[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam - Phần 2

Trạng thái
Thớt đang đóng

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Đang đi thăm đồng mía thì thấy vật thể bay lạ lượn qua trên đầu, trông xa thì nó thế này:
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Báo Nga: Việt Nam đề nghị mua lại 18 máy bay Su-30K hiện đại hóa

Tờ Kommersant cho biết, một đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đã sang Belarus để bày tỏ ý muốn mua lại 18 máy bay Su-30K hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với giá hấp dẫn.

Rosoboronexport đã tìm thấy một khách hàng tiềm năng để mua các máy bay chiến đấu Su-30K đang được sửa chữa tại nhà máy sửa chữa máy bay số 558 ở Baranavichy (Belarus), một nguồn tin giấu tên B tiết lộ với tờ Kommersant.

Theo nguồn tin này, một đoàn chuyên gia quân sự của Việt Nam đã tới thăm nhà máy 558 và bày tỏ sẵn sàng mua tất cả 18 máy bay Su-30K đã qua sử dụng.


Su-30K sẽ được hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với sức mạnh không chiến vượt trội. Ảnh minh họa.


Nếu Việt Nam bắt đầu các cuộc đàm phán cụ thể về hợp đồng này, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi thành lập nhà xuất nhập khẩu vũ khí độc quyền nhà nước Rosoboronexport, có 2 công ty vũ khí của Nga phải cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.

Trước đây, việc cung cấp các máy bay Su-30 cho Không quân Việt Nam đều được thực hiện ở nhà máy sản xuất máy bay ở Hiệp hội hàng không Komsomolsk-on-Amur, một thành viên của Tổng công ty Hàng không quốc gia Nga (UAC). Còn 18 máy bay Su-30K đang nằm ở Belarus và thuộc sở hữu của Tập đoàn hàng không Irkut, và công ty này không thuộc bộ phận của UAC.

Thực tế, vào giữa tháng 5/2012, một đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đã đến Belarus để thảo luận, Kommersant dẫn nguồn tin B.

Cũng theo nguồn tin này, các chuyên gia Việt Nam đã thể hiện mong muốn được kiểm tra một vài máy bay chiến đấu, và sau đó công việc sẽ được bắt đầu khi có một lời đề nghị từ phía Nga. Các chuyên gia đánh giá rằng, Su-30K không phải là hoàn hảo, nhưng vẫn đủ tốt.

Nguồn tin B của nhà máy 558 tiết lộ thêm, đại diện phía nhà máy cố gắng thuyết phục họ (Việt Nam) rằng, nhà máy này có đủ tất cả những khả năng để thực hiện việc sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu Su-30K theo yêu cầu cụ thể của Việt Nam.
Nguồn tin cũng nhấn mạnh rằng hai bên chưa thảo luận về việc mua lại. "Chúng tôi mong muốn sẽ sớm bắt đầu các cuộc đàm phán", ông này nói.

Đối với 18 máy bay Su-30K ở Belarus, Nga dự định sẽ bán với giá trị ít nhất là 270 triệu USD (khoảng 15 triệu USD đối với một máy bay đã được hiện đại hóa), nếu so sánh với giá trị hiện tại của 18 chiếc Su-30 mới (hơn 1 tỷ USD) thì đây sẽ là một con số rất khiêm tốn.

Nguồn B cũng tiết lộ, trong số các quốc gia có hợp tác kỹ thuật quân sự (MTC) thể hiện quan tâm tới việc mua lại 18 máy bay Su-30K không chỉ có Việt Nam, còn cả Sudan, và Belarus. Họ có xu hướng sử dụng nguồn ngân quĩ tài chính tối thiểu để nâng cấp cho các phi đội không quân của mình, đặc biệt để thay thế cho các loại máy bay đã lỗi thời như MiG-21, Su-22 ở Việt Nam.

Tuy nhiên, nguồn tin B dẫn lời từ Tổ hợp công nghiệm hàng không Nga cho biết, Bộ tài chính Nga đã từ chối không cấp khoản vay tín dụng cho Minsk (Belarus) để mua máy bay và yêu cầu phải thanh toán hợp đồng mà không phụ thuộc vào Belarus.

Giai đoạn thực tế để bắt đầu cuộc đàm phán đầu tiên với Việt Nam và Sudan được xem như một giải pháp dự phòng.

Nga đã cố gắng xoay sở để tìm được một khách hàng mua lại 18 máy bay Su-30K, và họ không thể vui mừng hơn khi đã có khác hàng là Việt Nam, nước mà trước đây chỉ mua các máy bay chiến đấu hoàn toàn mới.

Ông Konstantin Makiyenko, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược đánh giá, giá trị của hợp đồng này là cực kỳ thuận lợi cho Việt Nam và họ (Việt Nam) có khả năng thực hiện được mong muốn mua 18 máy bay Su-30K với mức giá hấp dẫn.

Theo Kommersant, việc Irkut muốn bán số máy bay Su-30K mà không thông qua UAC chính là nguyên nhân để các lãnh đạo cấp cao của UAC phản đối việc thực hiện hợp đồng, họ cố gắng để bảo vệ được vị trí cung cấp các sản phẩm hàng không trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà cụ thể trong trường hợp này là Việt Nam.

Tuy nhiên, UAC sẽ rất khó khăn để thuyết phục được Việt Nam từ bỏ việc mua 18 máy bay Su-30K của Irkut - chủ yếu là do mức giá "quá hấp dẫn".

Ngoài ra, nguồn tin B tiết lộ thêm, Rosoboronexport đã xác định sẽ thực hiện hợp đồng Su-30K trong thời gian nhanh nhất.

Tuy nhiên, tiết lộ gây "sốc" của nguồn tin B nói rằng, vẫn còn 4 máy bay Su-30MK2 đang được sản xuất tại nhà máy ở đây. Bởi theo báo chí trước đó đưa tin, thì chỉ còn 1 chiếc máy bay Su-30MK2 được sản xuất để bù lại chiếc đã mất cho Không quân Việt Nam.

Nguồn tin Bnhắc lại rằng, cuối tháng 11/2011, Không quân Ấn Độ đã vận chuyển các máy bay Su-30K bằng máy bay vận tải quân sự chuyển về nhà máy 558 ở Belarus, nơi số máy bay này sẽ được sửa chữa và nâng cấp lên chuẩn Su-30KN trước khi bán cho khách hàng thứ hai.

Năm 1996, công nghệ Nga lúc đó chưa đủ để tạo ra 18 chiến đấu cơ tiên tiến Su-30MKI mà Ấn Độ đã đề nghị mua. Vì vậy Nga đã sản xuất với cấu hình rút gọn là Su-30K. Nhưng sau đó Ấn Độ đã yêu cầu thay thế số máy bay Su-30K này bằng một số lượng tương tự máy bay Su-30MKI cấu hình cao cấp hơn và trả lại 18 chiếc Su-30K cho Tổng Công ty Irkut. Tuy nhiên, số máy bay này không được chuyển về Nga mà tới nhà máy sửa chữa 558 ở Baranavichy ở Belarus, nguồn tin B nói rằng việc này là để công ty nga tránh phải trả thuế hải quan khi nhập khẩu máy bay trở về Nga.
Mua e này thì khác lếch gì Su 27 đời đầu :-?
 

Camry1984

Xe máy
Biển số
OF-112391
Ngày cấp bằng
11/9/11
Số km
95
Động cơ
389,825 Mã lực
con này là Su22 hả bác. Sao nhìn giống MIG 21 vậy?
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
3,805
Động cơ
576,204 Mã lực
lúc nào mấy con Su với MiG cùng đời chả hao hao như nhau =))
Chính xác , chú em lính 79 kể, bọn khựa ngày đấy sợ nhất là chạm trán với lính mình từ cam về hoặc lính cũ, cứ để ý thấy ak bắn pằng pằng nhát một là biết
Vì lính mới thường kéo phát hết băng luôn
Mà chú em cũng gan, lằm chốt một năm trinh mỏm 6a
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Chính xác , chú em lính 79 kể, bọn khựa ngày đấy sợ nhất là chạm trán với lính mình từ cam về hoặc lính cũ, cứ để ý thấy ak bắn pằng pằng nhát một là biết
Vì lính mới thường kéo phát hết băng luôn
Mà chú em cũng gan, lằm chốt một năm trinh mỏm 6a
đủng r đó cụ, mà chả phải mỗi lính tàu đâu, kể cả thời kháng Mỹ cũng vậy, cứ thấy đơn vị nào điểm xạ 2 viên là biết ngay đụng phải lính cựu, mà lính cựu nhà mình thì đánh cực hăng, không tiếc máu xương mà :( thế nên cứ thấy điểm xạ 2 viên là thấy chùn rồi, chứ lính mới thì làm 1 phát hết cả băng, đạn tìm chim luôn :))
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
3,805
Động cơ
576,204 Mã lực
Giữa luyện tập với thực tế nó khác nhau hoàn toàn ạ, khi ranh giới sự sống và cái chết chỉ cách nhau mấy giây, loáng cái đã xong rồi nhưng một khi đã qua thì nó lại khác, gan và lỳ đòn hơn
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Giữa luyện tập với thực tế nó khác nhau hoàn toàn ạ, khi ranh giới sự sống và cái chết chỉ cách nhau mấy giây, loáng cái đã xong rồi nhưng một khi đã qua thì nó lại khác, gan và lỳ đòn hơn
em đọc bên quân sử vn, chỉ qua 1 trận, dù to hay nhỏ thì cũng đã thành lính cựu được rồi ấy chứ :D
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Việt Nam thử nghiệm thành công giá súng điều khiển từ xa
Cập nhật lúc :10:34 AM, 21/06/2012
Việt Nam vừa thử nghiệm thành công hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7mm hoặc 14,5mm, có khả năng tự động bám ảnh mục tiêu.

Ngày 31/5/2012 vừa qua có lẽ là một trong những ngày đáng nhớ nhất của Đại úy Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng Phòng Nghiên cứu phát triển, Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng). Đó là ngày mà anh và các cộng sự đã thử nghiệm thành công hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7mm hoặc 14,5mm, có khả năng tự động bám ảnh mục tiêu tại Trường bắn Quốc gia khu vực 1. Đây là sản phẩm được nghiên cứu thiết kế hoàn toàn mới, giúp vũ khí có thể tự động “bám” theo mục tiêu và có ý nghĩa thực tiễn cao.
Nói về hệ thống giá điều khiển đa năng-sản phẩm mà anh và đồng đội đã bỏ nhiều công sức, trí tuệ để nghiên cứu chế tạo thành công, Đại úy Nguyễn Văn Hùng tự hào: “Đây là hệ thống giúp vũ khí trở nên “thông minh” hơn khi có thể tự động “bám” theo mục tiêu di động và tiêu diệt mục tiêu một cách chính xác”.
Giá điều khiển đa năng là thiết bị được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại. Giá có thể được lắp các loại súng 12,7mm hoặc 14,5mm và nhờ có phần mềm xử lý ảnh cũng như hệ thống điều khiển hiện đại, súng có thể tự động “bám” theo các loại mục tiêu di động với vận tốc lên tới 100km/giờ và nổ súng tiêu diệt với xác suất trúng đích cao.
So với vũ khí truyền thống, hệ thống giá điều khiển đa năng có nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn, cho phép trắc thủ tác chiến ở vị trí được che chắn, bảo vệ như trong ca-bin, hầm… với kíp chiến đấu ít người (một người điều khiển súng, một người chuẩn bị đạn).

Lãnh đạo Bộ tổng tham mưu kiểm tra hệ thống giá điều khiển đa năng tại trường bắn.
Nhờ có chế độ tự động điều khiển bám theo mục tiêu di động, tự động tính góc bắn đón nên cho phép rút ngắn thời gian ngắm bắn tiêu diệt mục tiêu và không phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của xạ thủ. Hơn nữa, đường ngắm camera được thiết kế song song với nòng súng bảm đảo sự đồng bộ tin cậy giữa thiết bị ngắm và nòng súng, giúp tăng độ chính xác bắn mục tiêu di động trong thời gian ngắn. Giá có phạm vi góc hướng là n*3600, phạm vi góc tầm từ -200 đến +850; tốc độ lớn nhất của góc hướng, góc tầm 600/s; khả năng quan sát lớn nhất lên đến 3km. Giá có 2 chế độ điều khiển: Quay tầm, hướng bằng Joystick hoặc tự động bám theo mục tiêu nhờ phần mềm xử lý ảnh.
Hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7mm và 14,5mm có khối lượng nhỏ, gọn (khối lượng giá khi chưa có súng, đạn khoảng 250kg). Hệ thống gồm 4 thành phần chính: Giá điều khiển đa năng (là khối chấp hành quay tầm hướng, mang súng và cụm khí tài quan sát); giá trung gian mang súng và hộp đạn đồng bộ (mỗi loại súng khác nhau lắp trên giá điều khiển đa năng cần 1 loại giá trung gian); cụm khí tài quan sát; tủ điều khiển (là trung tâm của hệ thống, có màn hình quan sát, bàn điều khiển, máy tính và phần mềm điều khiển, phần mềm xử lý ảnh). Thông qua tủ điều khiển, xạ thủ có thể quan sát, chọn mục tiêu ra lệnh bắn.
Theo Đại úy Hùng, hệ thống giá điều khiển đa năng là sản phẩm được kết hợp giữa phần mềm thông minh tự động bám ảnh mục tiêu; kết cấu cơ khí gọn nhẹ, chính xác và phần điện điều khiển hoạt động ổn định, tin cậy. Tính năng và chất lượng của sản phẩm đã được khẳng định qua những lần bắn thử và đặc biệt được khẳng định lại ở cuộc bắn trình diễn cấp Bộ Quốc phòng ngày 31/5 vừa qua.
“Hệ thống có thể tiếp tục phát triển để gắn trên tàu hải quân, biên phòng cũng như các phương tiện cơ động… nhằm nâng cao hiệu quả trong tác chiến”-Đại úy Đại úy Nguyễn Văn Hùng chia sẻ.
Demo thì được nhưng ko biết có đủ bền để đưa vào trang bị kô
 

zin3_cau

Xe tải
Biển số
OF-49144
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
427
Động cơ
461,970 Mã lực
thay cho đám Su-22 thì đương nhiên là ổn hơn rồi.
con SU-30 ếch vàng kia chả phải chỉ là đánh đất hay sao
e cung thấy mua đc mớ này là ngon...giá hợp lý. Mua 18 chú này về nhập khẩu ở Lạng Sơn hay Quang Ninh thi ko biết thế nào các cụ nhỉ ?(lại mấy ngìnn quả Đông feng đáng hướng về Đài quay hết xuống phía nam thì toy)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top