[CCCĐ] Hành trình vòng quanh thế giới: Khám phá một góc nhỏ của Châu Âu qua 37 ngày đêm bằng xe tự lái

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,119 Mã lực
Lịch sử của Nhà thờ Kaiser Wilhelm : Để vinh danh Wilhelm I, hoàng đế đầu tiên của Đức, cháu trai của ông là Wilhelm II đã lên kế hoạch xây dựng một nhà thờ tráng lệ, nhà thờ được xây dựng từ năm 1891 đến năm 1895 theo phong cách Neo-Romantic.

Nhà thờ có hệ thống chuông lớn thứ hai ở Đức chỉ sau nahf thờ ở Cologne, và khi nhà thờ khánh thành, năm chiếc chuông vang lên ầm ĩ đến nỗi bầy sói trong vườn thú gần đó cũng phải tru lên. Trong Thế chiến thứ hai, tiếng chuông ngừng hoạt động và năm chiếc chuông được nấu chảy để làm đạn dược.

DSCF8482 by Hieu Tran, on Flickr

DSCF8479 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,119 Mã lực
Phá hủy và tái tạo: Các cuộc không kích năm 1943 của quân Đồng minh trong thế chiến thứ hai đã làm nhà thờ bị hư hại nặng nề đến mức đỉnh của ngọn tháp chính bị gãy và mái nhà bị sập. Khi chiến tranh kết thúc, quân Đồng minh không muốn xây dựng lại nó vì nó từng là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc cực đoan. Tàn tích đổ nát như một lời nhắc nhở thường xuyên đối với người dân Berlin về sự khủng khiếp của chiến tranh. Năm 1956, kế hoạch phá bỏ hoàn toàn nhà thờ và xây dựng nhà thờ mới đã dẫn đến những cuộc phản đối giận dữ của công chúng. Như một sự thỏa hiệp, kiến trúc sư Egon Eiermann đã tích hợp tàn tích vào thiết kế của mình cho nhà thờ mới. Nhà thờ hiện nay được hoàn thành từ năm 1959 đến năm 1961. Thiết kế bao gồm các phần bê tông tổ ong với khảm kính màu. Bên trong gian giữa hình bát giác, kính màu tạo ra ánh sáng xanh đậm và bầu không khí thiền định tĩnh lặng.

PXL_20240528_143113542 by Hieu Tran, on Flickr

PXL_20240528_143203448 by Hieu Tran, on Flickr

PXL_20240528_144415029 by Hieu Tran, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,119 Mã lực
Nhà tưởng niệm trên ngọn tháp cũ hiện là đài tưởng niệm chống lại chiến tranh và sự hủy diệt và là biểu tượng của sự hòa giải

DSCF8491 by Hieu Tran, on Flickr

DSCF8498 by Hieu Tran, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,119 Mã lực

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,119 Mã lực
Tượng đài chiến thắng (Victory Column) nằm ở vị trí trung tâm của công viên Tiergarten. Bởi vậy để đi đến đay bạn sẽ có một quãng đường đi bộ dạo trong công viên

DSCF8512 by Hieu Tran, on Flickr

DSCF8515 by Hieu Tran, on Flickr

PXL_20240528_154550002 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,119 Mã lực
Victory Column được thiết kế bởi Heinrich Strack sau năm 1864 để kỷ niệm chiến thắng của đế chế Phổ (Prussia) trong chiến tranh Schleswig với Đan Mạch lần thứ hai, đến thời điểm được khánh thành vào ngày 2 tháng 9 năm 1873, Phổ cũng đã đánh bại Áo và các đồng minh Đức của nước này trong Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và Pháp trong Chiến tranh Áo-Phổ (1866). Bởi vậy bơi đây còn được gọi với cái tên khác là "tượng đài của 3 chiến thắng".

DSCF8556 by Hieu Tran, on Flickr

Để leo lên đỉnh của tháp, bạn phải trả 4 euro cho 1 người và phải leo bộ 285 bậc thang (51m). Bù lại khi lên đến đỉnh bạn sẽ có cơ hội ngắm toản cảnh Berlin từ trên cao

DSCF8542 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,119 Mã lực

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,119 Mã lực
Thiết kế ban đầu của Victory Column là không có tượng nữ thần chiến thắng ở trên đỉnh, Nhưng do trong quá trình thi công thì đế chế Phổ lại chiến thắng ở hai chiến thắng liên tiếp. Lấy cảm hứng từ những chiến thắng này những người thiết kế và thi công đã thi công thêm tượng nữ thần chiến thắng (Victoria).

DSCF8563 by Hieu Tran, on Flickr

DSCF8569 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,119 Mã lực
Hai vợ chồng nhìn thấy cái tượng đài chiến thắng đẹp và oai phong quá, lôi nhau chụp ảnh rồi tạo dáng mà chẳng thấy cái nào ưng ý. Đang loay hoay tìm góc cạnh chỗ nào đẹp thì nhìn thấy hai cậu thanh niên rất bảnh bao, mỗi cậu cầm một tay cầm cái máy ảnh, một tay cầm cái GoPro, rồi một cậu đứng vào tạo dáng cậu kia chụp ảnh. Có đọc khoảng một phút mà các cậu ấy tạo dáng và chụp mấy chục lần. Hai vợ chồng cứ mồm chữ A mắt chữ O nhìn ngạc nhiên. Chắc các cậu này làm travel blog. Cũng may nhờ thế mà hai vợ chồng học làm được vài kiểu. Đấy các cụ xem mấy kiểu học lỏm nhìn cũng ra gì đấy chứ:)

DSCF8567 by Hieu Tran, on Flickr

DSCF8572 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,119 Mã lực

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,119 Mã lực
Đài tưởng niệm Bismarck (tiếng Đức: Bismarck-Nationaldenkmal) là một bức tượng tưởng niệm nổi bật ở Tiergarten ở Berlin dành riêng cho Hoàng tử Otto von Bismarck, Tổng thống Vương quốc Phổ và Thủ tướng đầu tiên của Đế quốc Đức.

PXL_20240528_165128844 by Hieu Tran, on Flickr

Đài tưởng niệm này ở Berlin miêu tả Bismarck trong trang phục nghi lễ với tư cách là Thủ tướng đứng trên các bức tượng của:

+ Atlas: Một vai gánh cả thể giới, thể hiện vị thế cường quốc thế giới của Đức vào cuối thế kỷ 19;
+ Siegfried (người anh hùng trong truyền thuyết của người Đức) mang một thanh kiếm để thể hiện sức mạnh quân sự và công nghiệp hùng mạnh của Đức;
+ Germania (nữ thần hiện thân cho đan tộc Đức) ghim dưới chân một con báo, tượng trưng cho việc trấn áp sự bất hòa và nổi loạn.
+ Sibyl nằm trên tượng nhân sư và đọc sách lịch sử.
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,122
Động cơ
491,119 Mã lực
Buổi chiều cuối ngày thứ hai cả nhà quay lại quảng trường AlexanderPlatz với mục đích chính là mua cái bàn là và cái sấy tóc. Sở dĩ nhà mình không mang từ Mỹ sang là bởi vì điện áp ở Mỹ dùng 110v mà sang Châu Âu dùng 220V. Cũng có một điều khá lạ ở châu Âu nữa là, nếu như ở Mỹ và ở Việt Nam thì hầu như khách sạn nào cũng có bàn là và máy sấy tóc, nhưng sang Châu Âu thì không phải vậy. Vì đi dài ngày nên nhà mình phải mua để sử dụng cho tiện.

Rất may là sau 2 ngày u ám thì đến buổi chiều ngày thứ 2 trời hừng nắng đẹp, nhờ vậy mà nhà mình có được mấy bức ảnh khá ưng ý ở quảng trường.

DSCF8595 by Hieu Tran, on Flickr

DSCF8596 by Hieu Tran, on Flickr
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top