với Việt Nam.
Liên quan đến giá mua tàu ngầm Kilo 636 MV, trước đây có thông tin cho rằng có thể hải quân Việt Nam đã phải mua tàu ngầm Kilo 636 MV với giá cao. Tuy nhiên theo nguồn tin, giá tàu ngầm Kilo 636 MV mà Nga bán cho Việt Nam hoàn toàn là giá thật và hiện nay phía Nga đã bắt tay vào chế tạo chiếc tàu ngầm Kilo 636 MV đầu tiên cho Việt Nam./.
 

Rinkato

Đi bộ
Biển số
OF-86581
Ngày cấp bằng
25/2/11
Số km
1
Động cơ
408,710 Mã lực
sao 2 quả tên lửa đầu nó ko nhọn nhỉ???
 

Alou

Xe đạp
Biển số
OF-96939
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
21
Động cơ
400,110 Mã lực
Mời các Cụ xem Lực lượng máy bay không quân của nhà Việt Nam mình!!!

Máy bay phản lực chiến đấu :
* Nga Sukhoi Su-30 "Flanker"
* Nga Sukhoi Su-27 Flanker
* Liên Xô Mikoyan-Gurevich MiG-21 Fishbed, 100 chiếc đã được nâng cấp phiên bản MiG-21 Bis
* Liên Xô Sukhoi Su-22 Fitter-C
Trực thăng
* Liên Xô Mi-8 Hip Trực thăng vận tải
* Liên Xô Mi-17 Hip-H Trực thăng vận tải
* Nga Mi-171Sh Trực thăng chiến đấu và vận tải
* Nga Mi-172 Trực thăng vận tải
* Liên Xô Kamov Ka-25 Hormone
* Liên Xô Ka-27 Helix ASW helicopter
* Liên Xô 26 Mil Mi-24 Hind-A Trực thăng chiến đấu
* Pháp SA-330J Puma Trực thăng dân sự từ Bộ Quốc phòng
* Pháp Aérospatiale Super Puma trực thăng vận tải AS-332L2
* Hoa Kỳ Bell Helicopter UH-1H Huey của Hoa Kỳ.
Vận tải
* Liên Xô Antonov An-30 Clank Máy bay vận tải/ trinh sát
* Liên Xô Antonov An-26 Curl Vận tải
* Liên Xô Flag of Ukraina Ukraina Antonov An-24 Coke Vận tải
* Liên Xô Antonov An-38 - Phiên bản mở rộng của An-28
* Ba Lan PZL M-28 Skytruck - Phiên bản mở rộng với tầm bay cao
Máy bay tự sản xuất
* Việt Nam HL-1, HL-2, VNS-41 thủy phi cơ, được nghiên cứu từ tháng 6-2003
* Việt Nam M-400 UAV Máy bay trinh sát không người lái , tự sản xuất

Su 30:

Sukhoi Su-30 (tên ký hiệu của NATO: "Flanker-C") là máy báy quân sự linh hoạt được phát triển bởi Công ty hàng không Sukhoi của Nga và đưa vào hoạt động năm 1996. Nó là loại máy bay chiến đấu đa chức năng tốc độ siêu âm có thể đảm nhiệm cả nhiệm chiếm ưu thế trên không và nhiệm vụ cường kích (tấn công mặt đất).
Đây là một phiên bản hiện đại hóa của Su-27UB và có vài phiên bản khác. Seri Su-30K và Su-30MK đều có những thành công trong thương mại. Sự khác nhau về tên gọi là do các phiên bản được sản xuất bởi 2 công ty con đang có sự cạnh tranh - KNAAPO và IRKUT Corporation, cả 2 đều nằm dưới sự điều khiển của tập đoàn Sukhoi. KNAAPO sản xuất Su-30MKK và Su-30MK2, chúng được thiết kế và bán cho Trung Quốc và Việt Nam. Irkut sản xuất seri Su-30MK tầm xa đa chức năng, mà bao gồm cả Su-30MKI, một mẫu máy bay được phát triển cho Không quân Ấn Độ và những thiết kế từ Su-30MKI, như Su-30MKM, Su-30MKA và Su-30MKV được xuất khẩu cho riêng Malaysia, Algeria và Venezuela (M-Malaysia, A-Algeria và V-Venezuela).
Thông số kỹ thuật (Su-27PU/Su-30)
Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 2
Chiều dài: 21.935 m (72.97 ft)
Sải cánh: 14.7 m (48.2 ft)
Chiều cao: 6.36 m (20.85 ft)
Diện tích cánh: 62.0 m² (667 ft²)
Trọng lượng rỗng: 17,700 kg (39,021 lb)
Trọng lượng cất cánh: 24,900 kg (54,900 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 34,500 kg (76,060 lb)
Động cơ: 2× động cơ phản lực cánh quạt đẩy tỷ lệ đường vòng thấp AL-31FL
Lực đẩy: 7,600 kgf (74.5 kN, 16,750 lbf) mỗi chiếc
Lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội: 12,500 kgf (122.58 kN, 27,560 lbf) mỗi chiếc
Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: Mach 2.0 (2,120 km/h, 1,320 mph)
Tầm bay: 3,000 km (1,620 dặm)
Trần bay: 17,300 m (56,800 ft)
Vận tốc lên cao: 230 m/s (45,275 ft/min)
Lực nâng của cánh: 401 kg/m² (82.3 lb/ft²)
Lực đẩy/trọng lượng: 1.0
Vũ khí
Su-27PU có 8 giá treo vũ khí, trong khi Su-30MK có 12 giá treo vũ khí: 2 giá treo ở đầu cánh 3 giá treo dưới mỗi cánh, dưới mỗi động cơ có 1, và 2 giá treo tại điểm tiếp giáp giữa động cơ và cánh. Mọi phiên bản có thể mang 8 tấn vũ khí.
1× pháo Gryazev-Shipunov GSh-30-1 30 mm 150 viên đạn
Tên lửa không đối không: 6× R-27ER1 (AA-10C), 2× R-27ET1 (AA-10D), 6× R-73E (AA-11), 6× RVV-AE (AA-12)
Tên lửa không đối đất: 6× Kh-31P/Kh-31A tên lửa chống [radar]], 6× Kh-29T/L tên lửa dẫn đường bằng laser, 2× Kh-59ME
Bom: 6× KAB 500KR, 3× KAB-1500KR, 8× FAB-500T, 28× OFAB-250-270

SU-27:
Sukhoi Su-27 (Су-27 trong bảng chữ cái Cyrillic) (tên ký hiệu của NATO 'Flanker' - kẻ tấn công sườn) là một máy bay tiêm kích phản lực Xô Viết độc đáo được thiết kế bởi Phòng thiết kế Sukhoi (SDB) và được sản xuất năm 1977. Nó là đối thủ trực tiếp của những loại máy bay chiến đấu thế hệ mới của Hoa Kỳ (F-14 Tomcat sản xuất năm 1970, F-15 Eagle sản xuất năm 1972, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet), với tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng, và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt. Su-27 thường xuyên thực hiện các chuyến bay trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ chiến đấu.
Từ thiết kế cơ bản của Su-27, vài mẫu phát triển khác đã được thực hiện. Su-33 'Flanker-D' kà một mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn phòng thủ hạm đội được phát triển từ thiết kế của Su-27 và được trang bị trên các tàu sân bay. Sự khác nhau chính bao gồm móc hãm ở đuôi và cánh mũi. Su-30 là một mẫu máy bay tiêm kích đa nhiệm, hai chỗ bay trong mọi thời tiết, chuyên thực hiện các nhiệm vụ không chiến và đánh chặn từ xa. Những phiên bản phát triển xa hơn bao gồm phiên bản tiêm kích-bom Su-34 'Fullback' và phiên bản tiêm kích phòng thủ trên không cải tiến Su-35 'Flanker-E' có những tính năng vượt trội trong mọi mặt.
Thông số kỹ thuật (Sukhoi Su-27)
Đặc điểm riêng
* Phi đoàn: 1
* Chiều dài: 21.9 m (72 ft)
* Sải cánh: 14.7 m (48 ft 3 in)
* Chiều cao: 5.93 m (19 ft 6 in)
* Diện tích cánh: 62 m² (667 ft²)
* Trọng lượng rỗng: 16,380 kg (36,100 lb)
* Trọng lượng cất cánh: 23,000 kg (50,690 lb)
* Trọng lượng cất cánh tối đa: 33,000 kg (62,400 lb)
* Động cơ: 2× Saturn/Lyulka AL-31F, 122.8 kN (27,600 lbf) mỗi chiếc
Hiệu suất bay
* Vận tốc cực đại: Mach 2.35 (2,500 km/h, 1,550 mph)
* Tầm bay chiến đấu:
o Trên biển: 1,340km (800 dặm)
o Trên đất liền: 3,530 km (2070 dặm)
* Trần bay: 18,500 m (60,700 ft)
* Vận tốc lên cao: 325 m/s (64,000 ft/min)
* Lực nâng của cánh: 371 kg/m² (76 lb/ft²')
* Lực đẩy/trọng lượng: 1.09
Vũ khí
* 1x pháo 30 mm GSh-30-1 với 150 viên đạn
* 8,000 kg (17,600 lb) vũ khí trên 10 giá treo ngoài
o Mang được 6 tên lửa không đối không tầm trung R-27, 4 tên lửa không đối không tầm nhiệt tầm gần R-73
+ Su-27SM nâng cấp có thể mang được R-77 thay cho R-27
o Su-27IB có thể sử dụng để phóng tên lửa chống bức xạ X-31, tên lửa không đối đất X-29L/T (điều khiển bằng laser/TV, có thể chiếu lên mũ), bom KAB-150 và UAB-500 điều khiển bằng laser, TV hay IR

Su-22:

Sukhoi Su-22 (tên ký hiệu của NATO 'Fitter') được phát triển từ Su-17 là một máy bay tấn công của Liên Xô, ;là máy bay tiêm kích/ném bom. Loại máy bay này rất thành công, với một thời gian dài phục vụ trong không quân Xô Viết và không quân Nga. Dòng máy bay này được xuất khẩu rộng rãi tới các nước Đông Âu, Châu Á, và Trung Đông.


Su-17M-4:
Thông số kỹ thuật (Su-17M-4)
Đặc điểm riêng
* Phi đoàn: 1
* Chiều dài: 19.03 m (62 ft 5 in)
* Sải cánh: cánh cụp 10.00 m (32 ft 10 in) và cánh xòe 13.80 m (45 ft 3 in)
* Chiều cao: 5.13 m (16 ft 10 in)
* Diện tích cánh: từ 37 m² (398 ft²) đến 40 m² (431 ft²)
* Trọng lượng rỗng: 10,767 kg (23,737 lb)
* Trọng lượng cất cánh: 16,400 kg (36,155 lb)
* Trọng lượng cất cánh tối đa: 19,500 kg (42,990 lb)
* Động cơ: 1× Lyulka AL-21F-3 76.5 kN (17,200 lbf) - 111.3 kN (24,950 lbf)
Hiệu suất bay
* Vận tốc cực đại: 1,837 km/h (1,148 mph)
* Tầm bay: 1,150 km (715 mi) (tấn công) - 2,300 km (1,430 mi) (tuần tiễu)
* Trần bay: 15,200 m (49,870 ft)
* Vận tốc lên cao: 230 m/s (45,276 ft/min)
* Lực nâng của cánh: 443 kg/m² (90.77 lb/ft²)
* Lực đẩy/trọng lượng: 0.68
Vũ khí
* 2x pháo 30 mm NR-30, 80 viên mỗi súng
* 2 giá treo dưới cánh mang tên lửa không đối không R-60 (AA-8 'Aphid')
* 10 giá treo cứng mang được 4,250 kg (9,370 lb) vũ khí (3 vị trí dưới cánh cố định, 4 hoặc 2 trên thân), gồm bom, chùm rocket, bom napalm, vũ khí hạt nhân. Còn có thể mang tên lửa dẫn đường điện tử/quang học Kh-23 (AS-7 'Kerry'), Kh-25 (AS-10 'Karen'), Kh-29 (AS-14 'Kedge'), và Kh-58 (AS-11 'Kilter'); bom điều khiển laser.

Mig-21 Bis:

Mikoyan-Gurevich MiG-21 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-21) (tên ký hiệu của NATO: Fishbed) là một máy bay tiêm kích phản lực, được thiết kế và chế tạo bởi cục thiết kế Mikoyan-Gurevich tại Liên bang Xô viết. Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, và hiện nay MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm khi nó bay lần đầu tiên. MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không như 1: máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không, 2: máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II, và 3: máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất. MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, vận tốc này vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này. Có khoảng 10,352 chiếc MiG-21 được chế tạo.
Đặc điểm kỹ thuật (Mikoyan-Gurevich MiG-21bis)
Thông số riêng
Đội bay: 1
Chiều dài: 15.76 m (51 ft 8 in)
Sải cánh: 7.15 m (23 ft 5 in)
Chiều cao: 4.12 m (13 ft 6 in)
Diện tích: 23 m² (247.5 ft²)
Trọng lượng rỗng: 5,350 kg (11,800 lb)
Trọng lượng cất cánh:8,726 kg (19,200 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 9,660 kg (21,300 lb)
Động cơ (phản lực): Tumansky R-25-300
Kiểu phản lực: đốt nhiên liệu lần hai phản lực turbin
Số lượng động cơ: 1
Công suất 70 kN (15,700 lbf)
Hiệu suất bay
Tốc độ tối đa: 2500 km/h (March 2.35)
Tầm hoạt động: 450-500 km (280-310 mi)
Trần bay: 19,000 m (62,300 ft)
Tốc độ lên cao: 225 m/s (23,600 ft/min)
Lực nâng của cánh: 379 kg/m² (77.8 lb/ft²)
Lực đẩy/trọng lượng: 0.82
Vũ khíMột pháo GSh-23 23 mm trục tâm hai nòng (các biến thể PFM,MF,SMT & BIS) hay một súng NR-30 một nòng (F-13)
Lên tới 2,000 kg (4,400 lb) các loại vũ khí không đối không và không đối đất treo tại hai hay bốn mấu cứng bên dưới cánh tùy theo từng biến thể. Những chiếc đầu tiên mang hai tên lửa Vympel K-13 AA dưới cánh. Những mẫu sau này mang hai K-13 và hai thùng nhiên liệu dưới cánh hay bốn tên lửa hồng ngoại dẫn đường bằng radar K-13. Tên lửa Molniya R-60 cũng được trang bị cho nhiều mẫu khác. Đa số các máy bay mang một thùng dầu phụ 450 L (119 US gal) ở giữa thân. Các mẫu phát triển MiG-21-93 cho phép mang tên lửa R-77.
Pháo GSh-23 được lắp ở dưới bụng máy bay phía trên giá treo thùng phụ bụng,một băng đạn pháo có 240 viên đạn,chỉ khi bay càng được thu lên khi đó mớ bắn được (loại đạn 23mm). Hiện nay khi bay, máy bay chỉ mang thùng phụ bụng với dung tích 800lits (chứ không mang thùng phụ bụng 450 lít). Ngoài mang loại tên lửa R-60 còn có P-13M...

MI-24:
Mil Mi-24 là một máy bay trực thăng chiến đấu hạng nặng nhưng có khả năng chở quân thấp bắt đầu hoạt động trong Không quân Xô viết từ năm 1976, sau này là tại các nước cộng hòa và hơn ba mươi quốc gia khác trên thế giới.
Tên hiệu NATO của nó là Hind và các biến thế được định danh với một chữ cái thêm nữa. Các phiên bản xuất khẩu, Mi-25 và Mi-35, được biểu thị là Hind D và Hind E. Các phi công Xô viết gọi loại máy bay này là 'letayushiy tank' or tăng bay. Một tên hiệu thường gặp khác là 'Krokodil' (Cá sấu) — vì hình dạng ngụy trang và thân của nó


Đặc điểm kỹ thuật (Mi-24)
* đội bay: 3 (phi công, sỹ quan điều khiển hệ thống vũ khí và kỹ thuật viên)
* chiều dài: 17.5 m (57 ft 4 in)
* sải cánh: 17.3 m (56 ft 7 in)
* sải cánh: ' 6.5 m (21 ft 3 in)
* diện tích: 235 m² (2,529.52 ft²)
* chiều cao: 6.5 m (21 ft 3 in)
* trọng lượng rỗng: 8,500 kg (18,740 lb)
* trọng lượng chất tải:
* trọng lượng cất cánh tối đa: 12,000 kg (26 455 lb)
* sức chứa: 8 lính hay 4 người bị thương
* động cơ (cánh quạt): Isotov TV3-117
* kiểu cánh quạt: tuốc bin
* số lượng cánh quạt: 2
* công suất: 1,600 kW (2,200 sức ngựa)
* tốc độ tối đa: 335 km/h (208 mph)
* tầm hoạt động: 450 km (280 dặm)
* trần bay: 4,500 m (14,750 ft)
* tỷ lệ lên:
* chất tải:
* công suất/trọng lượng:
* hệ thống điện tử:
Trang bị vũ khí:
o súng máy 12.7 mm YaKB-12.7 Yakushev-Borzov nhiều nòng
o 1,500 kg bom
o 4× Tên lửa điều khiển chống tăng (AT-2 Swatter hay AT-6 Spiral)
o 4× 57 mm S-5 rocket hay 4× 80 mm S-8 rocket
o 2× 23 mm pháo hai nòng
o 4× bình nhiên liệu ngoài

MI-8:

Mil Mi-8 (tên hiệu NATO "Hip") là một máy bay trực thăng lớn hai động cơ. Mẫu một động cơ đầu tiên (AI-24W), W-8, cất cánh ngày 9 tháng 7, 1961. Chiếc thứ hai với hai động cơ AI-24W cất cánh lần đầu ngày 17 tháng 9, 1962. Sau khi được sửa đổi một số chi tiết, nó được đưa vào phục vụ trong Không quân Sô viết năm 1967 với cái tên Mi-8. Có rất nhiều biến thể, gồm Mi-8T ngoài khả năng vận chuyển 24 binh sĩ còn được trang bị các tên lửa điều khiển chống tăng. Kiểu Mil Mi-14 dùng cho hải quân, và kiểu Mil Mi-24 tấn công cũng là biến thể từ loại Mi-8.
Mi-8 được sử dụng ở hơn 50 quốc gia, gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Iran; biến thể mới nhất Mi-8MT/Mi-17 được trang bị nặng hơn và giới thiệu năm 1981. Mi-17 ít được biết đến hơn, hoạt động ở khoảng 20 nước.
Các đơn đặt hàng gần đây gồm: 40 chiếc trực thăng Mi-8TV cho Ấn Độ được trang bị tên lửa không đối đất Vikhr-M (AT-16), được chuyển giao vào cuối năm 2001, một số Mi-17 cho Iran, 10 cho Malaysia, 20 cho Colombia, sáu cho Ấn Độ, 12 cho Pakistan và 13 cho Venezuela. Tháng 2 năm 2005, Không quân Iraq đặt hàng mười chiếc Mi-17V-5 từ công ty Bumar Ba Lan. Đến tháng 12, quân đội Séc nhận 16 chiếc Mi-17SH như một phần trong sự giải quyết nợ của Nga.
Tháng 7 năm 2002, Kazan đã ký một thoả thuận thị trường quốc tế với BAE Systems của Anh Quốc và Kelowna Flightcraft của Canada về một phiên bản cải tiến, máy bay lên thẳng vận tải và các mục đích khác Mi-172. Chiếc The Mi-172 có một hệ thống nhiệm vụ mới từ BAE Systems Avionics, kính buồng lái mới với hệ thống công cụ bay điện tử mới từ Honeywell và tháp đa cảm biến ổn định Titan 385 của BAE Systems.

Đặc điểm kỹ thuật (Mil 8-T)
* đội bay=Ba người – hai phi công và một kỹ sư
* sức chứa=24 hành khách hay 3,000 kg (6,600 lb) bên trong và các điểm treo bên ngoài.
* chiều dài chính=18.2 m
* chiều dài quy đổi=59 ft 8 in
* sải cánh=21.3 m
* sải cánh quy đổi=69 ft 11 in
* chiều cao chính=3.00 m
* chiều cao quy đổi=9 ft 10 in
* diện tích chính=356 m²
* diện tích quy đổi=3,830 ft²
* trọng lượng rỗng chính=6,990 kg
* trọng lượng rỗng quy đổi=15,410 lb
* trọng lượng chất tải chính=11,100 kg
* trọng lượng chất tải quy đổi=24,500 lb
* trọng lượng cất cánh tối đa chính=12,000 kg
* trọng lượng cất cánh tối đa quy đổi=26,500 lb
* thông tin thêm=
* động cơ (cánh quạt)=Klimov TV2-117
* kiểu cánh quạt=turbin cánh quạt phản lực
* số lượng cánh quạt=2
* công suất chính=1,105 kW
* công suất quy đổi=1,482 shp
* tốc độ tối đa chính=250 km/h
* tốc độ tối đa quy đổi=156 mph
* tầm bay chính=450 km
* tầm bay quy đổi=280 mi
* trần bay chính=4,500 m
* trần bay quy đổi=14,760 ft
* tốc độ lên chính=9 m/s
* tốc độ lên quy đổi=1,770 ft/min
* chất tải chính=
* chất tải quy đổi=
* công suất/khối lượng chính=
* công suất/khối lượng quy đổi=
* tính năng thêm=
* Tiêu thụ nhiên liệu: 600 kg/hr (1,320 lb/hr)
Trang bị vũ khí
* 57 mm rockets, bom, hay AT-2 Swatter ATGM.[/

KA-28:

Trực thăng Ka-28 được Việt Nam đưa vào sử dụng với nhiệm vụ tuần tra bờ biển và cứu hộ, đây là loại trực thăng có cánh quạt đồng trục rất đặc biệt.

Crew: Two
Capacity: 12 passengers
Length: 9.7 m (31 ft 9 in)
Rotor diameter: 15.7 m (51 ft 6 in)
Height: 5.4 m (17 ft 8 in)
Empty weight: 4,765 kg ()
Loaded weight: 7,200 kg ()
Powerplant: 2× Glushenkov GTD-3F turboshafts
Performance

Maximum speed: 220 km/h (118 knots, 135 mph)
Range: 400 km (216 nm, 247 mi)

KA-32:
Kamov Ka-32 (tên gọi NATO là “HelixC”) là loại máy bay trực thăng phổ thông có nhiều tính năng đặc biệt, dựa trên mẫu máy bay quân sự Ka-27. Các mẫu phiên bản như trực thăng Ka 32A, Ka 32T còn nhận được chứng nhận của Nga vào tháng 6/1993 tương đương với tiêu chuẩn bay US Far Pt 29/Pt 33 và nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không chuyên nghiệp.


Máy bay Do Thám không người lái M-400 - made in Vietnam:
Máy bay không người lái (unmanned aerial vehicle, UAV) hiện đang là một trong những công nghệ hàng không hiện đại hàng đầu. Không chỉ là một công cụ đắc lực cho hoạt động an ninh quốc phòng, nó còn phục vụ một cách hữu hiệu cho đời sống xã hội.
Việt Nam cũng có dấu hiệu cho thấy giới lãnh đạo đang hứng thú đối với công nghệ UAV. Theo các tin tức ít ỏi được tiết lộ, vào năm 2006, Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân đã cho thử nghiệm hai chiếc UAV, mang tên M400-CT, do chính viện thiết kế và chế tạo [6]. Do vấn đề thiếu thiết bị để tự tạo bộ điều khiển cũng như các thiết bị cơ khí khác dành riêng cho ngành hàng không, quá trình lắp ráp chiếc M400-CT gặp rất nhiều khó khăn.
Trước M400-CT thì Việt Nam cũng đã cho thử nghiệm chiếc thủy phi cơ VNS-41 vào tháng 12, 2004 [7]. VNS-41 cũng đã từng trải qua những khó khăn mà M400-CT gặp phải. Tính từ ngày dự án được phê chuẩn bởi Quân ủy Trung ương, 4/3/1978, VNS-41 đã mất hơn 26 năm mới được xem là thành công.


AN-30:
Antonov An-30 (tên ký hiệu của NATO: Clank) là một loại máy bay chuyên đo đạc bản đồ từ trên không được thiết kế và sản xuất trên cơ sở phát triển 2 loại máy bay gồm Antonov An-24 và Antonov An-26. Ngoài ra, một phiên bản đặc biệt của An-30 để chở VIP cũng được sản xuất với số lượng hạn chế.

Thông số kỹ thuật (An-30)
Dữ liệu lấy từ {Jane's All The World's Aircraft 1988-89}
Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 7
Chiều dài: 24.26 m (79 ft 7 in)
Sải cánh: 29.20 m (95 ft 9½ in)
Chiều cao: 8.32 m (27 ft 3½ in)
Diện tích cánh: 75 m² (807 ft²)
Trọng lượng rỗng: 15.590 kg (34.370 lb)
Trọng lượng cất cánh: 23.000kg (50.706lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: n/a
Động cơ: 2× động cơ phản lực cánh quạt ZMKB Progress AI-24T, 2.103 kW (2.803 ehp) mỗi chiếc
Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 540 km/h (291 knots, 335 mph)
Vận tốc hành trình: 430 km/h (232 knots, 267 mph)
Tầm bay: 2.630 km (1.420 nm, 1.634 mi)
Trần bay: 8.300m (27.230 ft)
Vận tốc lên cao: n/a
Lực nâng của cánh: n/a
Lực đẩy/trọng lượng: n/a
Vũ khí5 camera cỡ lớn

Máy bay huấn luyện
YAK-52:
Yakovlev Yak-52 là một máy bay huấn luyện sơ cấp của Liên Xô. Nó bay lần đầu tiên vaòa năm 1976 và cũng được sản xuất ở Romania, bởi hãng Aerostar. Yak-52 được thiết kế ban đầu như một máy bay huấn luyện nhào lộn cho học viên thuộc tổ chức huấn luyện DOSAAF của Liên Xô. Ở tổ chức này, người ta huấn luyện cả phi công thể thao dân sự và phi công quân sự. Loại máy bay này được sử dụng ở các nước khác nhằm mục đích chính là huấn luyện quân sự.

Thông số kỹ thuật

Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 2
Chiều dài: 7.745 m (25 ft 5 in)
Sải cánh: 9.3 m (30 ft 6 in)
Chiều cao: 2.7 m (8 ft 10 in)
Diện tích : 15 m² (161.5 ft²)
Trọng lượng rỗng: 1,015 kg (2,238 lb)
Trọng lượng cất cánh: n/a
Trọng lượng cất cánh tối đa: 1,305 kg (2,877 lb)
Động cơ: 1× Vedeneyev M-14P, 266 kW (360 hp)

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 272 km/h (147 kts)
Tầm bay: 510 km
Trần bay: 4,000 m (13,123 ft)
Vận tốc lên cao: 7 m/s (1400 ft/mn)
Lực nâng của cánh: n/a
Lực đẩy/trọng lượng: n/a

L-39:
Aero L-39 Albatros là một chiếc máy bay huấn luyện đa tính năng được phát triển tại Tiệp Khắc để đáp ứng các yêu cầu cho loại "C-39" (C viết tắt của Cvičný - huấn luyện) trong thập niên 1960 để thay thế chiếc L-29 Delfín. Đây là chiếc đầu tiên của thế hệ máy bay huấn luyện phản lực thứ hai, và là chiếc máy bay huấn luyện sớm nhất được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt, và sau này được nâng cấp thành loại L-59 Super Albatros và L-139. Mẫu thiết kế này vẫn đang được chế tạo ở tình trạng được nâng cấp thành L-159 Alca, 2.800 chiếc L-39 vẫn hoạt động trong hơn 30 lực lượng không quân trên khắp thế giới. Chiếc Albatros rất linh hoạt, có thể đảm đương các phi vụ tấn công hạng nhẹ ban ngày cũng như vai trò huấn luyện phi công, và vai trò thông thường nhất của nó là máy bay huấn luyện.


AN-2:
(nickname tiếng Nga: кукуру́зник kukuruznik - một nông trang viên trồng ngô (kế thừa từ Polikarpov Po-2) cũng được gọi là Annushka; tên hiệu NATO Colt) là một loại máy bay hai tầng cánh nhẹ, một động cơ, có độ tin cậy rất cao, cất cánh lần đầu năm 1947 và là máy bay đầu tiên được thiết kế bởi Antonov. Nó được sử dụng như một máy bay vận tải hạng nhẹ, có thể chở 12 hành khách, và để chở các đơn vị lính dù cũng như hoạt động trong nông nghiệp. Khả năng bay rất chậm và cất hạ cánh đường băng ngắn của nó khiến nó rất thích hợp để hoạt động tại các đường băng ngắn và dã chiến, và một số biến thể đặc biệt của nó đã được chế tạo để hoạt động tại các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sách Kỷ lục Guinness đã ghi kỷ lục An-2 là máy bay được chế tạo với thời gian lâu nhất - 45 năm.

Thông số kỹ thuật (An-2)


Đặc điểm riêng
* Phi đoàn: 1-2
* Sức chứa: 12 hành khách
* Chiều dài: 12.4 m (40 ft 8 in)
* Sải cánh:
o Cánh trên: 18.2 m (59 ft 8 in)
o Cánh dưới: 14.2 m (46 ft 9 in)
* Chiều cao: 4.1 m (13 ft)
* Diện tích cánh: 71.52 m² (ft²)
* Trọng lượng rỗng: 3.300 kg (7.300 lb)
* Trọng lượng cất cánh: 5.500 kg (12.000 lb)
* Trọng lượng cất cánh tối đa: n/a
* Động cơ: 1× động cơ bố trí tròn tăng nạp Shvetsov ASh-62R, 1.000 hp (750 kW)


Hiệu suất bay

* Vận tốc cực đại: 258 km/h (139 knots, 160 mph)
* Vận tốc hành trình: 190 km/h (100 knots, 120 mph)
* Vận tốc chòng chành: ~50 km/h (26 knots, 30 mph)
* Tầm bay: 845 km (456 nm, 525 mi)
* Trần bay: 4.500 m (14.750 ft)
* Vận tốc lên cao: 3.5 m/s (700 ft/min)
* Lực nâng của cánh: n/a
* Lực đẩy/trọng lượng: 140 W/kg (0.83 hp/lb)

Máy bay vận tải:
UH-1:

Đặc điểm kỹ thuật (UH-1)

Đặc điểm chung:
Đội bay: 1-4
Sức chứa: 3,880 lb bao gồm 14 lính, hoặc 6 bị thương, hoặc hàng hóa tương đương
Chiều dài: 17.4m (57 ft 1 in)
Chiều rộng: 2.6m (8 ft 7 in)
Sải cánh: 14.6 m (48 ft 0 in)
Chiều cao: 4.4 m (14 ft 5 in)
Trọng lượng rỗng: 2,365 kg (5,215 lb)
Trọng tải: 4,100 kg (9,040 lb)
trọng lượng cất cánh tối đa: 4,310 kg (9,500 lb)
Động cơ: 1× Lycoming T53-L-11 turboshaft
Công suất: 820 kW (1,100 sức ngựa )

Hiệu suất bay

* Vận tốc cực đại: 220 km/h (220 mph)
* Vận tốc hành trình: 205 km/h (125 mph)
* Tầm bay: 510 km (315 mi)
* Trần bay: 5,910 m (19,390 ft)
* Vận tốc lên cao: 8.9 m/s (1,755 ft/min)
* Lực nâng của cánh: n/a
* Lực đẩy/trọng lượng: 0.25 W/kg (0.15 hp)

Trang bị vũ khí:
o 2 súng máy 7.62 mm M60 hoặc 2 súng máy 7.62 mm GAU-17/A
2x 7-round or 19-round 2.75 in (70 mm) rocket pods
2x 7.62 mm Rheinmetall MG3 (German Army and German Luftwaffe)


AN-38:
Antonov An-38 (tên ký hiệu của NATO: Cash) là một phiên bản cải tiến và mở rộng của loại An-28 của Antonov trước đó. Nó là một máy bay vận tải sử dụng hai động cơ tuốc bin cánh quạt do phòng thiết kế Antonov tại Kiev, Ukraine chế tạo. Loại máy bay này được dự định thay thế cho loại máy bay cũ có cùng kích thước và tầm hoạt động. Công việc chế tạo diễn ra tại Novosibirsk, Nga, nhưng một số phần quan trọng cũng được sản xuất tại Ukraine và Belarus. Chiếc máy bay này cất cánh lần đầu năm 1994, và đã nhận được chứng nhận bay quốc tế tháng 4 năm 2000. Tổng cộng 11 chiếc đã được chế tạo và 6 chiếc đang hoạt động hàng không cho tới thời điểm tháng 8 năm 2006

Đặc điểm kỹ thuật (An-38-100)

Đặc điểm chung
Đội bay: 2
Sức chứa: 27
Tải trọng: 2.500kg (5.500lb)
Chiều dài: 15.67m (5ft 5in)
Sải cánh: 22.06m (75ft 5in)
Chiều cao: 4.60m (15ft 1in)
Diện tích cánh: m² (ft²)
Trọng lượng rỗng: 5.300kg (12.000lg)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 9.500kg (21.000lb)
Động cơ: 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Honeywell TPE331-14GR-801E

Tính năng
Tốc độ tối đa: 405km/h (220 knots, 250 mph)
Tốc độ bay tiết kiệm nhiên liệu: 380km/h (205 knots, 235 mph)
Tầm hoạt động: 945km (510 nm, 590 mi)
Trần bay: m (ft)

AN-24:
Antonov An-24 (Tên hiệu NATO: "Coke") là một máy bay vận tải 44 chỗ hai động cơ tuốc bin cánh quạt được sản xuất tại Liên bang Xô viết (nay là Ukraine) bởi Phòng Thiết kế Antonov.

Thông số kỹ thuật (An-24)

Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 3-4: 2 pphi công, 1 kỹ sư máy, (tuỳ chọn) 1 sỹ quan radio
Sức chứa: 52 hành khách
Trọng tải: 5.500 kg (12.000 lb)
Chiều dài: 23.53 m (77 ft 3 in)
Sải cánh: 29.20 m (95 ft 10 in)
Chiều cao: 8.32 m (27 ft 4 in)
Diện tích cánh: 75.0 m² (807 ft²)
Trọng lượng rỗng: 13.300 kg (29.300 lb)
Trọng lượng cất cánh: n/a
Trọng lượng cất cánh tối đa: 21.000 kg (46.000 lb)
Động cơ: 2× động cơ phản lực cánh quạt Ivchenko AI-24A, 2.820 ehp (2.100 kW) mỗi chiếc

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 500 km/h (270 knots, 310 mph)
Vận tốc hành trình: 450 km/h (240 knots, 280 mph)
Tầm bay:
Tối đa trọng tải: 550 km (300 nm, 340 mi)
Tối đa nhiên liệu: 2.400 km (1.300 nm, 1.500 mi)
Trần bay: 4.000 đến 6.000 m (13.000 to 19.700 ft)
Vận tốc lên cao: n/a
Lực nâng của cánh: n/a
Lực đẩy/trọng lượng: n/a

AN-26:
Antonov An-26 (tên ký hiệu của NATO: "Curl") là một máy bay vận tải hạng nhẹ hai động cơ phản lực cánh quạt, được phát triển từ Antonov An-24, với những sửa đổi đặc biệt để sử dụng trong quân sự. Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1969 tại Triển lãm hàng không Pari, nó được sửa đổi phần thân phía sau với một thang chất hàng hóa lớn. An-26 cũng được sản xuất tại Trung Quốc mà không có giấy phép bởi hãng Xian Aircraft Factory, phiên bản của Trung Quốc có tên là Y-14, tuy nhiên tên gọi này sau đó thay đổi chuyển cho seri Y-7.

Thông số kỹ thuật (An-26)

Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 4 (2 phi công, 1 phi công trực radar/kỹ sư, 1 người dẫn đường)
Sức chứa: 40 hành khách
Trọng tải: 5.500 kg (12.000 lb)
Chiều dài: 23.8 m (78 ft 1 in)
Sải cánh: 29.2 m (95 ft 9½ in)
Chiều cao: 8.32 m (27 ft 3½ in)
Diện tích cánh: 74.98 m² (ft²)
Trọng lượng rỗng: 15.020 kg (33.110 lb)
Trọng lượng cất cánh: 19.520 kg (43.010 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 24.000 kg (53.000 lb)
Động cơ: 2× động cơ phản lực cánh quạt Progress AI-24VT 2075kW và 1× động cơ phản lực RU-19-300 8.8kW

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 540 km/h (336 mph)
Vận tốc hành trình: 440 km/h (240 knots, 275 mph)
Tầm bay:
Nhiên liệu tối đa: 2.550 km
Tải tối đa: 900 đến 1100 km
Trần bay: 7500 m (17.000 ft)
Vận tốc lên cao: n/a
Lực nâng của cánh: n/a
Lực đẩy/trọng lượng: n/a

M-28:
The PZL M28 Skytruck is a Polish STOL light cargo and passenger plane, produced by PZL Mielec, as a development of licence-built Antonov An-28. Early licence-built planes were designated PZL An-28. It has also maritime patrol and reconnaissance variants. In the Polish Navy they are named Bryza ("sea breeze").


Thông số kỹ thuật (M-28)

Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 2
Sức chứa: 18 lính hoặc 12 người bị thương
Chiều dài: 13.1 m (42 ft 11½ in)
Sải cánh: 22.06 m (72 ft 5 in)
Chiều cao: 4.9 m (16 ft 1 in)
Diện tích cánh: 39.7 m² (427.51 ft²)
Trọng lượng rỗng: 3,083 kg (6,782 lb)
Trọng lượng cất cánh: 3,917 kg (8,635 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 7,000 kg (15,432 lb)
Động cơ: 2× động cơ phản lực cánh quạt Canada PT6A-65B, 820 kW (1,100 shp) mỗi chiếc

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 350 km/h (189 kt)
Vận tốc hành trình: 350 km/h (189 kt)
Tầm bay: 1,365 km (737 nm)
Trần bay: n/a
Vận tốc lên cao: n/a
Lực nâng của cánh: n/a
Lực đẩy/trọng lượng: n/a

MI-8:
Mil Mi-8 (tên hiệu NATO "Hip") là một máy bay trực thăng lớn hai động cơ. Mẫu một động cơ đầu tiên (AI-24W), W-8, cất cánh ngày 9 tháng 7, 1961. Chiếc thứ hai với hai động cơ AI-24W cất cánh lần đầu ngày 17 tháng 9, 1962. Sau khi được sửa đổi một số chi tiết, nó được đưa vào phục vụ trong Không quân Sô viết năm 1967 với cái tên Mi-8. Có rất nhiều biến thể, gồm Mi-8T ngoài khả năng vận chuyển 24 binh sĩ còn được trang bị các tên lửa điều khiển chống tăng. Kiểu Mil Mi-14 dùng cho hải quân, và kiểu Mil Mi-24 tấn công cũng là biến thể từ loại Mi-8.

Đặc điểm kỹ thuật (Mil 8-T)

* đội bay=Ba người – hai phi công và một kỹ sư
* sức chứa=24 hành khách hay 3,000 kg (6,600 lb) bên trong và các điểm treo bên ngoài.
* chiều dài chính=18.2 m
* chiều dài quy đổi=59 ft 8 in
* sải cánh=21.3 m
* sải cánh quy đổi=69 ft 11 in
* chiều cao chính=3.00 m
* chiều cao quy đổi=9 ft 10 in
* diện tích chính=356 m²
* diện tích quy đổi=3,830 ft²
* trọng lượng rỗng chính=6,990 kg
* trọng lượng rỗng quy đổi=15,410 lb
* trọng lượng chất tải chính=11,100 kg
* trọng lượng chất tải quy đổi=24,500 lb
* trọng lượng cất cánh tối đa chính=12,000 kg
* trọng lượng cất cánh tối đa quy đổi=26,500 lb
* thông tin thêm=
* động cơ (cánh quạt)=Klimov TV2-117
* kiểu cánh quạt=turbin cánh quạt phản lực
* số lượng cánh quạt=2
* công suất chính=1,105 kW
* công suất quy đổi=1,482 shp
* tốc độ tối đa chính=250 km/h
* tốc độ tối đa quy đổi=156 mph
* tầm bay chính=450 km
* tầm bay quy đổi=280 mi
* trần bay chính=4,500 m
* trần bay quy đổi=14,760 ft
* tốc độ lên chính=9 m/s
* tốc độ lên quy đổi=1,770 ft/min
* chất tải chính=
* chất tải quy đổi=
* công suất/khối lượng chính=
* công suất/khối lượng quy đổi=
* tính năng thêm=
* Tiêu thụ nhiên liệu: 600 kg/hr (1,320 lb/hr)

trang bị vũ khí
* 57 mm rockets, bom, hay AT-2 Swatter ATGM.

MI-17:
Phiên bản cải tiến của Mi-8 là máy bay trực thăng đa chức năng Mi-17 cũng được gọi là Mi-8TMB. Nó được thiết kế đặc biệt để cải tiến các tính năng ở độ cao lớn và trong các điều kiện thời tiết nóng. Mi-17 có thể được phân biệt so với Mi-8 nhờ các bộ lọc không khí được lắp thêm ở các cửa hút gió turbine, cũng như cánh quạt đuôi ở bên trái, vì động cơ trục turbo TB-3-117A mạnh hơn được trang bị cho nó đòi hỏi.

Đặc điểm kỹ thuật (Mi-17)

* đội bay=Ba người – hai phi công và một kỹ sư
* sức chứa=24 hành khách hay 3,000 kg (6,600 lb) bên trong và các điểm treo bên ngoài.
* chiều dài chính=18.2 m
* chiều dài quy đổi=59 ft 8 in
* sải cánh=21.3 m
* sải cánh quy đổi=69 ft 11 in
* chiều cao chính=3.00 m
* chiều cao quy đổi=9 ft 10 in
* diện tích chính=356 m²
* diện tích quy đổi=3,830 ft²
* trọng lượng rỗng chính=6,990 kg
* trọng lượng rỗng quy đổi=15,410 lb
* trọng lượng chất tải chính=11,100 kg
* trọng lượng chất tải quy đổi=24,500 lb
* trọng lượng cất cánh tối đa chính=12,000 kg
* trọng lượng cất cánh tối đa quy đổi=26,500 lb
* thông tin thêm=
* động cơ (cánh quạt)=Klimov TV2-117
* kiểu cánh quạt=turbin cánh quạt phản lực
* số lượng cánh quạt=2
* công suất chính=1,105 kW
* công suất quy đổi=1,482 shp
* tốc độ tối đa chính=250 km/h
* tốc độ tối đa quy đổi=156 mph
* tầm bay chính=450 km
* tầm bay quy đổi=280 mi
* trần bay chính=4,500 m
* trần bay quy đổi=14,760 ft
* tốc độ lên chính=9 m/s
* tốc độ lên quy đổi=1,770 ft/min
* chất tải chính=
* chất tải quy đổi=
* công suất/khối lượng chính=
* công suất/khối lượng quy đổi=
* Tiêu thụ nhiên liệu: 600 kg/hr (1,320 lb/hr)

trang bị vũ khí
* 57 mm rockets, bom, và AT-2 Swatter ATGM.

AS-332L2:
The Eurocopter Super Puma is a four-bladed, twin-engine, medium-size utility helicopter marketed for civil and military use. Originally designed and built by Aérospatiale as the AS 332 Super Puma, it is an enlarged and re-engined version of the original Aérospatiale Puma. The Super Puma first flew on September 13 1978.

Thông số kỹ thuật (AS-332L2)

* Tổ lái: 2
* Sức chứa: 24
* Chiều dài: 16.3 m (53 ft 5 in)
* Rotor diameter: 15.6 m (51 ft 2 in)
* Chiều cao: 4.6 m (15 ft 1 in)
* Disc area: 191 m² (2,056 ft²)
* Trọng tải: 4,460 kg (9,812 lb)
* Trọng lượng cất cánh tối đa: 8,600 kg (18,940 lb)
* Động cơ: 2× động cơ 1A1 turboshafts, 1,357 kW (1,819 shp) mỗi chiếc


Hiệu suất bay:

* Vận tốc cực đại: 278 km/h (174 mph)
* Tầm bay: 831 km (519 mi)
* Trần bay: 7,200 m (19,750 ft)
* Tốc độ bay lên : 8.2 m/s (1,614 ft/min)

Máy bay Việt Nam VNS-41:

VNS-41 là máy bay lưỡng dụng (thủy phi cơ) nhẹ được nhà máy A41 thuộc cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu sản xuất dựa vào kiễu máy bay của Nga là Che-22 "Korvet" mà Việt Nam đã mua lại từ Philippines.[1]. Đây là một loại máy bay có thể hạ cánh trên mặt đất và mặt nước. Cho đến nay, đây là loại máy bay được sản xuất thành công và được đưa vào sử dụng thương mại tại Việt Nam.

Máy bay dài 6,970 mét, cao 2,535 mét, tầm bay tối đa 200-300 km, trần bay 3.000m và chở được 2 đến 3 người. Máy bay được gắn hai động cơ Rotax-582 (64 sức ngựa) của Áo.

Máy bay sẽ được dùng cho tuần tra rừng và các mục đích nông nghiệp cũng như cho thể thao, du lịch và sử dụng thương mại. Máy bay có bình trữ nhiên liệu có khả năng chứa 80 lít, cho phép nó bay trong 4 tiếng đồng hồ và có thể bay được với vận tốc từ 120 đến 135 km một giờ. Máy bay cần lấy đà khoảng từ 50 đến 70 trên mặt đất để cất cánh và 200 đến 300 mét dưới mặt nước. Trọng lượng cất cánh tối đa là 780 kg. Toàn bộ thân chính, thân đuôi, cánh giữa của máy bay được làm bằng vật liệu composite cao cấp với mức độ nội địa hóa là 70%.

Dự án phát triễn máy bay này bắt đầu vào tháng 6 năm 2003 và tháng 9 năm 2005 thì thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top