Ông Hiệu Trưởng xin từ chức là thể hiện sự tự trọng (chịu trách nhiệm vì chưa làm tròn nhiệm vụ) còn có được chấp nhận hay không sẽ căn cứ vào sai phạm cụ thể.
Cô giáo sẽ bị xử lý kỷ luật nhưng không phải ngay bây giờ (vì đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi).
Một số cụ cứ nằng nặc đòi đuổi việc cô giáo em nói thẳng là chả biết gì về luật vì theo luật thì sa thải lao động không hề đơn giản theo kiểu thấy ghét thì làm cho bõ ghét -> Luật lao động là để bảo vệ người lao động, các cụ cứ cố ác mồm sẽ đến lúc các cụ sai 1 lỗi nào đó và CQ các cụ sa thải thì khi ấy sẽ hiểu cảm giác.
1. Hình thức khiển trách: bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ.
2. Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 06 tháng hoặc chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 06 tháng hoặc cách chức được áp dụng: đối với người lao động đó bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đó được quy định trong nội quy lao động.
3. Hình thức sa thải.
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.