Hình ảnh Hải quân Liên Xô (cũ) tại Cam Ranh.

Táo Quân

Xe máy
Biển số
OF-83870
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
83
Động cơ
412,370 Mã lực
Những bức ảnh thật giá trị.
Còn nữa không phọt tiếp đê chủ thớt ơi.
 

bentley8

Xe điện
Biển số
OF-897
Ngày cấp bằng
25/7/06
Số km
3,046
Động cơ
584,263 Mã lực
Nói chung là nghèo và yếu mới cho nước khác sử dụng lãnh thổ của mình làm căn cứ quân sự, điều ngược lại thì không bao giờ có. Em tự hào vì bây giờ trên lãnh thổ mình đã sạch bóng quân đội nước ngoài. Dễ cũng gần 200 năm hết Pháp, Mỹ, khựa, rồi đến Ngố.
 

vietnguyengalus

Xe máy
Biển số
OF-104255
Ngày cấp bằng
27/6/11
Số km
53
Động cơ
397,140 Mã lực
cái quân cảng này bây h không biết nên cho ai thuê thì hay các bác nhỉ?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
cái quân cảng này bây h không biết nên cho ai thuê thì hay các bác nhỉ?
Không cho thuê đất nữa. Bây giờ mình chơi kiểu mở xưởng rồi thuê thợ của nó. Còn ai thích thì cứ mang tàu vào mà bảo dưỡng, sửa chữa hoặc .... nằm phục ở đấy. Không có tàu ngoài thì ta làm tàu của ta (Căn cứ chính của mấy cho Kilo).
 

xecuoc

Xe hơi
Biển số
OF-36092
Ngày cấp bằng
27/5/09
Số km
141
Động cơ
474,090 Mã lực
xem ảnh mà buồn cho vịt mình, cho Nga lập căn cứ, đóng quân như thế, mà năm 1988 tung của nó xử bắn quân ta ở TS, mình cầu cứu bạn Nga ở ngay Cam Ranh mà bạn Nga im thin thít không động tĩnh. Sau đó cũng chẳng bênh được câu nào động viên. Vịt mình ngộ ra từ đó........
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
Năm 91-92 Nga rút khỏi CR nhà, xưởng không mang được nó còn dùng xe tăng buộc xích vào giật đổ hết bán sắt vụn , không để lại!
 

3key

Xe buýt
Biển số
OF-31384
Ngày cấp bằng
15/3/09
Số km
926
Động cơ
478,030 Mã lực
Mấy chú sang đây chắc nóng - trần hết :D - Ảnh độc Vốt ka cụ !
 

linhxarch

Xe hơi
Biển số
OF-83840
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
109
Động cơ
412,740 Mã lực
ảnh cũ nhỉ
 

bentley8

Xe điện
Biển số
OF-897
Ngày cấp bằng
25/7/06
Số km
3,046
Động cơ
584,263 Mã lực
Chả hay ho gì khi cho quân đội nước ngoài đóng trên lãnh thổ nước mình. Nó làm gì bên trong thì có trời mà biết
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Sương mù, hệ thống dẫn đường kém, thái độ hống hách quan liêu của sĩ quan chỉ huy trên chiếc AN 24 cùng tốp và quan trọng nhất là phương thức chỉ huy phối hợp giữa CR và trên không đã gây nên tổn thất này. Kết quả, thằng cha thiếu tướng ngồi trên AN chỉ bị khiển trách khi về Moscow....
Il-76M, chứ không phải An-24 đâu
An-24 là máy bay nhỏ, cánh quạt, tầm bay chừng 1.500 -2000 km
Tay thiếu tướng bị ra toà, bị kết án, nhưng rồi được tha, chỉ bị cảnh cáo và buộc ra khỏi quân đội
 

LQM

Xe hơi
Biển số
OF-183418
Ngày cấp bằng
4/3/13
Số km
166
Động cơ
336,370 Mã lực
Nga có quay lại thì vẫn thế thôi
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Nga ở Cam Ranh

Một góc lụch sử. Những bức ảnh hiếm về Hải quân Liên Xô ở cảng Cam Ranh

Lực lượng Hải quân Liên Xô (sau 1991 là Nga) đã có thời gian dài đóng quân tại quân cảng Cam Ranh.

Hải quân Nga đang khôi phục "Hạm đội 5" từ thời Liên Xô?
Máy bay của không quân Nga được sơn dấu hiệu thời Liên Xô
Ấn Độ sẽ mua 400 khẩu pháo nâng cấp từ thời Liên Xô
Video hiếm về súng phóng lựu tự động ARGB của Liên Xô
Vũ khí Liên Xô trong bảo tàng không quân Latvia




Cuối những năm 1970, phía Liên Xô đã có những thỏa thuận với Việt Nam về việc thuê cảng Cam Ranh. Ngày 2/5/1979, Chính phủ Liên bang CHXHCN Xô Viết và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ký hiệp định về việc sử dụng Cam Ranh làm Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của quân đội Liên Xô trong 25 năm. Trong ảnh là một góc căn cứ Cam Ranh thời Liên Xô đồn trú.



Ngay trong tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Ít lâu sau, các máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh xuống Cam Ranh. Trong ảnh là thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III Rroject 671RTM biên chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến số 17) tại Cam Ranh.



Tên gọi chính thức của căn cứ Cam Ranh thời kỳ này là căn cứ bảo đảm hậu cần kỹ thuật số 922 của Hạm đội Thái Bình Dương. Căn cứ 922 chủ yếu phục vụ Liên đội tàu chiến số 17 (Hạm đội Thái Bình Dương). Trong ảnh là các tướng lĩnh Hải quân Liên Xô cùng thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công tại Cam Ranh.



Thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Echo Project 675 thuộc Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến 17) tại quân cảng Cam Ranh hồi tháng 10/1982.



Khu trục tên lửa lớp Sovremenny Project 956 tại vịnh Cam Ranh.



Mùa hè năm 1980, tàu sân bay Minsk lớp Kiev đã ghé vào Cam Ranh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong ảnh là tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 trên tàu Misk tại Cam Ranh.



Tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn lớp Ropucha Project 775 tại quân cảng Cam Ranh.



Tàu ngầm, tàu chiến đấu mặt nước, tàu vận tải tại quân cảng Cam Ranh giai đoạn 1980-1981.



Máy bay tuần tra săn ngầm tầm xa Tu-142 tại sân bay trong tổ hợp căn cứ quân sự ở Cam Ranh.



Máy bay Tu-142 hạ cánh xuống sân bay ở Cam Ranh.



Tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23MLD ở Cam Ranh tháng 1/1985.



Trực thăng săn ngầm Mi-14PL tại Cam Ranh.




Tàu ngầm tấn công Kilo của Hải quân Nga tại Cam Ranh cuối những năm 1990.



Đội hình xe bọc thép BTR của lực lượng Hải quân Đánh bộ Liên Xô diễu hành qua lễ đài Cam Ranh ngày 7/11/1987.



Binh lính Hải quân Đánh bộ Liên Xô trong buổi huấn luyện bắn đạn thật trong căn cứ Cam Ranh.



Những người lính Hải quân Liên Xô du lịch và đem về làm kỷ niệm chiếc nón của phụ nữ Việt Nam năm 1980.



Binh lính Hải quân Liên Xô tại khu nhà nghỉ trong căn cứ.




Binh lính Liên Xô giải trí bằng cách leo cây dừa tại Cam Ranh.



Binh lính Liên Xô chơi bóng đá tại Cam Ranh năm 1985.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Việt - Nga bàn hợp tác ở Cam Ranh

- Các tàu hải quân của LB Nga có thể ra vào khu vực phi quân sự của cảng mà Việt Nam đã quy hoạch chuyên dụng để làm các dịch vụ hậu cần, kỹ thuật. Bên cạnh đó, Nga chủ động đề xuất đầu tư một dự án xây dựng trung tâm nghỉ dưỡng 5 sao ở gần sân bay Cam Ranh, chuyên phục vụ cho các quân nhân, theo diện dự án đầu tư nước ngoài.

Đó là hai trong số những nội dung thảo luận chi tiết tại cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng LB Nga, Đại tướng Sergei Shoigu sáng nay tại Hà Nội.



Bộ trưởng Quốc phòng LB Nga Sergei Shoigu thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh

Trao đổi với báo giới sau hội đàm, hai bên cùng đề cập đến những trọng tâm hợp tác được đề cập như trao đổi đoàn các cấp nhằm giao lưu, trao đổi kinh nghiệm quản lý Nhà nước, Nga giúp VN đào tạo cán bộ, sĩ quan về chuyên môn, kỹ thuật, hợp tác kỹ thuật quân sự, triển khai các hợp đồng mua bán vũ khí và đặc biệt đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực hải quân.

"Chúng tôi thống nhất tạo một xung lực mới trong một số lĩnh vực hợp tác... Năm nay, hai bên sẽ nỗ lực để mở ra một chương mới trong hợp tác hải quân" - Đại tướng Sergei Shoigu nói với báo chí.

Hai bên cũng thống nhất sẽ triển khai cơ chế đối thoai chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng thường niên, luân phiên địa điểm giữa hai nước. Dự kiến cơ chế này sẽ được thực hiện ngay trong năm nay

Bộ trưởng Shoigu cũng cho hay LB Nga mong muốn xúc tiến triển khai dự án xây dựng trung tâm nghỉ dưỡng ngay trong năm nay.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho hay, dự án do phía Nga đề xuất, đầu tư 100% vốn theo diện dự án đầu tư nước ngoài. Dự án sẽ được triển khai theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Nga dành cho Việt Nam quyền quản lý, điều hành. Phía Nga sẽ gửi một số người tham gia cùng quản lý khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.



Mở cơ sở sửa chữa tàu ở Cam Ranh

Các phóng viên đã trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh về những kế hoạch triển khai cụ thể được đề cập trong hội đàm:

VietNamNet: Xin Bộ trưởng cho biết cụ thể hơn về kế hoạch triển khai hợp tác hải quân giữa hai nước như thỏa thuận tại hội đàm?

Hiện nay Việt Nam vẫn còn các loại vũ khí, tàu thuyền, trang bị kỹ thuật của Liên Xô cũ viện trợ trước đây để lại. Bên cạnh đó là mua sắm mới. Việt Nam cũng có đóng mới tàu nhưng cũng từ công nghệ của Nga.

Bây giờ để khai thác, sử dụng hiệu quả cần có hợp tác với phía Nga. Nga sẵn sàng đào tạo cho chúng ta về cán bộ chỉ huy, tham mưu, của hải quân, cả chuyên môn, kỹ thuật, thủy thủ, các kíp tàu ngầm, các kỹ thuật khác... Rồi công tác bảo dưỡng kỹ thuật cho tàu của hải quân. Như thế rất quan trọng.

Chúng ta cũng nghiên cứu đơn giản hóa một số thủ tục cho tàu hải quân của LB Nga khi ghé thăm hoặc làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật ở các cảng Việt Nam sẽ được nhanh chóng, thuận tiện, thể hiện đúng tinh thần đối tác chiến lược tin cậy chính trị giữa ta và LB Nga.

VietNamNet: Trong hội đàm, Bộ trưởng và đối tác có đề cập việc hợp tác sửa chữa, đóng tàu ở khu vực phi quân sự của cảng Cam Ranh ra sao?

Tổng công ty Tân Cảng thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam được giao chủ trì, có tham gia liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Công ty Vietsopetro sẽ tham gia góp vốn. Nhưng ta làm chủ, chi phối, ta điều hành, quản lý. Chủ quyền là của Việt Nam.



Cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, các dàn khoan, các dịch vụ của dầu khí này phục vụ dịch vụ cho các tàu của bất kỳ một nước nào, trong đó có LB Nga.

Cơ sở này có thể làm mấy việc: sửa chữa tàu, tiếp dầu, tiếp nước, tiếp lương thực thực phẩm, đón thủy thủ để vào bờ, tham quan nghỉ ngơi sau chuyến đi đường dài trên biển. Cơ sở này chúng ta làm dịch vụ, tại khu vực vịnh Cam Ranh. Nó không ảnh hưởng tới khu vực cảng quân sự, nơi chỉ là căn cứ của hải quân Việt Nam.

Khu vực dân sự cảng Ba Ngòi hiện nay cũng đang có cảng của Vinashin thực hiện sửa chữa đóng mới tàu thuyền. Chúng ta từng đón tàu hậu cần của quân đội Hoa Kỳ ghé vào làm dịch vụ sửa chữa tàu thuyền. Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã từng đến đây thăm.

VnExpress: Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Sergei Shoigu cũng đến thăm cảng Cam Ranh. Bộ trưởng Nga đã đánh giá thế nào về vị trí chiến lược của cảng này?

Từng đóng quân ở đây nên LB Nga hiểu rõ vị trí chiến lược của cảng Cam Ranh. Đây là một vùng nước sâu, kín gió, rộng lớn, rất gần đường hàng hải quốc tế, nên tàu bè ra vào tránh trú báo, nghỉ ngơi, làm dịch vụ hậu cần rất tốt.

Quan điểm của Việt Nam là không liên minh, không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự. Song với tiềm năng của Cam Ranh, ngày nay, nếu chỉ dành cho sử dụng mục đích quân sự thì cũng rất lãng phí. Theo đó, Cam Ranh đã được quy hoạch thành 3 khu vực: khu vực quân sự, khu vực để làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tàu bè dân sự, nước ngoài và khu vực hoàn toàn dân sự (Ba Ngòi).



Phía Nga hoan nghênh nếu được phía Việt Nam cho phép các tàu của hải quân Nga được vào làm dịch vụ hậu cần, kỹ thuật ở vịnh Cam Ranh, rất thuận lơi cho các bạn sau chuyến đi đường dài. Quan điểm của ta là cho phép tất cả tàu các nước, không chỉ riêng Nga ghé cảng làm dịch vụ hậu cần.

Hiện đại hóa hải quân

VietNamNet: Việc triển khai các hợp đồng mua bán vũ khí giữa hai bên sẽ như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Việt Nam có hợp tác với phía LB Nga để mua sắm, trang bị, hiện đại hóa Quân chủng Hải quân. Việt Nam có đủ 6 binh chủng: không quân hải quân, tàu ngầm, tàu mặt nước, ra đa hải quân, tên lửa đất đối hải, hải quân đánh bộ... đều xuất phát mua của LB Nga.


LB Nga là bạn bè truyền thống, đối tác chiến lược tin cậy và Việt Nam đã quen sử dụng trang thiết bị của Nga và sử dụng rất hiệu quả trong kháng chiến giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước.

Phải nói rằng tiền của Việt Nam cũng rất hạn hẹp mà giá của các bạn cũng rất phải chăng. Cho nên chúng ta chọn bạn là đối tác để trang bị mua sắm cho hải quân, cho phòng không không quân, cho các binh chủng khác, cho lục quân.



AFP: Trong chuyến thăm lần này, hai bên nói nhiều đến hợp tác hải quân, có phải đó là thông điệp trong bối cảnh có những tranh chấp hiện nay trên Biển Đông không?

Hợp tác này là bình thường. Hiện nay các nước đều mong muốn hợp tác với hải quân Việt Nam. Không chỉ có Nga. Như các bạn biết, hải quân ta và Trung Quốc đã có tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ rất nhiều năm rồi và hợp tác tốt. Hải quân Việt Nam cũng hợp tác với Campuchia, Thái Lan, Malaysia, và đang tiến hành hợp tác với Indonesia.

Chúng ta cũng lần đầu tiên tổ chức hội nghị tư lệnh hải quân của các nước ASEAN tại Hà Nội thành công. Nga là đối tác chiến lược, bạn bè truyền thống có quan tâm đến khu vực này. Trên tuyến đường hàng hải mà bạn thường đi qua, bạn muốn ghé lại để làm các dịch vụ hậu cần kỹ thuật, rồi nghỉ ngơi đó là hoạt động bình thường.

Xuân Linh - Ảnh: Lê Anh Dũng

Link http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/111440/viet---nga-ban-hop-tac-o-cam-ranh.html
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,824
Động cơ
242,318 Mã lực
Công bằng mà nói thì BT Nga nhìn đẹp lão hơn BT nhà mình !
 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
444
Động cơ
389,350 Mã lực
Chả hay ho gì khi cho quân đội nước ngoài đóng trên lãnh thổ nước mình. Nó làm gì bên trong thì có trời mà biết
Cũng tùy cách hợp tác thế nào mà cụ, thời buổi toàn cầu hóa, thì nên hợp tác cụ à, nó cũng giống như các cty 100% vốn nước ngoài tại VN thôi.

Có quân đội nước ngoài tại VN vẫn còn còn hơn là một mình, còn đóng quân thế nào lại là vấn đề khác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top