[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trạng thái
Thớt đang đóng

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
đơn giản là 1 khẩu revolver bắn đạn của M79
thậm chí là nòng trơn không khương tuyến!
mấy bố quân giới vẽ ra thôi chứ cái loại này các bố ấy nghịh lâu òi

đạn thì vô tư vì còn nhiều lắm :)) mà cũng đc sx tại VN òi
 

shilashiladen

Xe hơi
Biển số
OF-128489
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
119
Động cơ
376,390 Mã lực
ông này pro thiệt .chiến chanh có ai rảnh hỏi bao nhiêu lít /100km không .mà chú định mua ak mà hỏi vậy :P
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ mua sắm ồ ạt tên lửa phòng không thế hệ mới như BuK-M2E, Tor-M2E, Pantsir-S1, đặc biệt là từ 4 đến 6 hệ thống S-300PMU2 (hoặc S-400 Triumf nếu Nga sớm đưa vào danh mục vũ khí xuất khẩu) nhằm thay thế các loại vũ khí đã lỗi thời để hiện đại hóa lực lượng phòng không. Một thông tin nữa là Việt Nam sẽ tiến hành nâng cấp 4 tổ hợp tên lửa phòng không SA-6 Gainful (2K12) chuyển sang sử dụng đạn tên lửa hiện đại 9M317E vốn là loại tên lửa tiêu chuẩn của hệ thống BuK-M1-2. Như vậy, mặc dù chưa có bất kỳ bức ảnh hay thông tin chính thống nào xác nhận rằng Việt Nam có SA-6, nhưng thi thoảng có một số nguồn tin nói Việt Nam đã có!!!

Màu sơn của Việt Nam sẽ tươi hơn thế này một chút cho phù hợp với vùng nhiệt đới:




ВЬЕТНАМ ТРАДИЦИОННО СИЛЕН ПВО РОССИЙСКОГО ПРОИЗВОДСТВА



Многонаселенная Социалистическая Республика Вьетнам остается страной, руководимой Коммунистической партией, однако либерализация экономики по китайскому образцу привела в последние два десятилетия к стремительному экономическому подъему. Основной внешней угрозой для Вьетнама выступает Китай, вынуждая вьетнамцев содержать одни из наиболее многочисленных вооруженных сил в мире, хотя и претерпевших двукратное сокращение в последние годы.

В свете этого Вьетнам в последнее десятилетие уделяет значительное внимание закупкам (по мере возможности) современного вооружения, которые в основном по-прежнему осуществляются в России. При этом упор делается на переоснащении ПВО, ВВС и ВМС. В сфере систем ПВО наиболее важным шагом стало приобретение в России в 2005 году двух дивизионов ЗРС С-300ПМУ1, а также контракт на модернизацию ЗРС С-125М в вариант "Печора-2М". Закуплены современные российские и белорусские РЛС и АСУ ПВО.

До настоящего времени Вьетнам сохраняет систему ПВО, сформированную на основе советских поставок к началу 1980-х годов и ныне в значительной мере устаревшую (хотя и сохраняющую боевую ценность для действий против ВВС НОАК). Оценочно в настоящее время зенитные ракетные части войск ПВО СРВ включают до 10 смешанных зенитных ракетных полков (вооружены ЗРС СА-75М и С-125М), четыре зенитных ракетных полка ЗРК 2К12 "Квадрат" и один полк ЗРС С-300ПМУ1. Частичное обновление было произведено путем приобретения двух ЗРС С-3000ПМУ1 в России в 2005 году, а начиная с 2007 года часть систем С-125М модернизирована российской стороной в вариант "Печора-2М". Однако ясно, что Вьетнам все равно в обозримом будущем будет не в состоянии осуществить полную замену своего парка ЗРК в составе ВВС и ПВО, так что потребности страны в современных комплексах сохранятся на длительное время.

На вооружении сухопутных войск и ВМС Вьетнама находятся переносные ЗРК типов "Стрела-2", "Стрела-3", "Игла-1" и "Игла", некоторое количество войсковых ЗРК ближнего действия "Стрела-1" и "Стрела-10". В 2011 году Вьетнам получил два построенных в России фрегата типа "Гепард-3. 9", впервые оснащенных новейшим зенитным ракетно-пушечным комплексом "Пальма" с ракетами "Сосна-Р", а в конце года принял решение о заказе еще двух таких кораблей.

Теоретически можно ожидать закупки Вьетнамом для ВВС и ПВО в течение ближайшего десятилетия четырех или шести дивизионов ЗРС серии С-300ПМУ2 (или С-400 в случае экспорта последних). Возможны в перспективе шаги Вьетнама по приобретению комплексов серий "Бук" и "Тор" новых серий (М2Э), а также ЗРПК "Панцирь-С1", хотя их закупки вряд ли возможны в значительных количествах.

Вследствие ограниченности вьетнамских экономических возможностей не исключено, что может иметь перспективы также предложение Вьетнаму модернизации имеющихся у него ЗРК 2К12 "Квадрат" с переоснащением их новыми ЗУР 9М317Э, как это осуществлено Концерном ПВО "Алмаз-Антей" в Египте и Иране. Видимо, Вьетнам сохранит и свое значение в качестве стабильного покупателя современных российских переносных ЗРК. Вьетнамский флот в перспективе может обратиться к вопросу постройки более крупных боевых кораблей с вооружением российского производства, включающим и корабельные ЗРК малой или даже средней дальности.

http://vpk.name/news/63987_lima_raskryila_zontik_nad_yugovostochnoi_aziei.html
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
mặc dù chưa có bất kỳ bức ảnh hay thông tin chính thống nào xác nhận rằng Việt Nam có SA-6, nhưng thi thoảng có một số nguồn tin nói Việt Nam đã có!!!
Chắc là mấy ông phóng tinh Nga lấy nguồn từ OF hay TTVN đây. :)) :))
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Giải mã thiết kế tàu chiến Việt Nam (Updated)

1/30/2012
Sáng 16.1.2012, Hải quân Việt Nam tiếp nhận tàu pháo HQ-272 do Công ty đóng tàu Hồng Hà đóng theo thiết kế dựa trên "thiết kế sơ bộ của nước ngoài". Một số nguồn tin nước ngoài khẳng định đó là thiết kế của Nga, song có nguồn lại cho đó là thiết kế tàu tuần tra Lan (Lan A) của Ukraine.






HQ-272 chạy thử nghiệm trên biển​
Theo báo chí Việt Nam, sáng 16.1.2012, tại thành phố Hải Phòng, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận tàu pháo HQ-272, tàu đầu tiên thuộc lớp TT400TP, do Công ty đóng tàu Hồng Hà (Nhà máy 173, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ở Hải Phòng đóng.

Như tin đã đưa, lớp ТТ400ТР được công ty Hồng Hà phát triển trên cơ sở “thiết kế sơ bộ mua của nước ngoài”. Hãng đóng tàu Việt Nam không giấu giếm việc các chuyên gia của họ đã được đào tạo ở nước ngoài, nhưng không nói nước nào.

Một số nguồn tin Nga cho rằng, thiết kế này do Công ty cổ phần “Viện thiết kế hàng hải trung ương TsMKB Almaz” của Nga phát triển trên cơ sở thiết kế tàu tên lửa Projekt 1041.2 Svetlyak mà Nga đã bán cho Việt Nam. Theo Armstrade, TT400TP giống với thiết kế Projekt 10412 và BPS-500.

Armstrade cho biết, Việt Nam đang thực hiện với sự hỗ trợ của các nhà thiết kế Nga các dự án đóng 2 loại tàu cho Hải quân là tàu tuần tra dài 54 m và tàu đổ bộ dài 71 m. Có lẽ tàu tuần tra dài 54 m chính là nói đến TT400TP?

Theo bmpd ngày 29.1, thì thiết kế TT400TP có thể dựa trên thiết kế tàu tuần tra Lan (có nguồn viết là Lan A) do Trung tâm Nghiên cứu thiết kế đóng tàu ở Nikolayev, Ukraine phát triển dưới sự bảo trợ

của liên doanh Anh-Ukraine Fast Craft Naval Supplies (UK) Limited và đang được liên doanh này xúc tiến thương mại. Thực tế liên doanh này do hãng xuất khẩu vũ khí nhà nước Ukraine Ukrspecexport cùng với các đối tác Anh và Thổ Nhĩ Kỳ thành lập để xúc tiến các sản phẩm của ngành đóng tàu quân sự Ukraine ở các nước thứ ba.

HQ-272 đang chạy thử nghiệm (trên) và tại lễ bàn giao (giữa) và hình ảnh thiết kế tàu tuần tra Lan (Lan A) của Ukraine
Hai tàu tuần tra lớp Projekt 10412 mang số hiệu nhà máy 044, 045 tại Nga
trước khi bàn giao cho Việt Nam ngày 20.10.2011​
Qua các hình ảnh đăng tải công khai bởi báo chí Việt Nam và nước ngoài trên đây, có thể thấy HQ-272 rất giống thiết kês Lan của Ukraine và không giống lắm thiết kế Projekt 10412 của Nga.

Tàu chiến HQ 272 tại lễ bàn giao​
Nguồn tin này cũng cho biết, trước khi đóng HQ-272 cho Hải quân Việt Nam, công ty Hồng Hà còn đóng 3 tàu theo cùng thiết kế nhưng với hệ thống vũ khí rút gọn (mỗi tàu được trang bị 2 ụ pháo 2 nòng 25 mm 2М-3М) cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Thiết kế này được thực hiện ở Việt Nam với sự trung gian của Ukrinmash. Các tàu Việt Nam cũng được trang bị hệ thống radar Kaskad với radar Delta-М của Viện nghiên cứu Kvant-Radilokatsya ở Kiev.

Tàu chiến mang số hiệu 4031 của Cảnh sát Biển Việt Nam
cũng được cho là được Việt Nam đóng theo thiết kế Lan của Ukraine​
Trước đó, báo chí Việt Nam đưa tin, HQ 272 được khởi đóng từ ngày 22.4.2009, theo phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới... Cuối tháng 9.2011, tàu chính thức được nghiệm thu thành công.

Sau thời gian đóng 2 năm, HQ-272 đã chạy thử và bắn nghiệm thu đạn thật, mọi thông số đều đảm bảo theo thiết kế. Tàu được Quân chủng Hải quân, các cơ quan thiết kế và Hội đồng nghiệm thu của Bộ Quốc phòng đánh giá cao về chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, đạt được đầy đủ tính năng kỹ-chiến thuật theo phê duyệt của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo Giám đốc hãng đóng tàu Nguyễn Văn Cường, giá của một tàu TT400TP ước khoảng 1 triệu USD, trong khi một tàu tương tự trên thị trường thế giới có giá đến 10 triệu USD. Nhưng theo đánh giá của Jane’s, giá một tàu như vậy là 15-20 triệu USD.

Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Hải quân, cho biết, tàu HQ-272 sẽ góp phần làm tăng sức mạnh chiến đấu cho Hải quân Việt Nam và quan trọng nhất là Việt Nam từng bước làm chủ được công nghệ đóng tàu, tạo thế chủ động trong việc đảm bảo kỹ thuật, trang bị, phương tiện, vũ khí phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh.

Ông Phạm Ngọc Minh cho biết, nhiệm vụ của HQ-272 là tuần tiễu tại vùng biển Việt Nam. Tàu sẽ thực hiện những chuyến tuần tra nhằm bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Tổ quốc.

Theo Armstrade, nhiệm vụ chính của TT400TP là tác chiến chống tàu nổi đối phương, bảo vệ căn cứ chống tàu đổ bộ, hộ tống tàu dân sự và tuần tra vùng biển chủ quyền.

Từ trên xuống: buồng lái, bàn điều khiển radar và pháo hạm Ak-176 trên HQ-271​
Tàu có thiết kế rất hiện đại, có nhiều đặc tính ưu việt khi tác chiến trên biển, được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại như: pháo AK-176, pháo AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, hệ thống radar, hệ thống nhận biết địch-ta, hệ thống quang-điện tử,... Tàu có thể hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện gió cấp 9-10 và sóng cấp 8, tầm hoạt động 2.500 hải lý.

Còn theo bmpd, thiết kế ТТ400ТР được Việt Nam phát triển từ năm 2006. Tàu đầu tiên HQ-272 được khởi đóng tại Công ty Hồng Hà ngày 22.4.2009, hạ thủy ngày 8.5.2011 và bàn giao để thử nghiệm vào tháng 6.2011, ngày 16.1.2012 được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam.

Tàu ТТ400ТР có chiều dài 54,16 m, chiều rộng 9,16 m, mớn nước 2,7 m, tốc độ đến 32 hải lý/h. Lượng giãn nước đầy đủ 400 tấn, cự ly hành trình 2.500 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 30 ngày đêm.

TT400TP được trang bị các hệ thống điều khiển động cơ, chỉ huy chiến đấu và dập lửa hiện đại. Theo các bức ảnh, có thể đoán, tàu được trang bị 2 động cơ diesel, vũ khí phần lớn có nguồn gốc Nga.

Tàu được trang bị một số loại vũ khí Nga như 1 ụ pháo tự động vạn năng 76 mm АК-176 và 1 ụ pháo tự động vạn năng 6 nòng 30 mm АК-630 với hệ thống radar điều khiển hỏa lực (có thể là MR-123-02 Bagira) lắp trên cột tàu với máy đo xa laser và radar dẫn đường Furuno. Tàu còn được trang bị các súng máy và các bệ phóng tên lửa phòng không mang vác Igla. Trên mạn phải có giá xếp một xuồng cao su.

Trên hai bức ảnh chụp HQ-272 tại lễ bàn giao thấy rõ bên cạnh tàu này là một tàu cùng loại mà bề ngoài dường như đã đóng xong. Có tin Việt Nam có kế hoạch đóng tàu thứ ba.

Theo Jane’s Navy International, Việt Nam đang đóng tàu thứ hai lớp TT400TP và dự định đóng tàu thứ ba, có lẽ là theo thiết kế cải tiến trên cơ sở sử dụng kinh nghiệm thu được và các công nghệ nội địa.

Báo chí Việt Nam cũng đưa tin HQ-272 đây là tàu chiến (hiện đại) đầu tiên do Việt Nam sản xuất. Nhưng theo bmpd, thực chất, ngành đóng tàu quân sự Việt Nam có lịch sử khá lâu dài và HQ-272 không phải là sản phẩm đầu tiên của họ.

Trong những năm 1977-1980, Nhà máy đóng tàu Ba Son ở thành phố Hồ Chí Minh đã đóng 2 tàu tuần tra HQ-251 (lớp ТР-01) và HQ-253 (lớp cải tiến ТР-01М) bề ngoài giống với các tàu lớp 062 của Trung Quốc và các tàu chống ngầm cỡ nhỏ Projekt 201М của Liên Xô.

HQ-252 và HQ-253 - những chiến hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng​
Sau đó, Việt Nam đã đóng các tàu tuần tra và đổ bộ cỡ nhỏ. Năm 1996-2001, theo thiết kế và với sự giúp đỡ của Viện thiết kế Phương Bắc (SPKB) của Nga, Nhà máy Ba Son đã đóng tàu tên lửa HQ-381 lớp BPS-500. Nhưng có lẽ do thiết kế này kém thành công nên Việt Nam đã quyết định bắt đầu đóng tại Nhà máy Ba Son theo giấy phép của Nga các tàu tên lửa lớp Projekt 1241.8.

Xuồng đổ bộ ST1200 do Việt Nam đóng. Công ty 189 ở Hải Phòng đang đóng các xuồng đổ bộ ST1200. Biến thể dân sự của ST1200 có tên ST1200CN. ST1200 có chiều dài 12,80 m; chiều rộng 3,60 m; mớn nước 0,45 m; chở được 31 người; trọng tải 2,5 tấn, tốc độ 30 hải lý/h; động cơ Yamaha 420 - 2x240CV; vỏ tàu bằng nhôm Năm 2011, Nhà máy đóng tàu 189 ở Hải Phóng đã đóng hoàn thành tàu vận tải HQ-571 Trường Sa mà người ta dự đoán là theo thiết kế của tập đoàn đóng tàu Hà Lan Damen. Theo Jane’s, HQ-571 Trường Sa là tàu đổ bộ nội địa đầu tiên của Việt Nam mà theo Bộ Quốc phòng Việt Nam là tàu lớn nhất được thiết kế và đóng ở Việt Nam, được hạ thủy tại Nhà máy Z189 ở Hải Phòng ngày 5.10.2011. Tàu được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam vào đầu năm 2012.

HQ-571 có lượng giãn nước gần 2.000 tấn. có thể chở 180 người, tốc độ tối đa 16 hải lý/h, cự ly hành trình 2500 hải lý, thời gian đi biển đến 40 ngày đêm.

HQ-571 Trường Sa - tàu đổ bộ cỡ lớn đầu tiên của Việt Nam​

  • Nguồn: Thông tin và ảnh trích từ QĐND, VNE, VOV, 16.1.12, Armstrade, 18.1.12, bmpd, 18, 29.1.12, baodatviet.vn, dtinews.vn, MP, fastcraftnavalsupplies.com, giaoduc.vn, 189shipbuilding.com.vn.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Việt Nam mua tên lửa chống hạm Kh-35E

Tập đoàn “Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga đã hoàn thành đầy đủ hợp đồng cung cấp tên lửa chống hạm 3M24E cho Việt Nam, Tổng giám đốc KTRV Boris Obonosov tiết lộ khi trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti.


Theo ông Obnosov, hợp đồng với Việt Nam đã được KTRV hoàn thành vào năm 2009-2010.

Theo báo cáo năm 2010 của KTRV, hãng này đã chuyển giao cho Việt Nam 17 tên lửa chống hạm 3M24E trị giá 767 triệu rúp.

Năm 2010, KTRV tiếp tục cung cấp cho Việt Nam 16 tên lửa 3M24E trị giá 656 triệu rúp và 8 tên lửa huấn luyện 3М24EMB trị giá 72 triệu rúp.



Bệ phóng tên lửa chống hạm Kh-35E / Uran-E trên tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ

Được biết, Kh-35E hiện là loại vũ khí chống hạm chủ lực trên các tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam, kể cả các chiến hạm hiện đại nhất là HQ- 011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ lớp Gepard 3.9 mới được Nga chuyển giao.

3M24 hay Kh-35 (biến thể xuất khẩu là 3M24E hay Kh-35E) là tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển do KTRV phát triển và sản xuất với các biến thể trang bị cho máy bay, trực thăng, tàu nổi (hệ thống Uran/Uran-E) và hệ thống tên lửa bờ biển Bal/Bal-E.

Tên lửa chống hạm dưới âm chiến thuật Kh-35E có tầm bắn 130 km dùng để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu phóng lôi, tàu pháo, tàu nổi có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và các tàu vận tải biển. Nga đã phát triển biến thể cải tiến Kh35-UE có tính năng cao gấp 2-2,5 lần so với Kh-35E và tầm bắn 260 km, gấp đôi Kh-35E.

  • Nguồn: Armstrade, RIA Novosti, 31.1.2012.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ủa, tên lửa ít thế này thì lúc tác chiến lấy gì ra mà đánh nhể, cộng cả 2 hợp đồng vào thì chỉ đủ cho 2 con HQ-375/376 + thừa 1 quả. Àk mà không biết hợp đồng mua tàu có bao gồm đạn không nhỉ ???????????/
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Ủa, tên lửa ít thế này thì lúc tác chiến lấy gì ra mà đánh nhể, cộng cả 2 hợp đồng vào thì chỉ đủ cho 2 con HQ-375/376 + thừa 1 quả. Àk mà không biết hợp đồng mua tàu có bao gồm đạn không nhỉ ???????????/
Ôi xời. Tàu bè còn đếm được chứ đạn dược thì biết đâu mà lần. Đến giờ cũng chưa ai biết được chính xác VN đã bắn bao nhiêu SAM trong 12 ngày đêm Hà Nội kia kìa.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,912
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ôi xời. Tàu bè còn đếm được chứ đạn dược thì biết đâu mà lần. Đến giờ cũng chưa ai biết được chính xác VN đã bắn bao nhiêu SAM trong 12 ngày đêm Hà Nội kia kìa.
Theo số liệu của QDND thì đã phóng 334 đạn SA 2.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Em có thắc mắc về cơ cấu nạp tên lửa tự động Uran cho hai chú ghẻ nhà mình .. trên boong thấy có 8 quả kém cả dòng Mon có những 16 phát.
Vậy cơ cấu nạp tên lửa của chú Ghẻ ntn & tối đai nạp tự động được bao nhiêu lần hả các cụ ...
 

toyotathudo.com

Xe đạp
Biển số
OF-109203
Ngày cấp bằng
16/8/11
Số km
16
Động cơ
391,760 Mã lực
Báo Việt Nam dẫn lời phó Tư lệnh Hải quân Nguyễn Văn Ninh nói mức lương mới cho sỹ quan tàu ngầm là 35 triệu đồng đối với mức trung úy và 55 triệu đồng đối với mức đại tá.
Mức lương này được hiểu là trả cho một tháng.


Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh nói trong một phỏng vấn đăng trên báo Tuổi Trẻ Xuân, rằng "vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nghị định ban hành chế độ chính sách cho lực lượng đặc biệt này với nhiều ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở, tuổi phục vụ... "
Theo ông Ninh, người được phong hàm chuẩn đô đốc, tương đương thiếu tướng, năm 2009, mức lương của một đại tá phục vụ dưới tàu ngầm vào khoảng 2.500 đôla/tháng, "gấp hơn hai lần lương chuẩn đô đốc của tôi".
Ông Nguyễn Văn Ninh bình luận thế là "đủ cho một sỹ quan yên tâm lo cho một gia đình nhỏ để phục vụ quân đội và quân chủng lâu dài".
Mức lương trung bình đối với người lao động ở trong nước hiện nay, theo nguồn chưa chính thức từ Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, là vào khoảng 3,6 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra, quân chủng hải quân được biết cũng đang bắt đầu triển khai xây dựng nhà công vụ cho tất cả các sỹ quan hải quân đang tại ngũ để bảo đảm điều kiện cho họ yên tâm tập luyện và chiến đấu.
Chuẩn đô đốc Ninh được dẫn lời nói tất cả sỹ quan bộ đội tàu ngầm đều gia nhập lực lượng đặc biệt này một cách "tình nguyện".
Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị nhân lực và kỹ thuật cho hạm đội tàu ngầm trong tương lai.
Bắt đầu từ năm 2014, Nga sẽ giao chiếc tàu ngầm hạng Kilo 636 đầu tiên cho Việt Nam trong hợp đồng sáu chiếc trị giá nhiều tỷ đôla.
Đây là loại tàu ngầm hiện đại, dùng cả điện và dầu diesel.
Bên cạnh đó, hải quân Việt Nam cũng đang xây dựng căn cứ để tiếp nhận và vận hành tàu ngầm.
Tăng cường hải quân

Thời gian gần đây, cùng với căng thẳng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quân đội Việt Nam tỏ ra quyết tâm trong việc xây dựng và phát triển quân chủng hải quân, với ngân sách năm sau cao hơn năm trước.
Hợp đồng sáu tàu ngầm thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận cả trong nước và nước ngoài, vì có trong tay vũ khí đặc biệt này, khả năng tác chiến của hải quân Việt Nam sẽ được nâng lên gấp bội.
Một trang mạng nhiều người truy cập ở Trung Quốc hồi tháng 12/2011 đã đăng thông tin về nhóm học viên Việt Nam, được cho là đang học vận hành tàu ngầm ở Nga.
Mạng Sina nhận định rằng các học viên này trong tương lai sẽ trở thành các thành viên chủ chốt trong biên đội tàu ngầm của Việt Nam.
Các tàu ngầm của Việt Nam trong tương lai được thiết chuẩn với hệ thống hỏa tiễn chuẩn dạng Club.
Giữa năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh xác nhận hợp đồng mua sáu tàu ngầm Kilo 636 của Nga, nói "việc này hoàn toàn công khai minh bạch".
Ông khẳng định "đây là việc làm bình thường" phục vụ mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước.
"Xây dựng quân đội mạnh để bảo vệ hòa bình, để ai đó có ý đồ xâm chiếm Việt Nam cần để ý tới yếu tố này."


(trích BBC)
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
ha ha ý cậu là nòng trên hay dứoi
tớ đoán là hỏi cái dưới nhỉ mặc dù đạn AT b chừ còn khá nhìu
mình nghĩ chắc chắn là nòng kiểu M203 bắn đạn của M-79 40mm
còn cái đầu nòng kia là loa che lửa kiểu AK-103 lắp vào AK-M chứ không phải là Vn có AK-74 nhé
loại ấy là Vn sx đấy
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
Em có thắc mắc về cơ cấu nạp tên lửa tự động Uran cho hai chú ghẻ nhà mình .. trên boong thấy có 8 quả kém cả dòng Mon có những 16 phát.
Vậy cơ cấu nạp tên lửa của chú Ghẻ ntn & tối đai nạp tự động được bao nhiêu lần hả các cụ ...
Chả nạp được gì sất cụ ạ. 2 con Ghẻ này bắn hết thì biến về cảng và lắp tên lửa mới tại cảng thôi.
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,456
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
ha ha ý cậu là nòng trên hay dứoi
tớ đoán là hỏi cái dưới nhỉ mặc dù đạn AT b chừ còn khá nhìu
mình nghĩ chắc chắn là nòng kiểu M203 bắn đạn của M-79 40mm
còn cái đầu nòng kia là loa che lửa kiểu AK-103 lắp vào AK-M chứ không phải là Vn có AK-74 nhé
loại ấy là Vn sx đấy
Thì cũng có để tăng tính cơ động cho chiến sỹ trong mọi tình huống thôi!
Chơi IGI nhiều lúc muốn có AT cho nó vài phát mà ko có, ức không chịu được :)) Cứ phải tỉa từng cháu :))
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Lời giải cho bài toán phòng không tầm trung Việt Nam


Trong việc chống lại một cuộc tập kích đường không, lực lượng phòng không tầm trung có vai trò chiến lược cực kỳ quan trọng.
http://quocphong.baodatviet.vn/Trong thế trận phòng không của bất kỳ quốc gia nào, lực lượng phòng không tầm trung có vai trò chiến lược rất quan trọng. Nếu như lực lượng phòng không tầm xa đảm đương nhiệm vụ ngăn chặn đối phương tiến vào không phận, và đối tượng là các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS nhằm phá vỡ đội hình đối phương. Thế nhưng, một khi đối phương đã vượt qua được sự ngăn chặn của phòng không tầm xa, việc đảm bảo sự toàn vẹn bầu trời cũng như các mục tiêu quan trọng là nhiệm vụ nặng nề của phòng không tầm trung.

Với các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế chưa đủ khả năng để xây dựng một lực lượng phòng không tầm xa hùng hậu như Việt Nam, lực lượng phòng không tầm trung chính là nhân tố then chốt bẽ gãy các cuộc tập kích đường không của đối phương. Lịch sử xung đột giữa các quốc gia đã cho thấy, phòng không tầm trung chính là lực lượng tiêu diệt nhiều máy bay chiến đấu đối phương nhất.

Trong rất nhiều hệ thống tên lửa phòng không tầm trung trên thế giới, 2K12 Kub, NATO định danh là SA-6 Gainful là một chuẩn mực tiêu biểu.
Tương tự như SA-2, SA-3, SA-6 vẫn là một trong những hệ thống phòng không chủ lực của 23 quốc gia, chủ yếu là châu Á, trong đó có Việt Nam. SA-6 Gainful nâng cấp vẫn xứng đáng với biệt danh "3 ngón tay của thần chết"
Nga và một số nước lớn của phương Tây liệt kê SA-6 Gainful vào những hệ thống đã lỗi thời, tuy nhiên, sức mạnh chiến đấu chống lại các cuộc tập kích đường không của SA-6 vẫn không hề suy giảm, đặc biệt là những gói nâng cấp vẫn duy trì một sức mạnh chiến đấu ngang ngửa các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại sau này.

Việc nâng cấp những hệ thống tên lửa phòng không được cho là đã lỗi thời luôn mang lại những bất ngờ lớn cho đối phương. Lầu Năm Góc có nằm mơ cũng không nghĩ rằng siêu máy bay ném bom tàng hình F-117A lại bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa lỗi thời như SA-3.

Đầu dò radar chủ động 9B-1103M-350 mang lại cho SA-6 khả năng "bắn-quên"​
SA-6 bắt đầu được triển khai trong quân đội Liên Xô vào năm 1965, đã chứng minh khả năng xuất sắc của mình trong cuộc xung đột Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và khối Arab. Hệ thống này được ví là “ba ngón tay của thần chết” bởi khả năng tuyệt vời của nó.

Tổng cộng, đã có 64 máy bay các loại đã bị bắn rơi bởi 95 tên lửa, tỷ lệ tiêu diệt máy bay là 1,48 quả/chiếc, một con số ấn tượng. Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại như Patriot của Mỹ, hay S-300 của Nga chưa chắc làm được điều này.

SA-6 Gainful sử dụng tên lửa đối nhiên liệu rắn, có khả năng cơ động chiến thuật rất cao. Toàn bộ hệ thống phóng, radar trinh sát và kiểm soát bắn đều được bố trí trên khung gầm xe GM-578 và GM568.

Mỗi xe phóng mang 3 tên lửa, radar trinh sát và kiểm soát bắn 1S91, radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 75km, dẫn hướng tên lửa tấn công mục tiêu ở cự ly 28km, radar có khả năng kiểm soát 6 mục tiêu và dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công cùng một mục tiêu.

Tên lửa 3M9 có tầm bắn hiệu quả từ 4-24km, tầm cao hiệu quả lên đến 14km, tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar bán chủ động.

Những nâng cấp đáng kể ở SA-6

Tại Nga, SA-6 đã được thay thế bằng các hệ thống tên lửa đối không hiện đại hơn như Buk-M1/2/3. Nhưng bên cạnh đó, Nga cùng với Cộng hòa Séc đã giới thiệu các gói nâng cấp dành cho SA-6 mang lại một năng lực tác chiến vượt trội cho hệ thống này.

Nga đã giới thiệu gói nâng cấp tổng thể cho SA-6 bao gồm, nâng cấp máy tính điều khiển, khả năng kháng nhiễu của hệ thống, đặc biệt đề xuất trang bị đầu dò radar chủ động 9B-1103M-350 của tên lửa AA-12 cho tên lửa 9M9, cung cấp khả năng khóa mục tiêu có diện tích phản hồi radar RCS 5m2 ở cự ly 40km.
Phòng điều khiển radar trinh sát và kiểm soát bắn của SA-6 sau khi nâng cấp. Cộng hòa Séc đề xuất nâng cấp phần cứng và phần mềm cho radar 1S91 với khả năng phát sóng kỹ thuật số, cung cấp độ nhạy 75dB, radar sau nâng cấp có khả năng phát sóng ngắt quãng giúp hệ thống đối phó hiệu quả với các tên lửa chống bức xạ kiểu Shrike.

Gần đây, Nga đã giới thiệu gói nâng cấp mới cho SA-6 của Ai Cập bao gồm bổ sung kênh theo dõi và dẫn hướng quang học, nâng cấp radar và hệ thống kiểm soát bắn, thay thế tên lửa 3M9 bằng tên lửa 9M317E.

Tính năng của hệ thống sau nâng cấp như sau:

- Số mục tiêu theo dõi tăng từ 6 lên 12 mục tiêu
- Hệ thống có khả năng theo dõi và phân loại các mục tiêu trên không như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, cũng như các mục tiêu trên không khác.
- Các màn hình LCD độ phân giải cao thay thế cho các đồng hồ số cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về mục tiêu và các hệ thống liên quan.
- Hệ thống kiểm soát bắn với bộ vi xử lý kỹ thuật số có khả năng dẫn hướng cho hai tên lửa tấn công hai mục tiêu riêng biệt cùng lúc.
- Trang bị tên lửa 9M317E (biến thể xuất khẩu của tên lửa 9M317 thuộc hệ thống Buk-M2) với tầm bắn hiệu quả từ 4-25km tới 3-42km, tầm cao hiệu quả từ 300m-14km lên 150m-25km. Tốc độ của tên lửa tăng từ 600m/giây lên 1.200m/giây, khả năng hứng chịu ứng suất trọng trường của tên lửa tăng từ 7-8g lên 10-21,5g, xác suất tiêu diệt mục tiêu tăng lên đến 95%. Khối lượng tên lửa tăng từ 670kg lên 720kg, khối lượng đầu đạn từ 57kg lên 70kg.

Nhìn chung tính năng của SA-6 sau khi nâng cấp theo tiêu chuẩn trên đạt khả năng tương đương với hệ thống tên lửa đối không Buk-M1.

Sau triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Lima được tổ chức tại Maylasia vào tháng 12/2011. Ông Ruslan Pukhov giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (CAST) có trụ sở tại Moscow, tiết lộ, phía Nga đang giới thiệu gói nâng cấp SA-6 đã thực hiện ở Ai Cập cho Việt Nam.

Ông Pukhov cho biết, Việt Nam đang có trong biên chế 4 trung đoàn tên lửa SA-6. Do đó, việc nâng cấp lên tiêu chuẩn mới hiện đại là lời giải cho bài toán phòng không tầm thấp đến trung của Việt Nam.
 

Ngô Đại

Xe tải
Biển số
OF-23805
Ngày cấp bằng
8/11/08
Số km
277
Động cơ
495,456 Mã lực
Bài này cháu cũng đọc chỗ khác chièu nay rồi.Tóm lại Việt Nam đang có trong biên chế 4 trung đoàn tên lửa SA-6, mới được nâng cấp tại Ai Cập cho VN.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Bài này cháu cũng đọc chỗ khác chièu nay rồi.Tóm lại Việt Nam đang có trong biên chế 4 trung đoàn tên lửa SA-6, mới được nâng cấp tại Ai Cập cho VN.
Nói như pác thì ta mang cả 4 trung đoàn SA 6 sang xứ kim tự tháp để nâng cấp ợ:))
Họ lấy theo chuẩn đã nâng cho chú Ai cập pác ợ:))
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top