[Funland] Hiểu về xuất xứ sản phẩm

echnikj

Xe container
Biển số
OF-448979
Ngày cấp bằng
28/8/16
Số km
6,397
Động cơ
259,679 Mã lực
Nơi ở
Ngay đây
Theo Cụ thì Kia Morning mà Thaco đang lắp xếp vào loại có xuất xứ như nào?
Cụ hỏi lại em đúng câu em hỏi cụ.
Thế này nhé, hiện tại ô tô con của Trường Hải mới đạt tỷ lệ nội địa hóa 25% (con số do Trường Hải công bố) con số đó chưa đủ để thành "made in Vietnam", nhưng:
Xe đã có tỷ lệ nội địa hóa tạo sự khác biệt (đã làm được các linh kiện như kính, ghế, dây điện, linh kiện cơ khí (ống xả, ty ben, các linh kiện đột dập…), linh kiện nhựa (cản nhựa, linh kiện nhựa nội thất…), hệ thống máy lạnh, linh kiện composite)
Sự khác biệt này tạo ra sự khác biệt về chất lượng xe, nên người ta phân biệt: xe lắp ráp Việt Nam, chứ họ ko dùng cụm từ "made in"
Vì nếu dùng từ đó thì phải là "made in Korea" sẽ dễ gây nhầm lẫn (về chất lượng) vì có 2 dòng chất lượng khác nhau.
Chứ như cái CRV đang chạy rầm rầm ngoài đường thì nó ghi rõ là made in Thailand nhé, vì tỷ lệ nội địa hóa của nó đã trên 40%.
 

dunglangha

Xe buýt
Biển số
OF-362941
Ngày cấp bằng
14/4/15
Số km
953
Động cơ
265,303 Mã lực
Em chỉ luôn cho các cụ biết các trò trắng trợn mà doanh nghiệp Việt Nam dùng để xin xuất xứ,

còn để lọt, đó hoàn toàn là trách nhiệm của Bộ công thương, cụ thể là phòng quản lý xnk ...

Khi lấy giá tham chiếu cho giá trị linh kiện, nguyên liệu, doanh nghiệp sẽ phải cung cấp tờ khai hải quan hàng nhập ( loại hình Nhập để sX xk )
và như các cụ đoán đó, giá của các linh kiện này bị đánh giảm xuống,

vì invoice gửi sang thì sửa lại con số rồi in ra thôi ...

Phòng quản lý cứ mặc nhiên chấp nhận các tờ khai, dù ngày rất cũ, lâu lâu họ lại đòi 1 tờ khai mới hơn, ... doanh nghiệp họ lại làm như trên ...

hoặc trắng trợn hơn là họ cắt ghép, bằng photo, ... Phòng quản lý có thể kiểm tra hồ sơ bản gốc, nhưng thường thì họ không làm,

còn chuyện đi kiểm tra dây chuyền sx để xem quy trình á ?? còn khướt ... vì ngay trong giờ xét C/O có vị còn mải đánh Liên quân, VLTK gì đó ... say sưa đến độ, còn bảo người của DN tự đi mà in số C/O ... rồi họ sẽ trình ký + dấu cho ...

Ko phải cán bộ nào cũng như vậy, nhưng cán bộ như em nói đúng là như thế, tận mắt chứng kiến
Cụ xin ở đâu? năm nào? Năm ngoái e được 1 nhà máy TQ ở Từ Sơn thuê 10k Trump mà không làm nổi cụ ơi.
Cụ có làm được thì inbox cho e
 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
4,450
Động cơ
214,924 Mã lực
thằng Tam nó còn chém "đỉnh cao công nghệ nhật bản" - bọn tàu nó giết doanh nghiệp việt
 

RyDo68

Xe hơi
Biển số
OF-674678
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
114
Động cơ
106,352 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
Bài viết của cụ hay, giờ e mới biết đó. Cảm ơn cụ chủ
 

noname_star

Xe tăng
Biển số
OF-482775
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
1,226
Động cơ
394,789 Mã lực
Tuổi
39
Thực tế thì nhiều ông khai thác cái này.
Nhưng nếu làm đúng thì ko dễ xơi đâu cụ. Vì giá nhân công mình rẻ. Tính theo bảng lương và thu nhập cơ sở. Từ cái quy trình sản xuất của ông, người ta tính ra được trình độ lao động. Chả nhẽ lau sản phẩm lại đi dùng 1 ông tiến sĩ? Khấu hao nhà xưởng thì tính vào giá thuê đất. Ko phải giá trị đất. Nói chung là tính ra ko được nhiều đâu cụ.

Chẳng qua là quan nhà mình mắt nhắm mắt mở. Nhiều lúc doanh nghiệp nó khai phứa đi, vẫn ký bừa vào.

Như vậy em có thể khai tăng các yếu tố in đậm để tăng giá trị nội địa hóa sản phẩm?
 

noname_star

Xe tăng
Biển số
OF-482775
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
1,226
Động cơ
394,789 Mã lực
Tuổi
39
Không cụ. Luật quy định rất rõ ràng mà. Nó quy định các quy trình gia công đơn giản (kiểu lắp ráp đơn thuần). Nó ghi rõ là như thế này ko được coi là thay đổi bản chất.

Em đã ví dụ rồi đấy, chẳng hạn cùng là linh kiện như cái quy trình cụ lắp thế nào nữa. Có dùng dây truyền sản xuất ko. Vì nếu dùng dây truyền hiện đại kéo theo phải có nhân lực trình độ cao vận hành. bla bla

Nói chung là theo em thì các quy định là tương đối chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế. Mỗi tội là ở mình quan liêu, luật ko được thi hành chặt chẽ thôi.
Làm chặt là cũng nhiều ông méo mặt chứ ko dễ xơi đâu cụ.

Túm lại theo như cụ thì dễ đạt 40%, hoá phép giá nhập vật tư nguyên liệu đầu vào khấu hao nhà xưởng...
Em k thấy thuyết phục, lý giải kiểu cụ
không thấy liên quan lắm tới cái "tỷ lệ đóng góp nội địa" ạ? Là tỷ lệ % đc gia công tại Việt Nam!
Chứ theo như cụ trên thay đổi bản chất là đc thì cứ nhập linh kiện xong ráp 30phút xong. Thay đổi bản chất là từ linh kiện thành cái máy;))
Vậy cái nào cũng hàng Việt Nam cả nhưng thực chất sản suất hết ở nc ngoài.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,224
Động cơ
263,841 Mã lực
Không cụ. Luật quy định rất rõ ràng mà. Nó quy định các quy trình gia công đơn giản (kiểu lắp ráp đơn thuần). Nó ghi rõ là như thế này ko được coi là thay đổi bản chất.

Em đã ví dụ rồi đấy, chẳng hạn cùng là linh kiện như cái quy trình cụ lắp thế nào nữa. Có dùng dây truyền sản xuất ko. Vì nếu dùng dây truyền hiện đại kéo theo phải có nhân lực trình độ cao vận hành. bla bla

Nói chung là theo em thì các quy định là tương đối chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế. Mỗi tội là ở mình quan liêu, luật ko được thi hành chặt chẽ thôi.
Làm chặt là cũng nhiều ông méo mặt chứ ko dễ xơi đâu cụ.
Vấn đề là cụ đang nhầm lẫn giữa sp xuất khẩu và sp tiêu thu nội địa
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,351
Động cơ
336,196 Mã lực
Hình như Cụ đang hiểu sai cái 40% kia là tỉ lệ giá trị linh phụ kiện và gia công sx được hình thành tại nước mà SP được hoàn thiện (tính theo giá thành SP) chứ ko phải lợi nhuận.
Cụ sai rồi, cụ rachfan nói đúng đó.
Để cấp CO thì cần phải gửi cách tính LVC hoặc RVC cho VCCI, mẫu số của nó là giá FOB (nếu để xuất khẩu) chứ không phải tính trên giá thành sản phẩm.
 

xuantien_mobis

Xe lăn
Biển số
OF-50629
Ngày cấp bằng
10/11/09
Số km
14,521
Động cơ
597,712 Mã lực
Nơi ở
Chợ trên Giời
Cụ sai rồi, cụ rachfan nói đúng đó.
Để cấp CO thì cần phải gửi cách tính LVC hoặc RVC cho VCCI, mẫu số của nó là giá FOB (nếu để xuất khẩu) chứ không phải tính trên giá thành sản phẩm.
Giá thành xuất xưởng ạ
 

nguyenhuy2210

Xe điện
Biển số
OF-175299
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
2,450
Động cơ
-339,806 Mã lực
Hình như Cụ đang hiểu sai cái 40% kia là tỉ lệ giá trị linh phụ kiện và gia công sx được hình thành tại nước mà SP được hoàn thiện (tính theo giá thành SP) chứ ko phải lợi nhuận.
Chuẩn cụ. Làm gì có thêm lợi nhuận vào đây
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,373 Mã lực
Em chỉ luôn cho các cụ biết các trò trắng trợn mà doanh nghiệp Việt Nam dùng để xin xuất xứ,

còn để lọt, đó hoàn toàn là trách nhiệm của Bộ công thương, cụ thể là phòng quản lý xnk ...

Khi lấy giá tham chiếu cho giá trị linh kiện, nguyên liệu, doanh nghiệp sẽ phải cung cấp tờ khai hải quan hàng nhập ( loại hình Nhập để sX xk )
và như các cụ đoán đó, giá của các linh kiện này bị đánh giảm xuống,

vì invoice gửi sang thì sửa lại con số rồi in ra thôi ...

Phòng quản lý cứ mặc nhiên chấp nhận các tờ khai, dù ngày rất cũ, lâu lâu họ lại đòi 1 tờ khai mới hơn, ... doanh nghiệp họ lại làm như trên ...

hoặc trắng trợn hơn là họ cắt ghép, bằng photo, ... Phòng quản lý có thể kiểm tra hồ sơ bản gốc, nhưng thường thì họ không làm,

còn chuyện đi kiểm tra dây chuyền sx để xem quy trình á ?? còn khướt ... vì ngay trong giờ xét C/O có vị còn mải đánh Liên quân, VLTK gì đó ... say sưa đến độ, còn bảo người của DN tự đi mà in số C/O ... rồi họ sẽ trình ký + dấu cho ...

Ko phải cán bộ nào cũng như vậy, nhưng cán bộ như em nói đúng là như thế, tận mắt chứng kiến
Ông này rất rành, và nói rất đúng.

Những năm 2000, tôi từng làm oánh máy cho một doanh nghiệp sản xuất xe máy tầu. Nhập của TQ về vì nó quá rẻ, xuất xứ xe vẫn là xe VN.

Cái chân chống (nội địa) chúng nó tính giá 200k, nửa chỉ vàng, các ông ngửi được không?

Còn sao qua được bộ Công Thương (lúc đó là bộ Công Nghiệp) thì các ông biết rồi đấy. VN ta trí khôn có thừa haha =))
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,364
Động cơ
623,959 Mã lực
Như vậy em có thể khai tăng các yếu tố in đậm để tăng giá trị nội địa hóa sản phẩm?
Khai tăng nhân công và khấu hao là không dễ. Nhân công thì có thang bảng lương, đóng bảo hiểm; khấu hao thì đã có định mức
 

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
3,498
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
Cụ xin ở đâu? năm nào? Năm ngoái e được 1 nhà máy TQ ở Từ Sơn thuê 10k Trump mà không làm nổi cụ ơi.
Cụ có làm được thì inbox cho e
cụ thể là làm cái gì vậy cụ?
làm thật hay làm láo?
 

Kodo autodoor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-617450
Ngày cấp bằng
20/2/19
Số km
485
Động cơ
121,790 Mã lực
Mấy hôm nay giang cư mận bàn tán nhiều về Asanzo của anh Tam, một trong các chủ đề nóng nhất là chuyện “Xuất xứ Việt nam” hay “Made in Vietnam” của hàng Asanzo. Cãi nhau nhiều, lý sự lắm, kéo sang cả hàng của Vin, nhưng chưa một cụ nào đưa ra hiểu biết cụ thể: một sản phẩm như thế nào thì có thể được dán nhãn xuất xứ đúng quy chuẩn?

Trong thớt này tôi liệt kê các quy định và minh họa về xuất xứ hàng hóa cho các cụ tham khảo, và có thể dễ dàng suy ra: hàng anh Tam, hàng anh Vượng hay bất cứ loại hàng nào khác lúc nào có thể được dán nhãn xuất xứ VN lúc nào không?

Đầu tiên phải khẳng định rằng: hiện nay trên thế giới hầu như không còn một sản phẩm nào được sản xuất 100% từ một nước duy nhất. Đến cây lúa Việt nam nhìn thì thuần Việt hoàn toàn thực ra cũng có không ít yếu tố nước ngoài: giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Vì thế nên cái chỉ dẫn “made in” dù là China, Japan hay Korea đều là tương đối, và cũng vì vậy mà thế giới phải thỏa thuận và quy định các tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. Ba tiêu chuẩn cơ bản nó thế này:

1. (Tiêu chuẩn hoàn thiện) Bất cứ một hàng hóa nào muốn dán nhãn “made in…” thì đều phải được hoàn thiện đến mức sử dụng được tại nước đó. Tất cả các công đoạn sau đều không được chấp nhận. Chẳng hạn anh nhập một cái TV nguyên chiếc về rồi đóng vào thùng thì cái TV đó không thể dán nhãn “made in Vietnam”.

2. (Tiêu chuẩn thay đổi bản chất) Tiếp một bước nữa, quá trình gia công sản xuất phải “thay đổi bản chất các nguyên liệu được đưa vào”, nghĩa là các linh kiện, chất, phụ gia… phải được pha trộn, lắp ráp… và cho ra một bản chất khác hẳn so với đầu vào. Nếu chỉ có thay đổi hình thức thì không được. Chẳng hạn anh có thể nhập téc bia 1000l về đóng vào chai nhỏ đem bán, cái đó cũng có thể gọi là gia công nhưng không thể gọi là “sản xuất lại VN’ vì đầu ra không thay đổi bản chất đầu vào.

3. (Tiêu chuẩn giá trị gia tăng) Khi đã đạt được hai điều kiện trên thì một sản phẩm muốn đạt điều kiện “made in” một nước nào đó phải thỏa mãn điều kiện thứ ba, cũng là điều kiện khó nhất: quy định 40%.

Quy định này có nội dung như sau: muốn được dán nhãn xuất xứ một nước, một sản phẩm phải có 40% giá trị bán ra được thực hiện tại nước đó.

Ví dụ thế này: Anh Tam mua 100% linh kiện rời của Tàu về lắp TV hoàn chỉnh tại Việt nam. Anh đã thỏa mãn điều kiện thứ nhất (hoàn thiện) và điều kiện thứ hai (thay đổi bản chất nguyên liệu). Nhưng đến điều kiện thứ ba rất có thể anh tắc vì anh bán quá rẻ. Khi lơi nhuận của anh chỉ 10-15% thì anh không đủ DK dán nhãn xuất xứ VN.

Như vậy là một nhà SX nhập 100% linh kiện Tàu cũng có thể dán nhãn made in Vietnam. Chỉ cần sản phẩm thỏa mãn 3 điều kiện: 1. Được gia công hoàn thiện ở VN; 2. Đầu ra thay đổi về bản chất so với đầu vào và 3. Lợi nhuận của nhà sản xuất (trên giấy tờ) ít nhất là 40%.

Xét như thế thì có các trường hợp sau không được dán nhãn “made in”:

1. Nhập nguyên bộ về đóng thùng: như anh Tam nhập lò vi sóng nguyên chiếc về đóng lại vào thùng chữ Việt, nói thẳng ra là lừa đảo.

2. Có gia công hoàn thiện nhưng không thay đổi bản chất sản phẩm. Ví dụ mua đồ uống đóng téc về đóng sang chai nhỏ hay nhập giấy photo cuộn lớn về cắt đóng thành tập A4.

3. Có chút chút gia công, thậm chí phụ kiện sản xuất tại bản địa nhưng giá trị quá thấp. Chẳng hạn cả cái TV chỉ đổ được cái vỏ nhựa và bán giá trên giấy chỉ lãi 15%.


Trong 3 điều kiện trên, cái thứ nhất (hoàn thiện) và thứ hai (thay đổi bản chất) là dễ thấy. Cái thứ ba mới khó và chỉ có thuế và nơi cấp C/O mới được biết.

Thậm chí hai trường hợp y như nhau: cùng nhập 100% linh kiện về lắp điện thoại nhưng 1 anh bán đủ đắt (lợi nhuận trên 40%) thì có thể được dán nhãn “made in” còn anh kia bán quá rẻ (lợi nhuận chỉ 20%) lại có thể bị từ chối không cho dán.

Thoạt nhìn thì đó là chuyện vô lý nhưng bản chất nó thế này: Thế giới cho rằng khi anh có thể bán lãi 40% có nghĩa là anh có thương hiệu hoặc bí quyết đặc biệt, và cái đó chính là yếu tố tạo nên xuất xứ sản phẩm.
Cái 40% là ko chính xác ạ. Tùy hiệp định thương mại mà có quy định cụ thể về tỉ lệ này, nhưng nó ko liên quan đến giá bán đâu.
 

VCAPRO

Xe tải
Biển số
OF-596579
Ngày cấp bằng
29/10/18
Số km
427
Động cơ
132,600 Mã lực
Tuổi
59
Dài quá em chả đọc hết, nhưng dù có giải thích gì đi chăng nữa, hành vi xé tem Made in China để dán đè tem Made in VN lên là gian lận thương mại rõ ràng, dù đó là tem linh kiện hay tem sản phẩm.
Mấy hôm nay giang cư mận bàn tán nhiều về Asanzo của anh Tam, một trong các chủ đề nóng nhất là chuyện “Xuất xứ Việt nam” hay “Made in Vietnam” của hàng Asanzo. Cãi nhau nhiều, lý sự lắm, kéo sang cả hàng của Vin, nhưng chưa một cụ nào đưa ra hiểu biết cụ thể: một sản phẩm như thế nào thì có thể được dán nhãn xuất xứ đúng quy chuẩn?

Trong thớt này tôi liệt kê các quy định và minh họa về xuất xứ hàng hóa cho các cụ tham khảo, và có thể dễ dàng suy ra: hàng anh Tam, hàng anh Vượng hay bất cứ loại hàng nào khác lúc nào có thể được dán nhãn xuất xứ VN lúc nào không?

Đầu tiên phải khẳng định rằng: hiện nay trên thế giới hầu như không còn một sản phẩm nào được sản xuất 100% từ một nước duy nhất. Đến cây lúa Việt nam nhìn thì thuần Việt hoàn toàn thực ra cũng có không ít yếu tố nước ngoài: giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Vì thế nên cái chỉ dẫn “made in” dù là China, Japan hay Korea đều là tương đối, và cũng vì vậy mà thế giới phải thỏa thuận và quy định các tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. Ba tiêu chuẩn cơ bản nó thế này:

1. (Tiêu chuẩn hoàn thiện) Bất cứ một hàng hóa nào muốn dán nhãn “made in…” thì đều phải được hoàn thiện đến mức sử dụng được tại nước đó. Tất cả các công đoạn sau đều không được chấp nhận. Chẳng hạn anh nhập một cái TV nguyên chiếc về rồi đóng vào thùng thì cái TV đó không thể dán nhãn “made in Vietnam”.

2. (Tiêu chuẩn thay đổi bản chất) Tiếp một bước nữa, quá trình gia công sản xuất phải “thay đổi bản chất các nguyên liệu được đưa vào”, nghĩa là các linh kiện, chất, phụ gia… phải được pha trộn, lắp ráp… và cho ra một bản chất khác hẳn so với đầu vào. Nếu chỉ có thay đổi hình thức thì không được. Chẳng hạn anh có thể nhập téc bia 1000l về đóng vào chai nhỏ đem bán, cái đó cũng có thể gọi là gia công nhưng không thể gọi là “sản xuất lại VN’ vì đầu ra không thay đổi bản chất đầu vào.

3. (Tiêu chuẩn giá trị gia tăng) Khi đã đạt được hai điều kiện trên thì một sản phẩm muốn đạt điều kiện “made in” một nước nào đó phải thỏa mãn điều kiện thứ ba, cũng là điều kiện khó nhất: quy định 40%.

Quy định này có nội dung như sau: muốn được dán nhãn xuất xứ một nước, một sản phẩm phải có 40% giá trị bán ra được thực hiện tại nước đó.

Ví dụ thế này: Anh Tam mua 100% linh kiện rời của Tàu về lắp TV hoàn chỉnh tại Việt nam. Anh đã thỏa mãn điều kiện thứ nhất (hoàn thiện) và điều kiện thứ hai (thay đổi bản chất nguyên liệu). Nhưng đến điều kiện thứ ba rất có thể anh tắc vì anh bán quá rẻ. Khi lơi nhuận của anh chỉ 10-15% thì anh không đủ DK dán nhãn xuất xứ VN.

Như vậy là một nhà SX nhập 100% linh kiện Tàu cũng có thể dán nhãn made in Vietnam. Chỉ cần sản phẩm thỏa mãn 3 điều kiện: 1. Được gia công hoàn thiện ở VN; 2. Đầu ra thay đổi về bản chất so với đầu vào và 3. Lợi nhuận của nhà sản xuất (trên giấy tờ) ít nhất là 40%.

Xét như thế thì có các trường hợp sau không được dán nhãn “made in”:

1. Nhập nguyên bộ về đóng thùng: như anh Tam nhập lò vi sóng nguyên chiếc về đóng lại vào thùng chữ Việt, nói thẳng ra là lừa đảo.

2. Có gia công hoàn thiện nhưng không thay đổi bản chất sản phẩm. Ví dụ mua đồ uống đóng téc về đóng sang chai nhỏ hay nhập giấy photo cuộn lớn về cắt đóng thành tập A4.

3. Có chút chút gia công, thậm chí phụ kiện sản xuất tại bản địa nhưng giá trị quá thấp. Chẳng hạn cả cái TV chỉ đổ được cái vỏ nhựa và bán giá trên giấy chỉ lãi 15%.


Trong 3 điều kiện trên, cái thứ nhất (hoàn thiện) và thứ hai (thay đổi bản chất) là dễ thấy. Cái thứ ba mới khó và chỉ có thuế và nơi cấp C/O mới được biết.

Thậm chí hai trường hợp y như nhau: cùng nhập 100% linh kiện về lắp điện thoại nhưng 1 anh bán đủ đắt (lợi nhuận trên 40%) thì có thể được dán nhãn “made in” còn anh kia bán quá rẻ (lợi nhuận chỉ 20%) lại có thể bị từ chối không cho dán.

Thoạt nhìn thì đó là chuyện vô lý nhưng bản chất nó thế này: Thế giới cho rằng khi anh có thể bán lãi 40% có nghĩa là anh có thương hiệu hoặc bí quyết đặc biệt, và cái đó chính là yếu tố tạo nên xuất xứ sản phẩm.
 

Hắc_Miêu

Xe hơi
Biển số
OF-627015
Ngày cấp bằng
26/3/19
Số km
153
Động cơ
115,199 Mã lực
Tuổi
29
Mấy hôm nay giang cư mận bàn tán nhiều về Asanzo của anh Tam, một trong các chủ đề nóng nhất là chuyện “Xuất xứ Việt nam” hay “Made in Vietnam” của hàng Asanzo. Cãi nhau nhiều, lý sự lắm, kéo sang cả hàng của Vin, nhưng chưa một cụ nào đưa ra hiểu biết cụ thể: một sản phẩm như thế nào thì có thể được dán nhãn xuất xứ đúng quy chuẩn?

Trong thớt này tôi liệt kê các quy định và minh họa về xuất xứ hàng hóa cho các cụ tham khảo, và có thể dễ dàng suy ra: hàng anh Tam, hàng anh Vượng hay bất cứ loại hàng nào khác lúc nào có thể được dán nhãn xuất xứ VN lúc nào không?

Đầu tiên phải khẳng định rằng: hiện nay trên thế giới hầu như không còn một sản phẩm nào được sản xuất 100% từ một nước duy nhất. Đến cây lúa Việt nam nhìn thì thuần Việt hoàn toàn thực ra cũng có không ít yếu tố nước ngoài: giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Vì thế nên cái chỉ dẫn “made in” dù là China, Japan hay Korea đều là tương đối, và cũng vì vậy mà thế giới phải thỏa thuận và quy định các tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. Ba tiêu chuẩn cơ bản nó thế này:

1. (Tiêu chuẩn hoàn thiện) Bất cứ một hàng hóa nào muốn dán nhãn “made in…” thì đều phải được hoàn thiện đến mức sử dụng được tại nước đó. Tất cả các công đoạn sau đều không được chấp nhận. Chẳng hạn anh nhập một cái TV nguyên chiếc về rồi đóng vào thùng thì cái TV đó không thể dán nhãn “made in Vietnam”.

2. (Tiêu chuẩn thay đổi bản chất) Tiếp một bước nữa, quá trình gia công sản xuất phải “thay đổi bản chất các nguyên liệu được đưa vào”, nghĩa là các linh kiện, chất, phụ gia… phải được pha trộn, lắp ráp… và cho ra một bản chất khác hẳn so với đầu vào. Nếu chỉ có thay đổi hình thức thì không được. Chẳng hạn anh có thể nhập téc bia 1000l về đóng vào chai nhỏ đem bán, cái đó cũng có thể gọi là gia công nhưng không thể gọi là “sản xuất lại VN’ vì đầu ra không thay đổi bản chất đầu vào.

3. (Tiêu chuẩn giá trị gia tăng) Khi đã đạt được hai điều kiện trên thì một sản phẩm muốn đạt điều kiện “made in” một nước nào đó phải thỏa mãn điều kiện thứ ba, cũng là điều kiện khó nhất: quy định 40%.

Quy định này có nội dung như sau: muốn được dán nhãn xuất xứ một nước, một sản phẩm phải có 40% giá trị bán ra được thực hiện tại nước đó.

Ví dụ thế này: Anh Tam mua 100% linh kiện rời của Tàu về lắp TV hoàn chỉnh tại Việt nam. Anh đã thỏa mãn điều kiện thứ nhất (hoàn thiện) và điều kiện thứ hai (thay đổi bản chất nguyên liệu). Nhưng đến điều kiện thứ ba rất có thể anh tắc vì anh bán quá rẻ. Khi lơi nhuận của anh chỉ 10-15% thì anh không đủ DK dán nhãn xuất xứ VN.

Như vậy là một nhà SX nhập 100% linh kiện Tàu cũng có thể dán nhãn made in Vietnam. Chỉ cần sản phẩm thỏa mãn 3 điều kiện: 1. Được gia công hoàn thiện ở VN; 2. Đầu ra thay đổi về bản chất so với đầu vào và 3. Lợi nhuận của nhà sản xuất (trên giấy tờ) ít nhất là 40%.

Xét như thế thì có các trường hợp sau không được dán nhãn “made in”:

1. Nhập nguyên bộ về đóng thùng: như anh Tam nhập lò vi sóng nguyên chiếc về đóng lại vào thùng chữ Việt, nói thẳng ra là lừa đảo.

2. Có gia công hoàn thiện nhưng không thay đổi bản chất sản phẩm. Ví dụ mua đồ uống đóng téc về đóng sang chai nhỏ hay nhập giấy photo cuộn lớn về cắt đóng thành tập A4.

3. Có chút chút gia công, thậm chí phụ kiện sản xuất tại bản địa nhưng giá trị quá thấp. Chẳng hạn cả cái TV chỉ đổ được cái vỏ nhựa và bán giá trên giấy chỉ lãi 15%.


Trong 3 điều kiện trên, cái thứ nhất (hoàn thiện) và thứ hai (thay đổi bản chất) là dễ thấy. Cái thứ ba mới khó và chỉ có thuế và nơi cấp C/O mới được biết.

Thậm chí hai trường hợp y như nhau: cùng nhập 100% linh kiện về lắp điện thoại nhưng 1 anh bán đủ đắt (lợi nhuận trên 40%) thì có thể được dán nhãn “made in” còn anh kia bán quá rẻ (lợi nhuận chỉ 20%) lại có thể bị từ chối không cho dán.

Thoạt nhìn thì đó là chuyện vô lý nhưng bản chất nó thế này: Thế giới cho rằng khi anh có thể bán lãi 40% có nghĩa là anh có thương hiệu hoặc bí quyết đặc biệt, và cái đó chính là yếu tố tạo nên xuất xứ sản phẩm.
Cụ giải thích sao về tiêu chí WO - tiêu chí xuất xứ thuần túy. Cụ nên xem lại về quy định xuất xứ trước khi khẳng định "Đầu tiên phải khẳng định rằng: hiện nay trên thế giới hầu như không còn một sản phẩm nào được sản xuất 100% từ một nước duy nhất có sp nào hoàn toàn sx tại 1 quốc gia". Thân
 

dunglangha

Xe buýt
Biển số
OF-362941
Ngày cấp bằng
14/4/15
Số km
953
Động cơ
265,303 Mã lực
cụ thể là làm cái gì vậy cụ?
làm thật hay làm láo?
TQ nó hàng thật nhưng mà làm láo nó mới tìm thuê, mua hóa đơn Việt để hợp thức linh kiện nhập TQ
Tiện đây e mới nói thật thế, nhưng khó làm, nhất là lại đòi xuất Mỹ :))
 

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
3,498
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
Cụ giải thích sao về tiêu chí WO - tiêu chí xuất xứ thuần túy. Cụ nên xem lại về quy định xuất xứ trước khi khẳng định "Đầu tiên phải khẳng định rằng: hiện nay trên thế giới hầu như không còn một sản phẩm nào được sản xuất 100% từ một nước duy nhất có sp nào hoàn toàn sx tại 1 quốc gia". Thân
gạo hay cá basa ... đó là ví dụ tiêu biểu cho WO.
 

Maybach Tàu

Xe container
Biển số
OF-4525
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
5,743
Động cơ
600,394 Mã lực
Nơi ở
HÀ...LỘN
Mấy hôm nay giang cư mận bàn tán nhiều về Asanzo của anh Tam, một trong các chủ đề nóng nhất là chuyện “Xuất xứ Việt nam” hay “Made in Vietnam” của hàng Asanzo. Cãi nhau nhiều, lý sự lắm, kéo sang cả hàng của Vin, nhưng chưa một cụ nào đưa ra hiểu biết cụ thể: một sản phẩm như thế nào thì có thể được dán nhãn xuất xứ đúng quy chuẩn?

Trong thớt này tôi liệt kê các quy định và minh họa về xuất xứ hàng hóa cho các cụ tham khảo, và có thể dễ dàng suy ra: hàng anh Tam, hàng anh Vượng hay bất cứ loại hàng nào khác lúc nào có thể được dán nhãn xuất xứ VN lúc nào không?

Đầu tiên phải khẳng định rằng: hiện nay trên thế giới hầu như không còn một sản phẩm nào được sản xuất 100% từ một nước duy nhất. Đến cây lúa Việt nam nhìn thì thuần Việt hoàn toàn thực ra cũng có không ít yếu tố nước ngoài: giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Vì thế nên cái chỉ dẫn “made in” dù là China, Japan hay Korea đều là tương đối, và cũng vì vậy mà thế giới phải thỏa thuận và quy định các tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. Ba tiêu chuẩn cơ bản nó thế này:

1. (Tiêu chuẩn hoàn thiện) Bất cứ một hàng hóa nào muốn dán nhãn “made in…” thì đều phải được hoàn thiện đến mức sử dụng được tại nước đó. Tất cả các công đoạn sau đều không được chấp nhận. Chẳng hạn anh nhập một cái TV nguyên chiếc về rồi đóng vào thùng thì cái TV đó không thể dán nhãn “made in Vietnam”.

2. (Tiêu chuẩn thay đổi bản chất) Tiếp một bước nữa, quá trình gia công sản xuất phải “thay đổi bản chất các nguyên liệu được đưa vào”, nghĩa là các linh kiện, chất, phụ gia… phải được pha trộn, lắp ráp… và cho ra một bản chất khác hẳn so với đầu vào. Nếu chỉ có thay đổi hình thức thì không được. Chẳng hạn anh có thể nhập téc bia 1000l về đóng vào chai nhỏ đem bán, cái đó cũng có thể gọi là gia công nhưng không thể gọi là “sản xuất lại VN’ vì đầu ra không thay đổi bản chất đầu vào.

3. (Tiêu chuẩn giá trị gia tăng) Khi đã đạt được hai điều kiện trên thì một sản phẩm muốn đạt điều kiện “made in” một nước nào đó phải thỏa mãn điều kiện thứ ba, cũng là điều kiện khó nhất: quy định 40%.

Quy định này có nội dung như sau: muốn được dán nhãn xuất xứ một nước, một sản phẩm phải có 40% giá trị bán ra được thực hiện tại nước đó.

Ví dụ thế này: Anh Tam mua 100% linh kiện rời của Tàu về lắp TV hoàn chỉnh tại Việt nam. Anh đã thỏa mãn điều kiện thứ nhất (hoàn thiện) và điều kiện thứ hai (thay đổi bản chất nguyên liệu). Nhưng đến điều kiện thứ ba rất có thể anh tắc vì anh bán quá rẻ. Khi lơi nhuận của anh chỉ 10-15% thì anh không đủ DK dán nhãn xuất xứ VN.

Như vậy là một nhà SX nhập 100% linh kiện Tàu cũng có thể dán nhãn made in Vietnam. Chỉ cần sản phẩm thỏa mãn 3 điều kiện: 1. Được gia công hoàn thiện ở VN; 2. Đầu ra thay đổi về bản chất so với đầu vào và 3. Lợi nhuận của nhà sản xuất (trên giấy tờ) ít nhất là 40%.

Xét như thế thì có các trường hợp sau không được dán nhãn “made in”:

1. Nhập nguyên bộ về đóng thùng: như anh Tam nhập lò vi sóng nguyên chiếc về đóng lại vào thùng chữ Việt, nói thẳng ra là lừa đảo.

2. Có gia công hoàn thiện nhưng không thay đổi bản chất sản phẩm. Ví dụ mua đồ uống đóng téc về đóng sang chai nhỏ hay nhập giấy photo cuộn lớn về cắt đóng thành tập A4.

3. Có chút chút gia công, thậm chí phụ kiện sản xuất tại bản địa nhưng giá trị quá thấp. Chẳng hạn cả cái TV chỉ đổ được cái vỏ nhựa và bán giá trên giấy chỉ lãi 15%.


Trong 3 điều kiện trên, cái thứ nhất (hoàn thiện) và thứ hai (thay đổi bản chất) là dễ thấy. Cái thứ ba mới khó và chỉ có thuế và nơi cấp C/O mới được biết.

Thậm chí hai trường hợp y như nhau: cùng nhập 100% linh kiện về lắp điện thoại nhưng 1 anh bán đủ đắt (lợi nhuận trên 40%) thì có thể được dán nhãn “made in” còn anh kia bán quá rẻ (lợi nhuận chỉ 20%) lại có thể bị từ chối không cho dán.

Thoạt nhìn thì đó là chuyện vô lý nhưng bản chất nó thế này: Thế giới cho rằng khi anh có thể bán lãi 40% có nghĩa là anh có thương hiệu hoặc bí quyết đặc biệt, và cái đó chính là yếu tố tạo nên xuất xứ sản phẩm.
Cái số 2 trước em đàm phán làm phân phối nước táo của Úc thì đưa chai về vưa lâu vừa đắt quá (chai thủy tinh) nên bên Úc họ bảo mày chơi téc về rồi tìm chỗ đóng chai ở VN vẫn được gọi Made In Úc và đóng chai tại VN. Như IP nó ghi rất rõ lắp ráp ở TQ thì chắc chắn bên trong nó có cả linh kiện sx ở TQ và linh kiện ở nơi khác. Kể cả một con ốc.
 
Chỉnh sửa cuối:

tqtuan

Xe tăng
Biển số
OF-58144
Ngày cấp bằng
2/3/10
Số km
1,586
Động cơ
459,090 Mã lực
Các cụ cho em hỏi là 1 bộ máy tính dựng bao gồm chip, main, supply... cái thì sản xuất tại malai, cái thì indo, tq thì sau khi hoàn chỉnh thì mình ghi xuất xứ ở đâu ạ? Chẳng lẽ ghi là máy tính Đông Nam Á?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top