Haiza, chằng ai ủng hộ cái chuyện thay vợ bỏ chồng. Chuyện giữa hai người thì chỉ có người ta hiết thực sự có hạnh phúc hay là không. Do đó cháu mới nói rằng, nghĩ cho kỹ mình muốn gì?
Còn sự thật cuộc sống nó là vậy, khi 1 người phát triển vượtbạc cả về lượng + chất mà người kia không phát triển, tự nhiên giữa họ sẽ xuất hiện khoảng cách. Cụ đưa ra 3 ví dụ không hề tương đương.
Ví dụ 1 cụ đưa ra là trường hợp vợ giỏi giang, chồng vừa lười, vừa cù lần + yêu vợ
ví dụ 2 người hiểu chuyện + xấu gái.
Ví dụ 3: người chồng chịu thương chịu khó (Võ Đại Lang)
Ở đây chỉ là phân tích khách quan chứ cụ bảo là ủng hộ gió tầng nào gặp mây tầng đó thì đúng là nhét chữ vào mồm nhau quá.
Case study ví dụ 1. Nếu như mong muốn của người vợ giỏi giang không phải là một ông chồng yêu thương mình nhưng lười biếng + cù lần thì đương nhiên về lâu dài khi người vợ phát triển nhưng ông chồng vẫn dậm chân tại chỗ thì giữa họ sẽ xuất hiện khoảng cách về nhiều thứ. Đó là sự thật khách quan. Do đó, nếu như một ngày nào đó họ không thể chịu nổi nhau do thiếu sự thấu hiểu thì toang là chuyện có thể hiểu được.
Còn các ví dụ kinh điển của cụ đưa ra thì cụ hiểu rõ, người vợ của Gia Cát Lượng là người hiểu chuyện cụ ạ. Chữ hiểu chuyện ở đây nó cho thấy bà ấy là người khôn khéo, thông minh. Và biết cách kéo gần khoảng cách giữa chồng và mình. Bản thân GCL ông ấy trọng tài chứ không trọng sắc thì mới ở được với nhau. Giả sử ông ấy cũng như đa phần các cụ ọp đây, mong muốn cháy bỏng là lấy vợ xinh, vợ trẻ, Chỉ có như thế mới khiên cho cụ ấy hạnh phúc. Vậy một khi có điều kiện ấy xảy ra thì vẫn toang như thường cần gì ai xúi.
Còn trường hợp của PKL, rõ ràng chị này cũng chẳng biết chị ấy muốn gì. Vậy chẳng cần VMB xúi, thì rồi chị ta cũng sez làm vậy mà thôi.
Đó là sự thật. Xã hội nó vậy. Do vậy các chị vợ tào khang sau khi chồng thành đạt thì mình không thể cù lần nhà quê mãi được. Cũng phải phát triển, phát triển ở đây không phải là thành ông nọ bà kia mà ohats triển về mặt nhận thức xã hội. Chồng mìn trước chỉ tiếp xúc với đội lao động phổ thông thì mình ở mức nông dân hiền hậu là được. Nhưng hiện giờ chồng phát triển đến mức hàng ngày tiếp cận với đội ngũ nhà giàu, tinh hoa thì mình cũng phải thay đổi hợp lý. Không thể mặc váy dạ hội đến thăm người ghèo mà cunhx không thể mặc áo quần nông dân đến bữa tiệc sang trọng được.
chuyện thật nhé, có 1 anh trước đây làm bác sỹ thường, vợ làm y tá. Sau 1 thời gian anh ấy được lần lượt bổ nhiệm các chức vụ và hiện là giám đốc bệnh viện rất lớn. Chị vợ y tá ngày nào giờ vẫn là y tá thôi, nhưng chị ấy thuê người về dạy các tác phong, lễ nghi ứng xử các kiểu để có thể hoà nhập được với thế giới của chồng mình.
Do đó, cháu mà có con gái/con trai có chồng/vợ phát triển hơn về mặt chính trị/kinh tế thì cháu cũng phải động viên con nhà mình cùng phát triển. Không thể dậm chân tại chỗ được.
P/s: mà với phong cách nhét chữ vào mồm người khác của cụ thì tốt hơn chúng ta không nên tranh luận, vì mây của cụ và gió của cháu nó không cùng tầng nên có vẻ không hiểu nhau. Có lẽ đây là một ví dụ trực quan giữa việc nếu cả hai không phải cùng 1 tầng thì sẽ xảy ra sự không thấu hiểu nhau, vì nhìn nhận sự việc không khác góc. Cháu nói về sự vận hành khách quan của xã hội, cụ vơ quàng vào là cháu ùng hộ tiểu tam. May mà chỉ là vài câu tranh luận vu vơ trên diễn đàn rồi không gặp mặt. Chứ mà giữa hai người cứ phải sống lâu dài với nhau mà ko được li hôn chắc khó chịu mà chết