Em nghĩ để 20% nhưng 50 ông mới có 1 ông chuyển tên thì giảm về 1% 50 ông có 40 ông chuyển là quá lãi rồi. Không hiểu sao k làm
Cái này gọi là ăn dày (giày) đòi ăn cả tất cụ ạ.Giờ bắt cả 50 ông xang tên đổi chú nó mới đuộc nhiều tiền chứ ạEm nghĩ để 20% nhưng 50 ông mới có 1 ông chuyển tên thì giảm về 1% 50 ông có 40 ông chuyển là quá lãi rồi. Không hiểu sao k làm
Ok cụ, em ko để ý ạBài này đã đăng trên báo lao động nên copy sang chỗ khác dẫn nguồn báo LĐ là được chứ cụ.
Thế mới cần những người tài giỏi để lãnh đạo cụ ạ.Cụ nói đúng nhưng mà giảm về 1% khó bỏ xừ ra, lấy đâu ra mà đơn giản
Cái này nhiều người vấpCụ chủ cho em hỏi với: Em ở tỉnh và mua xe nhưng nhờ bạn đăng ký biển HN. Vậy bây giờ để chính chủ thì bạn em sẽ làm thủ tục bán xe nhưng lúc đó em nộp thuế tại HN hay tỉnh và xin đổi đăng ký xe thì biển ở đâu ah?
Cụ bảo bạn cụ viết cho cái giấy cho mượn xe vô thời hạn là ok.Cụ chủ cho em hỏi với: Em ở tỉnh và mua xe nhưng nhờ bạn đăng ký biển HN. Vậy bây giờ để chính chủ thì bạn em sẽ làm thủ tục bán xe nhưng lúc đó em nộp thuế tại HN hay tỉnh và xin đổi đăng ký xe thì biển ở đâu ah?
Cụ bán rẻ xe đi...tậu em mới cho chính chủ là giải pháp ra đường tốt nhất thời loạn này.Luật lá với nghị định trước sau không đồng nhất, cái ra trước chửi cái ra sau. Năm 2005 em mua cái xe máy không đăng ký được phải thuê 3 củ của một chị tận bên Sóc Sơn mới đăng ký được với lý do lãng xẹt là luật bấy giờ mỗi người có hộ khẩu tại 4 quận nội thành chỉ được đăng ký chính chủ 1 xe mà thôi, vì vậy đương nhiên là em có muốn làm sang tên đổi chủ cũng không được vì đã đăng ký chính chủ 1 xe rồi. Bây giờ luật mới lại bắt phải sang tên đổi chủ trong vòng 30 ngày, nếu không thì sẽ bị phạt. Haiizzzz, lúc muốn chính chủ thì không cho, bi giờ lại bắt làm chính chủ chả biết phải chấp hành theo nghị định nào, các bác làm luật nhà ta cò quay làm dân đen chóng hết cả mẹt.
Cụ chủ cho em hỏi với: Em ở tỉnh và mua xe nhưng nhờ bạn đăng ký biển HN. Vậy bây giờ để chính chủ thì bạn em sẽ làm thủ tục bán xe nhưng lúc đó em nộp thuế tại HN hay tỉnh và xin đổi đăng ký xe thì biển ở đâu ah?
Cái đoạn bôi đen Báo chí vẫn còn trích dẫn như thế kia có chết k cơ chứ? lẽ ra là phải k được xử phạt vì chẳng có quy định nào cả thì lại nói là "chưa", như vậy có nghĩa là sẽ bị phạt nhưng tạm thời đang hoãn. MKNgày 12/11, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị, Phó tổng Cục trưởng, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, Tổng cục vừa gửi Công điện 141 đến tất cả Công an các tỉnh thành trên toàn quốc hướng dẫn việc xử phạt lỗi không sang tên đổi chủ phương tiện. Theo đó, CSGT trong quá trình tuần tra, kiểm soát giao thông phát hiện trường hợp có bằng lái xe và đăng ký xe khác tên, nếu người điều khiển phương tiện cho rằng đây là xe mượn, xe thuê hoặc được ủy quyền thì chưa tiến hành xử phạt với hành vi này. Cùng đó, hiện chưa có một quy định nào bắt buộc người điều khiển phương tiện phải mang theo các loại giấy tờ như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh và các giấy tờ liên quan để chứng minh phương tiện mình đang điều khiển là mượn hoặc thuê.
Công Tâm
Cái đoạn bôi đen Báo chí vẫn còn trích dẫn như thế kia có chết k cơ chứ? lẽ ra là phải k được xử phạt vì chẳng có quy định nào cả thì lại nói là "chưa", như vậy có nghĩa là sẽ bị phạt nhưng tạm thời đang hoãn. MK
Lập lờ trắng đen, lưỡng đôi, lưỡng ba thế mới làm được Quan cụ ạh!Cụ nói chuẩn đấy. Tư duy của nhiều xyz giờ chán mứa. Chả bằng đứa học sinh.
Cần sửa Nghị định 71
Thứ Năm, 15/11/2012 22:34
TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng Chính phủ cần sửa đổi, loại bỏ những nội dung không phù hợp trong Nghị định 71
* Phóng viên: Theo ông, những nội dung nào cần phải loại bỏ?
- TS Đinh Xuân Thảo: Nghị định 71 có quy định phạt từ 800.000 - 1,2 triệu đồng đối với chủ mô tô, xe máy không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định; phạt từ 6 - 10 triệu đồng đối với chủ ô tô vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định là không phù hợp. Đây là 2 quy định liên quan đến sở hữu tài sản trong khi chế định về sở hữu tài sản lại được quy định trong Bộ Luật Dân sự.
Mặt khác, quyền sở hữu liên quan đến việc chuyển đổi, giao dịch về dân sự (mua bán, tặng, cho… tài sản). Vì vậy đối với tài sản khi giao dịch, mua bán phải đóng phí và lệ phí, thuế thì thực hiện theo luật và các văn bản pháp luật về phí và lệ phí. Nội dung này không phải là hành vi vi phạm giao thông của người tham gia giao thông.
* Như vậy là quy định phải đi xe “chính chủ” đã “đặt nhầm chỗ”?
- Tôi đã nghiên cứu rất kỹ Nghị định 71 và khẳng định 2 quy định để xử phạt trên là không đúng đối tượng điều chỉnh của nghị định. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh phải phù hợp vì quy định của nghị định này để lực lượng CSGT, những người kiểm soát an toàn giao thông trên đường bộ áp dụng, kiểm soát vi phạm đối với những người tham gia giao thông. Trong này, nội dung quy định là đúng nhưng đặt không đúng chỗ.
* Theo ông phân tích thì CSGT không thể dừng xe người đang lưu thông vì lý do “chính chủ”, thưa ông?
- Bình thường người tham gia giao thông không vi phạm thì người thi hành công vụ không có quyền ách xe lại kiểm tra nguồn gốc. Điều này phải làm cho rõ, minh bạch việc sử dụng thẩm quyền của cơ quan công quyền, cán bộ thi hành công vụ ở đâu và đối với người dân trách nhiệm của họ thế nào chứ không thể thực hiện một cách tùy tiện, muốn kiểm tra ai thì kiểm tra. Anh kiểm tra bằng lái thì có thể được nhưng việc bắt chứng minh nguồn gốc xe ở đâu mà có thì không được.
Ở đây phải lưu ý, trừ những người hợp người ta có báo là bị mất phương tiện và cho biết rõ biển số xe, màu sơn xe…, CSGT thấy nghi vấn thì dừng xe để kiểm tra.
* Nhưng để phạt được chủ xe là rất khó?
- Luật Dân sự quy định chủ xe (chủ tài sản) phải là người có đủ 3 quyền: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Còn người đi mượn, người được ủy quyền thì cũng không phải chủ xe. Chủ xe không phải lúc nào cũng gắn liền với chiếc xe. Chiếc xe chỉ là phương tiện giao thông lưu thông trên đường do những người không phải chủ xe, thân nhân gia đình, bạn bè… có quyền sử dụng. CSGT không có quyền phạt một người đi trên đường khi họ không có vi phạm gì cả mà chỉ vì lý do phải chứng minh cho được nguồn gốc phương tiện.
* Cần làm gì để hạn chế tình trạng mua bán xe máy, ô tô nhưng lại không sang tên, đổi chủ, thưa ông?
- Mục đích của việc sang tên đổi chủ là quản lý hành chính chứ không phải là nguồn thu cho ngân sách. Đây không phải là lĩnh vực kinh doanh hay tiêu thụ đặc biệt. Nếu là lĩnh vực kinh doanh, tiêu thụ đặc biệt thì người ta dùng thuế để điều tiết lưu thông. Nhưng ở đây là giao dịch bình thường, phổ biến trong đời sống nhân dân cho nên cũng phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện giao dịch đó. Hay nói cách khác là để Nhà nước thực hiện được việc quản lý hành chính chứ không phải để tăng thu.
BẢO TRÂN
Câu này hay, giá mà tất cả các tài xế đều hiểu luật cơ bản....
xxx sẽ không thể bắt bẻ được nếu ai cũng thuộc luật.