Tiểu và Đại vốn dĩ có thời người ta tránh gọi, bởi vì nó dễ gây hiểu lầm (nhỏ-to). Từ sau
Hội nghị Phật giáo Thế giới họp tại Katmandu (Népal) năm 1956, Tiểu thừa được gọi là Phật giáo Nguyên thuỷ với Thượng tọa bộ (Theravada) là đại diện để tránh gọi Tiểu hay Đại. Ngoài ra trong Phật giáo người ta còn ưa dùng Nam Tông và Bắc Tông, cũng cùng ý nghĩa vậy.
(trích Phật học tinh hoa của cụ Nguyễn Duy Cần)
Ở đây phải nói rõ thêm nữa là ngoài Theravada theo mình biết ở TQ ngày xưa cũng có một số bộ phái thuộc Tiểu thừa. Điển hình nhất là bộ phái "Nhất thiết hữu". Bộ phái này không còn tồn tại đến ngày nay nhưng kinh điển vẫn còn (Bộ A-hàm). Bộ A-hàm của phái này giống gần như đến 90% so với kinh điển của Theravada. Theo phân chia Nam Tông - Bắc Tông thì phái này được coi là Bắc Tông vì kinh sách dịch từ tiếng Phạn chứ không phải tiếng Pali.
Thực ra có phái không công nhận Phật Di-lặc đó.. Đấy là phái "Nguyên thuỷ Chơn như" của thầy Thích Thông Lạc. Mình đọc thì thấy thầy Thông Lạc phản đối sự tồn tại của Phật Di-lặc nhưng theo cách hiểu của mình thì thầy chưa chứng minh được. Với lại thầy cũng chỉ tự công nhận mình thôi chứ chưa ai công nhận thầy hết