Báo chí Trung Quốc ca ngợi sức mạnh quân sự Việt Nam
Tân Hoa Xã đăng tải tin cho rằng Bộ quốc phòng Việt Nam đã nhập khẩu 2 tiểu đoàn tên lửa (16 bệ phóng) đất đối không tầm xa S300PMU1 vào năm 2003.
Theo như bình luận của Tân Hoa Xã, thì khả năng phòng không tầm xa của không quân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nó đã có thể thể hiện được sức mạnh trong tác chiến phòng không tấn công. Nếu như có vấn đề xảy ra, lực lượng phòng không - không quân của Việt Nam có thể triển khai tấn công đến các mục tiêu ở xa trên mặt đất và trên không, trên biển - nhất là khu vực vịnh Bắc Bộ.
Bài báo còn cho biết, gần đây, Trung Quốc cũng đã trang bị 8 tiểu đoàn S300PMU1, tầm bắn 150 km. Tính năng của loại tên lửa S300PMU1 mà Trung Quốc và Việt Nam đang sử dụng có giống nhau hay không? Theo như một nguồn tin từ nước Nga cho biết: Loại tên lửa S300PMU1 mà Trung Quốc sử dụng không được trang bị tính năng tấn công các loại máy bay chiến đấu của Nga.
Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc thúc đẩy kế hoạch nhập khẩu loại tên lửa đất đối không S300PMU2 thậm chí là S400. Tầm bắn của hai loại tên lửa này lần lượt là 200 và 250 km. Do đã trang bị tên lửa S300PMU1 nên không quân Việt Nam được đánh giá là đội quân có sức mạnh lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tân Hoa Xã nhận định phía Trung Quốc, mặc dù chưa biết chính xác vị trí bố trí của hai tiểu đoàn tên lửa S300 của Việt Nam, nhưng dựa trên phương châm phòng ngự cơ bản của chiến lược quốc phòng và lịch sử tác chiến phòng không truyền thống của Việt Nam thì không khó để nhận ra rằng trọng điểm của hai tiểu đoàn tên lửa này sẽ là bảo vệ các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng và Hồ Chí Minh.
Bài viết không quên nhận xét, gần đây, không quân Việt Nam còn đăng công khai những bức ảnh về việc huấn luyện binh lính sử dụng S300PMU1, trên những tấm ảnh đó thể hiện S300PMU1 của Việt Nam sử dụng loại xe vận tải tự hành 5P85SE, bức ảnh trên cũng chứng tỏ rằng không quân Việt Nam đã được trang bị loại ra đa tầm xa 64N6E, có thể cùng một lúc tìm kiếm 300 mục tiêu và theo dõi 100 mục tiêu, cự ly tìm kiếm xa nhất là 300 km. Ngoài ra còn có loại ra đa chiếu xạ 30N6E có thể đồng thời chỉ huy 12 đầu đạn tên lửa tấn công 6 mục tiêu trên không. Không quân Việt Nam còn được trang bị loại ra đa tìm kiếm cao độ 3D loại 96L6E, cự ly thăm dò của loại ra đa này có thể đạt từ 5 – 300 km, nó đã tăng cường thêm sức mạnh thăm dò vùng trời tầm thấp. Chính vì vậy, có thể lắt đặt loại ra đa này lên trên các đài quan sát 40V6M ở độ cao khoảng 20 m thì có thể quét được 100 lượt mục tiêu cùng một lúc. Do đó mà không quân Việt Nam đang gấp rút nhập khẩu loại ra đa này nhằm tăng cường khả năng kiểm soát, thăm dò vùng trời tầm thấp khi mà Việt Nam còn đang thiếu các loại máy báo động trước. Về lý luận mà nói thì loại tên lửa S300PMU1 có khả năng đánh chặn các mục tiêu tên lửa đạn đạo và máy bay tuần tra, nó có thể chặn đường tên lửa đạn đạo trong khoảng cách 5 – 40 km, độ cao chặn đường lớn nhất có thể từ 0, 01 đến 27 km. Tốc độ đánh chặn lớn nhất của tên lửa S300PMU1/2 đối với các mục tiêu trên không là khoảng 2800 m/s.
Tân Hoa Xã cho rằng sức mạnh uy hiếp chính của loại tên lửa S300 chính là ở mức độ thăm dò tầm xa chính xác cao của nó. Trong phạm vi 300 km, một lần nó có thể quét được 300 lượt mục tiêu với độ chính xác cao, nếu như đặt một trạm ra đa 64N6E ở Hải Phòng thì có thể theo dõi hết được mọi hoạt động của khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ và phía tây đảo Hải Nam. Tất nhiên, nếu như căn cứ vào tầm bắn 150 km của tên lửa S300PMU1 thì 50% khu vực Vịnh Bắc Bộ sẽ nằm trong tầm bắn của nó.
Phía Trung Quốc hết lời ca ngợi khả năng hoạt động theo dõi và thăm dò của máy bay chống tàu ngầm của không quân Việt Nam. Tính toán một cách chính xác thì có thể thấy rằng khả năng khống chế và theo dõi chiến trường của S300/64N6E của không quân Việt Nam sẽ khiến cho các máy bay, thậm chí thuộc thế hệ 3, của kẻ địch khó lòng xâm phạm vùng trời vùng biển của Việt Nam.
Hòa bình và tôn trọng lẫn nhau là chính sách nhất quán của Việt Nam. Dù Tân Hoa Xã có thật lòng ca ngợi hay không thì khả năng quốc phòng của Việt Nam luôn là một nhân tố góp phần duy trì hòa bình và ổn định khu vực