Nhà cháu vì bài bác cái vụ tem phiếu này nên bị vài cụ chửi kha khá dồi. Nhẽ ra thôi không tham gia dưng lại thấy ngứa răng
nên cắn bậy thêm vài miếng
Hơi dài, các cụ không đọc thì thôi, đừng mắng chửi nhà cháu thêm nữa
1. Ý tưởng dùng tem của Hiệp hộiMục đích: tìm biện pháp để không phải mất thời gian, công sức và tiền bạc chỉ để quay lại địa phương vi phạm làm các thủ tục xử lý lỗi.
Lập luận của đề xuất dùng tem: dựa vào các điểm
- Hiện tại:
- Với lỗi nhẹ, số tiền ít, CSGT có thể xé biên lai, thu tiền phạt trực tiếp
- Với lỗi nặng, mức phạt cao, người ra quyết định phải là đội trưởng hay cấp cao hơn trụ sở đơn vị. Và người vi phạm phải nộp tiền phạt ở kho bạc rồi cầm biên lai đến làm thủ tục xử lý vi phạm, lấy lại giấy tờ ở CSGT.
- Giữ giấy tờ:
- Với lỗi nhẹ: dĩ nhiên không cần quan tâm vì không bị giữ
- Với lỗi nặng: mong được nộp phạt ngay tại chỗ để không bị giữ giấy tờ sẽ mất công quay lại xử lý
- Lý giải việc giữ giấy tờ:
- CSGT ngại dân hiểu nhầm là tiền hối lộ nên mới ra quyết định, phải ra kho bạc nộp cho minh bạch.
- Do đó dùng tem:
- CSGT có thể thu ngay (tem) mà không sợ bị dân “hiểu nhầm” là nhận tiền hối lộ nữa.
2. Sự “ngớ ngẩn” của đề xuất2.1. Biện pháp sai do lý giải sai:
- CSGT không được phép thu tiền phạt tại chỗ với “lỗi nặng” không phải do sợ dân hiểu nhầm mà là do không đủ thẩm quyền theo quy chế tài chính.
- Phải nộp tiền phạt ở kho bạc thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính chứ không nộp trực tiếp cho cơ quan CSGT cũng do quy chế tài chính, nhằm mục đích quản lý chặt chẽ về tài chính.
- Hiện tại việc giữ giấy tờ là do quản lý kém, không có cách nào buộc người vi phạm thực hiện nghĩa vụ nếu không “trói” cái gì đấy chứ chẳng phải răn đe đek gì.
- Việc phân bổ khoản tiền phạt này như thế nào cũng là theo quy định chứ không phải xxx được phép “làm tất ăn cả” như một số cụ đã nhận định - cho dù gộp lại có là xxx hưởng 100%.
2.2. Cái đề xuất cố tình “lờ đi”
- Làm thế nào để tăng “thẩm quyền” xử lý vi phạm cho lực lượng CSGT đứng đường?
- Nếu lực lượng CSGT “đứng đường” có toàn quyền xác định mức phạt và xử phạt - vừa đá bóng vừa thổi còi - tiêu cực sẽ tăng hay giảm? Và cái quy trình xử lý vi phạm cũng như quy chế tài chính hiện thời sẽ sửa thế nào, ai sửa?
- Đã tem thì chỉ được dùng tem hay có thể dùng cả tiền mặt? Nếu đã có thể dùng tiền mặt thì cần đek gì tem? Nếu chỉ được dùng tem thì các vấn đề cò quay, ép giá tem, buôn tem, tem giả,... xử lý thế nào?
- Tem dán & có giáp lai với biên bản xử phạt sẽ được nộp vào kho bạc hay do CSGT giữ? Nếu kho bạc giữ thì biên bản do ai giữ, hay lại hơ nước sôi mà bóc ra? Nếu CSGT giữ thì các xử lý tiếp theo về mặt tài chính là thế nào?
- Ai sẽ mua tem? Không cần xét bên ngoài, ngay cả với các thành viên của Hiệp hội thì dĩ nhiên mua trữ tem là việc của các bác tài bằng chính tiền túi của mình. Có ông doanh nghiệp vận tải nào dám tuyên bố “Chúng mày cứ vi phạm, phạt bao nhiêu tao bao tất!”, cho dù chính thức hay không.
2.3. Nếu đề xuất được áp dụng:
- Nếu không có đối ứng: Tức là không giữ lại khoản tiền tương ứng với lượng tem đã bán mà chưa sử dụng mà bơm tất cả ra lưu thông thì cũng tương tự như in thêm tiền - lạm phát tăng!
- Nếu có đối ứng: Xã hội sẽ chịu một khoản tiền “chết” chẳng vì một cái gì (vd cực nhỏ: 1M xe x 200k tem/xe = 200 tỷ).
- Vi phạm tăng: Với những người “nhà có điều kiện” thì việc cứ đi bừa, “đen” thì nộp “tem” ắt sẽ có. Trong số này, loại thiếu kỹ năng điều khiển xe tương đối lớn - tai nạn tăng.
3. Ngoài lềThực sự nhà cháu không nghĩ các ông Hiệp hội có sỏi trong đầu lại suy nghĩ dở hơi, thế nên nghiêng về ý là các ông ấy được bên nào đó bơm ý tưởng này vào tai chỉ để phọt ra đằng mồm.
Ai sẽ có lợi nếu việc “dùng tem” được áp dụng trong thực tế? Với cách nhìn của nhà cháu, tuyệt đối không phải là người dân hay thậm chí là thành viên của cái Hiệp hội này mà chỉ là xxx các cấp.