- Biển số
- OF-2864
- Ngày cấp bằng
- 22/12/06
- Số km
- 1,983
- Động cơ
- 579,100 Mã lực
- Nơi ở
- 20+
- Website
- www.youmevietnam.com
Anh Thắng này phát biểu bất nhất thế? Mỗi lúc với mỗi báo một kiểu là sao?
Ngày 20/11/2012 với Tiền Phong thì anh nói (dân trí đăng lại) “Với lỗi xe không sang tên đổi chủ Phòng CSGT Hà Nội chưa có chủ trương xử phạt và trong quá trình làm nhiệm vụ trên đường nếu người vi phạm có đầy đủ giấy tờ điều khiển phương tiện theo quy định thì chỉ xử lý các lỗi vi phạm. CSGT không được phép hỏi xe có chính chủ hay không”, ông Thắng nhấn mạnh.
Cách đó chục ngày, 10/11/2012, trên vnexpress anh lại nói: "Đối với xe lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt người điều khiển, nhưng không tạm giữ phương tiện. Còn với người đi xe của bạn bè, người thân đều phải chứng minh được chủ phương tiện là ai, như cần có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh hoặc giấy khai sinh", đại tá Thắng nhấn mạnh.
Chả có nhẽ con người thay đổi theo giờ và diễn dải về luật pháp cũng thay đổi theo?
Thêm một điều nữa tôi thấy anh Thắng cần phải lưu ý, pháp luật là pháp luật, có hiệu lực là phải thi hành. Anh không thể nói: "Với lỗi xe không sang tên đổi chủ Phòng CSGT Hà Nội chưa có chủ trương xử phạt". Nói thế này là đi ngược với chủ trương của nhà nước, đi ngược với quyền lợi của dân đấy.
Việc xử phạt hành vi chuyển nhượng mà không sang tên chuyển chủ là một chủ trương đúng đắn, nên làm và phải làm một cách nghiêm túc để có thể đạt được mục tiêu quản lý nhà nước cũng như đảm bảo quyền lợi của nhân dân. Tôi nghĩ, có lẽ phần lớn đều ủng hộ điều này. Cái mà người ta không ủng hộ đó là cách hiểu, cách suy diễn và đánh đồng việc mua bán không sang tên chuyển chủ (chính xác là không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định) với đi xe không chính chủ. Và từ cái suy diễn này, anh lại nói người tham gia phải chứng minh xe mượn, xe thuê bằng giấy tờ này, tài liệu kia.
Đấy, cái mà người ta búc xúc và thấy không đúng là ở chỗ đó, chứ không phải có hay không xử phạt việc không sang tên chuyển chủ.
Ngày 20/11/2012 với Tiền Phong thì anh nói (dân trí đăng lại) “Với lỗi xe không sang tên đổi chủ Phòng CSGT Hà Nội chưa có chủ trương xử phạt và trong quá trình làm nhiệm vụ trên đường nếu người vi phạm có đầy đủ giấy tờ điều khiển phương tiện theo quy định thì chỉ xử lý các lỗi vi phạm. CSGT không được phép hỏi xe có chính chủ hay không”, ông Thắng nhấn mạnh.
Cách đó chục ngày, 10/11/2012, trên vnexpress anh lại nói: "Đối với xe lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt người điều khiển, nhưng không tạm giữ phương tiện. Còn với người đi xe của bạn bè, người thân đều phải chứng minh được chủ phương tiện là ai, như cần có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh hoặc giấy khai sinh", đại tá Thắng nhấn mạnh.
Chả có nhẽ con người thay đổi theo giờ và diễn dải về luật pháp cũng thay đổi theo?
Thêm một điều nữa tôi thấy anh Thắng cần phải lưu ý, pháp luật là pháp luật, có hiệu lực là phải thi hành. Anh không thể nói: "Với lỗi xe không sang tên đổi chủ Phòng CSGT Hà Nội chưa có chủ trương xử phạt". Nói thế này là đi ngược với chủ trương của nhà nước, đi ngược với quyền lợi của dân đấy.
Việc xử phạt hành vi chuyển nhượng mà không sang tên chuyển chủ là một chủ trương đúng đắn, nên làm và phải làm một cách nghiêm túc để có thể đạt được mục tiêu quản lý nhà nước cũng như đảm bảo quyền lợi của nhân dân. Tôi nghĩ, có lẽ phần lớn đều ủng hộ điều này. Cái mà người ta không ủng hộ đó là cách hiểu, cách suy diễn và đánh đồng việc mua bán không sang tên chuyển chủ (chính xác là không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định) với đi xe không chính chủ. Và từ cái suy diễn này, anh lại nói người tham gia phải chứng minh xe mượn, xe thuê bằng giấy tờ này, tài liệu kia.
Đấy, cái mà người ta búc xúc và thấy không đúng là ở chỗ đó, chứ không phải có hay không xử phạt việc không sang tên chuyển chủ.