yếu thế chưa bao giờ là 1 excuse cho việc vi phạm pháp luật, nó chỉ là yếu tố phụ kèm theo để xem xét! Xã hội văn minh, pháp trị thì duy lý còn xã hội hời hợt xuê xoa thì duy tình với slogan: “trăm cái lí không bằng 1 tí cái tình”! Cụ có nghĩ chính cái tư tưởng này đã kéo xã hội lùi lại!? Thấy người yếu thế thì thương, dễ nổi máu anh hùng muốn “che chở, bao bọc” nhưng những điều nhỏ vô hình chung ảnh hưởng lộn xộn đến cái đại cục! Chúng ta ai cũng muốn pháp trị, công bằng nhưng đến khi xảy ra tí chuyện với người yếu thế lại để cảm tính lấn át. Thử nhìn Sing nếu k quản lí xã hội kiểu ấy liệu có văn minh sạch sẽ, ai làm gì cũng sẽ nhớ đến cái roi mà dừng tay, ấy mới là cách công hiệu! Ra đường chúng ta chịu giao thông lộn xộn, trật tự đô thị bét bảng ấy thế nhưng đụng đến bà hàng rong thì ta lại thương bà ấy nghèo khổ,
Ấy là logic kiểu gì? Những ví dụ về cảm tính nhản nhản: cô bé bị chủ thuê đánh đập khi xưa thế nào? Hào Anh bị bạo hành sau ra sao?….. chắc hẳn các cụ còn nhớ! Vậy sao cứ tiếp tục cổ xuý cho việc yếu thế vậy? Từ khi nào mà nghèo khổ, bệnh tật, già yếu lại trở thành “thượng phương bảo kiếm” vậy? Mình mong muốn xã hội văn minh thì chính mình cũng phải lý tính khắt khe như giáo dục con cái ở nhà vậy! Cảm tính rồi thì sau kết quả nhận được k ra sao thì đừng than thở, đừng tiêu chuẩn kép!