[Funland] Hiểu về xuất xứ sản phẩm

Hắc_Miêu

Xe hơi
Biển số
OF-627015
Ngày cấp bằng
26/3/19
Số km
153
Động cơ
115,199 Mã lực
Tuổi
29
Các cụ cho em hỏi là 1 bộ máy tính dựng bao gồm chip, main, supply... cái thì sản xuất tại malai, cái thì indo, tq thì sau khi hoàn chỉnh thì mình ghi xuất xứ ở đâu ạ? Chẳng lẽ ghi là máy tính Đông Nam Á?
Cái này sẽ tính theo hàm lượng giá trị khu vực cụ ạ. Tỷ như nếu 1 sản phẩm được sx, lắp ráp ở Singapore đạt hơn 40% giá trị khu vực Asean và 60% giá trị từ các nước # thì sẽ đủ tiêu chuẩn công nhận xuất xứ sx tại SG ạ
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,973
Động cơ
1,072,327 Mã lực
Vậy thì chiếc morning ráp tại Việt Nam (có tỷ lệ nội địa hóa) thì ghi là xuất xứ Hàn Quốc hả cụ?
Theo e hiểu thì nó thoả mãn đk 2, thay đổi về chất.
Nhập các linh kiện lâp thành cái ô tô :)
 

Phongcach

Xe buýt
Biển số
OF-203071
Ngày cấp bằng
22/7/13
Số km
570
Động cơ
132,472 Mã lực
Đội quân lừa đảo giờ hùng hậu thật
 

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
4,305
Động cơ
509,017 Mã lực
Cụ
Không cụ. Được tính trên quy trình sản xuất mà ông đăng ký: sẽ bao gồm vật tư đầu vào (nếu nội địa hóa), nhân công, khấu hao nhà xưởng, máy móc. Chỉ tính từ khi đưa vật tư vào sx cho đến khi ra sản phẩm. Ko có giá trị thương hiệu hay dịch vụ dịch veo gì hết.
Cụ chính xác
Giá trị đầu vào của sản phẩm
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,296
Động cơ
650,430 Mã lực
Các cụ cho em hỏi là 1 bộ máy tính dựng bao gồm chip, main, supply... cái thì sản xuất tại malai, cái thì indo, tq thì sau khi hoàn chỉnh thì mình ghi xuất xứ ở đâu ạ? Chẳng lẽ ghi là máy tính Đông Nam Á?
Cái này chắc là nên ghi như kiểu iPhone: Assemble in China chứ không dùng Made in China.
 

Eurostone.top

Đi bộ
Biển số
OF-715676
Ngày cấp bằng
11/2/20
Số km
8
Động cơ
81,503 Mã lực
Tuổi
36
Cụ này là dân sx đây rồi.
Cụ phải đọc bài này thì mới hiểu đc bài học xương máu của việc xuất xứ hàng hóa đã in hằn vào não cụ rachfan đến mức độ như nào!
 

Eurostone.top

Đi bộ
Biển số
OF-715676
Ngày cấp bằng
11/2/20
Số km
8
Động cơ
81,503 Mã lực
Tuổi
36
Mấy hôm nay giang cư mận bàn tán nhiều về Asanzo của anh Tam, một trong các chủ đề nóng nhất là chuyện “Xuất xứ Việt nam” hay “Made in Vietnam” của hàng Asanzo. Cãi nhau nhiều, lý sự lắm, kéo sang cả hàng của Vin, nhưng chưa một cụ nào đưa ra hiểu biết cụ thể: một sản phẩm như thế nào thì có thể được dán nhãn xuất xứ đúng quy chuẩn?

Trong thớt này tôi liệt kê các quy định và minh họa về xuất xứ hàng hóa cho các cụ tham khảo, và có thể dễ dàng suy ra: hàng anh Tam, hàng anh Vượng hay bất cứ loại hàng nào khác lúc nào có thể được dán nhãn xuất xứ VN lúc nào không?

Đầu tiên phải khẳng định rằng: hiện nay trên thế giới hầu như không còn một sản phẩm nào được sản xuất 100% từ một nước duy nhất. Đến cây lúa Việt nam nhìn thì thuần Việt hoàn toàn thực ra cũng có không ít yếu tố nước ngoài: giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Vì thế nên cái chỉ dẫn “made in” dù là China, Japan hay Korea đều là tương đối, và cũng vì vậy mà thế giới phải thỏa thuận và quy định các tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. Ba tiêu chuẩn cơ bản nó thế này:

1. (Tiêu chuẩn hoàn thiện) Bất cứ một hàng hóa nào muốn dán nhãn “made in…” thì đều phải được hoàn thiện đến mức sử dụng được tại nước đó. Tất cả các công đoạn sau đều không được chấp nhận. Chẳng hạn anh nhập một cái TV nguyên chiếc về rồi đóng vào thùng thì cái TV đó không thể dán nhãn “made in Vietnam”.

2. (Tiêu chuẩn thay đổi bản chất) Tiếp một bước nữa, quá trình gia công sản xuất phải “thay đổi bản chất các nguyên liệu được đưa vào”, nghĩa là các linh kiện, chất, phụ gia… phải được pha trộn, lắp ráp… và cho ra một bản chất khác hẳn so với đầu vào. Nếu chỉ có thay đổi hình thức thì không được. Chẳng hạn anh có thể nhập téc bia 1000l về đóng vào chai nhỏ đem bán, cái đó cũng có thể gọi là gia công nhưng không thể gọi là “sản xuất lại VN’ vì đầu ra không thay đổi bản chất đầu vào.

3. (Tiêu chuẩn giá trị gia tăng) Khi đã đạt được hai điều kiện trên thì một sản phẩm muốn đạt điều kiện “made in” một nước nào đó phải thỏa mãn điều kiện thứ ba, cũng là điều kiện khó nhất: quy định 40%.

Quy định này có nội dung như sau: muốn được dán nhãn xuất xứ một nước, một sản phẩm phải có 40% giá trị bán ra được thực hiện tại nước đó.

Ví dụ thế này: Anh Tam mua 100% linh kiện rời của Tàu về lắp TV hoàn chỉnh tại Việt nam. Anh đã thỏa mãn điều kiện thứ nhất (hoàn thiện) và điều kiện thứ hai (thay đổi bản chất nguyên liệu). Nhưng đến điều kiện thứ ba rất có thể anh tắc vì anh bán quá rẻ. Khi lơi nhuận của anh chỉ 10-15% thì anh không đủ DK dán nhãn xuất xứ VN.

Như vậy là một nhà SX nhập 100% linh kiện Tàu cũng có thể dán nhãn made in Vietnam. Chỉ cần sản phẩm thỏa mãn 3 điều kiện: 1. Được gia công hoàn thiện ở VN; 2. Đầu ra thay đổi về bản chất so với đầu vào và 3. Lợi nhuận của nhà sản xuất (trên giấy tờ) ít nhất là 40%.

Xét như thế thì có các trường hợp sau không được dán nhãn “made in”:

1. Nhập nguyên bộ về đóng thùng: như anh Tam nhập lò vi sóng nguyên chiếc về đóng lại vào thùng chữ Việt, nói thẳng ra là lừa đảo.

2. Có gia công hoàn thiện nhưng không thay đổi bản chất sản phẩm. Ví dụ mua đồ uống đóng téc về đóng sang chai nhỏ hay nhập giấy photo cuộn lớn về cắt đóng thành tập A4.

3. Có chút chút gia công, thậm chí phụ kiện sản xuất tại bản địa nhưng giá trị quá thấp. Chẳng hạn cả cái TV chỉ đổ được cái vỏ nhựa và bán giá trên giấy chỉ lãi 15%.


Trong 3 điều kiện trên, cái thứ nhất (hoàn thiện) và thứ hai (thay đổi bản chất) là dễ thấy. Cái thứ ba mới khó và chỉ có thuế và nơi cấp C/O mới được biết.

Thậm chí hai trường hợp y như nhau: cùng nhập 100% linh kiện về lắp điện thoại nhưng 1 anh bán đủ đắt (lợi nhuận trên 40%) thì có thể được dán nhãn “made in” còn anh kia bán quá rẻ (lợi nhuận chỉ 20%) lại có thể bị từ chối không cho dán.

Thoạt nhìn thì đó là chuyện vô lý nhưng bản chất nó thế này: Thế giới cho rằng khi anh có thể bán lãi 40% có nghĩa là anh có thương hiệu hoặc bí quyết đặc biệt, và cái đó chính là yếu tố tạo nên xuất xứ sản phẩm.
Rất tâm đắc với cụ. Đọc bài " tôi lập nghiệp thế nào" mới thấy thấm từng câu, từng chữ cụ viết ra nó giá trị đến mức không thể tả hết thành lời.
Em kém cụ 1 giáp, cũng đang lập nghiệp, em làm về thi công xây dựng. Chỉ ước sao đc gặp ngoài đời để cụ hàn huyên, tư vấn chia sẻ về những ngày đầu lập nghiệp của cụ nhiều hơn nữa (sau khi từ bỏ nghề làm kẹo, cơ duyên nào cụ đi lên theo ngành cơ khí, câu chuyện của cụ e nghĩ có thể xuất bản thành sách lập nghiệp cho giới trẻ đọc đc cụ ạ)
Chỉ ước muốn khi cụ rảnh inbox e đi cafe thì đó là niềm hạnh phúc lớn lao với e. E ở B.Từ Liêm cụ rachfan ạ!
Thân chào cụ!
 
Chỉnh sửa cuối:

atukiva

Xe tăng
Biển số
OF-476769
Ngày cấp bằng
13/12/16
Số km
1,581
Động cơ
210,328 Mã lực
Tuổi
44
Quả thật là chủ đề rất hữu ích.

Em chạy dự án, rõ ràng đặt hàng Singapore mà gia công lắp ráp hầu hết lại là Việt Nam.

Giá như có quy định rõ thì hay quá.
 

chuthoongc4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-26254
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
3,418
Động cơ
512,366 Mã lực
Đối với cái nồi cơm điện ạ. Em rất bực, mấy cái nồi cơm hàng Vnclc, hàng Vnxk,......madein Vn.
Thực ra nó chỉ là hàng tàu 100% kg hơn kg kém, đến sợ, cũng cái nồi cơm đó trong siêu thị điện máy tên tuổi bán 600k, trong khi hàng chợ bán 200-300k, sợ kg?.
Và cái tụi nhập nhằng này nó có làm cái cc gì đâu. ráp cái nồi cơm điện thì mấy bà tiểu thương ở chợ với cây tua vít làm nhoay nhoáy. thế mà có thằng lại đi bán với mác made in Vn.
Chưa nói đến cái tivi công nghệ đấy, dcm nhập linh kiện tàu về rồi ráp lại bán.
Toà loa tùm lum nhất mà chúng ta có thể thấy là mấy cái đầu dvbT2, mấy cái đầu android box. Con nào cũng made vn, vì đơn giản tụi này chỉ có 3 -4 con vít, cá biệt có loại kg có con vít nào, chỉ gài bằng ngàm nhựa.
chỉ cần lấy móng tay báy cái là bung ra thành 5-7 linh kiện, ngồi ráp đến đứa trẻ lên 4 tuổi cũng ráp đc. thế mà vẫn là hàng Vnclc, madein Vn, sợ thật, hài nhất là trên thị trường chỉ có 2 loại remote ( đầu dvbT2) khiển cho mấy chục loại đầu made in Vn. nghĩ nó chán.
 
Biển số
OF-719388
Ngày cấp bằng
8/3/20
Số km
169
Động cơ
80,500 Mã lực
Có cụ nào tóm tắt vụ anh Tam lại được ko a? Cuối cùng thì trẻ trâu thế nào? Anh Tam bị xử lý gì? Hiện nay hình như a Tam thoát rồi thì phải. Chưa thấy kết luận chính thức cc a.
 
Biển số
OF-719388
Ngày cấp bằng
8/3/20
Số km
169
Động cơ
80,500 Mã lực
Mấy hôm nay giang cư mận bàn tán nhiều về Asanzo của anh Tam, một trong các chủ đề nóng nhất là chuyện “Xuất xứ Việt nam” hay “Made in Vietnam” của hàng Asanzo. Cãi nhau nhiều, lý sự lắm, kéo sang cả hàng của Vin, nhưng chưa một cụ nào đưa ra hiểu biết cụ thể: một sản phẩm như thế nào thì có thể được dán nhãn xuất xứ đúng quy chuẩn?

Trong thớt này tôi liệt kê các quy định và minh họa về xuất xứ hàng hóa cho các cụ tham khảo, và có thể dễ dàng suy ra: hàng anh Tam, hàng anh Vượng hay bất cứ loại hàng nào khác lúc nào có thể được dán nhãn xuất xứ VN lúc nào không?

Đầu tiên phải khẳng định rằng: hiện nay trên thế giới hầu như không còn một sản phẩm nào được sản xuất 100% từ một nước duy nhất. Đến cây lúa Việt nam nhìn thì thuần Việt hoàn toàn thực ra cũng có không ít yếu tố nước ngoài: giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Vì thế nên cái chỉ dẫn “made in” dù là China, Japan hay Korea đều là tương đối, và cũng vì vậy mà thế giới phải thỏa thuận và quy định các tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. Ba tiêu chuẩn cơ bản nó thế này:

1. (Tiêu chuẩn hoàn thiện) Bất cứ một hàng hóa nào muốn dán nhãn “made in…” thì đều phải được hoàn thiện đến mức sử dụng được tại nước đó. Tất cả các công đoạn sau đều không được chấp nhận. Chẳng hạn anh nhập một cái TV nguyên chiếc về rồi đóng vào thùng thì cái TV đó không thể dán nhãn “made in Vietnam”.

2. (Tiêu chuẩn thay đổi bản chất) Tiếp một bước nữa, quá trình gia công sản xuất phải “thay đổi bản chất các nguyên liệu được đưa vào”, nghĩa là các linh kiện, chất, phụ gia… phải được pha trộn, lắp ráp… và cho ra một bản chất khác hẳn so với đầu vào. Nếu chỉ có thay đổi hình thức thì không được. Chẳng hạn anh có thể nhập téc bia 1000l về đóng vào chai nhỏ đem bán, cái đó cũng có thể gọi là gia công nhưng không thể gọi là “sản xuất lại VN’ vì đầu ra không thay đổi bản chất đầu vào.

3. (Tiêu chuẩn giá trị gia tăng) Khi đã đạt được hai điều kiện trên thì một sản phẩm muốn đạt điều kiện “made in” một nước nào đó phải thỏa mãn điều kiện thứ ba, cũng là điều kiện khó nhất: quy định 40%.

Quy định này có nội dung như sau: muốn được dán nhãn xuất xứ một nước, một sản phẩm phải có 40% giá trị bán ra được thực hiện tại nước đó.

Ví dụ thế này: Anh Tam mua 100% linh kiện rời của Tàu về lắp TV hoàn chỉnh tại Việt nam. Anh đã thỏa mãn điều kiện thứ nhất (hoàn thiện) và điều kiện thứ hai (thay đổi bản chất nguyên liệu). Nhưng đến điều kiện thứ ba rất có thể anh tắc vì anh bán quá rẻ. Khi lơi nhuận của anh chỉ 10-15% thì anh không đủ DK dán nhãn xuất xứ VN.

Như vậy là một nhà SX nhập 100% linh kiện Tàu cũng có thể dán nhãn made in Vietnam. Chỉ cần sản phẩm thỏa mãn 3 điều kiện: 1. Được gia công hoàn thiện ở VN; 2. Đầu ra thay đổi về bản chất so với đầu vào và 3. Lợi nhuận của nhà sản xuất (trên giấy tờ) ít nhất là 40%.

Xét như thế thì có các trường hợp sau không được dán nhãn “made in”:

1. Nhập nguyên bộ về đóng thùng: như anh Tam nhập lò vi sóng nguyên chiếc về đóng lại vào thùng chữ Việt, nói thẳng ra là lừa đảo.

2. Có gia công hoàn thiện nhưng không thay đổi bản chất sản phẩm. Ví dụ mua đồ uống đóng téc về đóng sang chai nhỏ hay nhập giấy photo cuộn lớn về cắt đóng thành tập A4.

3. Có chút chút gia công, thậm chí phụ kiện sản xuất tại bản địa nhưng giá trị quá thấp. Chẳng hạn cả cái TV chỉ đổ được cái vỏ nhựa và bán giá trên giấy chỉ lãi 15%.


Trong 3 điều kiện trên, cái thứ nhất (hoàn thiện) và thứ hai (thay đổi bản chất) là dễ thấy. Cái thứ ba mới khó và chỉ có thuế và nơi cấp C/O mới được biết.

Thậm chí hai trường hợp y như nhau: cùng nhập 100% linh kiện về lắp điện thoại nhưng 1 anh bán đủ đắt (lợi nhuận trên 40%) thì có thể được dán nhãn “made in” còn anh kia bán quá rẻ (lợi nhuận chỉ 20%) lại có thể bị từ chối không cho dán.

Thoạt nhìn thì đó là chuyện vô lý nhưng bản chất nó thế này: Thế giới cho rằng khi anh có thể bán lãi 40% có nghĩa là anh có thương hiệu hoặc bí quyết đặc biệt, và cái đó chính là yếu tố tạo nên xuất xứ sản phẩm.
Cụ xem lại chỗ 40% đó tránh hiểu nhầm.:-bd
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top