[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trạng thái
Thớt đang đóng

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,456
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Mềnh vẫn chưa hình dung cụ Trium làm gì ?
Thân phận khó nhằn hơn cả mafia
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Để em giải thích cho cụ ạ:
Theo lý thuyết thì muốn hấp thụ sóng radar, vật liệu hấp thụ radar ( Radar-Absorbing-Materials : RAM) phải có chiều dày lớn hơn 1/4 bước sóng của radar. Phần lớn các radar ngày nay dùng tần số sóng viba (như của lò vi sóng ấy ạ) với tần số từ 1GHz - 18GHz tương ứng với bước sóng từ mi-li-mét đến cen-ti-mét. Nhưng chẳng ai có thể làm 1 lớp sơn dày như thế để phết lên máy bay, chính vì thế BQP Mỹ đã sử dụng phương án là thay thế các thành phần kim loại của máy bay bằng các vật liệu cấu trúc vừa có độ bền, vừa có khả năng hấp thụ radar. Và họ đã phát triển thành công 1 loại composite có cấu tạo từ sợi carbon và polymer tổng hợp dùng trong chế tạo máy bay F22 Raptor. Lớp vật liệu này vừa là thân vỏ máy bay, vừa là lớp RAM! Không có số liệu gì về loại vật liệu này, người ta chỉ có thể ước tính mội chiếc F22 dùng khoảng 6.000 cân Anh loại vật liệu này.
Chính vì thế nếu nói chiều dày lớp RAM của F22 dày tới cả inch là hoàn toàn có cơ sở cụ ạ!
Còn về việc tàng hình thì không chỉ phết sơn RAM lên máy bay là có thể biến nó thành tàng hình, mà phải có rất nhiều cách khác nữa, ví dụ làm mát mấy cái động cơ phản lực chẳng hạn...
Việc bảo dưỡng các lớp sơn RAM là bao gồm cả việc bảo dưỡng, thay thế các lớp vật liệu cấu trúc nữa, cho nên nó mới đắt và chi phí cao, chứ ko phải chỉ đơn thuần là sơn lại máy bay.
Còn việc loại bỏ F22 Raptor hay F117 A - NightHawk là còn do nhiều nguyên nhân, chứ hoàn toàn ko phải chỉ do chi phí bảo dưỡng quá cao, vì hiện nay KQ Hoa Kỳ đang chế tạo F35 cũng theo công nghệ tàng hình của F22.
Cuộc chiến vùng Vịnh, máy bay tàng hình F-117 được tung ra như một con bài “đáng gờm”. Mỹ rầm rộ tuyên truyền cho F-117, như là nó có thể ngang nhiên bay trên bầu trời đối phương vậy. Tuy nhiên, sự thực là F-117 chẳng hơn gì loại máy bay chiến đấu A-10. Và nếu bay ở tầm cao hoặc điều kiện nhiệt độ cao, khả năng tàng hình của nó cũng "mất tích".
Số lần xuất kích của F-117 chỉ chiếm 20% trong tổng số lần xuất kích của các máy bay khác, nhưng lại đảm nhiệm tới trên 40% nhiệm vụ tấn công. Sau chiến tranh, không quân Mỹ tuyên truyền mạnh mẽ cho F-117, làm như nó có khả năng công nhiên bay trên bầu trời đối phương một cách vô tư vậy.
Nhưng, kết quả thẩm vấn tù binh cho thấy, cái họ sợ không phải là F-117 với giá sản xuất gần 100 triệu USD mà là những chiếc A-10 với giá chỉ có 1,2 triệu USD. Các chuyên gia Mỹ cũng cho biết, máy bay tàng hình F-117 tiềm ẩn hàng loạt “căn bệnh” nghiêm trọng về chất lượng, nó chỉ vô hình trước đối phương trong điều kiện tầm bay và nhiệt độ thấp, còn nếu bay ở tầm cao hoặc điều kiện nhiệt độ cao, khả năng này cũng "tàng hình" luôn.
Bên cạnh đó, hiệu quả tàng hình của F-117 được đánh đổi bằng sự hy sinh khả năng cơ động của nó. Tốc độ của F-117 chỉ là 0,9 Mach (khoảng 300 m/s, nhỏ hơn tốc độ âm thanh là 320 m/s), bán kính tác chiến là 1.100 km, một khi đã bị phát hiện và đuổi thì khó mà trốn thoát. Ngoài ra, F-117 chỉ có thể tải hơn 2 tấn đạn và mang theo các loại bom điều khiển laser.
Trong quá trình nghiên cứu và chính thức sử dụng F-117, có tới 6 lần sự cố rơi nổ. Trong đó, bi đát nhất là vụ ngày 14/9/1997, trong khi biểu diễn ở cuộc triển lãm hàng không Mỹ, chiếc F-117 mới tinh đã bị gãy cánh và rơi xuống ngoại ô thành phố Baltimore.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Thì em nó là dạng đầu tiên của tàng hình mà, tất nhiên là còn nhiều khiếm khuyết. Vấn đề là ở chỗ đến tận bây giờ, 20 năm sau cuộc chiến vùng Vịnh thì các nước khác vẫn chưa có 1 chiếc tàng hình như nó.
 

Royce

Xe tải
Biển số
OF-288
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
211
Động cơ
582,573 Mã lực
Tuổi
44
F117:


Khác với F22 thì F117 lại sử dụng 1 phương cách khác để tàng hình, đấy là tán xạ tín hiệu radar, mặc dù nó cũng có được trang bị lớp RAM. Như các cụ đã biết thì sóng radar giống như các loại sóng khác, khi gặp vật chắn phẳng và vuông góc nó sẽ phản hồi gần như nguyên vẹn, nhưng khi gặp các bề mặt nghiêng, các góc cạnh thì nó sẽ bị tán xạ đi, và chỉ còn 1 phần nhỏ phản hồi về thiết bị phát sóng. Thế cho nên chúng ta thấy hình dáng F117 có rất nhiều điều quái gở nhằm tán xạ tín hiệu radar. Nhưng với hình dạng phi khí động học như vậy, cộng thêm với việc phải hy sinh 1/3 công suất động cơ khiến cho nó rất khó điều khiển, không thể có những màn nhào lộn và hoàn toàn ko có khả năng cận chiến trên không (mà thường gọi là dogfight) và F117 chỉ có thể bay như 1 con chim hải âu mà thôi, mặc dù đứng tên F (fighting) nhưng nó chả có cái quái gì mà được gọi là NightHawk cả!
Điều đặc biệt nữa là, để đảm bảo khả năng tàng hình, F117 không được trang bị radar! Các cụ thử tưởng tượng ko có radar (mà chỉ có dẫn đường GPS, như vietmap í ạ) thì nó chẳng khác gì 1 con dơi bị điếc bay giữa ban ngày. Cho nên không lạ khi thấy quân Nam tư cũ chỉ với SAM là đã có thể hạ nó ngon lành. Nên việc F117 về hưu là hoàn toàn dễ hiểu ạ!
 

pategan

Xe hơi
Biển số
OF-32318
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
190
Động cơ
480,720 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
Máy bay tàng F117 hình lúc sinh ra có để không chiến đâu mà chê nó với A10 ;)
nó mang bom, vũ khí hủy diệt hạng nặng để tiêu diệt mục tiêu chiến lược ^_^
 

Royce

Xe tải
Biển số
OF-288
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
211
Động cơ
582,573 Mã lực
Tuổi
44
Thế mà mới đây có bạn gì còn cho bay thử 1 loại chiến đấu cơ tàng hình siêu việt hơn cả F35. Không lẽ bạn ấy dọa chúng ta hay sao?
Nhưng em cũng ko hiểu các bạn ấy làm thế nào để biến cái J hai chục thành ra super-cruiser trong khi công nghệ chế tạo cái động cơ fake Tumanski cũng chẳng nên hồn. Thế mà có người đồn đoán là do bạn ấy tiếp cận được các mảnh vụn của F117 rơi ở Serbi nên có trong tay công nghệ tàng hình! Đúng là hài vãi!
 

dép lào 18k

Xe đạp
Biển số
OF-121598
Ngày cấp bằng
22/11/11
Số km
25
Động cơ
381,950 Mã lực
Nơi ở
daksong/daknong
em thấy ở ngoài là sơn tàng hình chống rada mà kick vào thì ra hình ảnh,vũ khí trang bị... thế này,pác mod coi lại dùm cái
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com



Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM "Pechora-2TM" được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện nhiễu đối với các loại phương tiện tấn công đường không, gồm cả các phương tiện bay thấp và có kích cỡ nhỏ, đang và sẽ được đối phương trang bị, cũng như tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước khác.



Đoạn phim giới thiệu cảnh bắn đạn thật diệt mục tiêu bay kiểu trực thăng của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"


Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" có thể được triển khai chiến đấu độc lập, hoặc được triển khai như một bộ phận trong thế trận phòng không hợp nhất nhờ khả năng tương thích với mọi chủng loại ra-đa và các hệ thống thông tin chỉ huy phòng không, cũng như hệ thống kiểm soát không lưu.



Đoạn phim giới thiệu các thành phần của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"


Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" được trang bị bộ thu tín hiệu từ hệ thống dẫn đường vệ tinh, cho phép định vị tọa độ, hiển thị vị trí trên bản đồ số, đồng thời rút ngắn đáng kể thời gian thu hồi từ trận địa cũ và triển khai tổ hợp tại trận địa mới.

Nguồn: Topic Sổ tay Kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không của bác OldBuff
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,6082.210.html
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

Tính năng kỹ chiến thuật của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"


  • Cự ly nghiêng tối đa trong vùng diệt mục tiêu: 35,4 km
  • Độ cao vùng diệt mục tiêu: từ 20 m tới 25 km
  • Cự ly diệt tối đa đối với mục tiêu có tham số đường bay vòng phía ngoài trận địa: 25 km
  • Tốc độ bay tối đa của mục tiêu có thể diệt: 900 m/giây
  • Số lượng mục tiêu có thể diệt đồng thời: 02 mục tiêu
  • Xác suất diệt mục tiêu bằng 01 đạn: 0,92
  • Khả năng kháng nhiễu chặn tích cực: 2.700 W/MHz
  • Thời gian tổ hợp bắt mục tiêu theo phần tử chỉ định: 3 giây
  • Diện tích phản xạ điện từ nhỏ nhất của mục tiêu có thể bị phát hiện: 0,02 m2
  • Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa: 100 km
  • Thời gian thu hồi / triển khai tổ hợp: 25 phút / 30 phút
  • Thời gian khai thác sử dụng đạn: 15 năm



Bắn nghiệm thu thành công Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" trên trường bắn của khách hàng vào ngày 26/03/2011
Nguồn: Topic Sổ tay Kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa phòng không của bác OldBuff
http://www.vnmilitaryhistory.net/ind...,6082.210.html
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Cuộc chiến vùng Vịnh, máy bay tàng hình F-117 được tung ra như một con bài “đáng gờm”. Mỹ rầm rộ tuyên truyền cho F-117, như là nó có thể ngang nhiên bay trên bầu trời đối phương vậy. Tuy nhiên, sự thực là F-117 chẳng hơn gì loại máy bay chiến đấu A-10. Và nếu bay ở tầm cao hoặc điều kiện nhiệt độ cao, khả năng tàng hình của nó cũng "mất tích".
Số lần xuất kích của F-117 chỉ chiếm 20% trong tổng số lần xuất kích của các máy bay khác, nhưng lại đảm nhiệm tới trên 40% nhiệm vụ tấn công. Sau chiến tranh, không quân Mỹ tuyên truyền mạnh mẽ cho F-117, làm như nó có khả năng công nhiên bay trên bầu trời đối phương một cách vô tư vậy.
Nhưng, kết quả thẩm vấn tù binh cho thấy, cái họ sợ không phải là F-117 với giá sản xuất gần 100 triệu USD mà là những chiếc A-10 với giá chỉ có 1,2 triệu USD. Các chuyên gia Mỹ cũng cho biết, máy bay tàng hình F-117 tiềm ẩn hàng loạt “căn bệnh” nghiêm trọng về chất lượng, nó chỉ vô hình trước đối phương trong điều kiện tầm bay và nhiệt độ thấp, còn nếu bay ở tầm cao hoặc điều kiện nhiệt độ cao, khả năng này cũng "tàng hình" luôn.
Bên cạnh đó, hiệu quả tàng hình của F-117 được đánh đổi bằng sự hy sinh khả năng cơ động của nó. Tốc độ của F-117 chỉ là 0,9 Mach (khoảng 300 m/s, nhỏ hơn tốc độ âm thanh là 320 m/s), bán kính tác chiến là 1.100 km, một khi đã bị phát hiện và đuổi thì khó mà trốn thoát. Ngoài ra, F-117 chỉ có thể tải hơn 2 tấn đạn và mang theo các loại bom điều khiển laser.
Trong quá trình nghiên cứu và chính thức sử dụng F-117, có tới 6 lần sự cố rơi nổ. Trong đó, bi đát nhất là vụ ngày 14/9/1997, trong khi biểu diễn ở cuộc triển lãm hàng không Mỹ, chiếc F-117 mới tinh đã bị gãy cánh và rơi xuống ngoại ô thành phố Baltimore.
:)) có nó thì A10 mới hoạt động thoải mái được ạ
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Máy bay tàng F117 hình lúc sinh ra có để không chiến đâu mà chê nó với A10 ;)
nó mang bom, vũ khí hủy diệt hạng nặng để tiêu diệt mục tiêu chiến lược ^_^
ấy sao lại không sinh ra để không chiến ???
các phim quảng cáo của F-117 đều là không chiến bắn rơi các loại mig-23 mig-25 rầm rầm bản thân nó sinh ra đã mang cái tên F-117. Đa số máy bay hiện đại của quân đội Hoa Kỳ sử dụng hệ thống định danh thời sau 1962 theo mô hình có thể dự đoán (ở chừng mực nào đó) như "F-" luôn để chỉ máy bay chiến đấu trên không, "B-" thường là máy bay ném bom, và "A-" thường là máy bay tấn công mặt đất.
Cuối cùng nó lại buộc phải gán thêm chữ A vào thành F-117A vì khả năng không chiến là không có =))
 

pategan

Xe hơi
Biển số
OF-32318
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
190
Động cơ
480,720 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
tg có phát kiến gì chứ mang film quảng cáo thì chịu roài :))
F117 mang có 2 quả tên lửa không-đối-không để tự vệ, nhưng thường không hiệu quả (hệ quả của tính linh hoạt thấp), Bụng mang 2 trái bom Laze, không chiến thế nào đc , bị phát hện khéo MiG21 dí cho chạy kô kịp. Có thể nói F117 là bổ sung cho B2 khi cần chọn tiêu diệt các mục tiêu với độ chính xác cao hơn, và nó ko phải lọai để dùng dog fight trên không ;)
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
tg có phát kiến gì chứ mang film quảng cáo thì chịu roài :))
F117 mang có 2 quả tên lửa không-đối-không để tự vệ, nhưng thường không hiệu quả (hệ quả của tính linh hoạt thấp), Bụng mang 2 trái bom Laze, không chiến thế nào đc , bị phát hện khéo MiG21 dí cho chạy kô kịp. Có thể nói F117 là bổ sung cho B2 khi cần chọn tiêu diệt các mục tiêu với độ chính xác cao hơn, và nó ko phải lọai để dùng dog fight trên không ;)
thế thì lắp tên A ngay từ đầu đi cố F làm chi :))
cái thèng Mỹ thật ba hoa =)) nổ văng mạng
 

Kenket

Xe điện
Biển số
OF-1955
Ngày cấp bằng
15/10/06
Số km
4,164
Động cơ
612,056 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè lê la
Công nghệ kỹ thuật quân sự của VN cũng phát triển ra phết...
 

pategan

Xe hơi
Biển số
OF-32318
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
190
Động cơ
480,720 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
Một phút dàng cho quảng cáo ;)
KS Hin tơn Hà Nội gửi lời tri ân đến khách hàng, nhân dịp Giáng Sinh giảm 50% phí cho khách quen từng ở KS trong những năm khó khăn; những khách có chứng chỉ lái Pháo đài bay Bất khả xâm phạm B52 đựoc hưởng thêm chuyến viếng thăm miễn phí ở Hồ Hữu Tiệp- Ngọc Hà, ghi chú: có hướng dẫn viên song ngữ đi kèm :))
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Chiến dịch phòng không Hà Nội-Hải Phòng (18-29.12.1972)

10/23/2009 4:31:00 PM | Lượt xem: 853


VietnamDefence - Chiến dịch phòng không Hà Nội-Hải Phòng (18-29.12.1972) (còn gọi là chiến dịch Điện Biên Phủ trên không), chiến dịch của các lực lượng phòng không và không quân VN đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác (xem chiến dịch Lainơbêchcơ II, 18-29.12.1972).



B52 phơi xác trên cánh đồng ở Hà Nội Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 6 trung đoàn tên lửa phòng không, 4 trung đoàn không quân tiêm kích, 16 trung đoàn và 22 tiểu đoàn pháo phòng không, 4 trung đoàn rađa, 346 đơn vị pháo và súng máy phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

Xác máy bay B-52 bị bắn rơi ở Hà Nội trong chiến dịch Linebacker II

Niềm vui đánh thắng B-52
Xác B-52 rơi giữa làng hoa Ngọc Hà. Ảnh: Văn Bảo
Chiến dịch gồm 2 đợt:

  • Đợt 1 (18-24.12), đêm 18 rạng 19.12 Mỹ sử dụng 129 lần chiếc B-52 và trên 160 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá Hà Nội, Hải Phòng.
    Với lực lượng, thế trận được chuẩn bị và sẵn sàng chiến đấu cao, ta tổ chức đánh trả, bắn rơi 8 máy bay (có 3 B-52, 1 F-111); các ngày sau bắn rơi 45 chiếc (15 B-52, 4 F-111, có 1 F-111 là do tự vệ Hà Nội bắn rơi); riêng đêm 20, rạng sáng ngày 21.12, bắn rơi 7 B-52, 7 máy bay chiến thuật. Bị tổn thất nặng và không đạt kết quả mong muốn, Mỹ tạm ngừng đánh phá.

  • Đợt 2 (26-29.12), đêm 26-27.12, Mỹ dùng 116 lần chiếc B-52 đánh các khu đông dân ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên. Ta bắn rơi 18 máy bay (8 B-52); những ngày sau, bắn rơi 10 chiếc (8 B-52, có 2 chiếc do không quân bắn rơi).
Sau 12 ngày đêm chiến đấu, ta bắn rơi 81 máy bay (34 B-52 và 5 F-111), bắt sống nhiều phi công, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ, buộc Nixon phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và nối lại cuộc đàm phán ở Paris.

Xác máy bay B.52 tại Bảo tàng Chiến thắng B-52. Ảnh: ANTĐ Cùng với cuộc tiến công chiến lược 1972 của quân và dân miền Nam, chiến dịch phòng không Hà Nội-Hải Phòng là đòn chiến lược có ý nghĩa buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris 1973 về Việt Nam, rút hết quân Mỹ về nước (MH176-177).

  • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã

Chiến thắng B-52 của Việt Nam năm 1972 và việc Nam Tư bắn hạ máy bay tàng hình F-117A (1999) cho thấy, con người vẫn là yếu tố quyết định trong chiến tranh.

37 năm trước, bộ đội Phòng không - không quân (PK-KQ) Việt Nam lập nên một chiến công lịch sử có tên “Điện Biên Phủ trên không”, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược Linebacker II của đế quốc Mỹ nhằm vào Hà Nội và Hải Phòng (18 - 30/12/1972), quật ngã hàng chục pháo đài bay B-52 Stratofortress, biểu tượng sức mạnh không lực Mỹ, buộc Mỹ ký Hiệp định Paris 1973 rút quân khỏi Việt Nam.

27 năm sau chiến công của Việt Nam, trong 78 ngày đêm chiến đấu chống lại không quân Mỹ và NATO (27/3-10/6/1999), Nam Tư dũng cảm chiến đấu và lập thành tích chấn động, lần đầu tiên bắn hạ máy bay tàng hình (MBTH) F-117A Nighthawk của Mỹ.

Hai chiến công khẳng định một chân lý: con người vẫn là yếu tố quyết định trong chiến tranh, nếu có quyết tâm, cách đánh đúng và sự thông minh, mưu trí, sáng tạo, vẫn có thể đánh thắng kẻ thù vượt trội về vũ khí và công nghệ kể cả bằng vũ khí lạc hậu.

Điều lý thú là qua lời kể của đại tá Zoltán Dani, người chỉ huy đơn vị phòng không Nam Tư đã bắn rơi F-117A, có thể thấy thấy chiến công này mang đậm dấu ấn kinh nghiệm của các cuộc chiến ở Trung Đông và trên hết là của nghệ thuật phòng không Việt Nam.

F-117A Nighthawk (Chim ưng đêm), là máy bay chiến đấu tàng hình sản xuất loạt đầu tiên trên thế giới, do hãng Lockheed (Mỹ) phát triển theo chương trình bí mật Aurora năm 1974, thực hiện chuyến bay đầu ngày 18/6/1981, đưa vào trang bị cho không quân Mỹ ngày 15/10/1983 và loại khỏi trang bị ngày 22/4/1988.

Tổng cộng đến năm 1990, Mỹ đã chế tạo 64 máy bay loại này, 5 mẫu chế thử YF-117A và 59 chiếc sản xuất loạt F-117A.

Trong 25 năm, Nighthawk đã tham gia 5 chiến dịch: xâm lược Panama năm 1989, chống Iraq năm 1991 và 2003, không kích Nam Tư năm 1999, xâm lược Afghanistan năm 2001.

Điều thú vị người được coi là cha đẻ của công nghệ máy bay tàng hình hiện đại lại là nhà vật lý và nhà toán học của… Liên Xô P.Ya. Ufimtsev.

Chính Lý thuyết tán xạ của ông đã giúp các kỹ sư của Lockheed (Mỹ) trong thập niên 1970 xây dựng khái niệm máy bay có độ bộc lộ radar thấp và chế tạo F-117A (công nghệ tàng hình thế hệ 1), đặc biệt là phát triển máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit (công nghệ tàng hình thế hệ 2) của hãng Northrop.


F-117A Nighthawk.

Trong cuộc chiến chống Iraq năm 1991, F-117A trở thành ngôi sao sáng chói với hiệu quả chiến đấu rất cao. F-117A đã thực hiện 1.271 phi vụ dài 7.000 giờ và thả 2.087 quả bom dẫn bằng laser GBU-10 và GBU-27 tổng trọng lượng gần 2.000 tấn, gần 1% tổng số phi vụ của không lực liên quân (và dưới 4% tổng số phi vụ chiến đấu).

Hiệu quả (số lượng phi vụ/số mục tiêu chỉ định bị diệt) là 80-95%, đánh trúng 1.669 lần, chỉ đánh trượt 418 lần. Trong khi đó, lượng máy bay F-117A chỉ chiếm 2,5% số máy bay Mỹ và đồng minh tại vùng Vịnh, F-117A tiêu diệt gần 40% số mục tiêu mặt đất ưu tiên mà không bị tổn thất nào.

Tại Quốc hội Mỹ, trung tướng Charles Horner, tư lệnh không quân liên quân tuyên bố các máy bay tàng hình như F-117A và В-2 sẽ là không thể thay thế trong các cuộc xung đột tương lai như chiến tranh ở vùng Vịnh.

Trong cuộc chiến 78 ngày chống Nam Tư, 24 chiếc F-117A được triển khai đến châu Âu và đã thực hiện gần 850 phi vụ. Tuy nhiên, khác với Iraq, phòng không Nam Tư đã kiên cường đánh trả bắn rơi tại chỗ 1 F-117 ở gần làng Budanovci, ngoại ô Belgrade ngày 27/3/1999 (ba ngày sau khi chiến dịch được mở màn) và 1 chiếc khác bị bắn bị thuơng ngày 30/4/1999, phải hạ cánh xuống căn cứ Aviano, Italy.


Thông tin

Đánh trả chiến dịch Sức mạnh đồng minh (Operation Allied Force)

Ngày 24/3/1999, không quân NATO bắt đầu chiến dịch không kích dài 78 ngày chống Nam Tư, cuộc chiến tranh lớn đầu tiên ở châu Âu sau Thế chiến II và một cuộc chiến tranh công nghệ cao điển hình.

Trong cuộc chiến này, trước ưu thế gần như tuyệt đối của không quân đối phương, quân đội Nam Tư đã chiến đấu kiên cường và lập công xuất sắc. Thành công nhất là họ đã cơ bản bảo toàn được lực lượng và khả năng chiến đấu.

Bất chấp những cuộc đánh phá ác liệt của kẻ thù, các tên lửa của Serbia vẫn là mối đe dọa lớn trong suốt cuộc chiến, buộc máy bay NATO phải bay ở độ cao trên 4.500 m.


Tên lửa phòng không S-125 của Nam Tư. Ảnh: vs.rs

Theo NATO, trong thời gian không kích, tại Kosovo họ đã tiêu diệt: gần 60% pháo binh và gần 40% xe tăng Nam Tư và ở sân bay Slatina tại thủ phủ Pristina của Kosovo chỉ còn 4 MiG-21 của phía Nam Tư.

Vì thế, lực lượng NATO kinh ngạc khi đếm được 60.000 quân Serbia rút khỏi Kosovo (chứ không phải 40.000 quân như họ từng nghĩ), gần 250 xe tăng, ít nhất 450 xe bọc thép chở quân, gần 600 khẩu pháo các loại, các bệ phóng tên lửa.

Họ cũng sửng sốt chứng kiến 11 chiếc MiG-29 và 21 chiếc MiG-21 lần lượt bay khỏi sân bay Slatina ở Pristina về phía Bắc, tới Belgrade ngày 12/6/1999.

Một số nhà bình luận nói, các máy bay "tàng hình" trong cuộc chiến 78 ngày không phải F-117A của Mỹ, mà chính là MiG của Serbia. Trong chiến dịch ném bom tàn bạo, NATO chỉ tiêu diệt được ba MiG-29

Theo số liệu của Nam Tư, quân đội Nam Tư đã bắn rơi tổng cộng 128 máy bay, 14 trực thăng, 60 máy bay không người lái, 454 tên lửa hành trình. Theo thông tin của NATO, trong số hơn 1.000 máy bay tham chiến, chỉ còn lại hơn 80%.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Mợ trai Ưm Phờ choa iem hỏi cái sao nó thế này được:

"Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM "Pechora-2TM" được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện nhiễu đối với các loại phương tiện tấn công đường không, gồm cả các phương tiện bay thấp và có kích cỡ nhỏ, đang và sẽ được đối phương trang bị, cũng như tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước khác."
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM "Pechora-2TM"
Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.tetraedr.com

Vũ khí trang bị kỹ thuật của Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM"

Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" bao gồm 2 nhóm vũ khí trang bị kỹ thuật chính là: Nhóm vũ khí, khí tài chiến đấu và Nhóm trang bị bảo đảm kỹ thuật.



Tổ hợp S-125-2TM "Pechora-2TM" được đơn vị chế tạo Liên hiệp Tetraedr đem trưng bày tại Triển lãm quốc tế về Vũ khí và Trang bị kỹ thuật quân sự MILEX-2011 tổ chức tại thủ đô Minsk của Cộng hòa Belarus trong các ngày từ 24-27/5/2011

Nhóm vũ khí, khí tài chiến đấu gồm có:

  • Tổ hợp Đài điều khiển tên lửa SNR-125-2TM gồm 2 xe: xe an-ten UNV-2TM và xe điều khiển UNK-2TM
  • Cụm 4 bệ phóng loại 4 cần 5P73-2TM
  • Cụm nguồn tự cấp SAES-2TM
  • Đạn tên lửa có điều khiển 5V27: cơ số 32 đạn (16 đạn trên bệ và 16 đạn trên xe tiếp đạn)
  • Đài trinh sát nhìn vòng và chỉ thị mục tiêu P-18T (trang bị trong trường hợp Tổ hợp trực ban độc lập)
Nhóm trang bị bảo đảm kỹ thuật gồm có:

  • 04 xe tiếp đạn TRV-2TM
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top