- Biển số
- OF-2864
- Ngày cấp bằng
- 22/12/06
- Số km
- 1,798
- Động cơ
- 579,100 Mã lực
- Nơi ở
- 20+
- Website
- www.youmevietnam.com
“Đi xe không chính chủ” không đồng nghĩa với việc “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.
Mời các cụ tham khảo và tự tin khi lái xe trên đường. Em sẽ có những bài viết tiếp để làm rõ vấn đề này cũng như góp phần có ý kiến để các cơ quan chức năng có giải pháp và chính sách cho phù hợp.
http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Di-xe-khong-chinh-chu-khong-phai-la-hanh-vi-vi-pham-hanh-chinh/91378.bld
“Đi xe không chính chủ” không đồng nghĩa với việc “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.
Việc đi xe không chính chủ là chuyện hoàn toàn bình thường và diễn ra tương đối phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Việc đi xe không chính chủ không phải là hành vi vi phạm hành chính, nên không ai có thể bị xử phạt vì hành vi này...", TS-LS Vũ Thái Hà khẳng định như vậy với Lao Động sau 2 ngày các cơ quan chức năng triển khai thực hiên NĐ71- vốn gây nên băn khoăn lớn trong dư luận xã hội.
Trao đổi với PV Lao Động, luật sư Vũ Thái Hà – Chủ tịch Cty luật TNHH YouMe - khẳng định: Quy định xử phạt đối với việc không chuyển quyền sở hữu không phải là quy định mới.
Thưa luật sư, việc áp dụng mức xử phạt tới 10 triệu đồng đối với người sử dụng xe ôtô và 1,2 triệu đồng với người sử dụng xe máy không chính chủ có phải là quy định mới?
- Trước hết, cần phải phân biệt rõ việc “đi xe không chính chủ” không đồng nghĩa với việc “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”. Việc đi xe không chính chủ là chuyện bình thường và diễn ra tương đối phổ biến ở VN cũng như các nước trên thế giới, ví như: Vợ đi xe mang tên chồng, con đi xe mang tên bố, mẹ, anh, chị, em, bạn bè đi xe lẫn của nhau...
Việc đi xe không chính chủ không phải là hành vi vi phạm hành chính, nên không ai có thể bị xử phạt vì hành vi này. Hành vi bị xử phạt được quy định ở đây chỉ áp dụng đối với việc chuyển dịch quyền sở hữu như mua bán, tặng, cho, thừa kế mà không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định của pháp luật.
Quy định xử phạt đối với việc không chuyển quyền sở hữu không phải là quy định mới, mà đã được quy định từ rất lâu. Lần này, Nghị định 71/2012/NĐ-CP chỉ sửa đổi theo hướng tăng mức phạt đối với hành vi này.
Vậy, nếu thực hiện nghị định này, người sử dụng xe của người thân phải đem theo giấy tờ để chứng minh đó là người có quan hệ ruột thịt. Người dân kêu bị gây phiền hà, còn quan điểm của luật sư?
Việc thuê xe, mượn xe của nhau không bị pháp luật buộc phải được lập thành văn bản. Do đó, họ có thể thoả thuận cho nhau thuê, cho nhau mượn xe bằng lời nói, bằng hành vi nào đó mà không cần có giấy tờ gì. Chính vì lẽ này, việc yêu cầu phải xuất trình các giấy tờ có liên quan đến việc cho mượn, cho thuê là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Khi xử phạt đối với hành vi không chuyển nhượng quyền sở hữu phương tiện theo quy định, người tham gia giao thông phải chứng minh hay người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chứng minh điều này? Xin được biết ý kiến của luật sư dưới góc độ pháp lý.
- Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa có quy định rõ ai là người phải chứng minh vi phạm hành chính. Tuy nhiên, về nguyên tắc, việc xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực luật công. Và vì vậy, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là người có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm của người tham gia giao thông.
Người tham gia giao thông có quyền chứng minh mình không vi phạm pháp luật. Trách nhiệm thì buộc phải thực hiện, là quyền thì người ta có thể sử dụng quyền này hoặc không sử dụng đến nó.
Cách hiểu thế này phù hợp với quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 3 Luật Xử phạt vi phạm hành chính (có hiệu lực 1.7.2013) như sau: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính”.
Việc xử phạt nặng để ngăn chặn hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện như vậy sẽ khó thực thi, theo luật sư, đâu là giải pháp để ngăn chặn hành vi này?
- Muốn ngăn chặn thì phải tìm ra nguyên nhân, không thể nhìn triệu chứng để rồi đưa ra giải pháp. Để có biện pháp phù hợp và khả thi, trước hết phải tìm ra nguyên nhân và lý do tại sao người ta lại không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, cho dù phương tiện được chuyển nhượng có giá trị rất lớn.
Đa phần người ta không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu là vì chi phí để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu quá lớn so với giá trị mang lại (giá trị của việc đứng tên chính chủ). Mức phí này có thể từ vài triệu, vài chục triệu, đến hàng trăm triệu đồng. Số tiền để sang tên đổi chủ đã không phản ánh đúng và tương xứng giá trị thực của việc được đứng tên chính chủ. Chính vì lẽ này, người ta đã tìm cách khác để không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện như hình thức uỷ quyền quản lý, sử dụng, định đoạt phương tiện khá phổ biến hiện nay.
Theo tôi, cách tốt nhất, đơn giản nhất để ngăn chặn tình trạng không sang tên đổi chủ là đưa ra mức phí tương xứng và phù hợp với thủ tục hành chính đối với việc sang tên đổi chủ.
- Xin cảm ơn luật sư.
Mời các cụ tham khảo và tự tin khi lái xe trên đường. Em sẽ có những bài viết tiếp để làm rõ vấn đề này cũng như góp phần có ý kiến để các cơ quan chức năng có giải pháp và chính sách cho phù hợp.
http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Di-xe-khong-chinh-chu-khong-phai-la-hanh-vi-vi-pham-hanh-chinh/91378.bld
“Đi xe không chính chủ” không đồng nghĩa với việc “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.
Việc đi xe không chính chủ là chuyện hoàn toàn bình thường và diễn ra tương đối phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Việc đi xe không chính chủ không phải là hành vi vi phạm hành chính, nên không ai có thể bị xử phạt vì hành vi này...", TS-LS Vũ Thái Hà khẳng định như vậy với Lao Động sau 2 ngày các cơ quan chức năng triển khai thực hiên NĐ71- vốn gây nên băn khoăn lớn trong dư luận xã hội.
Trao đổi với PV Lao Động, luật sư Vũ Thái Hà – Chủ tịch Cty luật TNHH YouMe - khẳng định: Quy định xử phạt đối với việc không chuyển quyền sở hữu không phải là quy định mới.
Thưa luật sư, việc áp dụng mức xử phạt tới 10 triệu đồng đối với người sử dụng xe ôtô và 1,2 triệu đồng với người sử dụng xe máy không chính chủ có phải là quy định mới?
- Trước hết, cần phải phân biệt rõ việc “đi xe không chính chủ” không đồng nghĩa với việc “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”. Việc đi xe không chính chủ là chuyện bình thường và diễn ra tương đối phổ biến ở VN cũng như các nước trên thế giới, ví như: Vợ đi xe mang tên chồng, con đi xe mang tên bố, mẹ, anh, chị, em, bạn bè đi xe lẫn của nhau...
Việc đi xe không chính chủ không phải là hành vi vi phạm hành chính, nên không ai có thể bị xử phạt vì hành vi này. Hành vi bị xử phạt được quy định ở đây chỉ áp dụng đối với việc chuyển dịch quyền sở hữu như mua bán, tặng, cho, thừa kế mà không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định của pháp luật.
Quy định xử phạt đối với việc không chuyển quyền sở hữu không phải là quy định mới, mà đã được quy định từ rất lâu. Lần này, Nghị định 71/2012/NĐ-CP chỉ sửa đổi theo hướng tăng mức phạt đối với hành vi này.
Vậy, nếu thực hiện nghị định này, người sử dụng xe của người thân phải đem theo giấy tờ để chứng minh đó là người có quan hệ ruột thịt. Người dân kêu bị gây phiền hà, còn quan điểm của luật sư?
Việc thuê xe, mượn xe của nhau không bị pháp luật buộc phải được lập thành văn bản. Do đó, họ có thể thoả thuận cho nhau thuê, cho nhau mượn xe bằng lời nói, bằng hành vi nào đó mà không cần có giấy tờ gì. Chính vì lẽ này, việc yêu cầu phải xuất trình các giấy tờ có liên quan đến việc cho mượn, cho thuê là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Khi xử phạt đối với hành vi không chuyển nhượng quyền sở hữu phương tiện theo quy định, người tham gia giao thông phải chứng minh hay người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chứng minh điều này? Xin được biết ý kiến của luật sư dưới góc độ pháp lý.
- Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa có quy định rõ ai là người phải chứng minh vi phạm hành chính. Tuy nhiên, về nguyên tắc, việc xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực luật công. Và vì vậy, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là người có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm của người tham gia giao thông.
Người tham gia giao thông có quyền chứng minh mình không vi phạm pháp luật. Trách nhiệm thì buộc phải thực hiện, là quyền thì người ta có thể sử dụng quyền này hoặc không sử dụng đến nó.
Cách hiểu thế này phù hợp với quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 3 Luật Xử phạt vi phạm hành chính (có hiệu lực 1.7.2013) như sau: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính”.
Việc xử phạt nặng để ngăn chặn hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện như vậy sẽ khó thực thi, theo luật sư, đâu là giải pháp để ngăn chặn hành vi này?
- Muốn ngăn chặn thì phải tìm ra nguyên nhân, không thể nhìn triệu chứng để rồi đưa ra giải pháp. Để có biện pháp phù hợp và khả thi, trước hết phải tìm ra nguyên nhân và lý do tại sao người ta lại không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, cho dù phương tiện được chuyển nhượng có giá trị rất lớn.
Đa phần người ta không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu là vì chi phí để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu quá lớn so với giá trị mang lại (giá trị của việc đứng tên chính chủ). Mức phí này có thể từ vài triệu, vài chục triệu, đến hàng trăm triệu đồng. Số tiền để sang tên đổi chủ đã không phản ánh đúng và tương xứng giá trị thực của việc được đứng tên chính chủ. Chính vì lẽ này, người ta đã tìm cách khác để không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện như hình thức uỷ quyền quản lý, sử dụng, định đoạt phương tiện khá phổ biến hiện nay.
Theo tôi, cách tốt nhất, đơn giản nhất để ngăn chặn tình trạng không sang tên đổi chủ là đưa ra mức phí tương xứng và phù hợp với thủ tục hành chính đối với việc sang tên đổi chủ.
- Xin cảm ơn luật sư.