[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Trận đấy cũng là trận đánh á? Cụ xem lại lực lượng 2 bên hộ e với :|. Mà cụ có nhớ lộn HS với cái đảo nào khác ko?
Cụ mát đang nói đến trận oánh của Hải quân Nam Việt đới, trận này bên VN mình bị nó khiêu khích dại dột nổ súng trước.. thua to, chìm mất mấy tầu thì phải ...
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
219
Động cơ
381,790 Mã lực
Cụ mát đang nói đến trận oánh của Hải quân Nam Việt đới, trận này bên VN mình bị nó khiêu khích dại dột nổ súng trước.. thua to, chìm mất mấy tầu thì phải ...
E thấy trận này là thủ cảng thì hợp lý hơn :|. Với cả đó ko phải là QĐVN, còn nếu cứ coi thì theo e nghĩ ngày trước trận Bạch Đằng nó cũng to gớm lắm ạ :|
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,163
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Cụ mát đang nói đến trận oánh của Hải quân Nam Việt đới, trận này bên VN mình bị nó khiêu khích dại dột nổ súng trước.. thua to, chìm mất mấy tầu thì phải ...
Trận đấy mình toàn tàu vận tải, trang bị vũ khí toàn súng máy chứ k có pháo hạm nên không cân được
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
E thấy trận này là thủ cảng thì hợp lý hơn :|. Với cả đó ko phải là QĐVN, còn nếu cứ coi thì theo e nghĩ ngày trước trận Bạch Đằng nó cũng to gớm lắm ạ :|
Cảng gì .. oánh nhau tận ở đảo tít mù khơi mà, trận này của Hải Quân Cộng Hòa thời Thiệu chiến nhau với TQ để giữ đảo Hoàng Sa, thế yếu & bị mẽo nó bán đứng nên thua te tua ... Dù nam hay bắc đều là quân đội của VN chiến nhau với ngoại xâm cả ..
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
219
Động cơ
381,790 Mã lực
Cảng gì .. oánh nhau tận ở đảo tít mù khơi mà, trận này của Hải Quân Cộng Hòa thời Thiệu chiến nhau với TQ để giữ đảo Hoàng Sa, thế yếu & bị mẽo nó bán đứng nên thua te tua ... Dù nam hay bắc đều là quân đội của VN chiến nhau với ngoại xâm cả ..
Thì có đảo mới là thủ cảng còn gì? :|. Chính vì cái vụ coi đó nên e mới bảo ngày trước có Bạch Đằng to tổ bố còn gì =)). Cụ kia lại bao ko có trận nào thế là ko tốt ;))
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,603
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cảng gì .. oánh nhau tận ở đảo tít mù khơi mà, trận này của Hải Quân Cộng Hòa thời Thiệu chiến nhau với TQ để giữ đảo Hoàng Sa, thế yếu & bị mẽo nó bán đứng nên thua te tua ... Dù nam hay bắc đều là quân đội của VN chiến nhau với ngoại xâm cả ..
Nhưng là 2 trường phái quân sự khác nhau nên chiến lược, chiến thuật cũng khác nhau.

Ví dụ:
1974: VNCH mấu lên táng nhau với Khựa (mà lại bị nó lừa cho táng trước mới đau) trong khi thế yếu nên toe tua. Khựa lấy cớ chiếm luôn cả quần đảo Hoàng Sa.
1988: HQVN cũng thế yếu nhưng kg manh động, thà chấp nhận mất 64 chiến sỹ nhưng chỉ mất 1 đảo , giữ được Colin và sau giành lại được Lendao. Quan trọng hơn nữa là Khựa không thể lấy cớ để phát động chiến tranh chiếm toàn bộ Trường Sa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,291
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Nước mạnh, chủ quyền sẽ được thu hồi và bảo vệ đầy đủ
Cập nhật lúc :12:45 PM, 21/01/2012
Một chiều cuối năm, chúng tôi gõ cửa căn nhà nằm sâu trong ngôi làng ven sông, nơi ít nhiều còn giữ được sự yên tĩnh của chốn làng quê dù chỉ cách hồ Gươm hơn mười cây số.

Một người đàn ông trong bộ quần áo giản dị ra mở cửa đón khách. Đó là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chủ nhà chọn nơi tiếp khách là thư viện gia đình, nơi chứa cả ngàn đầu sách và tài liệu. Có đủ loại sách về tư tưởng của các vĩ nhân, sách nghiên cứu, tiểu thuyết võ hiệp, truyện trinh thám... Tất cả đều gọn gàng, ngăn nắp và được xếp theo chủ đề.

Bất ngờ, tướng Vịnh hỏi chúng tôi đã đọc hai tập sách Hồng Kông thuở ấy chưa? “Một tác phẩm hay của James Clavell, tên nguyên bản là Tai-Pan. Rất đáng tìm đọc, nhiều khi văn học và lịch sử giúp ta sáng lên ý tưởng cho những vấn đề thời sự hiện nay”.

"Tôi muốn nói rằng bờ mạnh thì biển mới vững, người giỏi thì đất nước mới hùng cường".
Mong tổ chức du lịch ra Trường Sa

Khách và chủ nhà trò chuyện từ chập tối đến tận khuya, bắt đầu từ câu chuyện về những ngày giáp Tết cách đây vừa tròn một năm. Tướng Vịnh kể:

- Cuối năm, tôi ra Trường Sa, đi chúc tết bộ đội và nhân dân trên đảo. Đây không phải lần đầu đến với Trường Sa nhưng đúng là chỉ sau một vài năm không ra đảo, tôi đã thấy được sự thay đổi ở đây lớn lao biết chừng nào. Tôi đến từng gia đình trên đảo, trò chuyện với bà con, nhiều người nói với tôi rất ngắn gọn: “sống được”. Có thể thấy sự hài lòng về cuộc sống bình yên ánh lên trong mắt họ. Trường Sa bây giờ cơ bản “điện thừa nước đủ”. Đêm xuống, khi chúng ta ngắm Trường Sa sẽ thấy như một thành phố nổi trên biển lung linh với những ánh đèn rực sáng.

Cũng như nhiều người khác có dịp ra Trường Sa, tôi thắp hương ở đền thờ Bác Hồ, ngôi đền xây dựng rất trang nghiêm ở đảo Trường Sa Lớn. Chúng ta cũng đã có các ngôi chùa ở đảo Trường Sa Lớn và Song Tử Tây. Tại mỗi nơi có một tượng phật ngọc do Liên đoàn Phật giáo thế giới trao tặng Thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng cung tiến ra Trường Sa. Hai tượng phật ngọc này rất quý giá không những về giá trị, mỹ thuật mà còn về ý nghĩa tâm linh. Có một điều đặc biệt là mỗi viên gạch, mỗi viên ngói xây dựng các công trình trên đảo đều có dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc huy.

Tôi nhớ bữa cơm đầu tiên ở Trường Sa, khi anh em bộ đội làm thịt một con lợn nuôi trên đảo để đãi khách quý, miếng thịt mặn chát. Vị mặn biển Đông chứ không phải mặn do chế biến. Và dư vị ấy thì còn mãi. Vào dịp Tết, khách ra đảo thường được tặng một quả bàng vuông. Tôi đã đem quả bàng đó về đặt lên bàn thờ Tổ quốc, như một thứ quả mới bổ sung vào mâm ngũ quả Tết truyền thống dân tộc...

Bác Hồ và gia đình các ông Nguyễn Chí Thanh, Trần Đăng Ninh và Nguyễn Sơn tại Phủ Chủ tịch, tháng 1/1968. Ông Nguyễn Chí Vịnh lúc ấy là cậu bé đứng bên Bác - Ảnh tư liệu gia đình.
- Nếu không phải với tư cách một vị tướng mà là một công dân, ông mong muốn điều gì sau khi ra Trường Sa?

- Tôi mong muốn khi có điều kiện thuận lợi, chúng ta tổ chức cho bà con trong nước cũng như Việt kiều yêu nước đi du lịch ra Trường Sa. Đây sẽ là một điểm du lịch vô cùng ý nghĩa. Những chuyến công tác nước ngoài, nếu có dịp tiếp xúc với bà con Việt kiều, tôi thường kể câu chuyện Trường Sa và sau khi nghe thì bà con rất ngạc nhiên, xúc động. Tôi tin rằng là người Việt Nam, bất cứ ai có dịp ra Trường Sa thì tình cảm của họ đối với đất nước sẽ có những thay đổi rất lớn. Và họ sẽ hiểu đất nước mình đã làm tất cả những gì có thể để bảo vệ Trường Sa, bảo vệ chủ quyền trên biển Đông.

- Bất cứ người Việt Nam nào cũng quan tâm đến chủ quyền Tổ quốc, quan tâm đến vận mệnh của quê hương, xứ sở. Sau một năm Việt Nam có rất nhiều sự kiện quan trọng về kinh tế, đối ngoại, quốc phòng..., ông đang nghĩ gì về tương lai đất nước?

- Trong bất cứ giai đoạn nào của mỗi đời người hay lớn hơn là mỗi quốc gia, những cơ may, vận hội luôn đi kèm với thách thức. Điều quan trọng là chúng ta phải nhìn thấy những vấn đề sẽ quyết định đến sự phát triển lâu dài của đất nước.

Đất nước chúng ta hôm nay bộn bề các vấn đề cần giải quyết, nhưng suy nghĩ của tôi là thế nước đang lên. Nếu nhìn vào đại cục sẽ thấy có rất nhiều lý do để nhận xét như vậy. Đầu tiên phải nói đến là chúng ta có sự ổn định chính trị, giữ được trật tự xã hội và bảo vệ vững chắc bờ cõi quốc gia. Về kinh tế, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, nhưng theo thời gian thì ngày càng có nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Một nền kinh tế thị trường đầy đủ với định hướng xã hội chủ nghĩa, chính là nền kinh tế thị trường không có hai giá, không phân biệt công tư. Trong quan hệ quốc tế, chúng ta có được sự tin cậy của bạn bè quốc tế. Người ta tin chúng ta thân thiện, chúng ta thực tâm mong muốn hợp tác phát triển với cộng đồng quốc tế.

Có thể thấy rằng trong 5-10 năm tới còn nhiều khó khăn, nhưng đất nước sẽ có những bước phát triển, với một điều kiện giữ bằng được ổn định chính trị và định hướng quản lý thống nhất của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại nhà số 34 Lý Nam Đế, năm 1964.​

- Vậy đâu là thời cơ và đâu là thách thức của đất nước ta về mặt quốc phòng an ninh, theo suy nghĩ của một nhà quân sự?

- Với tư cách một nước đang phát triển và cần có môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, vấn đề đặt ra cho Việt Nam là những câu chuyện mà các nước lớn đang nói với nhau có ảnh hưởng gì đến chúng ta? Cần phải đặt câu hỏi này trong một bối cảnh quốc tế đang có những thay đổi rất cơ bản, rất lớn lao, nhất là sau những sự kiện như ở Bắc Phi - Trung Đông và trước đó ở Afghanistan, Iraq, Nam Tư...

Ở đâu cũng vậy, khi có lợi ích thì mọi bên đều muốn can dự. Tất nhiên nếu đã can dự thì sẽ có điểm đồng nhưng cũng có điểm bất đồng, chính vì vậy những vấn đề an ninh khu vực của chúng ta tự nhiên nóng lên. Chúng ta đã nghe những tuyên bố về chủ quyền của một số nước và đã nghe những thông điệp rất mạnh mẽ... Đằng sau những lời phát biểu đó, thấp thoáng đâu đây các tàu sân bay, chiến hạm, các máy bay thế hệ mới...

Nguy cơ lớn nhất chính là một cuộc chạy đua vũ trang mới, một cuộc chiến tranh lạnh mới và một chiến lược “ngoại giao chiến hạm” mới của các nước lớn. Điều này đã manh nha xuất hiện ở khu vực. Chúng ta phản đối, không đồng tình với xu hướng phát triển như vậy, đồng thời tuyệt đối không cuốn theo chiều hướng đó. Với những người yêu hòa bình, những quốc gia yêu hòa bình thì phải làm hết sức để ngăn chặn và hóa giải nguy cơ trên, không được để va chạm của các nước lớn ảnh hưởng đến hòa bình khu vực và sự ổn định của đất nước mình.

"Việt Nam phải tránh mọi cuộc chiến tranh, trước hết là những xung đột trên biển Đông. Nếu có chiến tranh, có xung đột thì sẽ là thảm họa của dân tộc và là bất hạnh cho từng gia đình".
- Nhưng biển Đông có yên tĩnh hay không, đâu chỉ phụ thuộc vào Việt Nam?

- Trong vấn đề biển Đông phải xem xét trên những vấn đề về lịch sử, những tuyên bố về chủ quyền và lợi ích quốc gia. Đâu là nguyên tắc giải quyết vấn đề lợi ích? Có ba điểm cơ bản.

Thứ nhất, chủ quyền của mỗi nước. Đây là điểm bất di bất dịch, không thay đổi. Chúng ta muốn có hòa bình, muốn ổn định để phát triển nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận tất cả để giữ được chủ quyền lãnh thổ.

Thứ hai, chia sẻ lợi ích. Chia sẻ chủ quyền lãnh thổ là không thể, nhưng chia sẻ lợi ích có thể trở thành con đường để giải quyết những khác biệt, tranh chấp.

Thứ ba, phải tuân thủ luật pháp quốc tế và không để các thế lực khác chen vào, can dự vào những vấn đề của chính chúng ta.

Trong các mối quan hệ an ninh của thế giới, không có mối quan hệ nào đơn thuần giữa hai nước với nhau. Một vấn đề nào đó giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn gắn với bàn cờ chung của thế giới, nhưng trong những vấn đề của hai nước thì Việt Nam và Trung Quốc là hai người chơi chủ yếu, sao cho không để bên khác chen vào trục lợi.

Nguyên tắc cơ bản là anh này phải tôn trọng chủ quyền và lợi ích của anh kia. Ví dụ như việc Trung Quốc tuyên bố về đường lưỡi bò có lợi cho ai? Tôi nghĩ rằng không có lợi cho Việt Nam và cũng hoàn toàn không có lợi cho Trung Quốc, mà đã làm dấy lên dư luận quốc tế không tốt cho Trung Quốc, có lợi cho các thế lực khác.

Ta phải giữ cho được toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế; quan tâm xây dựng tiềm lực của đất nước, trong đó quan trọng nhất là tiềm lực kinh tế, không ngừng cải thiện đời sống người dân. Và cũng phải đặc biệt chú ý đến quan hệ quốc tế để có sự ủng hộ của cộng đồng thế giới, ngay cả khi trời yên biển lặng cũng như lúc phong ba sóng lớn.

Chúng ta không tham gia vào những xung đột lợi ích của các nước lớn và điều tôi muốn nói là Việt Nam phải tránh mọi cuộc chiến tranh, trước hết là những xung đột trên biển Đông. Nếu có chiến tranh, có xung đột thì sẽ là thảm họa của dân tộc và là bất hạnh cho từng gia đình.

Bờ mạnh thì biển mới vững

Nhìn lại năm qua, trước những sự kiện liên quan đến biển Đông, nhiều bạn trẻ đã xuống đường để biểu thị lòng yêu nước. Ông có điều gì muốn nói với họ?

- Nếu được, tôi chỉ muốn chia sẻ suy nghĩ của mình với các bạn trẻ như một người bạn. Với lòng yêu nước, với phản ứng của tuổi trẻ, việc một số bạn trẻ xuống đường để biểu thị thái độ của mình là điều có thể hiểu được. Nhưng mục đích cuối cùng của tất cả chúng ta là giữ được chủ quyền trên biển Đông.

Từ cách tiếp cận đó, chúng ta sẽ thấy rằng đâu phải phản ứng ngay mà đạt được mục đích. Điều quan trọng nhất là làm đất nước mình mạnh lên, trước hết là ổn định về chính trị. Không ổn định về chính trị thì không thể có đất nước mạnh. Nhìn ra thế giới chúng ta dễ dàng thấy điều đó.

Trong tác phẩm Hồng Kông thuở ấy cũng đã nói lên một điều, với bất cứ quốc gia nào khi đất nước mạnh lên, theo đó chủ quyền sẽ được thu hồi và bảo vệ đầy đủ. Ở đây có một vấn đề chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa, đó là lòng dân. Chính quyền phải luôn nhớ rằng phải có sự ủng hộ của nhân dân, ngược lại nhân dân cũng cần chia sẻ với chính quyền trong những thời điểm khó khăn.

"...Với bất cứ quốc gia nào khi đất nước mạnh lên, theo đó chủ quyền sẽ được thu hồi và bảo vệ đầy đủ", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

Để đất nước mạnh lên, chúng ta phải làm chủ về khoa học kỹ thuật, phải có sức mạnh kinh tế... và nói đến những vấn đề này thì chỉ có thể trông cậy vào thế hệ trẻ. Chính những người trẻ bằng năng lực hội nhập, bằng ý chí vươn lên mạnh mẽ, bằng sự hiểu biết sâu sắc về khoa học kỹ thuật sẽ định vị thế đứng Việt Nam trên trường quốc tế.

Không phải ai khác, chính các bạn trẻ sẽ là những người nghĩ ra các giải pháp để đóng góp cho Nhà nước trong việc giải quyết từng bước vấn đề biển Đông. Tôi muốn nói rằng bờ mạnh thì biển mới vững, người giỏi thì đất nước mới hùng cường. Tất nhiên, khi đất nước thật sự cần, tuổi trẻ sẽ là những người đầu tiên dám hi sinh tất cả vì Tổ quốc mình.

Bằng trải nghiệm của mình, ông nhìn thấy điều gì ở các bạn trẻ hiện nay?

- Tôi rất thích lắng nghe các bạn trẻ trò chuyện. Nhiều lần tôi đi cùng một vài bạn đang ở độ tuổi thanh niên đến quán cà phê hoặc những nơi mà các bạn trẻ gặp gỡ nhau. Tôi lắng nghe các bạn trẻ nói về tình hình đất nước, về kinh tế, về chính trị, về biển Đông... Có thể điều này, điều khác các bạn nói chưa đúng hoặc chưa thật chuẩn xác, nhưng đó là tiếng nói của tương lai đất nước và cũng chính là một trong những thước đo chính xác nhất về thời cuộc.

Một số ý kiến cho rằng thanh niên bây giờ kém hơn trước đây, dường như ích kỷ hơn, dường như quan tâm đến các thú vui chơi giải trí nhiều hơn, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Thanh niên lúc nào cũng là thanh niên và chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào tương lai đất nước nếu nhìn vào lớp trẻ hiện nay. Chỉ có điều phải làm sao để những giá trị truyền thống, những điều tích cực về quản lý và giáo dục thanh niên trước đây phát huy được trong bối cảnh mới.

>> 'Phép thử' và lòng yêu nước
>> Thách thức Biển Đông và 'chiếc nỏ thần' Việt Nam

Cũng có ý kiến nói giới trẻ Việt Nam “trưởng thành chậm”, với ý là chúng ta chưa có những người trẻ ở vào vị trí dẫn dắt cộng đồng, trong khi nhiều cường quốc trên thế giới có lãnh đạo ở độ tuổi rất trẻ...

Trước hết, phải nói về phong tục tập quán châu Á, thông thường muốn ở vào vị trí dẫn dắt thì phải là một người từng trải, nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cơ chế cán bộ của ta khác so với nhiều nước. Nhưng hiện nay, nhiều bộ ngành của chúng ta có cán bộ các cấp ở vào độ tuổi khá trẻ, ví dụ như Bộ Ngoại giao với rất nhiều đại sứ trẻ, hay là nhiều tập đoàn, tổng công ty kinh tế mạnh với không ít gương mặt lãnh đạo rất trẻ, rất giỏi...

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và "binh bét" Nguyễn Chí Vịnh, 1963.​
Ông nói muốn biết thanh niên hiện nay đọc gì. Vậy qua quan sát của ông, giới trẻ đang đọc gì?

- Những lúc có thời gian rảnh rỗi, tôi hay ra phố bán sách ở Nguyễn Xí, không chỉ để chọn sách cho mình mà còn muốn biết thanh niên hiện nay đang đọc cái gì. Trước sự bùng nổ thông tin và phát triển vượt bậc của công nghệ, văn hóa đọc phần nào đã bị mai một. Đây là điều đáng buồn.

Trước đây, đã có những cuốn sách gối đầu giường, góp phần hình thành nên nhân cách của cả một thế hệ như Thép đã tôi thế đấy, Chiến tranh và hòa bình... Hiện nay, dường như các cuốn sách đó ít được nhắc đến.

Các bạn trẻ bây giờ đọc về thời cuộc rất nhiều, tham gia mạng xã hội rất nhiều... nhưng dường như chưa được chăm lo cung cấp và định hướng thông tin ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tôi nghĩ rằng đó là vấn đề của các nhà quản lý, của báo chí truyền thông cần cung cấp thông tin cho thanh niên một cách đầy đủ, chính xác và tự các bạn thanh niên sẽ nhận thức được nên đọc gì, làm gì. Chúng ta chỉ sợ các bạn trẻ bàng quan với thời cuộc.

- Chị gái ông, bà Nguyễn Thanh Hà, từng nhận xét em trai mình hồi nhỏ “rất bướng bỉnh, nghịch ngợm...”. Cha ông - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - từng gọi ông là “binh bét”… Ông có thể chia sẻ điều gì về kỷ niệm tuổi thơ?

- Từ khi 4 tuổi, tôi đã được ba thêu trên ve áo hai miếng dạ màu đỏ không sao không gạch. Ba gọi chức của con trai là “binh bét” và luôn bảo rằng khi lớn lên con đường của tôi là đi bộ đội. Nay mang trên vai quân hàm thượng tướng, tôi rất tự hào và biết ơn ****, Nhà nước, biết ơn quân đội. Nhưng niềm tự hào theo suốt cuộc đời tôi, đã ăn vào máu thịt tôi từ thủa ấu thơ chính là chức “binh bét” mà ba tôi đặt. Niềm tự hào ấy còn được nhân lên khi tên tôi cũng chính là tên khai sinh của ba tôi: Nguyễn Vịnh.

Tôi là con người của đời thường với ba chỗ dựa: công việc, những người thân và bản thân mình. Tôi tự tin vào chính mình, nếu không làm nghề này thì cũng có thể làm việc khác, nhưng dù làm nghề gì đi nữa thì số phận cũng đã sắp đặt cho tôi, suốt đời tôi chỉ là một người lính. Và cũng như bất cứ người Việt Nam nào, tôi quan tâm đến tương lai đất nước. Dù ở thời đại nào, sự mất còn của đất nước, thịnh suy của dân tộc đều gắn với trách nhiệm của mỗi người dân bình thường đối với đất nước. Đó là điều tôi luôn quan tâm và hướng tới.
Trong cuốn Chuyện tình các chính khách Việt Nam (xuất bản năm 2006), nhà văn Nguyệt Tú (phu nhân cố Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo) viết: “Anh Thanh hồi ấy tên là Nguyễn Vịnh. Còn tên Nguyễn Chí Thanh đến với anh một cách bất ngờ. Ở Đại hội Tân Trào năm 1945, khi công bố danh sách lãnh đạo có tên Nguyễn Chí Thanh. Anh không biết là ai và hỏi thì anh Phạm Văn Đồng trả lời: “Chính anh”. Từ đó, anh mang tên Nguyễn Chí Thanh. Nhưng anh vẫn tiếc cái tên “cúng cơm” nên sau này anh đặt tên Vịnh cho cậu con trai út”.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,291
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
"Xông đất" Sở chỉ huy bí mật Phòng không - Không quân Việt Nam
Cùng với việc chuẩn bị cho cán bộ, chiến sĩ vui đón Tết cổ truyền, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị của Quân chủng Phòng không Không quân (PK - KQ) luôn duy trì nghiêm nền nếp chế độ canh trực, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao.
Báo điện tử Infonet ghi lại hình ảnh các tướng lĩnh tới thăm hỏi, chúc tết cán bộ, chiến sĩ tại Sở chỉ huy trực chiến bí mật của Quân chủng và các căn cứ, cơ sở của lực lượng.


Trung tướng Phương Minh Hòa - Ủy viên T.Ư ****, Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và Thiếu tướng Nguyễn Văn Thanh - Bí thư **** ủy, Chính ủy Quân chủng chúc tết và tặng quà cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ; kiểm tra thực lực sẵn sàng chiến đấu tại Sở chỉ huy Quân chủng.


Tư lệnh Quân chủng PK- KQ nghe chỉ huy các Sư đoàn 367, 370 ở Thành phố Hồ Chí Minh và Sư đoàn 377 ở Cam Ranh, Sư đoàn 375 ở Đà Nẵng báo cáo tình hình và chúc Tết bộ đội.




Nữ quân nhân và chiến sĩ Lữ đoàn Thông tin 26 làm nhiệm vụ trực chiến tại Sở chỉ huy Quân chủng.


Tư lệnh và Chính ủy Quân chủng chúc Tết cán bộ, chiến sĩ cơ quan Quân chủng: Bộ Tham mưu, Cục PKLQ, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật và cán bộ, nhân viên văn phòng Bộ tư lện PK - KQ

Ban thờ nghi lễ đặc trưng của lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam



Cán bộ, học viên Học viện Phòng không- Không quân và cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn không quân 916, Sư đoàn 371 chuẩn bị đón Xuân Nhâm Thìn.




Viếng các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm của Quân chủng PK- KQ.


Chiến sĩ cảnh vệ cơ quan Quân chủng PK- KQ đi trực ca đầu xuân.



Tư lệnh Quân chủng nghe báo cáo tình hình phiên trực đầu năm và thực hiện giao ban trực tuyến với Bộ quốc phòng.

Theo Nguyễn Đức Lúy
Infonet
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,291
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Ngũ chiến hồi sinh
24/01/2012 08:50:05
Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, đảm bảo hòa bình trên biển, gần đây Việt Nam tự đóng mới, nầng cấp và mua thêm nhiều tàu chiến hiện đại.

Đại tá Cao Hòa Bình, chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng Hải quân, cho biết việc mua mới tàu chiến là cả một quá trình; việc lắp đặt, đóng, tiếp nhận, đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cho tàu chiến sau đó còn tốn kém, phúc tạp hơn.

Về chiến hạm Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ (thuộc Lữ đoàn 162, Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân) do Nga chế tạo vừa về quân cảng Cam Ranh gần đây, Đại tá Bình cho biết không phải mua theo lô sản xuất mà đội ngũ chuyên gia kỹ thuật Hải quân cách đây 5 – 6 năm đã phải nghiên cứu, tư vấn, đưa ra các thông số kỹ thuật riêng cho tàu và vũ khí trang bị sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết, vùng biển và nghệ thuật tác chiến của Việt Nam.

Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng


Trước việc làm thế nào để đảm bảo bí mật vì mỗi khi Việt Nam nhận tàu chiến mới thì thông số kỹ thuật, vũ khí, khí tài …của loại tàu chiến đó lại được đăng tải trên mạng, Đại tá Bình cho biết, các chiến hạm đều được đặt đóng riêng nên thông tin chỉ dựa trên loại tàu chưa hẳn đã chính xác. Mặt khác, theo đại tá Bình, bí mật và sức mạnh của Hải quân Việt Nam còn được thể hiện ở nghệ thuật quân sự, tác chiến…

Chuẩn đô đốc, Thiếu tướng Đinh Gia Thật, Phó Chính ủy Quân chủng Hải Quân khẳng định hiện Hải quân Việt Nam đã làm chủ được mọi trang bị vũ khí trên chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ.

Sau khi Nhà nước chính thức ký văn bản về việc đóng hai tàu chiến hạm kể trên, Hải quân Việt Nam đã cử đội ngũ kỹ thuật viên từ 5-10 người thường xuyên có mặt tại nhà máy Gorky ở Zelenodolsk thuộc tập đoàn Rosoboronexport (Liên bang Nga) từ khi chế tạo (năm 2008) để giám sát, nghiệm thu từng công đoạn. Khi đóng xong tàu, Hải quân Việt Nam đã có mặt tại Nga để nghiệm thu tàu hạ thủy trên biển, rồi đóng gói, niêm phong, cho lên tàu đốc (phà loại to) để chở về Việt Nam. Tại vùng biển Việt Nam, tàu được nghiệm thu một lần nữa khi hạ thủy.

“Điều này có nghĩa Hải quân Việt Nam nắm được công nghệ và làm chủ tàu chiến ngay từ phút đầu tiên. Mỗi người lính kỹ thuật Hải quân được xem như một nhà khoa học”, đại tá Bình khẳng định.

Không chỉ hai chiến hạm kể trên, các tàu chiến của Hải quân Việt Nam nhập từ Nga gần đây như tàu tuần tra lớp Project 10412 … là cả tổ hợp công nghiệp, bao gồm cả lĩnh vực cơ khí, điện tử, tin học…

Theo đại tá Bình, để có được một tàu chiến đưa về Việt Nam, còn phải chi thêm số tiền tương đương với tiền mua tàu để xây dựng cơ sở hạ tầng (cầu cảng, trạm tiếp nhiên liệu, bảo dưỡng, nơi cư trú…), để đón và đảm bảo tàu hoạt động tốt. Ngay từ khi tàu được bắt đầu sản xuất ở Nga, Hải quân Việt Nam đã phải thành lập kíp tác chiến cho tàu. Những người lính Hải quân này được đào tạo, huấn luyện đặc biệt tại Việt Nam trước khi sang Nga học thêm trong 3 tháng.

Ngũ chiến hồi sinh

Chuyện hồi sinh của 5 tàu chiến thuộc lớp tàu 159 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam từ năm 1984 là một ví dụ cho tinh thần sáng tạo, năng động luôn làm chủ mọi hoàn cảnh của Hải quân Việt Nam.

Giữa tháng 10 năm 2011, phóng viên đã được dịp khám phá hai tàu chiến săn ngầm HQ -13 và HQ-15 (chuyên phát hiện, săn đuổi, tấn công các mục tiêu ngầm trên biển) đang làm nhiệm vụ tại vùng biển thuộc Lữ đoàn 171, Bộ tư lệnh vùng 2 Hải quân tác chiến. Các thủy thủ trên tàu cho biết, đây là 2 trong số 5 tàu chiến thuộc lớp tàu 159, trước khi chuyển sang Việt Nam đã được phía Liên Xô sử dụng nên chỉ hoạt động được thêm 10-15 năm do tàu quá cũ, các thiết bị hư hỏng không còn để thay thế (nhà máy ở Ngan không còn sản xuất). Những năm 1990-1995, các tàu 159 lần lượt chỉ còn chức năng di chuyển trên biển.

Tuy nhiên, thật bất ngờ, khi chúng tôi ghé thăm, 2 tàu chiến HQ -13 và HQ-15 tưởng như đã ngừng hoạt động nay đang trong tình huống báo động có địch (diễn tập).

Chiến hạm Lỳ Thái Tổ


Những hồi còi báo động, loa chỉ huy vang rền khắp vùng sóng nước. Chỉ chưa đến 1 phút, hàng chục chiến sỹ Hải quân đã có mặt tại mọi vị trí tác chiến trên tàu từ buồng chỉ huy chính, chỉ huy phụ, buồng lái, buồng máy, đài quan sát, ra đa (trên cao và dưới đáy tàu) tới các ụ pháo, dàn phóng thủy lôi. Ngó vào các hầm tàu, chiến sĩ Hải quân mang theo trang bị vũ khí đang chạy đi chạy lại rầm rầm. Trên boong tàu HQ-15 cả phía trước và phía sau, chúng tôi phải cúi rạp người để tránh va chạm với ụ pháo 37 ly, 76 ly và 2 ụ pháo 25 ly đang quay tít mù để xác định, tìm diệt mục tiêu.

Các chiến sic ho biết, mỗi ụ pháo này đều nặng trên 10 tấn, riêng ụ 76 ly nặng tới 26 tấn và có thể bắn chính xác mục tiêu trong vòng bán kính 100km. Dàn phóng thủy lôi gồm 5 quả trên mỗi tàu cũng sẵn sàng phóng ra để tự tìm, tiêu diệt mục tiêu.

Tàu chiến HQ-13 còn được trang bị thêm một dàn phóng ngư lôi, 2 dàn bom chìm, mỗi dàn 12 quả có sức công phá cực mạnh.

Thuyền trưởng tàu HQ-15, thiếu tá Vũ Hồng Sơn cho biết bộ đôi tàu chiến này chưa tham chiến một trận nào, nhưng tàu và các chiến sĩ luôn trong tình huống sẵn sàng chiến đấu. Cũng theo thiếu tá Sơn, bộ đôi tàu chiến này thường xuyên tham gia huấn luyện, diễn tập và tuần tiễu, góp phần bảo đảm an ninh trên biển.

Về sự hồi sinh của lớp tàu 159, trong đó có 2 tàu chiến kể trên, đại tá Cao Hòa Bình cho biết, năm 2005 – 2006, với sự giúp đỡ của một số chuyên gia nước ngoài, Hải quân Việt Nam khôi phục được trên 80% chức năng săn ngầm của tàu chiến. trong vòng 6 năm, mọi chức năng khác của lớp tàu 159 như phóng lôi, phát hiện mục tiêu từ xa, bắn bom ngầm… đều đã được Hải quân Việt Nam tự khôi phục với chi phí thấp hơn nhiều so với việc thay đổi mới cả cụm thiết bị, khí tài.

Không chỉ khôi phục, trong quá trình tìm tòi sáng tạo để sửa chữa tàu, chiến sĩ Hải quân còn nâng cấp thêm nhiều tính năng để tàu có thể tác chiến trong tình hình mới như thiết bị nghe sóng thủy âm (không còn sử dụng công nghệ cũ theo kiểu áp tai nghe sóng mà nay đã có thể tự động thu được hình ảnh); cải tiến và nhiệt đới hóa hệ thống ra đa, bắn phó tự động.

“Đóng tàu chiến là nhiệm vụ quan trọng và hệ thống công nghiệp quốc phòng của Việt Nam đã đóng được một số loại tàu chiến hiện đại trên thế giới”- Chuẩn đô đốc Hải quân Việt Nam, Thiếu tướng Đinh Gia Thật khẳng định.

Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có chiều dài 102m, chiều rộng 13,7m chịu được sóng gió cấp 10-12. Trên tàu có sân đỗ máy bay trực thăng tấn công, trang bị hệ thống tên lửa chống hạm hiện đại có tầm bắn chính xác hàng trăm km.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,163
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC


Ố, giống quân nhân Nga nhề, đẹp thế :x



Không biết cái bảng kia có những chữ gì nhỉ ???????????
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,395
Động cơ
641,331 Mã lực
Ngũ chiến hồi sinh
24/01/2012 08:50:05
Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, đảm bảo hòa bình trên biển, gần đây Việt Nam tự đóng mới, nầng cấp và mua thêm nhiều tàu chiến hiện đại.

Đại tá Cao Hòa Bình, chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng Hải quân, cho biết việc mua mới tàu chiến là cả một quá trình; việc lắp đặt, đóng, tiếp nhận, đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cho tàu chiến sau đó còn tốn kém, phúc tạp hơn.

Về chiến hạm Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ (thuộc Lữ đoàn 162, Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân) do Nga chế tạo vừa về quân cảng Cam Ranh gần đây, Đại tá Bình cho biết không phải mua theo lô sản xuất mà đội ngũ chuyên gia kỹ thuật Hải quân cách đây 5 – 6 năm đã phải nghiên cứu, tư vấn, đưa ra các thông số kỹ thuật riêng cho tàu và vũ khí trang bị sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết, vùng biển và nghệ thuật tác chiến của Việt Nam.

Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng


Trước việc làm thế nào để đảm bảo bí mật vì mỗi khi Việt Nam nhận tàu chiến mới thì thông số kỹ thuật, vũ khí, khí tài …của loại tàu chiến đó lại được đăng tải trên mạng, Đại tá Bình cho biết, các chiến hạm đều được đặt đóng riêng nên thông tin chỉ dựa trên loại tàu chưa hẳn đã chính xác. Mặt khác, theo đại tá Bình, bí mật và sức mạnh của Hải quân Việt Nam còn được thể hiện ở nghệ thuật quân sự, tác chiến…

Chuẩn đô đốc, Thiếu tướng Đinh Gia Thật, Phó Chính ủy Quân chủng Hải Quân khẳng định hiện Hải quân Việt Nam đã làm chủ được mọi trang bị vũ khí trên chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ.

Sau khi Nhà nước chính thức ký văn bản về việc đóng hai tàu chiến hạm kể trên, Hải quân Việt Nam đã cử đội ngũ kỹ thuật viên từ 5-10 người thường xuyên có mặt tại nhà máy Gorky ở Zelenodolsk thuộc tập đoàn Rosoboronexport (Liên bang Nga) từ khi chế tạo (năm 2008) để giám sát, nghiệm thu từng công đoạn. Khi đóng xong tàu, Hải quân Việt Nam đã có mặt tại Nga để nghiệm thu tàu hạ thủy trên biển, rồi đóng gói, niêm phong, cho lên tàu đốc (phà loại to) để chở về Việt Nam. Tại vùng biển Việt Nam, tàu được nghiệm thu một lần nữa khi hạ thủy.

“Điều này có nghĩa Hải quân Việt Nam nắm được công nghệ và làm chủ tàu chiến ngay từ phút đầu tiên. Mỗi người lính kỹ thuật Hải quân được xem như một nhà khoa học”, đại tá Bình khẳng định.

Không chỉ hai chiến hạm kể trên, các tàu chiến của Hải quân Việt Nam nhập từ Nga gần đây như tàu tuần tra lớp Project 10412 … là cả tổ hợp công nghiệp, bao gồm cả lĩnh vực cơ khí, điện tử, tin học…

Theo đại tá Bình, để có được một tàu chiến đưa về Việt Nam, còn phải chi thêm số tiền tương đương với tiền mua tàu để xây dựng cơ sở hạ tầng (cầu cảng, trạm tiếp nhiên liệu, bảo dưỡng, nơi cư trú…), để đón và đảm bảo tàu hoạt động tốt. Ngay từ khi tàu được bắt đầu sản xuất ở Nga, Hải quân Việt Nam đã phải thành lập kíp tác chiến cho tàu. Những người lính Hải quân này được đào tạo, huấn luyện đặc biệt tại Việt Nam trước khi sang Nga học thêm trong 3 tháng.

Ngũ chiến hồi sinh

Chuyện hồi sinh của 5 tàu chiến thuộc lớp tàu 159 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam từ năm 1984 là một ví dụ cho tinh thần sáng tạo, năng động luôn làm chủ mọi hoàn cảnh của Hải quân Việt Nam.

Giữa tháng 10 năm 2011, phóng viên đã được dịp khám phá hai tàu chiến săn ngầm HQ -13 và HQ-15 (chuyên phát hiện, săn đuổi, tấn công các mục tiêu ngầm trên biển) đang làm nhiệm vụ tại vùng biển thuộc Lữ đoàn 171, Bộ tư lệnh vùng 2 Hải quân tác chiến. Các thủy thủ trên tàu cho biết, đây là 2 trong số 5 tàu chiến thuộc lớp tàu 159, trước khi chuyển sang Việt Nam đã được phía Liên Xô sử dụng nên chỉ hoạt động được thêm 10-15 năm do tàu quá cũ, các thiết bị hư hỏng không còn để thay thế (nhà máy ở Ngan không còn sản xuất). Những năm 1990-1995, các tàu 159 lần lượt chỉ còn chức năng di chuyển trên biển.

Tuy nhiên, thật bất ngờ, khi chúng tôi ghé thăm, 2 tàu chiến HQ -13 và HQ-15 tưởng như đã ngừng hoạt động nay đang trong tình huống báo động có địch (diễn tập).

Chiến hạm Lỳ Thái Tổ


Những hồi còi báo động, loa chỉ huy vang rền khắp vùng sóng nước. Chỉ chưa đến 1 phút, hàng chục chiến sỹ Hải quân đã có mặt tại mọi vị trí tác chiến trên tàu từ buồng chỉ huy chính, chỉ huy phụ, buồng lái, buồng máy, đài quan sát, ra đa (trên cao và dưới đáy tàu) tới các ụ pháo, dàn phóng thủy lôi. Ngó vào các hầm tàu, chiến sĩ Hải quân mang theo trang bị vũ khí đang chạy đi chạy lại rầm rầm. Trên boong tàu HQ-15 cả phía trước và phía sau, chúng tôi phải cúi rạp người để tránh va chạm với ụ pháo 37 ly, 76 ly và 2 ụ pháo 25 ly đang quay tít mù để xác định, tìm diệt mục tiêu.

Các chiến sic ho biết, mỗi ụ pháo này đều nặng trên 10 tấn, riêng ụ 76 ly nặng tới 26 tấn và có thể bắn chính xác mục tiêu trong vòng bán kính 100km. Dàn phóng thủy lôi gồm 5 quả trên mỗi tàu cũng sẵn sàng phóng ra để tự tìm, tiêu diệt mục tiêu.

Tàu chiến HQ-13 còn được trang bị thêm một dàn phóng ngư lôi, 2 dàn bom chìm, mỗi dàn 12 quả có sức công phá cực mạnh.

Thuyền trưởng tàu HQ-15, thiếu tá Vũ Hồng Sơn cho biết bộ đôi tàu chiến này chưa tham chiến một trận nào, nhưng tàu và các chiến sĩ luôn trong tình huống sẵn sàng chiến đấu. Cũng theo thiếu tá Sơn, bộ đôi tàu chiến này thường xuyên tham gia huấn luyện, diễn tập và tuần tiễu, góp phần bảo đảm an ninh trên biển.

Về sự hồi sinh của lớp tàu 159, trong đó có 2 tàu chiến kể trên, đại tá Cao Hòa Bình cho biết, năm 2005 – 2006, với sự giúp đỡ của một số chuyên gia nước ngoài, Hải quân Việt Nam khôi phục được trên 80% chức năng săn ngầm của tàu chiến. trong vòng 6 năm, mọi chức năng khác của lớp tàu 159 như phóng lôi, phát hiện mục tiêu từ xa, bắn bom ngầm… đều đã được Hải quân Việt Nam tự khôi phục với chi phí thấp hơn nhiều so với việc thay đổi mới cả cụm thiết bị, khí tài.

Không chỉ khôi phục, trong quá trình tìm tòi sáng tạo để sửa chữa tàu, chiến sĩ Hải quân còn nâng cấp thêm nhiều tính năng để tàu có thể tác chiến trong tình hình mới như thiết bị nghe sóng thủy âm (không còn sử dụng công nghệ cũ theo kiểu áp tai nghe sóng mà nay đã có thể tự động thu được hình ảnh); cải tiến và nhiệt đới hóa hệ thống ra đa, bắn phó tự động.

“Đóng tàu chiến là nhiệm vụ quan trọng và hệ thống công nghiệp quốc phòng của Việt Nam đã đóng được một số loại tàu chiến hiện đại trên thế giới”- Chuẩn đô đốc Hải quân Việt Nam, Thiếu tướng Đinh Gia Thật khẳng định.

Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có chiều dài 102m, chiều rộng 13,7m chịu được sóng gió cấp 10-12. Trên tàu có sân đỗ máy bay trực thăng tấn công, trang bị hệ thống tên lửa chống hạm hiện đại có tầm bắn chính xác hàng trăm km.
Rõ khổ, lởm khởm giờ lại phải thanh minh rát cả họng. Thông tin về tàu của các bố tràn ra trên mạng chả từ chính nội bộ các bố ra chứ từ đâu, đến sắp xếp nhân sự cấp cao của TW **** còn có trên mạng thì trang bị cho anh Hoàng có cái qué gì mà chả đầy ra được. Mà không ngờ hải quân cũng chém gió chả khác gì anh Kiên nhể, "mỗi chiến sĩ hải quân là 1 nhà khoa học", "pháo 76ly bắn trúng mục tiêu ở bán kinh 100km", khiếp :)) :)) :)) :)) :)).
 

maybayfun

Xe buýt
Biển số
OF-59959
Ngày cấp bằng
25/3/10
Số km
824
Động cơ
450,350 Mã lực
Nơi ở
VH-FIX
Em có ông anh con nhà ông bác làm cục phó cục kỹ thuật HQ, hm qua ông ý qua nhà chúc tết nói chuyện, căn bản hay lên đây đọc rồi nên biết được ít thông tin để nói chuyện với ông ý :)) ông ý cứ mắt tròn mắt dẹt hỏi tại sao chú làm bên hàng không mà tầu ngầm và mấy cái tầu hộ vệ tên lửa hiểu rõ thế nhỉ :)) ông ý kể chuyện dự án tầu ngầm cho em nghe quay ra làm em ghét bọn Nga ngố này phết, làm ăn kiểu chộp dật vãi hàng, hỏi vì sao cái Đinh Tiên Hoàng vỏ đóng dơ cả xương thì ông ý bảo toàn công nghệ đóng tầu từ hồi 7X 8X nên vỏ nó thế với cả mình ép tiến độ nên k dám kêu ca gì :| đã thế linh kiện thay thế thì đắt lòi mắt, Còn đống Kilo 636 cũng vậy 1 quả tên lửa tính ra hơn 1,6tr$ mà 1 cơ số cho tầu là 18 quả hix đắt lòi mắt, tính trượt giá thì cứ gọi là vãi hàng vì mình kí 2 tầu là 1 lô, đợt sau cao hơn đợt trc rất bguêỳ X_X. Hợp đồng Sigma thì có vẻ dễ chịu hơn :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,291
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
không thế thì ông cục phó kia có cái nhà to đc chắc :))
quân đội mà nước nào cũng thế không chỉ VN
tầu Mỹ cũng trơ xương như vậy chả phẳng đc như ô tô nhà mình đi đâu
tên lửa thì so với giá anh em báo trên web thì đúng giá đấy =))
Sigma không dễ chịu đâu :)) đồ Sigma đắt gấp đôi đồ Gerpard nếu B chịu khó search nhé :)
chúc mừng năm mới!
 

maybayfun

Xe buýt
Biển số
OF-59959
Ngày cấp bằng
25/3/10
Số km
824
Động cơ
450,350 Mã lực
Nơi ở
VH-FIX
http://quocphonganninh.edu.vn/index....1&ChiTiet=1739

Với hơn 3.200km bờ biển, vùng lãnh hải và thềm lục địa rộng hơn 1 triệu km2, bảo vệ vùng biển là một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng của Hải quân Việt Nam, đó cũng là nhu cầu bức thiết phải phát triển công nghiệp đóng tầu quân sự. Mô hình tầu SIGMA của Hà Lan là một mô hình tầu chiến modules cần nghiên cứu trong công nghệ đóng tầu hiện đại.


Cơ sở căn bản của hệ thống các lớp tầu Sigma tuần tra và hộ tống là thân tầu được thiết kế thành các module với những thành phần kỹ thuật bên trong của nó, Sigma là phương pháp cấu trúc thân tầu bằng cách tích hợp các module hình học không gian 3D. Đây là phương pháp thiết kế tầu hoàn toàn mới, nó cho phép có thể tăng chiều dài cũng như khả năng của Sigma ship lên đến bất cứ giới hạn nào. Mã số của Sigma được tính là chiều dài thân tầu. Từ đó có thể tính được các tính năng kỹ chiến thuật của tầu. Sigma 9113 là tầu dài 91m rộng 13 m, SIGMA 10513 là tầu dài 105 m và rộng 13 m. .

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1117x544.


Thiết kế kiểu tầu này là phát triển từ việc thiết kế thân tầu có tốc độ cao, độ dãn nước thấp của công ty MARIN Teknikk AS từ những năm 1970x.

Thông số kỹ chiến thuật lớp tầu hộ tống:

Lượng giãn nướct: 1,692 tấn. dài : 90.71 m (297.62 feet) Rộng : 13.02 m (42.72 feet) Ngấn nước : 3.60 m (11.81 feet)

Động lực thân tầu:

- Hai động cơ 2 x SEMT Pielstick 20PA6B STC cho công suất 8910 kW với hệ thống truyền động lực điều khiển lái tầu hạng nhẹ cho mỗi động cơ Geislinger BE 72/20/125N + BF 110/50/2H (hệ thống truyền động lực kết hợp thép và composte)
- 4 x Máy phát điện nguồn thân xe Caterpillar 3406C TA công suất 350 kW một chiếc
- 1 x Máy phát điện khẩn cấp Caterpillar 3304B công suấ 105 kW
- 2 x trục chân vịt với chân vịt năm cánh CP của Rolls Royce Kamewa 5 bladed CP



Hộp số RENK ASL 94

- 2 x Hộp số Renk ASL94 với một bước vào số và ống thủy lực vào số ổn định thụ động.

Tốc độ:

Cực đại : 28 hải lý (52 km/h)

Hải trình : 18 hải lý knots (33 km/h)

Hành trình tiết kiệm nhiên liệu: 14 hải lý knots (26 km/h)

Tầm xa hoạt động:

Với tốc độ hải trình 18 hải lý knots (33 km/h): 3,600 Nm (6,700 km)

Tốc độ hải trình tiết kiệm 14 knots (26 km/h): 4,800 Nm (8,900 km)

Thủy thủ đoàn: 20, có thể tăng cường đến 80 bao gồm cả lính thủy đánh bộ hoặc đặc nhiệm

Hệ thống chỉ huy tác chiến và các radar phục vụ hoạt động của tầu:

Hệ thống điều khiển hỏa lực: Thales Group TACTICOS với bốn bảng điều khiển điện tử của các trắc thủ hỏa lực. Mk 3 2H.



Radar tìm kiếm, trinh sát mục tiêu

Radar trinh sát, tìm kiếm và bắt mục tiêu: Radar mạng pha 3D giám sát, theo dõi và bám mục tiêu MW08 3D
Thiết bị nhận dạng mục tiêu, phân biệt địch, ta: Thales TSB 2525 Mk XA (kết hợp với radar trinh sát MW08)



Radar quản lý hành trình

Radar quản lý hải trình: Sperry Marine BridgeMasterE ARPA



Ra đa điều khiển hỏa lực

Radar điều khiển hỏa lực: Ra dar theo dõi , quản lý và điều khiển hỏa lực LIROD Mk 2.
Liên kết truyền dữ liệu: Hệ thống liên kết truyền thông và chia sẻ dữ liệu tác chiến và quản lý điều hành LINK Y Mk 2 datalink.
Sonar: Sonar sử dụng sóng siêu âm trung tần thụ động và chủ động được gắn vào thân tầu Thales UMS 4132 Kingklip ASW
Thông tin nội bộ: hệ thống thông tin liên lạc nội bộ Thales Communication's Fibre Optical Communications Network (FOCON) hoặc EID's ICCS cho phép thông tin liên lạc nội bộ của tầu và kết nối với hệ thống thông tin bên ngoài thông qua bảng kiểm soát truyền thông của hệ thống
Hệ thống liên lạc vệ tinh: hệ thống Nera F series
Hệ thống định vị và tính quỹ đạo hải hành. : Hệ thống tích hợp la bàn và hải đồ điện tử Raytheon Anschutz.

Hệ thống ngụy trang tàng hình và tác chiến điện tử : Hệ thống Imtech UniMACs 3000 Integrated Bridge System Electronic tác chiến điện tử và điều khiển mồi bẫy ngư lôi, tên lửa:

ESM: Thales DR3000
ECM: Racal Scorpion 2L



Mồi bẫy: TERMA SKWS, sử dụng ống phóng DLT-12T 130mm đặt trên 2 bên boong tầu.

Vũ khí trang bị:



Tên lửa phòng không hạm đối không: 2 x Ống phóng 4 đạn MBDA Mistral TETRAL, bố trí phía trước và phía sau tầu.



Tên lửa chống tầu : 4 x MBDA Exocet MM40 Block II

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 3000x1884.


Pháo hạm : Oto Melara 76 mm Phía mũi tầu



2 Pháo phòng không x 20 mm Denel Vektor G12 (Lisence copy of GIAT M693/F2)
Ngư lôi: Sử dụng ngư lôi tiêu chuẩn châu Âu EuroTorp 3A 244S Mode II/MU 90 trong hai ống phóng đôi B515.

Không quân: Bãi đỗ cho trực thăng chiến đấu hoặc cứu hộ bay biển, có hầm cho trực thăng.

Indonesia đã sở hữu 4 tầu hộ tống loại 9113 đang hoạt động từ năm 2009 và đến tháng 8 năm 2010 đã ký hợp đống đóng mới tầu tuần biển (frigate) PKR 105 trên cơ sở SIGMA 10514 tại xưởng đóng tầu PT PAL Shipyard của Indonesia.
Morocco hiện đang sở hữu 2 chiếc tầu Sigma 9813 hộ tống hạng năng với VLS và một khinh hạm loại SIGMA 10513.
Điểm ưu việt của hệ thống model tầu SIGMA trên thực tế và cấu trúc thiết kế tiên tiến. Khi đã có được công nghệ đóng tầu lớp modules, có thể tiếp tục đóng mới các loại tầu hạng nhẹ khác nhau dựa trên cơ sở các modules đã được thiết kế và tích hợp các loại vũ khí trang bị được sản xuất từ các nước khác nhau.



Phần đài điều khiển tầu
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 801x544.

Phần mũi tầu.

Sơ đồ pháo hạm

Tên lửa chống tầu Exocet NM40

Phóng tên lửa chống tầu.
 

maybayfun

Xe buýt
Biển số
OF-59959
Ngày cấp bằng
25/3/10
Số km
824
Động cơ
450,350 Mã lực
Nơi ở
VH-FIX
không thế thì ông cục phó kia có cái nhà to đc chắc :))
quân đội mà nước nào cũng thế không chỉ VN
tầu Mỹ cũng trơ xương như vậy chả phẳng đc như ô tô nhà mình đi đâu
tên lửa thì so với giá anh em báo trên web thì đúng giá đấy =))
Sigma không dễ chịu đâu :)) đồ Sigma đắt gấp đôi đồ Gerpard nếu B chịu khó search nhé :)
chúc mừng năm mới!
Nhà bé tẹo, trời lạnh thế này mà 2 vợ chồng sang chúc tết ông vẫn bằng Airblade :( giầu đâu mà giầu :D
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Rõ khổ, lởm khởm giờ lại phải thanh minh rát cả họng. Thông tin về tàu của các bố tràn ra trên mạng chả từ chính nội bộ các bố ra chứ từ đâu, đến sắp xếp nhân sự cấp cao của TW **** còn có trên mạng thì trang bị cho anh Hoàng có cái qué gì mà chả đầy ra được. Mà không ngờ hải quân cũng chém gió chả khác gì anh Kiên nhể, "mỗi chiến sĩ hải quân là 1 nhà khoa học", "pháo 76ly bắn trúng mục tiêu ở bán kinh 100km", khiếp :)) :)) :)) :)) :)).
Chắc mải chém gió nên nhầm bố nóa mất 1 con số .. tầm 10 cây thì hợp lý hơn .. :D
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top