[TT Hữu ích] Hậu đảo chính Ngô Đình Diệm 11-1963

NQHU

Xe điện
Biển số
OF-389972
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
3,912
Động cơ
270,664 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cụ Ngao sáng nay chạy đi đâu, em hóng mãi!
Em tranh thủ chém tý!
cụ Thảo đến tận năm 1987 mới được giải mật là tình báo VC, truy phong danh hiệu.
1965 - 1987 là 22 năm gia đình cụ ý sống tại Mẽo còn ai muốn xét nét nữa, chưa kể thời điểm công bố rất nhiều người bên cộng hòa cũng không tin cho là chiêu trò của CS.
Thời điểm 1965 cụ Thảo là người có ảnh hưởng chính trị sâu rộng, được bên Công Giáo cực kỳ ủng hộ (gần như là người lãnh đạo), được các giới chính trị miền Nam coi là người yêu nước, lại có hành động đuổi cổ Nguyễn Khánh (nhân vật bị ghét cực kỳ thời đó). Vợ con được Mẽo biệt đãi chả có gì lạ. Thời điểm đó vợ con cụ Thảo mà bị ngược đãi chắc Mẽo dính scandal lớn.

Không biết có cụ nào có thêm thông tin về nhân vật "Nguyễn Tài" giai đoạn đảo chính 1963 không? Cành đào ở Dinh Gia Long năm 63 là chi tiết thật hay giả???
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
58,287
Động cơ
5,850,953 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Kính các bác!

Bất kỳ thớt nào mở ra mà không được bình luận, chém cùng thì dù hay đến mấy thì cũng như vào đọc truyện nó không còn là đang vào chơi một diễn đàn, các bác có vẫn có thể bình luận, chém có điều mong các bác tránh đi xa chủ đề, tranh cãi ngoài lề.

Em không muốn trong một thớt có nhiều tư liệu để mọi người tìm hiểu thêm như thế này, mà em phải xì lốp, tháo bánh, xóa còm, chặn quyền còm trong thớt. Vậy mong các bác hợp tác cùng em. Tks các bác.
 

Vịtcỏ73

Xe buýt
Biển số
OF-199139
Ngày cấp bằng
20/6/13
Số km
798
Động cơ
1,828,064 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trong lúc chờ cụ Ngao5



Đây là căn nhà lịch sử. Nó là một trong 3 căn liền nhau (32,34,36 - đường Đốc Phủ Thoại trước 1975, sau đổi thành Vũ Chí Hiếu) thuộc sở hữu của ông Mã Tuyên, bang trưởng người Hoa ở Sài Gòn xưa, đã cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu tá túc khi bị tướng lãnh đảo chánh 1/11/1963. Đêm 01/11/1963 hai anh em ông Diệm ông Nhu đã tá túc tại đây.
Nguồn: www.panoramio.com/photo/64338947
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
cụ Ngao sáng nay chạy đi đâu, em hóng mãi!
Em tranh thủ chém tý!
cụ Thảo đến tận năm 1987 mới được giải mật là tình báo VC, truy phong danh hiệu.
1965 - 1987 là 22 năm gia đình cụ ý sống tại Mẽo còn ai muốn xét nét nữa, chưa kể thời điểm công bố rất nhiều người bên cộng hòa cũng không tin cho là chiêu trò của CS.
vậy mà "Ván bài lật ngửa bắt đầu ra mắt từ 1982 à? Mỹ không chơi với PNT chắc là vì qua tiếp xúc thấy không thể điều khiển được ông này như mấy ông khác. Câu hỏi lịch sử là nếu PNT đóng kịch xun xoe với Mỹ để leo cao hơn thì như thế nào nhỉ?

Còn Thiệu giết PNT nhưng không giết Phát thì có lẽ vì PNT nguy hiểm hơn, làm được việc hơn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cuộc "đảo chính" của Đại tá Phạm Ngọc Thảo hôm 19-2-1965 KHÔNG NỔ MỘT PHÁT SÚNG NÀO
Cũng giống như cuộc "đảo chính" của Dương Văn Đức ngày 13-9-1964 KHÔNG NỔ MỘT PHÁT SÚNG NÀO, cho nên Đức coi đó chỉ là "cuộc biểu dương lực lượng", và chỉ bị lột lon, đuổi về vườn
Nguyễn Khánh dùng Đức làm "đảo chính" để lấy cớ hất Khiêm ra khỏi ghế Tổng Tham mưu trưởng quân đội.
Cuộc "đảo chính" của Đại tá Phạm Ngọc Thảo là cớ để Maxwell Taylor tống cổ Nguyễn Khánh ra khỏi Việt Nam
Thủ tướng Phan Huy Quát biết qua ý đồ của Mỹ, nên nhận lời dự họp để dụ Nguyễn Khánh sập bẫy
Cái gọi là "Hội đồng quân lực" mà sau này Thiệu nắm, cũng biết thực chất cuộc đảo chính này, cử Nguyễn Chánh Thi ra tay "dẹp" đảo chính
Nguyễn Chánh Thi dẹp đảo chính như thế nào?
Trong cuốn hồi ký “Một trời tâm sự”, Thi kể:

“… Nguồn tin cho biết là tướng Lâm Văn Phát và đại tá Phạm Ngọc Thảo muốn đến Biên Hoà để gặp tôi và Nguyễn Cao Kỳ, để giảng hoà. Họ đề nghị khi gặp nhau thì có một tướng Mỹ đi theo. Tôi quyết định bay đến Biên Hoà để biết rõ tình hình hơn. Một số tướng lãnh, ông Phó thủ tướng Trần Văn Tuyên, Trung tá Phạm Văn Liễu, cùng một số nhân vật của chính phủ Phan Huy Quát đón tôi tại phi trường Biên Hoà. Sau một hồi thảo luận về cuộc đảo chính thì tướng Nguyễn Khánh lặng lẽ đi vào chỗ chúng tôi với vẻ mặt tiều tuỵ và mệt nhọc. Tôi hỏi tướng Khánh:

“Đại tướng biết vì sao có cuộc đảo chánh này không?”

“Chúng nó là một lũ điên - Tướng Khánh trả lời - tôi sẽ bắt hết chúng nó. Nếu tôi không mau chân thì chúng nó đã tóm cổ tôi rồi. Tôi không thể dễ dãi nghe thêm những cảm nghĩ lầm lạc ở ông ta. Tôi thấy cần đưa ông ta trở về với thực tế. Trong quá khứ gần, tôi đã một vài lần nói thẳng với ông, nhưng xét ra chưa đủ.

Tôi sẵng giọng:
“Cuộc đảo chánh hôm nay là nguyên nhân của cuộc đảo chánh bất thành ngày 13-9-1964. Chắc đại tướng còn nhớ rõ, sau khi dẹp yên cuộc binh biến 13-9-1964, ông đã quên tất cả những lời hứa và chỉ nên bằng lòng với quyền hạn của mình. Ông tin vào lời tâng bốc, nịnh hót, cho nên mới lại xảy ra những chuyện lộn xộn như hôm nay.


Tuy vậy tướng Khánh vẫn chưa chịu tỉnh ngộ. Bọn phiến loạn đã rút đi gần hết, khi chúng tôi tiến đến.
Hôm 21-2, tất cả tướng lãnh của quân đội VNCH đều có mặt. Chúng tôi đều đồng ý là tướng Nguyễn Khánh cần phải được giải nhiệm, vì sự tham quyền cố vị của ông ta rất có hại cho đất nước và dân tộc. Ông ta đã lạm dụng, chia rẽ tôn giáo, và thao túng quân đội. Ông Phan Khắc Sửu không thể lùi, bấm trán một lúc rồi thuận theo. Thế là sắc lệnh ngưng chức Nguyễn Khánh đã ký xong.
Vài chục tiếng đồng hồ sau đó, ngày 25-2-1965, Nguyễn Khánh từ giã Việt Nam, lên máy bay đi làm đại sứ lưu động. Ông được thủ tướng Phan Huy Quát tưởng thưởng công lao với một huy chương bội tinh cao nhất, làm mọi người ngạc nhiên…


"Một trời tâm sự” của Nguyễn Chánh Thi trang 292, 293, 294, và 297).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cuộc đảo chính thứ hai của ông Phạm Ngọc Thảo

Sau khi cuộc "đảo chính" ngày 19-2-1965 thất bại, tướng Lâm Văn Phát, đại tá Phạm Ngọc Thảo và trung tá Lê Hoàng Thao đều về trốn trong một căn phố lầu gần chợ An Đông.
Hơn 150 sĩ quan đủ các cấp bậc, thuộc nhiều binh chủng khác nhau, đã phải bỏ đơn vị đi trốn hoặc bị bắt giam trong nhà tù quân đội.

Trong số các sĩ quan bị bắt giam trong quân lao chờ ngày ra toà xét xử, có trung tá Lê Văn Tư, thiếu tá Hồ Văn Thơm, chỉ huy trưởng Cảnh sát dã chiến bót Hoà Hoà v.v…
Chẳng bao lâu sau, tướng Lâm Văn Phát, đại tá Thảo, và trung tá Lê Hoàng Thao cũng chia tay, mỗi người trốn một ngả.
Tướng Lâm Văn Phát giả trang làm một chức sắc Cao Đài, lên làng đại học Thủ Đức, lẩn trốn trong biệt thự của bà nghị sĩ Nguyệt Minh, vợ của bác sĩ Nguyễn Văn Thơ.
Đại tá Thảo vẫn thường thay đổi chỗ lẩn trốn luôn. Khi thì tại phòng số 111 trong cao ốc đường Ngô Đức Kế, sau lưng toà hành chánh quận Nhất, khi thì trốn trong đường Nguyễn Hoàng, khi thì ở đường Hồng Bàng, khi thì ở biệt thự Trang Hai trong làng đại học Thủ Đức…
Phạm Ngọc Thảo không bao giờ ở một chỗ nào lâu quá hai, ba ngày. Nhưng có nhiều khi ông lại đột xuất, đi ngờ ngờ ngay giữa nơi thị tứ, trên đường Lê Lợi, trước mặt toà Đô Chánh, rồi thong thả, ung dung như một khách nhàn du vô sự bước vào hẻm Eden, rồi băng qua ngõ nhà sách Xuân Thu, ra đường Tự Do…
Nhiều khi Phạm Ngọc Thảo cùng di chuyển với Đặng Văn Nhâm (chủ bút một tờ báo ở Sài gòn, bạn thân của Thảo) trong một xe, do Bảy Mẹo lái, chạy lòng vòng trong đô thành, mà chẳng thấy có dấu hiệu gì bị nhân viên an ninh theo dõi.
Đại tá Thảo, kể từ khi được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Kiến Hoà, đã bị cộng sản mưu sát hụt, cho đến ngày 19-2 đảo chánh bất thành, báo chí nào cũng đăng tải hình ảnh, dân chúng đô thành ai mà chẳng biết mặt, nghe danh.
Mỗi khi di chuyển ra ngoài, Phạm Ngọc Thảo đều mang cặp mắt kiếng đen đậm, nhưng cái vóc dáng với cái đầu tóc hớt cao kiểu nhà binh của ông người quen vẫn dễ nhận ra lắm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cuộc đảo chính thứ hai của ông Phạm Ngọc Thảo (tiếp)
Cuộc đảo chính kế tiếp, dự kiến vào ngày 20-5-1965, gồm một số sĩ quan đã từng tham gia ngày 19-2-1965, nhưng chưa bị lộ tẩy hay chưa bị bắt, hoặc không chịu ra trình diện như tướng Cao Hảo Hớn, đại tá Vũ Lộ, đại tá Cao Minh Châu, đại tá Đặng Như Tuyết, đại tá Bùi Dinh, đại tá Cang (Lực lượng đặc biệt và Biệt động quân), đại tá Nguyễn Phúc chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện Rạch Dừa, trung tá Lê Hoàng Thao, thiếu tá Trọng, truyền tin sư đoàn 25, đại uý thiết giáp Nguyễn Văn Hưng v.v…
Đặc biệt kỳ này không có sự tham gia của thiếu tướng Lâm Văn Phát, và đại tá Phạm Văn Liễu, vì đại tá Liễu đã được trung tướng Nguyễn Chánh Thi tiến cử với thủ tướng Phan Huy Quát cho làm Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, thay thế đại tá Trần Thanh Bền.
Nhưng ngược lại, lực lượng đảo chánh của đại tá Thảo có thêm tướng Quảng và đại tá Phạm Văn Phú.
Lúc đó ông Phú còn mang lon đại tá và đang làm phó cho tướng Quảng tư lệnh lực lượng đặc biệt ở Nha Trang.
Thoạt tiên tướng Quảng nhận lời, lại còn hứa sẽ móc nối với đại tá Phú, tư lệnh phó, để tung lực lượng đặc biệt vào tham gia đảo chánh cho chắc ăn.
Nhưng không dè cuộc động binh ngày 20-5-1965 đã bị nội phản khiến bể từ trong trứng nước, nên một số sĩ quan can dự đã bị bắt ngay.
Được tin, tướng Quảng lật đật đổ vấy hết cho đại tá Phú, khiến ông Phú cũng bị điêu đứng mất một thời gian.
Về phía dân sự, có sự ủng hộ tích cực của linh mục Phansico Nguyễn Bình An, thuộc dòng Đa Minh ở Thủ Đức (sau đã chết vì bệnh).
Vì thế không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy thỉnh thoảng Phạm Ngọc Thảo mặc đồ giả trang làm một tu sĩ dòng Đa Minh trong một vài cuộc di chuyển.
Ngoài ra, vẫn còn có sự tham gia của Nguyễn Bảo Kiếm, vẫn trốn lánh trong xóm đạo Thiên Chúa giáo di cư ở Ngã Ba Ông Tạ, dưới sự che chở và giúp đỡ tận tình của linh mục Nguyễn Quang Lãm, nguyên chủ nhiệm nhật báo Xây Dựng, vốn là một linh mục
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cuộc đảo chính thứ hai của ông Phạm Ngọc Thảo (tiếp)
Công việc chuẩn bị cho cuộc đảo chánh ngày 20-5-1965 gay go hơn kỳ 19-2 rất nhiều.
Nếu cuộc động binh ngày 19-2-1965 được coi là gọn, nhẹ, ít người tham dự, hành động chớp nhoáng, lấy yếu tố bất ngờ làm lợi thế để thành công, thì lần này những yếu tố đó không còn nữa.
Đại tá Thảo phải tính tới những đơn vị lớn, đông người tham dự. Theo tôi càng đông thì sự bảo tồn bí mật càng khó khăn thêm, nhất là dễ bị nội ứng hoặc bị tạo phản ngay trong nội bộ.
Một lý do khác nữa, rất đáng cho đại tá Thảo quan tâm là Sáu Cứ và một số người khác đã bị cảnh sát của Phạm Văn Liễu bắt giữ để điều tra mất mấy hôm.
Như vậy, chứng tỏ cơ quan an ninh đã được lệnh đặc biệt theo dõi những người bị tình nghi và quan tâm rất nhiều đến cuộc đảo chánh, lần nữa có thể xảy ra trong một ngày không xa.
Phạm Ngọc Thảo cũng biết:

- Yếu tố bất ngờ của lần đầu tiên đã bị mất. Nguyễn Văn Thiệu đã đề phòng cẩn mật hơn.

- Kết nạp đông người mất yếu tố thuần khiết, dễ bị lộ, dễ bị nội gián, tạo phản, liên lạc, điều động cồng kềnh, chậm chạp…

Nhưng, trong lúc ấy, ở vào địa vị của Phạm Ngọc Thảo, chỉ có một con đường duy nhất, không chọn lựa nào khác, là tiến tới kỳ cùng:
“Được làm vua, thua làm giặc”.
Phạm Ngọc Thảo phân tích với người bạn thân:

- Trước hết mục đích của kỳ này khác hẳn với kỳ trước. Kỳ trước ta chỉ tính nắm đầu Nguyễn Khánh để trị tội thôi. Còn kỳ này, ngoài mục đích trị tội tên phá hoại đất nước đó, ta còn cần phải xây dựng một chính quyền dân sự mạnh mẽ, có đầy đủ uy lực…
Về yếu tố bất ngờ, đừng lo, chính chúng mình tạo ra yếu tố đó. Lúc nào mình cũng nắm vai trò chủ động. Đánh lúc nào, ở đâu, và đánh như thế nào, là do chính mình quyết định, chứ không phải tụi nó. Còn vấn đề mai phục, nội gián, tôi cũng đã nghĩ đến, và đề phòng, nhưng không có cách nào hơn được.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Em không tranh luận dài. Sau này thục tế phát triển Hàn quốc và Đông đức đã chứng minh người Mẽo luôn tìm cách đưa các đồng minh quan trọng theo con đường thống nhất trong hoà bình và phát triển kinh tế. Tin rằng Mẽo nhắm Mr Thảo là niềm tin ngây thơ một chiều.

Không đúng thời điểm với Mr Thảo nhưng đúng thời điểm với Mr Thiệu. Và kết quả đã rô bác ak.
Tư duy dư lày mà cũng bàn chuyện vĩ mô: Đức, Hàn quốc, Nhật đều có đặc điểm chung là không được xây dựng quân đội mạnh. Chừng nào còn căn cứ Mỹ trên đất họ, vĩnh viễn họ là con nợ làm công trả tiền cho Mỹ để bù chiến phí.
Tất nhiên, họ vẫn giàu do di sản con người, giáo dục được phát huy nhờ sản xuất đúng xu hướng, nhưng mà giàu mà vẫn nợ thì khác gì anh ở biệt thự nhưng vay ngân hàng trả góp, cứ yếu cơ là nó thu nhà, không nói nhiều.
Cứ là phải độc lập tự do, nhá-Một cụ đệ nhất đáng kính nhà ta cho biết.
 

rollers

Xe buýt
Biển số
OF-412439
Ngày cấp bằng
24/3/16
Số km
593
Động cơ
226,960 Mã lực
Tuổi
40
Theo em, nếu PNT thành công và lên làm tổng thống VNCH thì cuộc chiến Việt nam cũng không có thay đổi gì, lịch sử vẫn diễn biến đúng như ngày nay chúng ta thấy. Mỹ vẫn đổ quân vào VN, ném bom BVN và chỉ có thời gian có thể dài ngắn hơn chút. Lẽ ra, không cần mấy cuộc đảo chính này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cuộc đảo chính thứ hai của ông Phạm Ngọc Thảo (tiếp)

Thảo luận với một thân hữu về vấn đề đưa ai ra làm thủ tướng trong tương lai, Phạm Ngọc Thảo nói:
- Tôi tính sẽ mời ông Hương. Vì không còn ai khác hơn. Còn tướng Đôn sẽ làm tổng tham mưu trưởng quân đội.
- Nhưng anh liệu ổng có nhận lời không? Sợ ổng trở chứng bất tử thì phiền lắm đó nghe?
Phạm Ngọc Thảo ra chiều suy nghĩ, và nói:
- Tôi đã có nhờ người tiếp xúc rồi…
- Dù sao anh cũng nên tiếp xúc lại với ổng lần nữa trước khi khởi sự, để ông khỏi làm khó dễ, bắt bí mình. Đằng sau lưng ổng còn có nhiều quân sư quạt mo chầu rìa lắm…
Đại tá Thảo gật đầu, nói:
- Mình dự tính đến ngày 18-5 này sẽ cùng với Sáu Bạch (Trung tá Đặng Như Tuyết) ra Vũng Tàu nói chuyện lại với ổng lần nữa. Nhưng chắc chắn không bao giờ ổng từ chối đâu!
Lúc bấy giờ ông Hương đang bị Nguyễn Khánh chơi xỏ, cho ra Vũng Tàu an trí.
Trưa ngày 18-2-1965, Phạm Ngọc Thảo và trung tá Đặng Như Tuyết ra Vũng Tàu, nói chuyện với TRần Văn Hương về mục đích cuộc đảo chánh, và mời ông - nếu thành công - sẽ đứng ra lập nội các. Nghe nói đến chuyện lại được ra làm thủ tướng nữa, ông già cất giọng the thé như xé vải nói:
- Qua nói thiệt với mấy em nghe, lúc nào qua cũng sẵn lòng phục vụ dân tộc… Qua không màng danh lợi mà… hà… hà… !
 

rollers

Xe buýt
Biển số
OF-412439
Ngày cấp bằng
24/3/16
Số km
593
Động cơ
226,960 Mã lực
Tuổi
40
Cụ Trần văn Hương rất có uy tín trong chính giới VNCH, bất cứ khi nào khủng hoảng là lại được mời tham gia chính phủ với vai trò Tổng thống. Sao người Mỹ không sử dụng ngay cụ Hương này cho ổn định nhỉ...??
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Bị bóp chết từ trong trứng nước!

Cuộc đảo chánh ngày 20-5-1965, trên thực tế chưa kịp xảy ra đã bị bể ngay từ khuya 19 rạng ngày 20-5-1965 rồi.
Tối hôm ấy, đúng hẹn, một số người tham gia đảo chính đến góc đường Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế để gặp Phạm Ngọc Thảo.
Trời đã về khuya, khoảng đường này ban ngày đông đảo bao nhiêu, về đêm lại vắng vẻ bấy nhiêu.
Đứng rải rác trong bóng tối của các quán bán hoa, có đại tá Thảo và Bảy Mẹo tài xế, liên lạc viên và vài người khác.
Phạm Ngọc Thảo có vẻ nóng ruột và bồn chồn dữ lắm. Ông coi đồng hồ 2, 3 lần, rồi lấy giấy hí hoáy viết vài chữ trao cho Bảy Mẹo cầm đi.
Xe đi khuất, một người trong nhóm hỏi:
- Có gì trục trặc không?
Đại tá Thảo thản nhiên đáp:
- Không!
Nhưng từ lúc Bảy Mẹo lái xe đi rồi, Phạm Ngọc Thảo càng có vẻ nóng ruột hơn.
Về mặt danh nghĩa, cuộc đảo chánh này do đại tá Bùi Dinh và một số sĩ quan tín đồ Thiên Chúa giáo cầm đầu, nhưng thực tế vẫn do Thảo sắp xếp và điều động.
Chúng tôi chờ thêm nửa giờ nữa dưới trời đêm, không thấy động tĩnh gì và cũng chẳng thấy bóng dáng Bảy Mẹo quay trở lại, đại tá Thảo ra lệnh, mạnh ai nấy… vọt lẹ!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Bị bóp chết từ trong trứng nước! (tiếp)
Có lẽ trong đêm cử đồ đại sự ấy chỉ có vài người trong nhóm trên (có cả đại tá Thảo) là chưa bị bắt.
Còn lại, gần như hầu hết những người khác - kể cả dân sự lẫn quân sự - đều đã bị tóm cổ trọn gói, ngay trong lúc đến họp mặt.
Công an và An ninh quân đội đã tung người ra bủa một mẻ lưới lớn, vồ được khoảng 17 sĩ quan và 12 dân sự từng tham gia vào cuộc đảo chánh ngày 19-2-1965 chưa bị bắt hay không chịu trình diện, và lại còn tiếp tục tham gia cuộc đảo chánh ấn định vào nửa đêm ngày 20-5-1965.
Những sĩ quan bị bắt ngay trong đêm ấy là: Trung tá Lê Hoàng Thao, thiếu tá Trọng truyền tin sư đoàn 25, trung tá Đặng Như Tuyết, đại uý Hưng, tài xế Bảy Mẹo cùng với mấy người khác nữa mà tôi không biết rõ tên.
Sở dĩ Bảy Mẹo bị bắt vào phút chót, vì như đã kể ở đoạn trên, do đại tá Thảo viết giấy sai vào căn nhà bí mật ở Nguyễn Hoàng, trong Chợ Lớn, để liên lạc.
Bảy Mẹo không ngờ căn nhà ấy, cùng với tất cả anh em sĩ quan đang tập họp trong đó để chờ giờ khởi sự, đã bị An ninh quân đội vồ trọn gói từ lúc chập tối, và nhân viên công lực hãy còn đang mai phục trong đó để bắt thêm những người đến sau.
Khi Bảy Mẹo đến gõ cửa và nói mật hiệu, cửa mở ra như thường lệ. Nhưng khi hắn vừa thò đầu vào, liền bị hai người núp bên hai bên hông cửa chụp đầu, đè xấp xuống trong bóng tối, rồi còng ngay lại.

Sau này, theo lời Bảy Mẹo thuật lại cho tôi nghe, bọn An ninh quân đội còn đang bận rộn công việc rình bắt thêm, nên đã không thẩm vấn ngay. Anh ta đợi một lúc khá lâu giả bộ đau bụng xin đi cầu. Nhân viên an ninh không nghi ngờ gì, cho anh ta vào cầu tiêu, nhờ đó mà anh ta đã nuốt luôn tờ giấy nhỏ mà đại tá Thảo đã trao cho anh ta khi còn đứng ở ngoài đường Nguyễn Huệ.
Nhờ đó mà nhóm đại tá Thảo và tôi đã không bị vồ tại chỗ.
Cũng nhờ sự khôn lanh ấy mà Bảy Mẹo đã tự do chối cãi, và không bị kết tội gì quan trọng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Sự thật về cái chết của Phạm Ngọc Thảo

Trong cuộc động binh ngày 19-2-1965 đã có sự tham gia ngấm ngầm của một số sĩ quan Đại Việt gồm: thiếu tá Dương Văn Tiếp, trung tá Dương Hiếu Nghĩa, đại tá Huỳnh Văn Tồn, và đại tá Phạm Văn Liễu…
Những người này không được đặc biệt tin cậy, vả lại lúc bấy giờ họ cũng không có lực lượng binh quyền trong tay, nên không được đóng vai trò then chốt.
Nhưng họ vẫn nằm yên, vẫn giữ liên lạc, để theo dõi phe đảo chánh. Bề nào thì họ cũng chẳng thiệt hại gì.
Nhưng kể từ khi đại tá Phạm Văn Liễu nắm được ghế Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia rồi, không khí mới bắt đầu thay đổi.
Lúc đó thiếu tá Dương Văn Tiếp cũng đang được giữ chức trưởng chi cảnh sát quận Thủ Đức.
Thiếu tá Dương Văn Tiếp vẫn nuôi trong lòng ước vọng tìm bắt đại tá Thảo để lập công, và mong được thăng thưởng, nhưng không làm sao tìm ra manh mối nơi lẩn trốn của đại tá Thảo. Nên nhớ là, ngoài bản án tử hình vắng mặt, toà án còn, treo giải thưởng 3 triệu đồng cho bất kỳ ai tố giác hoặc bắt được Phạm Ngọc Thảo.
Đây cũng là miếng mồi ngon khiến cho thiếu tá Dương Văn Tiếp nuôi ý đồ tìm tòi chỗ ẩn náu của Phạm Ngọc Thảo.

Bỗng một hôm, dịp may bằng vàng đã tình cờ đến với anh ta.
Thiếu tá Tiếp gặp Trung tá Đặng Như Tuyết, một sĩ quan trong nhóm đảo chánh, thân cận với đại tá Thảo.
Tiếp đã dùng lời ngon ngọt, khéo léo dò la tông tích của Phạm Ngọc Thảo.
Đặng Như Tuyết gốc người miền Nam, chân thật, coi Tiếp như một chiến hữu, đã từng tham gia đảo chánh 19-2 từ đầu, nên không ngần ngại gì tiết lộ nơi lẩn trốn của Phạm Ngọc Thảo cho thiếu tá Tiếp biết.
Lập tức thiếu tá Tiếp về báo cáo cho đại tá Phạm Văn Liễu…
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Sự thật về cái chết của Phạm Ngọc Thảo (tiếp)

Theo tin tức báo chí Việt Nam thời đó, một cuộc hành quân hỗn hợp gồm cảnh sát và An ninh quân đội đã diễn ra vào khuya ngày thứ năm 15-6-1965, tức chưa đầy một tháng sau vụ động binh 20-5-1965, nhắm vào trụ sở dòng tu Đa Minh của cha Phansico Nguyễn Bình An, ở Thủ Đức
Nhưng lúc ấy Phạm Ngọc Thảo đã được báo động, kịp thời thoát thân ra khỏi nhà tu, chạy vào lẩn trốn trong nhà một giáo dân lân cận.
Cuộc bủa lưới bao vây được nới rộng, Phạm Ngọc Thảo vẫn mặc trên người bộ đồ màu nâu của tu sĩ Đa Minh, tiếp tục lẩn trốn, chạy vào khu rừng Chồi…
Sau khi bị lực lượng an ninh săn đuổi và đã bị thương, đại tá Thảo vẫn còn đủ sức nương theo bóng đêm, tìm đường lẩn trốn trong khu rừng Chồi, đợi cho đến lúc gần sáng, tình hình yên tĩnh, mới bò ra đường cái, kêu xe lam chở đến một nhà thờ ở quận Đức Tu (Biên Hoà), xin được cứu thương và tạm lẩn trốn.
Người tài xế xe lam, đã nhận diện được Thảo, nên sau đó đã đi báo cho cảnh sát sở tại biết, để được lĩnh thưởng.

Về phần cha sở của nhà thờ, thay vì cất giấu đại tá Thảo vào chỗ kín và giữ yên lặng như không có gì xảy ra, để đánh lạc hướng nhân viên an ninh, ông cha sở của nhà thờ này lại đi giựt chuông, báo động om sòm cho giáo dân biết.
Nửa đêm, bỗng nhiên nghe tiếng chuông báo động của nhà thờ giáo dân trong vùng liền vác dao, búa, gậy gộc kéo đến quy tụ đông nghẹt chung quanh giáo đường, để bảo vệ.
Người ta chẳng hiểu ông cha ấy hành động như thế với mục đích gì?
- Có thể ông ta đã biết rõ người bị thương đang mặc nguỵ trang dòng tu Đa Minh chính là Phạm Ngọc Thảo, một tín đồ Thiên Chúa giáo làm đảo chính đã lãnh án tử hình khiếm diện và cái đầu được treo giải thưởng đến 3 triệu đồng.
- Có thể ông ta cũng tiên đoán được người tài xế xe lam thế nào cũng đi báo cảnh sát để lãnh thưởng. Nên ông muốn dùng lực lượng giáo dân trong địa phận để bảo vệ Phạm Ngọc Thảo, không cho lực lượng an ninh bắt đi chăng?
Các giả thuyết trên đều hợp lý.
Vì ngay sau khi đã phát giác được nơi lẩn trốn của Phạm Ngọc Thảo, lực lượng an ninh đã không dám ập vào nhà thờ để bắt người tử tội đem đi.
Ngược lại, ông cha xứ ấy cũng không chịu trao Phạm Ngọc Thảo cho cơ quan an ninh.
Thiếu tá Hiệp, trưởng chi cảnh sát địa phương hiện diện cũng tuyên bố không có thẩm quyền.
 

ThanhSon2003

Xe tăng
Biển số
OF-89489
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,195
Động cơ
415,130 Mã lực
Thực ra báo chí cách mạng sau này tô vẽ hơi nhiều về lý tưởng của PNT - cụ thể là tác phẩm của cụ Trần Bạch Đằng - chứ PNT không còn chất CS đỏ rực sau thời gian tu nghiệp bên Mỹ.

Quá khứ là cán bộ Việt Minh chả nói lên điều gì - các cụ muốn biết mời đọc tác phẩm về lực lượng đặc biệt của Neil Sheehan.
 

xichlo3banh

Xe tăng
Biển số
OF-197291
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
1,527
Động cơ
341,939 Mã lực
Hóng đến tầng này vẫn chưa rõ cái kết được. Hi hi
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Sự thật về cái chết của Phạm Ngọc Thảo (tiếp)
Một cuộc dàn xếp bằng điện thoại đã diễn ra giữa các giới chức cao cấp thuộc tỉnh Biên Hoà, Tổng nha cảnh sát, Nha Giám đốc An ninh quân đội và Bộ Tổng tham mưu quân lực VNCH.

Cuối cùng một quyết định đã được đôi bên thoả hiệp là: Phạm Ngọc Thảo được giáo dân yểm trợ và hộ tống bằng xe lam, đưa về toà tỉnh Biên Hoà, gặp đại tá Trần Văn Hai, còn gọi là Hai Trề, Dù (xuất thân nhảy dù).

Tướng Nguyễn Đình Thi sau này kể:
“Ngày 15-7-1965, thiếu tá Nguyễn Mộng Hùng được nghỉ phép về Sài gòn một tuần. Ngày 16-7-1965 đại tá Phạm Văn Liễu Tổng giám đốc cảnh sát công an điện thoại cho tôi biết là đã bắt được Thảo tại vùng Hố Nai (Biên Hoà) sau khi bắn hắn bị thương ở miệng khá nặng? Lúc điện đàm với Liễu tôi liền cho ý kiến. Việc này nên để cho Nha An ninh quân đội thụ lý thì phải hơn, vì Thảo tuy là cộng sản, nhưng Thảo lại là quân nhân mang cấp bậc đại tá của QĐVNCH ai cũng biết, nên đem ra toà án quân sự xét xử, chứ cảnh sát công an không nên dính vào sẽ bị tai tiếng (lạm quyền) không có lợi. Phạm Văn Liễu cũng cho biết thêm trong lúc đi bắt Phạm Ngọc Thảo có cả Nguyễn Mộng Hùng (Hùng Xùi) tháp tùng?"
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top