Truyện TC này, thì Tấm chỉ làm người từ đầu truyện đến khi trèo cau bị mẹ con C cho ngã xuống ao chết. Từ đấy trở đi Tấm là con MA rồi, biến hết thành thứ này đến thứ khác. Cám là ngoan nhất vì luôn biết nghe lời mẹ. Đoạn kết thì Tấm đúng là ma quỉ.
Rởn gai ốc khi đọc lời của cụ; mới thấy ra một cách hiểu khác từ những cách hiểu bấy lâu nay vẫn mang trong đầu khi nghĩ về chuyện Tấm Cám.
Truyện cổ tích Tấm Cám, nếu edit để được tồn tại trong SGK, thì em nghĩ là không nên; khác nào truyền tải đến F1, F2 sau này về những tàn tích không trọn vẹn của văn hóa cha ông, văn hóa dân gian một thời. Tốt hơn là giáo dục mở, nâng cao vai trò của người giảng bài, làm sao để chúng nó nhận ra đâu là cái chân thiện mỹ trong tâm hồn, trí tuệ... người xưa, đâu là những cái ngược lại... để chúng nó tự rút ra những đúc kết của riêng mình. Cá nhân em nghĩ rằng chuyện Tấm Cám chứa đựng khá trọn vẹn những đặc trưng nổi trội nhất của người Việt ta (chỗ này các cụ ném em nhẹ nha
), những cái tốt, cái xấu của người Việt mình, đủ cả.
Em nhớ không lầm thì phiên bản này là của cụ Nguyễn Đổng Chi, em nhớ ngày xưa mình có hẳn cuốn truyện "Kho tàng truyện cổ tích Việt nam" với đủ những bản khảo dị khác nhau của các truyện Tấm Cám, Sọ Dừa...