[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trạng thái
Thớt đang đóng

tenlua

Xe hơi
Biển số
OF-64133
Ngày cấp bằng
15/5/10
Số km
141
Động cơ
438,810 Mã lực
Kiểm tra nhà máy chuẩn bị thực hiện dự án sửa chữa các loại máy bay mới

QĐND - Chiều 3-11, Trung tướng Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương ****, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các cơ quan của Tổng cục Kỹ thuật đã làm việc với Nhà máy A32-Cục Kỹ thuật-Quân chủng Phòng không-Không quân.

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra tình hình sửa chữa máy bay phản lực chiến đấu và việc chuẩn bị thực hiện Dự án đầu tư công nghệ sửa chữa các loại máy bay mới của Nhà máy A32. Hiện đơn vị đã được đầu tư xây dựng tại sân bay Đà Nẵng với nhiều công trình đồng bộ, có năng lực sửa chữa các loại máy bay chiến đấu của quân đội. Ngoài ra, nhà máy còn sửa chữa nhiều khí tài, vũ khí khác.

Trung tướng Trương Quang Khánh đánh giá cao việc Nhà máy A32 đã chủ động khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tự sản xuất nhiều linh kiện, chi tiết hàng không. Đồng chí chỉ đạo đơn vị đẩy mạnh thực hiện phương thức bảo đảm kỹ thuật theo mô hình Trung tâm dịch vụ kỹ thuật cao. Sử dụng chuyên gia công nghệ cao, bảo đảm vật tư kỹ thuật và huấn luyện kỹ thuật có trọng điểm để sớm đưa Trung tâm dịch vụ sửa chữa kỹ thuật hàng không vào hoạt động.

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/4/37/37/165701/Default.aspx

===============================

Nhà máy này sx linh kiện hàng không gì đây các bác ? Ốc vít thì không thèm vì VN đã sx được cả tàu chở dầu 104 nghìn tấn, dàn khoan vài nghìn tấn, cẩu trục 1200 tấn vv rồi
 

maybayfun

Xe buýt
Biển số
OF-59959
Ngày cấp bằng
25/3/10
Số km
800
Động cơ
450,350 Mã lực
Nơi ở
VH-FIX
Tác giả bức ảnh cũng là OFer nhà mình đấy ;)) về nguyên tắc là như thế, chứ hôm trước em thấy con camo bay ra Cát Dài đấy thím ;))
nhìn ảnh là biết ai chụp rồi, thằng Khiêm béo này chuyên lọ mọ đi chụp kiểu này
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,456
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Chiều qua lên đồi xem bộ đội tập bắn. Bia cố định bắn kiểu gì mà thằng phất cờ cứ xoay tròn :))
Không biết khi chiến nhau bắn kiểu ấy có giết đc thằng nào ko =))
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Chiều qua lên đồi xem bộ đội tập bắn. Bia cố định bắn kiểu gì mà thằng phất cờ cứ xoay tròn :))
Không biết khi chiến nhau bắn kiểu ấy có giết đc thằng nào ko =))
thím sen có y!h không, pm inbox em, mềnh nói chuyện tí ;))
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Chiều qua lên đồi xem bộ đội tập bắn. Bia cố định bắn kiểu gì mà thằng phất cờ cứ xoay tròn :))
Không biết khi chiến nhau bắn kiểu ấy có giết đc thằng nào ko =))
70% đạt loại giỏi, ~ 30% loại khá còn lại số ít cá biệt là xuất sắc đó :))
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,456
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Su-27 và Su-30 trong Không quân Việt Nam

11/27/2011 2:17:00 AM
Các nhà phân tích nước ngoài dự báo Việt Nam sắp có trung đoàn không quân tiêm kích thứ ba trang bị Su-27/30.

Có thể phỏng đoán rằng, chương trình hiện đại hóa quân sự của Việt Nam bắt nguồn từ nhiệm vụ cân bằng với hoạt động xây dựng quân đội Trung Quốc, hơn nữa giữa Việt Nam và Trung Quốc tồn tại tranh chấp biên giới lâu dài mà mới đây lại được bổ sung thêm tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Su-27UB của Không quân Việt Nam
Những chiếc Su-27 đầu tiên


Vào năm 1992, không quân Trung Quốc đã nhận được toàn bộ 26 tiêm kích Su-27SK/UBK mà họ đặt hàng một năm trước đó. Hợp đồng này rung lên hồi chuông cảnh báo đối với ban lãnh đạo Việt Nam, kết quả là hai năm sau, Việt Nam đã ký với công ty xuất khẩu vũ khí chính thức của Nga Rosvooruzhenie một hợp đồng trị giá 200 triệu USD mua 5 chiếc Su-27SK và 1 Su-27UBK.

Những máy bay này là các tiêm kích đa năng đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam. Trong giá trị hợp đồng bao gồm cả việc đào tạo phi công và nhân viên mặt đất của Việt Nam tại Nga.

Hai chiếc Su-27 đầu tiên Việt Nam nhận được vào tháng 5.1995, số còn lại được chuyển tới Việt Nam vào cuối năm 1996. Tất cả số máy bay này được biên chế cho Trung đoàn không quân tiêm kích 937 (Đoàn Hậu Giang), đơn vị này được thành lập ngày 30.5.1975, tức là một tháng sau khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam. Trung đoàn đóng tại sân bay Phan Rang.

Tháng 12.1996, 6 chiếc Su-27 đầu tiên được bổ sung thêm một lô mới gồm 2 Su-27SK và 4 Su-27UBK. Lực lượng máy bay mới đã củng cố khả năng phòng thủ trước 22 Su-27SK/UBK mà Trung Quốc nhận được không lâu trước đó, trong cùng năm.

Hợp đồng mới được ký trị giá 120 triệu USD, và 2 chiếc một chỗ ngồi đã được Việt Nam tiếp nhận tại Liên hiệp KnAAPO vào tháng 10.1997. Hai tháng sau, chúng được một máy bay vận tải An-124 chở đến Phan Rang, nơi đặt một trung tâm huấn luyện bay của Không quân Việt Nam. Tại đây, các máy bay được lắp ráp lại, bay thử, sau đó chuyển cho Trung đoàn không quân tiêm kích 935 (Đoàn Đồng Nai), đơn vị này cũng được thành lập cùng ngày với Đoàn Hậu Giang. Hiện nay, Trung đoàn 935 đóng tại sân bay Biên Hòa sau khi được điều chuyển từ Cam Ranh.

Tiếp sau đó là 2 chiếc tiêm kích huấn luyện-chiến đầu đầu tiên được chuyển tới Việt Nam vào tháng 12.1997. Nhưng 2 chiếc Su-27UBK số 8524 và 8525 5 ngày sau đã tổn thất trong thảm họa của cũng chiếc Ан-124 đó (số hiệu “08 đen”), bị rơi sau khi 3 trong 4 động cơ dừng hoạt động. Máy bay rơi xuống khu dân dự gần sân bay nhà máy IAPO Irkutsk-2 mà từ đó chiếc Ruslan vừa cất cánh lên.

Vụ tai nạn làm chết 23 người trên khoang và 70 trên mặt đất, hàng hóa chở theo bị mất hoàn toàn. Số Su-27UBK này đã được bảo hiểm tổn thất và các máy bay thay thế có số hiệu 8526 và 8527 đã được chuyển giao nửa năm sau đó vào tháng 6.1998.

Một chiếc Su-27SK (6007) bị nổ năm 1998.

Chi tiết về Su-27SK

Su-27SK là một biến thể của tiêm kích Su-27, được phát triển để xuất khẩu. Nó khác với biến thể dành cho Không quân Nga ở chỗ có bộ càng gia cường, trọng lượng cất cánh lớn hơn và hệ thống thiết bị điện tử hàng không có tính năng thấp hơn, mặc dù trên máy bay này vẫn duy trì hệ thống điều khiển từ xa SDU-10.

Máy bay cũng được lắp hệ thống điều khiển vũ khí SUV-27 với thành phần cơ bản là radar N001 Mech (NATO gọi là Slot Back) và hệ thống ngắm bắn quang-điện tử OEPS-27. Radar cho phép Su-27SK đồng thời tấn công 2 mục tiêu bay và bám 10 mục tiêu.

Radar Slot Back có tầm phát hiện 80 km ở bán cầu trướcvà 30-40 km ở bán cầu sau đối với mục tiêu có bề mặt tán xạ hiệu dụng 3 m2. Nó có thể phát hiện và bám mục tiêu bay ở trong không gian tự do lẫn trên phông mặt đất; nhận dạng và xác định mục tiêu quan trọng nhất trong các mục tiêu bị bám và lựa chọn nó để tấn công; chặn thu tín hiệu của các hệ thống tác chiến điện tử đối phương và phát lệnh cho các tên lửa không đối không sau khi đã phóng chúng đi. Tất cả các chức năng này có thể được thực hiện trong góc rẻ quạt mũi 120° ở độ cao từ 50 m đến 27 km.

Trạm ngắm bắn quang-điện tử OEPS-27 bao gồm một thiết bị định vị nhiệt với các kênh ban ngày và đêm, cũng như một máy đo xa laser. Trạm này bảo đảm phát hiện các mục tiêu bức xạ nhiệt. Cự ly phát hiện mục tiêu dạng “tiêm kích” trong khoảng 15-50 km.

Radar và trạm ngắm bắn quang-điện tử có thể trao đổi dữ liệu và được hỗ trợ bởi hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ bay NSTs-27, nhờ nó đầu tự dẫn của các tên lửa có thể hướng về phía mục tiêu nhờ chuyển động quay của đầu phi công hay của trạm ngắm bắn quang-điện tử về phía mục tiêu trong góc phương vị ±60° và góc tà từ -15° đến +60°.

Toàn bộ thông tin về mục tiêu có thể được truyền nhờ kênh truyền dữ liệu Spektr, nó cũng cho phép tiếp nhận cac chỉ dẫn từ các máy bay báo động sớm và chỉ huy, sau đó chúng được nạp vào hệ thống tự động điều khiển máy bay và vũ khí.

Mặc dù Su-27SK được thiết kế làm máy bay tiêm kích “thuần túy”, chúng có thể sử dụng vũ khí không điều khiển không đối đất có tổng trọng lượng đến 8 tấn, có thể treo trên 10 điểm treo. Các loại vũ khí biên chế bao gồm rocket và bom không điều khiển, chúng có thể được sử dụng nhờ hệ thống điều khiển vũ khí SUO-27 ở chế độ điều khiển bằng tay hay tự động.

Trên Su-27SK có lắp các động cơ turbine phản lực AL-31F có lực đẩy ở chế độ tăng lực 12,5 tấn, cho phép đạt tốc độ đến 1.380 km/h ở độ cao mặt biển và tăng tốc đến 2500 km/h trong vòng 5 phút. Máy bay có thể bay với tốc độ 1.400 km/h trong thời gian không hạn chế ở độ cao từ 9 đến 18,5 km, tức là trần bay tối đa của máy bay.

Su-27SK có các tham số cự ly bay thật ấn tượng 1.370 km ở độ cao sát mặt biển và 3.676 km khi bay ở độ cao lớn. Su-27 có tốc độ lộn vòng 180°/s, tốc độ vòng ngoặt là 21°/s.

Mối đe dọa Trung Quốc gia tăng

Mỗi đe dọa từ các Su-27 Trung Quốc tăng dần. Tháng 12.1998, Trung Quốc lắp ráp những chiếc J-11 đầu tiên, đây là biến thể sản xuất theo giấy phép của Su-27SK. Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương (Shenyang Aircraft Company) đã dự định sản xuất không dưới 200 máy bay này.

Tháng 5.1999, diễn ra chuyến bay đầu tiên của tiêm kích Su-30MKK, loại máy bay có thể sử dụng vũ khí chính xác cao mà các các Su-27 của Việt Nam không có. Ba năm sau, theo yêu cầu của hải quân Trung Quốc, Nga đã phát triển biến thể Su-30МК2 mà trong số những cải tiến mới của nó có khả năng sử dụng tên lửa chống hạm Kh-31, điều này đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển lân cận.

Trong giai đoạn từ tháng 2-8.2004, hải quân Trung Quốc đã nhận được 24 Su-30МК2.

Su-27 cải tiến


Nước Nga nhanh chóng hiểu ra là có thể mở rộng thị trường cho Su-30МК của mình. Trung Quốc đã đặt hàng Su-30MKK/MK2, Ấn Độ đặt mua Su-30MKI và Malaysia mua Su-30MKM. Do KnAAPO là nhà cung cấp truyền thống của Không quân Việt Nam ВВС, Nhà máy đã phát triển một biến thể cải tiến vừa phải Su-30MK2 đáp ứng các yêu cầu của Việt Nam và có tên Su-30MK2V.

Tháng 12.2003, Nga đã ký hợp đồng bán cho Việt Nam 4 tiêm kích này trị giá 100 triệu USD và đã chuyển hàng đi 11 tháng sau. Tháng 1.2009, hai bên đã ký hợp đồng mới trị giá 500 triệu USD cung cấp thêm 8 Su-30MK2V, Việt Nam đã nhận được 4 trong số đó vào tháng 6.2011. Năm tháng sau là đơn đặt hàng mới mua 12 máy bay trị giá 1 tỷ USD, nhưng chúng sẽ được chuyển giao không sớm hơn năm 2012-2013.

Chi tiết về Su-30MK2V

Su-30MK2V được điều khiển bởi SDU-10U, biến thể cải tiến của hệ thống điều khiển từ xa SDU-10. Hệ thống điều khiển vũ khí có thể được lắp các module điện tử mới tùy thuộc yêu cầu của khách hàng, và nó bao gồm 2 phân hệ SUV-VE (đảm trách sử dụng các hệ thống không đối không và được tích hợp với radar N011VE/hệ thống radar ngắm bắn và OLS-30) và SUV-P (được sử dụng với hệ thống không đối đất, bao gồm hệ thống lựa chọn vũ khí SUO-30PK, hệ thống đạo hàng vệ tinh NAVSTAR/GLONASS А-737).


Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Radar N001VE có thể phát hiện mục tiêu dạng “tiêm kích” ở tầm 110 km, các tàu sân bay và xuồng cao tốc có thể phát hiện từ cự ly tương ứng là 250 và 70 km. Máy bay có thể thực hiện 9 nhiệm vụ ở chế độ không đối không (bao gồm cả trinh sát trên không) và 10 nhiệm vụ không đối đất (bao gồm cả quan sát tình hình mặt nước). Cuối cùng, radar có thể đồng thời bám 10 mục tiêu và sử dụng vũ khí tấn công 4 mục tiêu bay hay 2 mục tiêu mặt đất.

N001VE có thể quát khu vực không gian 120° theo phương ngang và 110° theo phương đứng, OLS-30 có tầm tối đa 90 km. Giống như với Su-27SK, cả 2 hệ thống có thể trao đổi dữ liệu với nhau, ngoài ra, chúng được bổ trợ bằng hệ thống chỉ thị mục tiêu trên mũ bay Sura-К có trường nhìn +/- 60°, Su-30MK2V cũng được lắp kênh truyền dữ liệu Spektr.

Nhờ các động cơ AL-31F series 3 có cùng lực đẩy, Su-30MK2V có cùng tốc độ như Su-27SK ở độ cao sát mặt biển, nhưng ở độ cao lớn, tốc độ chỉ là 2.120 km/h, còn trần bay giảm xuống còn 17,3 km. Với dự trữ nhiên liệu tối đa, Su-30MK2V có tầm bay 1.300 km ở độ cao sát mặt biển và 3.000 km ở độ cao lớn. Quá tải cho phép trong khoảng +9/-3 đơn vị với cùng tải trọng như Su-27SK, nhưng tải trọng có thể treo trên 12 điểm treo.


Sử dụng chiến thuật

Su-27 trước hết sử dụng làm máy bay đánh chặn phòng không. Bình thường, 2 phi công ngồi ở phòng trực trong 24 giờ và sẵn sàng vào vị trí trên các máy bay của mình khi có tín hiệu báo động. Cũng có trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao khi cả 2 phi công ngồi ngay tại buồng lái để chờ lệnh xuất kích do Bộ tư lệnh Phòng không-Không quân ở Hà Nội ban ra. Tại Hà Nội cũng bố trí một trong 2 radar Nebo-SV. Các hệ thống này có thể phát hiện đồng thời đến 256 mục tiêu ở độ cao từ 50 m đến 27 km, và cự ly từ 50 đến 330 km.

Ngoài ra, các máy bay Su-27/30 của Việt Nam còn được sử dụng để cô lập khu vực tác chiến. Điều đó đã được thể hiện vào tháng 7.2011, khi các máy bay của các trung đoàn không quân tiêm kích 935 và 937 đã thực hiện 37 phi vụ, trong đó các máy bay Sukhoi đã thả bom và phóng rocket đáp lại các va chạm với lực lượng Trung Quốc ở Biển Đông.

Đầu tháng 7.2011, đa số các tiêm kích Sukhoi đã được chuyển từ Biên Hòa về căn cứ không quân Thọ Xuân, nơi trú đóng Trung đoàn không quân tiêm kích-bom 923 (Đoàn Yên Thế) biên chế các tiêm kích-bom Su-17/22М4/UM-3К. Điều đó cho thấy Không quân Việt Nam trang bị các Su-30MK2V lô mới cho trung đoàn thứ ba.


Các máy bay Su-27/30 hiện có trong Không quân Việt Nam

Su-30MK2V 8531, 8532, 8533, 8534, 8535, 8536, 8537, 8538
Su-27SK
6001, 6002, 6003, 6004, 6005, 6006
Su-27UBK 8521, 8522, 8523, 8524, 8525
Su-27PU
8526, 8527

  • Nguồn: Far East Flankers // Air Forces Monthly, December 2011; Các tiêm kích họ Su-27/30 trong Không quân Việt Nam // P2, 24.11.11.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
trong đó các máy bay Sukhoi đã thả bom và phóng rocket đáp lại các va chạm với lực lượng Trung Quốc ở Biển Đông -> sao em vẫn chưa thấy lệnh tổng động viên nhể ;))
 

thangbillcut

Xe hơi
Biển số
OF-40763
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
122
Động cơ
468,810 Mã lực
trong đó các máy bay Sukhoi đã thả bom và phóng rocket đáp lại các va chạm với lực lượng Trung Quốc ở Biển Đông -> sao em vẫn chưa thấy lệnh tổng động viên nhể ;))
Ơ thế là chiến tranh ạ ? Kha-58 có thả ở biển đông đâu nhể?
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ơ thế là chiến tranh ạ ? Kha-58 có thả ở biển đông đâu nhể?
chắc là cái hồi đoàn lê lợi nhà cụ huấn luyện kiểm tra ở hòn khoai hay hòn hèo gì đó, báo mạng chụp ảnh đưa tin, chắc mấy ông phóng viên nước ngoài đọc xong lại thêm mắm thêm muối vào
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,456
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Cận lòi dom. Muốn đi bộ đội mà không được!
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Vụ mất tích này chắc là bị bắn rụng thành ra im luôn nhề?
 

Nông_dân

Xe buýt
Biển số
OF-50869
Ngày cấp bằng
14/11/09
Số km
660
Động cơ
462,200 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vụ mất tích này chắc là bị bắn rụng thành ra im luôn nhề?
Su 27 rơi ở Trường sa, Khánh hòa cụ ơi. Phi công đã biểu diễn lượn vài vòng quanh đảo để chứng tỏ, chúng ta đang đủ sức và luôn luôn bảo vệ các chiến sĩ ở Trường sa. Nhưng ở vòng lượn cuối cùng, phi công của ta đã bay quá sát mặt biển và ko ngóc lên được. Máy bay lao xuống nước ở tốc độ cao, cả máy và người ra đi. Ngày đó mình chỉ có mây chiếc, vụ rớt mất một chiếc này cũng nổi tiếng.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top