Bác
Đàn Chim Việt đọc Kiều mà bác đọc chưa kỹ!
Hoặc bác đọc kỹ nhưng
khi trích dẫn bác lại "cắt đầu bỏ đuôi" hầu dùng trích dẫn để phục vụ cho ý đồ của mình, chứ không tôn trọng nguyên bản!
Việc chồng chết chưa xanh cỏ ỏ mà đã banh háng ra cho người khác chơi hay "
vừa chết xong xác khéo còn chưa kịp chôn thì con Kiều nó đã thuận lời theo chú Hiến là người giết Hải." đó chỉ là trong đầu của bác và trong suy nghĩ của Bác!
Chứ thực tế thì trước đó Kiều đã tìm mọi cách để cho Từ Hải được chôn cất tử tế cũng như Kiều đã chửi thẳng vào mặt Hồ Tôn Hiến chửi vào mặt một tên quan đã dùng tiểu xảo hại người và ca ngợi Từ Hải trước bao nhiêu người:
Còn về chuyện đối xử với Kiều. Nhờ Kiều, Hồ Tôn Hiến đã giết được Từ Hải, nên không thể nào không cám ơn, nói với nàng rằng:
Hồ công thấy mặt ân cần hỏi han.
Rằng: “Nàng chút phận hồng nhan,
Gặp cơn binh cách nhiều nàn cũng thương!
Đã hay thành toán miếu đường,
Giúp công cũng có lời nàng mới nên.
Bây giờ sự đã vẹn tuyền,
Mặc lòng nghĩ lấy muốn xin bề nào?”.
Kiều hiểu rằng trong thời điểm và giai đoạn đó,
cái cần nhất là phải kiếm cách chôn cất đắp điếm cho Từ Hải một cách tử tế nên nàng đã khéo léo vừa mềm vừa cứng để đưa Hồ Tôn Hiến vào thế không thể nào không làm lễ tang cho Từ Hải:
Nàng càng giọt ngọc tuôn dào,
Ngập ngừng mới gởi thấp cao sự lòng.
Rằng: “Từ là đấng anh hùng,
Dọc ngang trời rộng vẫy vùng bể khơi!
Tin tôi nên quá nghe lời,
Đem thân bách chiến làm tôi triều đình.
Ngỡ là phu quý phụ vinh,
Ai ngờ một phút tan tành thịt xương!
Năm năm trời bể ngang tàng,
Dấn mình đi bỏ chiến trường như không.
Khéo khuyên kể lấy làm công,
Kể bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu!
Xét mình công ít tội nhiều,
Sống thừa, tôi đã nên liều mình tôi!
Xin cho tiện thổ một doi,
Gọi là đắp điếm lấy người tử sinh!”.
Đồng thời sau đó cũng phải bảo vệ cái quý nhất của con người, là mạng sống của gia đình mình, và ngay chính mình (đức hiếu sinh)! Đó là cái phải có
sau khi đã đạt được cái ý đồ thứ nhất là là làm tang lễ cho Từ Hải:
Hồ công nghe nói thương tình,
Truyền cho cảo táng di hình bên sông.
Đấy là chưa nói theo thói thường, đặc biệt là trong thời phong kiến, thân phận người phụ nữ bị rẻ rúng nên việc Thúy Kiều vẫn phải phục vụ cho bữa tiệc mừng thắng lợi này, phải đánh đàn nhưng chính trong bữa tiệc vui đó,
cái việc đánh đàn của Kiều lại là cái tát thứ hai vào mặt Hồ Tôn Hiến: Nàng đánh những khúc nhạc đau thương, não lòng! Đây chính là một cái tát thứ hai vào mặt mà Hồ Tôn Hiến không đỡ được! Các bác nghĩ gì, nếu trong ngày quốc khánh mà các bác công nhiên nghe những bài nhạc buồn tang tóc? trong tiệc cưới mà nghe nhạc đám ma???
Trong quân mở tiệc hạ công,
Xôn xao tơ trúc hội đồng quân quan.
Bắt nàng thị yến dưới màn,
Dở say lại ép cung đàn nhặt tâu.
Một cung gió thảm mưa sầu,
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!
Ve ngâm vượn hót nào tày,
Lọt tai, Hồ cũng nhăn mày rơi châu.
Hỏi rằng: “Này khúc ở đâu?
Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay!”
Thưa rằng: “Bạc mệnh khúc này,
Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ.
Cung cầm lựa những ngày xưa,
Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây!”.
Cách duy nhất để Kiều chống trả lại thế lực của Hồ Tôn Hiến là cách thuận tình làm theo ý hắn, nhưng sau đó là kiếm cách "đập lại" hắn trong khả năng cho phép!
Còn việc ăn nằm với Hồ Tôn Hiến thì rõ ràng, là một người phụ nữ trong tay không một tấc thép làm sao sao để
có thể bảo vệ mình cũng như người thân của mình!!! Các bác đừng quên rằng, ngày xưa có luật chu di tam tộc Nếu Kiều không khéo léo ứng xử, thì đâu là còn đâu là một Thúy Kiều thông minh sắc sảo? Còn đâu là một người chị cả dám đứng ra bán mình để cứu cha bảo vệ cả gia đình thay hai em lúc nàng mới tuổi tròn trăng ??!
Đến thân mình mà Kiều lại còn không tiếc thì tiếc chi cái mảnh trinh nát! Để đời sau này sỉ vả trong đó có bác
Đàn Chim Việt !
Nên khi Hồ Tôn Hiến lên mặt đạo đức để
"lột quần nàng":
Dạy rằng: “Hương lửa ba sinh,
Dây loan xin nối cầm lành cho ai”.
Chuyện ăn nằm với Hồ Tôn Hiến cũng là một kế sách trong suy nghĩ của Kiều: vì nếu Kiều cương quyết cự tuyệt lấy chữ trung trinh tiết liệt ra ứng xử với Hồ Tôn Hiến, thì với bản chất xảo trá ti tiện của mình hắn sẽ theo luật hay tìm cách mà trả thù! Vì tuy vuốt ve là "Kiều có công", nhưng rõ ràng là Kiều có tham gia một nghịch đảng phản Vua của Từ Hải, và đây là tội chu di tam tộc!
Thưa rằng: “Chút phận lạc loài,
Trong mình nghĩ đã có người thác oan
Còn chi nữa cánh hoa tàn,
Tơ đàn đã dứt dây đàn Tiểu Lân.
Rộng thương còn mảnh hồng quần,
Hơi tàn được thấy gốc phần là may!”.
Chính chuyện ăn nằm với Hồ Tôn Hiến như thế này, khiến cho hồ Tôn Hiến "dính chàm" và một một khi đã "dính chàm" thì chẳng thể nào chạm tới gia đình của Thúy Kiều được!
Và trước đó kiều cùng cảnh báo hắn mình có số sát phu (
Trong mình nghĩ đã có người thác oan) và mình cũng đã nát bét .... (
Còn chi nữa cánh hoa tàn, ) dinh vào thì ráng mà .....
Hồ công đến lúc rạng ngày nhớ ra.
Nghĩ mình phương diện quốc gia,
Quan trên nhắm xuống người ta trông vào.
Phải tuồng trăng gió hay sao?
Sự này biết tính thế nào được đây?
Thế mới thấy, với người đàn bà khôn khéo, việc cởi quần cũng là cả một sự tính toán!!!
Còn đám thất phu ngu dốt, chỉ thấy đó là một hành động thất tiết hay nói nặng hơn là đĩ thoả, dâm loạn!
Người ta bảo "Đàn bà đái không qua ngọn cỏ" nhưng rõ ràng, dòng nước giải của Thúy Kiều đái ra, "ở đâu đó", có lẽ còn cao hơn đầu của một số bác trong này!!!