- Biển số
- OF-12682
- Ngày cấp bằng
- 15/1/08
- Số km
- 70
- Động cơ
- 523,100 Mã lực
bạn em gửi em cái này các bã xem dùm :
Mục tiêu của Nghị định 71/2012/NĐ-CP:
Ông Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt (C67 Bộ Công an) có ý kiến như sau:
- Mục tiêu của Nghị định 71/2012/NĐ-CP chủ yếu hướng đến các trường hợp mua bán xe lòng vòng, trốn thuế mà vẫn lưu hành. Nghị định này buộc những người mua bán xe phải làm thủ tục đăng ký sang tên chính chủ, có nộp thuế cho nhà nước. Nguyên tắc khi mua bán xe là phải nộp thuế rồi mới đi đăng ký. Tuy nhiên, một số người lại lợi dụng việc đó để không đóng thuế. Hiện nay rất nhiều xe ô tô trôi nổi theo dạng đó, trốn rất nhiều tiền thuế của nhà nước. Trong trường hợp mua bán xe nhiều lần qua nhiều đời chủ khác nhau mà chưa sang tên đổi chủ thì sẽ không được lưu hành, nếu lưu hành là bị phạt. Người ta chỉ phạt trong trường hợp phát hiện rõ ràng là mua bán xe mà không sang tên đổi chủ sau một thời gian không đóng thuế.
- Mục đích của việc tăng mức xử phạt là để bắt buộc người dân thực hiện đúng quy định sang tên đổi chủ theo quy định pháp luật. Trước đây đã có quy định xử phạt đối với hành vi này nhưng chưa đem lại hiệu quả, do mức xử phạt nhẹ nên nhiều người sẵn sàng chấp nhận bỏ tiền nộp phạt chứ không chịu sang tên đổi chủ, gây ra không ít khó khăn cho cơ quan quản lý. Ví dụ như một số trường hợp lái xe gây tai nạn bỏ trốn, cơ quan chức năng không xác định được nguồn gốc chủ xe. Vì vậy, với quy định tăng mức xử phạt, sẽ góp phần tăng ý thức của người dân trong việc thực hiện chuyển quyền sở hữu khi mua bán phương tiện.
- Quy định chuyển quyền sở hữu cũng đã có hướng dẫn. Đối với những trường hợp mua xe qua nhiều đời chủ xe thì người mua xe phải chịu trách nhiệm một phần. Nếu một chiếc xe được mua bán qua tay nhiều chủ, phải chứng minh được tính liên tục của giấy bán chẳng hạn ông A bán cho bà B, bà B bán cho ông C...Người sở hữu xe bán xe thì phải thông báo cho CSGT biết. Sau 30 ngày kể từ ngay mua bán mà không sang tên thì là vi phạm luật.
- Theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP, người điều khiển mà mượn xe thì sẽ không bị phạt về lỗi đi xe không chính chủ. Đối với những người sử dụng xe của cơ quan, nếu trình bày được mình là nhân viên của cơ quan thì cũng không bị phạt vì đi xe không chính chủ. Hiện chưa văn bản hướng dẫn về các giấy tờ người mượn xe cần phải có để chứng minh là xe đi mượn. Trong trường hợp bị CSGT dừng xe kiểm tra thì người điều khiển phải trình bày, chứng minh việc này.
- Người điều khiển xe đã bị xử phạt một lần về hành vi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện" mà vẫn tiếp tục sử dụng phương tiện không sang tên đổi chủ, sẽ tiếp tục bị xử phạt. Một người có thể bị xử phạt nhiều lần về lỗi vi phạm này.
- Bộ Công an sẽ có thông tư hướng dẫn về những trường hợp đối với xe cho hoặc tặng, vẫn phải sang tên đổi chủ.
* Các giấy tờ cần phải chứng minh (Tham khảo)
Người đi xe không đăng ký tên mình ngoài việc phải mang đủ các loại giấy tờ xe theo quy định (giấy đăng ký xe, chứng nhận bảo hiểm xe) phải mang theo một trong số các loại giấy tờ sau:
+ Đối với xe mượn: Giấy cho mượn xe (hoặc hợp đồng cho mượn xe) có đủ các thông tin về chủ sở hữu xe và người mượn xe (tên, địa chỉ, số CMND), xe mượn (biển số, loại xe, số giấy đăng ký), việc cho mượn (ngày mượn, thời hạn mượn), và có chữ ký 2 bên.
+ Đối với xe đi chung trong gia đình: xuất trình các loại giấy tờ chứng minh quan hệ của mình với chủ đứng tên đăng ký xe (như bản photo giấy khai sinh, hộ khẩu hoặc bản photo giấy CMND...có trùng địa chỉ đăng ký thường trú với mình).
+ Trường hợp không xuất trình được các loại giấy tờ trên thì phải gọi được người chủ đăng ký xe ra để chứng minh khi bị kiểm tra.
Mục tiêu của Nghị định 71/2012/NĐ-CP:
Ông Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt (C67 Bộ Công an) có ý kiến như sau:
- Mục tiêu của Nghị định 71/2012/NĐ-CP chủ yếu hướng đến các trường hợp mua bán xe lòng vòng, trốn thuế mà vẫn lưu hành. Nghị định này buộc những người mua bán xe phải làm thủ tục đăng ký sang tên chính chủ, có nộp thuế cho nhà nước. Nguyên tắc khi mua bán xe là phải nộp thuế rồi mới đi đăng ký. Tuy nhiên, một số người lại lợi dụng việc đó để không đóng thuế. Hiện nay rất nhiều xe ô tô trôi nổi theo dạng đó, trốn rất nhiều tiền thuế của nhà nước. Trong trường hợp mua bán xe nhiều lần qua nhiều đời chủ khác nhau mà chưa sang tên đổi chủ thì sẽ không được lưu hành, nếu lưu hành là bị phạt. Người ta chỉ phạt trong trường hợp phát hiện rõ ràng là mua bán xe mà không sang tên đổi chủ sau một thời gian không đóng thuế.
- Mục đích của việc tăng mức xử phạt là để bắt buộc người dân thực hiện đúng quy định sang tên đổi chủ theo quy định pháp luật. Trước đây đã có quy định xử phạt đối với hành vi này nhưng chưa đem lại hiệu quả, do mức xử phạt nhẹ nên nhiều người sẵn sàng chấp nhận bỏ tiền nộp phạt chứ không chịu sang tên đổi chủ, gây ra không ít khó khăn cho cơ quan quản lý. Ví dụ như một số trường hợp lái xe gây tai nạn bỏ trốn, cơ quan chức năng không xác định được nguồn gốc chủ xe. Vì vậy, với quy định tăng mức xử phạt, sẽ góp phần tăng ý thức của người dân trong việc thực hiện chuyển quyền sở hữu khi mua bán phương tiện.
- Quy định chuyển quyền sở hữu cũng đã có hướng dẫn. Đối với những trường hợp mua xe qua nhiều đời chủ xe thì người mua xe phải chịu trách nhiệm một phần. Nếu một chiếc xe được mua bán qua tay nhiều chủ, phải chứng minh được tính liên tục của giấy bán chẳng hạn ông A bán cho bà B, bà B bán cho ông C...Người sở hữu xe bán xe thì phải thông báo cho CSGT biết. Sau 30 ngày kể từ ngay mua bán mà không sang tên thì là vi phạm luật.
- Theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP, người điều khiển mà mượn xe thì sẽ không bị phạt về lỗi đi xe không chính chủ. Đối với những người sử dụng xe của cơ quan, nếu trình bày được mình là nhân viên của cơ quan thì cũng không bị phạt vì đi xe không chính chủ. Hiện chưa văn bản hướng dẫn về các giấy tờ người mượn xe cần phải có để chứng minh là xe đi mượn. Trong trường hợp bị CSGT dừng xe kiểm tra thì người điều khiển phải trình bày, chứng minh việc này.
- Người điều khiển xe đã bị xử phạt một lần về hành vi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện" mà vẫn tiếp tục sử dụng phương tiện không sang tên đổi chủ, sẽ tiếp tục bị xử phạt. Một người có thể bị xử phạt nhiều lần về lỗi vi phạm này.
- Bộ Công an sẽ có thông tư hướng dẫn về những trường hợp đối với xe cho hoặc tặng, vẫn phải sang tên đổi chủ.
* Các giấy tờ cần phải chứng minh (Tham khảo)
Người đi xe không đăng ký tên mình ngoài việc phải mang đủ các loại giấy tờ xe theo quy định (giấy đăng ký xe, chứng nhận bảo hiểm xe) phải mang theo một trong số các loại giấy tờ sau:
+ Đối với xe mượn: Giấy cho mượn xe (hoặc hợp đồng cho mượn xe) có đủ các thông tin về chủ sở hữu xe và người mượn xe (tên, địa chỉ, số CMND), xe mượn (biển số, loại xe, số giấy đăng ký), việc cho mượn (ngày mượn, thời hạn mượn), và có chữ ký 2 bên.
+ Đối với xe đi chung trong gia đình: xuất trình các loại giấy tờ chứng minh quan hệ của mình với chủ đứng tên đăng ký xe (như bản photo giấy khai sinh, hộ khẩu hoặc bản photo giấy CMND...có trùng địa chỉ đăng ký thường trú với mình).
+ Trường hợp không xuất trình được các loại giấy tờ trên thì phải gọi được người chủ đăng ký xe ra để chứng minh khi bị kiểm tra.