Quan điểm Cháu là không đả phá không công kích đối với tín ngưỡng văn hóa Hầu đồng vì không phải đơn giản một tín ngưỡng lại có thể tồn tại qua hơn vài trăm năm ở đất nước ta.
Cháu cũng đã mua và đọc quyển sách về tín ngưỡng Thờ Mẫu và Tứ Phủ, Cháu đánh giá đây là quyển sách có nội dung rất hay cho những ai muốn
tìm hiểu về tín ngưỡng Hầu Thánh này.
Xin thưa các bác,
Bác
Lonestar nói nghe thì có vẻ "lọt tai" theo kiểu
"cái gì một tồn tại nhiều thì phải chắc phải ngon, hoặc hay, hay đúng" nhưng chứa dám nhìn thẳng vào sự thật!
Khi chúng ta nhìn thẳng và phân tích cái hiện trạng, hay nói chính xác là
"tệ nạn đồng bóng" cũng như những "bí quyết" của bọn buôn thần bán thánh ở các cửa đền cửa phủ. Và cũng như phân tích cho ra cái căn nguyên, tại sao
"bao ngưởi kẻ mê, lắm người thích" là như vậy?!
Trong thực tế
đồng bóng (hầu bóng) phát xuất từ Đạo Mẫu là một hình thức (Đạo) lý giải về một số những vị thần của Việt Nam cho con người ta nghĩ ra và thờ cúng.
"Thần thiêng nhờ bộ hạ", trong thực tế khi lập đền, mở phủ thờ một vị thần (thánh) nào đó, thì đương nhiên phải có những "chứng cớ" kể về sự linh thiêng của việc này. 100% là "đồn ngôn" và kéo theo sau đó là một loạt những người tin mê nhảy vào thờ cúng vái lạy!
Sau đó là một loạt những hệ quả của những lời "đồn ngôn" về sự linh thiêng cũng như cách để "moi tiền móc bạc" của con nhang, đệ tử hay những người sùng bái mê tín!
Trong
Phật giáo chính thống, việc mê tín dị đoan, đốt vàng mã, cũng như đồng bóng, ..... là điều cấm kỵ và bị phê phán chỉ trích nặng nề! Thực tế là c
hưa bao giờ có một ngôi chùa, đúng là chùa nào ở VN có tiến hành việc cho phép "hầu đồng"!!!
Tuy nhiên lý do mà
các cửa đền, cửa phủ vẫn hoạt động nhộn nhịp, lại "ăn nên làm ra" cũng như ngày càng bành trướng các hoạt động "mua thần bán thánh" của chúng vì:
1/ Thứ nhất:
Nguyên nhân hay yếu tố "ngoại vi":
+ là do cách "tiếp thị kinh doanh" của đám "thầy đồng, thầy cúng" và "các dịch vụ kèm theo" (Cung văn, kép đàn, dân làm cỗ, ..... )
+ Đa phần "đám con buôn này" rất khéo léo, và phần
những người lập đền, mở phủ, nếu đàn ông thì phần lớn là có giới tính lêch lạc (đồng tính, song tình, .. ) đàn bà thì cũng có một chút tinh cách khác người hay nói nôm na là tính đàn ông.
Từ đó, họ rất rành tâm lý người khác, khéo nịnh,giỏi hù doạ cũng như "dẻo mồm khéo miệng" lắm chiêu nhiều trò và biết cách dẫn dụ lôi cuốn ( và cả lôi kéo) người khác!
+ Họ khéo léo tung hê, dựng chuyện, cũng như có những phương cách để lôi kéo những người khác bước vào nơi chốn thờ tự của họ, hầu kinh doanh, trong các dịch vụ mà người ta vẫn quen gọi là "buôn Thần bán Thánh".
2/ Thứ hai:
Nguyên nhân hay yếu tố "nội tại":
+ Trong một xã hội mà "Niềm tin bị khủng hoảng" hoặc dân trí u mê thấp kém thì việc tin tưởng lôi kéo dụ dỗ và mê tín dị đoan là điều hiển nhiên!
" Ngay cả một số ít nhưng người "bằng cao học tốt" hay quan chức (Ông giám đốc này bà trưởng phòng nọ, ...) hoặc người nổi tiếng (Danh hài, nghệ sĩ, .....) cũng có mặt: Phần vì
"theo đóm ăn tàn" hay phần vi bệnh lý tâm lý, phần vỉ nỗi ám ảnh tội lỗi, hay lo sợ, thiếu tự tin trong (về) một chuyện (vụ việc) nào đó,.....
+ Cũng xin nói thêm một chút về lý do tại sao các cửa đền cửa phủ lại đắt khách: trong thực tế rất nhiều các người thừa tiền lắm bạc bị dụ dỗ lôi cuốn là mình
"có căn đồng" hay bị "cô này cậu nọ" lôi kéo ......
+ Thường thì, trong những lúc ốm đau bệnh tật, hoặc tâm lý xáo động lo lắng, khủng hoảng về một vụ việc nào đó, .... lại tuyệt vọng hay thiếu bản lĩnh. Cũng có khi, do cách nghĩ (cách nhìn nhận, tìm ra) một số những bệnh tật mà con người ta chưa tìm ra căn nguyên, hoặc dạng
bệnh "nhà giàu" của những người "nắng không ưa, mưa không tới, hẩm hẩm thì nhức đầu) mà khi giải thích bằng "đồng bóng" (có "căn đồng") thì rất dễ được chấp nhận!!! lại gặp đám con buôn và tay chân, trong các cửa đền cửa phủ, vốn đã rất sành tâm lý, lại biết cách nói chuyện: khi thì ninh bợ, lúc hù doạ, khích bác cho dầu những người đối diện với chúng thường là những người thừa tiền lắm bạc, quyền uy đầy dẫy,.... nhưng nếu "dẻo mồm khéo mỏ" thì chắc chắn lại thêm một "con thiêu thân tự nguyện" lao vào chốn thờ tự của chúng mà thành nhũng "tên nô lệ" không cần hình phạt, lại chẳng có đòn roi, nhưng vẫn răm rắp nghe lời bọn chúng !!!
Đó là với những ai (nạn nhân) giàu có vật chất, hay tinh thần!
+ Bên cạnh đó, cũng vẫn có
những người nghèo khổ, khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhưng cũng
bị bọn "buôn thần bán thánh" này dụ dỗ, lôi kéo!!!!
Vì sao? tại sao? và làm như thế nào ư?
+ Nếu các bác chịu khó quay ngược lại cuộc sống của xã hội Việt Nam cách đây khoản 50 năm hoặc 100 năm về trước, thì cũng biết là cuộc sống đó rất khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần!
+ Cái nhu cầu được mặc đẹp (lụa là, gấm vóc màu sắc, son phấn, trang sức,....), nhu cầu
được tôn trọng, hay kính trọng cho dù chỉ là thoáng qua là một như ma lực, một cái thứ vô cùng thèm khát, của
tất cả những người không có cơ hội hay không có điều kiện (hoặc chẳng bao giờ có thể có) như thử hỏi, một bà bán rau, hay chị bán thịt, trong đời thường hỏi có ai mà cúi đầu chào hay vái lạy? nhưng mà
một khi đã có "căn đồng" hoà nhập vào cái đám "Buôn thần bán thánh" kia và khi "nhập đồng", hay sau khi "ra đồng", cũng như mỗi lúc "hầu đồng", thì khi đó, họ đã biến thành ra "ông hoàng" này "bà chúa kia, được bao nhiêu người vái lại, được mặc quần áo đẹp, đước hút "thuốc phiện" công khai, được chồm chồm, múa may, quay cuồng, cũng như là ngồi đó, mà phán, mà truyền cho ngay cả những người quyền cao chức trọng hơn họ thậm chí hơn rất nhiều lần thì thử hỏi ai mà không thích" ai mà chả sướng? Và muốn???
+ Chính vì cái
tâm lý thèm khát ham muốn danh vọng, địa vị, nỗi khát khao quyền lực cũng như bản ngã "cái tôi" (Thị dục Huyễn ngã) này, nó cũng là một căn nguyên để cho bọn "buôn thần bán thánh"
vắt kiệt bao người cũng như không chừa một đối tượng nào trong xã hội Việt Nam!!!
Trong thực tế, ngoài lũ chủ đền, mở phủ thì mới "no cơm rửng mỡ" còn lại thì bao người đã mất nghiệp vì hầu bóng!!!
Phụ chú:
Thị dục huyền ngã là muốn mình được tôn trọng, muốn mình là quan trọng, người khác phải tôn trọng và ca ngợi tài năng của mình. Cái này tuy ko phải là những thứ cần như cơm ăn, áo mặc... những thứ thiết yếu nhưng nó lại rất quan trọng. Lại rất ít người đáp ứng cho. Thế nên cá nhân nào muốn khai, khai thác được điều này ở mỗi người đều làm cho họ hết mực yêu quý mình!
Hay nói (giải thich) cách khác:
Thị: ham muốn;
Dục: ham muốn;
Thị dục: ham muốn (chữ Hán hay dùng hai từ có cùng nghĩa để diễn tả một khái niệm chung nào đó như "kiến thức", "hy vọng", ...)
Huyễn (động từ): khoe, phô bày ra
Ngã: cái tôi.
Thị dục huyễn ngã: ham muốn khoe cái tôi. Tức thích thể hiện mình để người khác phải biết và tôn trọng mình.
Đây là ham muốn (nhu cầu bậc) cao nhất của con người.