Các brồ cho em hỏi là cái tàu bay to nhất đã từng cất hạ cánh xuống tàu sân bay là loại nào (cả cánh quạt và phản lực, và chỉ dùng đồ có sẵn trên boong, chứ không phải lắp thêm tool như kiểu tên lửa đốt *** nhé)
LX tuổi gì so với Mẽo về quân sự.Suốt khiếp chỉ phát triển tàu ngầm và tên lửa đạn đạo là vũ khí răn đe chiến lược cũng muốn phát triển quân sự theo hướng "diều hâu" nhưng tài chính không có và quan trọng các nước phát triển trên thế giới có thằng nào thèm kết bạn chơi đâu (ngoài mấy ông Việt Nam,Iran,Venezuela).Đám tàu sân bay của Mèo hoành tráng quá, vầy nên đám bí thư LX vưỡn nhìn với con mắt thích thú và muốn LX có tàu sân bay như vậy. Nhưng kết quả nó đi ngược với tiêu chí ban đầu là phòng ngư chứ không phải tác chiến răn đe !.
LX tuổi gì so với Mẽo về quân sự.Suốt khiếp chỉ phát triển tàu ngầm và tên lửa đạn đạo là vũ khí răn đe chiến lược cũng muốn phát triển quân sự theo hướng "diều hâu" nhưng tài chính không có và quan trọng các nước phát triển trên thế giới có thằng nào thèm kết bạn chơi đâu (ngoài mấy ông Việt Nam,Iran,Venezuela).
Cụ Pháo kể chuyện hài rồi.Hê ê chỉ cần máy bay cổ của Ngố bay trên đầu khóa radar vào TSB nhà mèo mà nhà mèo không biết là biết trình nhà mèo..........
Động vào mấy ông Nga trắng mấy ông Nga vàng nhẩy dựng lên rồi.Thế không đúng là Nga trắng toàn phát triển mạnh về tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo làm vũ khí răn đe chiến lược hả? Hay phải nhờ mấy ông Nga vàng sang cố vấn quân sự giúp Nga trắng
Không cẩn thận máy bay vượt biên hạ cánh trên lãnh thổ Mỹ thì vỡ mật cụ nhỉ?Cụ Pháo kể chuyện hài rồi.
Việc Máy bay hay tàu LX bám theo Mỹ và ngược lại diễn ra trong suốt chiến tranh lạnh để trinh sát lẫn nhau là thường xuyên và không thể cản được vì chúng đang bay hoặc lội trong vùng lãnh hải và vùng trời quốc tế. LX và Mỹ cũng có quy tắc cho trò chơi này là không được chĩa vũ khí vào nhau do đó súng ở đuôi máy bay phải chĩa lên trời, rada dẫn bắn của máy bay hay tàu chiến phải tắt. Chỉ còn cách là dùng máy bay hay tàu để tạt té đổi hướng đi của đối phương.
Nhiều khi máy bay bay gần nhau thì kíp lái 2 bên còn dùng tay để nói chuyện, giơ tranh ảnh cho nhau xem báo hại cho ông chính trị viên LX phải bò lổm ngổm suốt máy bay để ngăn cản lính.
TQ cũng dùng cách này để ngăn cản máy bay Mỹ nhưng do ông lái TQ vào sát quá nên khi bay lên va trúng cánh quạt máy bay Mỹ.
Mới năm 2000 thôi mà cụ.Cụ Pháo kể chuyện hài rồi.
Việc Máy bay hay tàu LX bám theo Mỹ và ngược lại diễn ra trong suốt chiến tranh lạnh để trinh sát lẫn nhau là thường xuyên và không thể cản được vì chúng đang bay hoặc lội trong vùng lãnh hải và vùng trời quốc tế. LX và Mỹ cũng có quy tắc cho trò chơi này là không được chĩa vũ khí vào nhau do đó súng ở đuôi máy bay phải chĩa lên trời, rada dẫn bắn của máy bay hay tàu chiến phải tắt. Chỉ còn cách là dùng máy bay hay tàu để tạt té đổi hướng đi của đối phương.
Nhiều khi máy bay bay gần nhau thì kíp lái 2 bên còn dùng tay để nói chuyện, giơ tranh ảnh cho nhau xem báo hại cho ông chính trị viên LX phải bò lổm ngổm suốt máy bay để ngăn cản lính.
TQ cũng dùng cách này để ngăn cản máy bay Mỹ nhưng do ông lái TQ vào sát quá nên khi bay lên va trúng cánh quạt máy bay Mỹ.
Vụ đột nhập là có, báo chí thêm mắm thêm muối vào.Mới năm 2000 thôi mà cụ.
Nhận thấy khả năng thâm nhập tầm thấp của Su-24MR, quân đội Nga đã lên kế hoạch cho máy bay này “viếng thăm” tàu sân bay Mỹ với 1 chiếc Su-27 đi kèm. Theo Quân đội Nga: những điều chưa biết của Nxb QĐND, ngày 9/11/2000, một chiếc Su-27 cùng một chiếc trinh sát Su-24MR của Nga được lệnh bí mật cất cánh từ căn cứ không quân của trung đoàn không quân trinh sát độc lập số 11 với nhiệm vụ đặc biệt: Bất ngờ viếng thăm tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hạm đội 7 – Mỹ đang hoạt động trong vùng biển Nhật Bản.
Để thực hiện chuyến viếng thăm, các máy bay Nga đã sử dụng các thiết bị gây nhiễu và ngụy trang để lặng lẽ tiếp cận tàu sân bay Kitty Hawk. Khi mục tiêu đã có thể nhìn rõ bằng mắt thường, các thiết bị theo dõi, cảnh giới trên tàu sân bay Mỹ vẫn không hề hay biết. Thấy thời cơ thuận lợi, viên phi công lái Su-24 cho máy bay lấy độ cao rồi bổ nhào xuống tàu sân bay rồi nhấn nút phóng tên lửa (giả định) sau đó kéo cần điều khiển và mau chóng bay khỏi vùng nguy hiểm.
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&ved=0CCgQFjAA&url=http://www.nguoiduatin.vn/giai-mat-vu-khong-quan-nga-tap-kich-tau-san-bay-my-a115334.html&ei=VyM-U7qHNMWekAWg4oDQDQ&usg=AFQjCNFXg0nl57ECMRPwdskrFzgzuYlsoA&bvm=bv.64125504,d.dGI&cad=rja
Chiến tranh lạnh thì lúc nào cũng có phi đội B52 vác nuke bay tuần theo biên giới Liên Xô. Liên Xô cũng vậy nhưng vất vả hơn phải theo dõi cả đám TSB. Nga trước đói kém nên bỏ tuần tra trên ko bằng Tu, hình như mới nối lại được 2-3 năm nay.Hê ê chỉ cần máy bay cổ của Ngố bay trên đầu khóa radar vào TSB nhà mèo mà nhà mèo không biết là biết trình nhà mèo..........
em mê trang bị Mỹ lắm chỉ tiếc là ng cầm quân khg ra gìnhiều hình ảnh, xem đã thiệt
Sắp sửa tháo chạy khỏi Afgha nữa cụ ah, anh Ka Rai cũng khôn tính chuyện để thằng kế nhiệm ký hiệp định an ninh sau khi Phương Tây rút quân.Trang bị đến tận răng mà đến Vn vẫn phải cay đắng.
gần chục năm rồi thím ạChiến tranh lạnh thì lúc nào cũng có phi đội B52 vác nuke bay tuần theo biên giới Liên Xô. Liên Xô cũng vậy nhưng vất vả hơn phải theo dõi cả đám TSB. Nga trước đói kém nên bỏ tuần tra trên ko bằng Tu, hình như mới nối lại được 2-3 năm nay.
thứ bảy, 18 Tháng tám 2007, 10:54 GMT+7
Nga nối lại tuần tra của máy bay ném bom chiến lược
Hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin lệnh cho những chiếc máy bay ném bom chiến lược của nước này như Tu-160 và Tu-95 lần đầu tiên nối lại hoạt động tuần tra tầm xa vốn bị gián đoạn từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga đang được máy bay tiêm kích F15C của Mỹ hộ tống (Ảnh AP) Theo các nhà phân tích, động thái của người đứng đầu điện Kremlin là một thông điệp cứng rắn gửi tới Mỹ, chỉ ít giờ sau khi Nga và Trung Quốc tổ chức một cuộc tập trận chung có quy mô lớn ở vùng núi Ural.
Tổng thống Putin cho rằng, việc Nga đơn phương chấm dứt các chuyến bay của máy bay ném bom chiến lược từ năm 1992, trong khi các nước khác vẫn tiếp tục hoạt động này, đã khiến nền an ninh Nga bị ảnh hưởng. Do vậy ông yêu cầu quân đội cho khôi phục thường xuyên hoạt động này.
Tổng thống Putin nói với các phóng viên: “Chúng tôi đã quyết định sẽ nối lại các chuyến bay tuần tra của lực lượng không quân chiến lược Nga một cách đều đặn”.
Khi các phóng viên hỏi quyết định này liệu có liên quan gì đến Mỹ không? Ông nói: “Thật không may, năm 1992, Nga đã phải chấm dứt các chuyến bay của lực lượng này. Nay chúng tôi khôi phục lại nó là bình thường chứ không phụ thuộc vào bất cứ ai cả”.
Theo một nguồn tin chính thức của không quân Nga, cho tới nay, đã có 14 máy bay ném bom xuất phát từ các địa điểm khác nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ tuần tra tầm xa.
Các chuyên gia quốc tế cho rằng Tổng thống Putin đang ra dấu hiệu về sự hiện diện ngày càng tăng của lực lượng quân sự Nga trên phạm vi toàn cầu.
Tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Sean McCormack có những phát ngôn hạ thấp tầm quan trọng của động thái trên. “Nếu nước Nga cảm thấy họ muốn đưa một số chiếc máy bay loại cũ này bay trở lại thì đó là quyết định của họ”, ông McCormack nhấn mạnh.
Sự trở mình của "gấu Nga"
Hôm qua, báo chí Nga đưa tin về máy bay ném bom chiến lược nước này đã thực hiện thành công các cuộc tuần tra qua Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Hãng thông tin Itar-Tass trích dẫn nguồn tin từ Bộ chỉ huy không quân Nga cho biết nhiều chuyến bay của Nga đã được các máy bay chiến đấu của NATO hộ tống đến nơi đến chốn. Tuy nhiên đến nay, NATO vẫn chưa có ý kiến gì về việc này.
Người phát ngôn lực lượng không quân Nga Alexander Drobyshevsky nói: “Hiện tại chúng tôi đang duy trì các chuyến tuần tra của các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95MS tại không phận Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Và các máy bay của chúng tôi thường xuyên được chăm sóc kỹ càng bởi các máy bay của NATO”.
Tuần trước, lần đầu tiên kể từ khi Liên bang Xô-Viết sụp đổ, các máy bay chiến lược của Nga lại tiến tới gần một căn cứ quân sự của Mỹ - căn cứ không quân tại đảo Guam trên Thái Bình Dương. Không quân Mỹ đã xác nhận thông tin này và rất lấy làm bất ngờ về động thái trên của Nga.
Trước đó, hai máy bay Tu-95 đã bay dọc bờ biển Tây Âu rồi bay qua Bắc Cực để tới rất gần một căn cứ không quân của Mỹ tại Alaska. Máy bay của NATO đã phải “sát cánh” các máy bay của Nga trong suốt cuộc hành trình.
Các chuyên gia quốc tế nhận định, với việc giá dầu lửa tăng cao liên tục trong những năm gần đây, nước Nga đã dần đủ tài chính để khôi phục lại tiềm lực quân sự của mình. Và các chuyến bay của máy bay ném bom chiến lược Nga đã đánh dấu sự trở mình của “gấu Nga” trên bản đồ quân sự thế giới.