Các em ấy là vận động viên CHUYÊN NGHIỆP. Có nghĩa đấy là nghề, là công việc của em ấy, chả khác gì em với cụ đi làm.Tuyển dụng lao động đơn thuần là trao đổi giá trị lợi ích con người thôi cụ hợp thì làm, không thích thì nghỉ tìm việc ở công ty khác giao dịch bằng hợp đồng lao động rất bình đẳng. Còn việc này các cháu nó ở thế yếu trong mối quan hệ với HLV người toàn quyền huấn luyện, phụ trách, quyết định sự nghiệp của bản thân... Tham gia huấn luyện, thi đấu từ năm 10 tuổi thì biết cái gì mà phản kháng vậy cụ người lớn bảo thế nào thì làm theo thế đấy thôi. Giải nghệ xong mới tung hê để bảo vệ bản thân là chuyện hết sức bình thường trong xã hội có gì đâu mà cụ ái ngại, phải xem HLV của cháu nó ăn ở thế nào mà để gia đình quyết tâm chơi sát ván đến cùng thế này chứ
Mối quan hệ giữa các em ấy và HLV, đúng là các em ấy ở thế yếu. Nhưng thực ra, đi làm, mối quan hệ với sếp trong hầu hết các trường hợp, nhân viên cũng ở thế yếu hơn.
Có thể công việc của cụ, chuyên ngành của cụ, của em có thể dễ dàng thay đổi công ty khác, nhưng cũng có những người khác không dễ để chuyển đổi công ty => họ cũng ở thế yếu.
Cụ nói đúng về việc các em ấy thi đấu từ 10 tuổi thì không biết phản kháng. Nhung tới lúc 17,18 thì đủ nhận thức để phản kháng rồi. Và giờ thì Phương cũng 20 tuổi rồi. Phương nghỉ và tung hê mọi chuyện lên. Cá nhân em cho là đây là 1 dạng của "không ăn được nữa thì đạp đổ".
Việc em bảo không bao giờ tuyển là hơi phóng đại. Tuy nhiên, em sẽ phải cân nhắc rất nhiều nếu như có ý định tuyển dụng người như vậy.
Còn về HLV của em ấy thì hiện giờ em không có đủ thông tin gì về cách ăn ở để phán xét, ngoại trừ việc thu tiền "lại quả". Nhưng có vẻ như đây nó đã trở thành thông lệ ở DTQG rồi. Và đã là thông lệ thì ai vào vị trí đấy cũng sẽ phải làm như vậy. Em không ủng hộ việc đấy, nhưng em không dùng việc đấy để đánh giá cách ăn ở được.