[CCCĐ] Hành trình vòng quanh thế giới - 15 ngày dạo chơi nước Nhật

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực
Một địa điểm không thể bỏ qua nếu đã đến ngã tư Shibuya đó là bức tượng chú chó Hachikō
Hachikō là một chú chó giống Akita trắng, sinh ngày 10 tháng 11 năm 1923, tại một trang trại nằm ở Ōdate, tỉnh Akita, Nhật Bản. Năm 1924, Hidesaburō Ueno, giáo sư khoa nông nghiệp tại Đại học Hoàng gia Tokyo, đã nhận Hachikō về nuôi và đưa nó đến sống ở Shibuya, Tokyo. Ueno đi đến ga Shibua để làm hàng ngày, cứ đều đặn Hachikō rời khỏi nhà đi ra ga Shibuya lúc 5h chiều cuối mỗi ngày để đón Ueno. Đôi bạn cứ đều đặn đồng hành hàng ngày cho đến ngày 21 tháng 5 năm 1925, khi Ueno không trở lại. Vị giáo sư đã bị xuất huyết não khi đang giảng bài cho lớp của mình, và qua đời mà không bao giờ quay lại nhà ga xe lửa mà Hachikō đã chờ đợi.

Trong 9 năm, 9 tháng và 15 ngày tiếp theo cho tới lúc chú chó mất, ngày nào cũng cứ 5g chiều Hachikō lại ra ga chờ đợi sự trở lại của Ueno, chú chó xuất hiện chính xác khi chuyến tàu đến ga.

PXL_20230714_063655531.MP by Hieu Tran, on Flickr

Hachikō qua đời vào ngày 8 tháng 3 năm 1935, ở tuổi 11. Người ta tìm thấy chú trên một con phố ở Shibuya

Vào tháng 4 năm 1934, một bức tượng đồng phỏng theo chân dung của chú chó do Teru Ando điêu khắc đã được dựng lên tại Ga Shibuya. Bức tượng đã được tái chế cho nỗ lực chiến tranh trong Thế chiến II. Năm 1948, Takeshi Ando (con trai của nghệ nhân gốc) làm bức tượng thứ hai. Bức tượng mới, được dựng lên vào tháng 8 năm 1948 và tồn tại đến ngày nay, được đặt gần lối vào nhà ga được đặt tên là "Hachikō-guchi" có nghĩa là "Lối vào/Lối ra của Hachikō", và là một trong năm lối ra của Ga Shibuya.

DSC04438 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực
Giao lộ Shibuya: Tất nhiên khi đến Tokyo thì không nên bỏ qua địa điểm nổi tiếng là giao lộ Shibuya (Shibuya Crossing). Nó nằm ở phía trước lối ra Hachikō của Ga Shibuya, khi đèn đỏ các phương tiện sẽ dừng ở mọi hướng để cho phép người đi bộ đi tràn ngập toàn bộ giao lộ.

The thống kế, số lượng người đi bộ băng qua giao lộ lên tới 3.000 mỗi lần đèn xanh (cứ sau 2 phút). Một cuộc khảo sát đo lưu lượng năm 2014 của Hiệp hội Tái phát triển Shibuya ước tính có 260.000 người đi bộ mỗi ngày vào các ngày trong tuần và 390.000 người đi bộ vào những ngày không làm việc. Có tới 500.000 người vào những ngày lễ tết.

Rất đông khách du lịch thích thú với việc ngắm dòng người đi bộ ùa ra mỗi khi đèn đỏ

DSC04423 by Hieu Tran, on Flickr

DSC04425 by Hieu Tran, on Flickr

DSC04434 by Hieu Tran, on Flickr

 
Chỉnh sửa cuối:

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực
Để ngắm toàn cảnh giao lộ thì có mấy lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất phổ biến nhất là lên tầng 2 của quán cà phê Starbucks ngay gần đó. Mình cũng định lên đây nhưng nhìn thấy xếp hàng dài đăng chờ thì thấy nản quá. Vì vậy bỏ qua lựa chọn này.

Lựa chọn thứ hai mà vợ mình phát hiện ra khi đọc review đó là tòa nhà Shibuya Sakura Stage, Shibuya Tower ở gàn đó. Bạn đi lên thang máy lên tầng 17, để không mất tiền thì bạn không cần phải ăn nhà hàng ở đây, bạn chui thẳng vào nhà vệ sinh. Nhưng chỉ có vệ sinh nữ mới có view nhìn ra giao lộ. Vì vậy mình để vợ mình vào vác máy ảnh vào chụp ảnh :P

Tiếc là do ống kính prime 35mm, nên không dùng được xa. Bức ảnh này mình đã phải crop rất nhiều

DSC04444-2 by Hieu Tran, on Flickr

Ảnh nguyên bản do vợ chụp từ nhà vệ sinh :)

DSC04444 by Hieu Tran, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực
Đến đây nếu may mắn bạn còn được xem mọi người đi go-kart . Lúc đầu em cũng khoái trò này lắm, nhưng nghĩ để lại vợ con để mình đi thì hơi bất tiện, nên đành thôi.

Một nhóm du khách đi go-kart ngay gần giao lộ

DSC04466 by Hieu Tran, on Flickr

DSC04470 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực
Ngày thứ 2: Meiji Jingu

Đền thờ Minh Trị (Meiji Jingū), là một đền thờ Thần đạo (Shinto) ở Shibuya, Tokyo, nơi thờ Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) và vợ của ông, Hoàng hậu Shōken

Sau cái chết của hoàng đế vào năm 1912, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua một nghị quyết để tưởng nhớ vai trò của ông trong cuộc Duy tân Minh Trị. Một khu vườn hoa diên vĩ ở một khu vực của Tokyo nơi Hoàng đế Minh Trị và Hoàng hậu Shōken từng đến thăm đã được chọn làm địa điểm xây dựng.

DSC04477 by Hieu Tran, on Flickr

DSC04478 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực
Việc xây dựng đền bắt đầu vào năm 1915. Ngôi đền được xây dựng theo phong cách nagare-zukuri truyền thống, nguyên liệu sử dụng chủ yếu là cây bách và đồng. Việc xây dựng ngôi đền là một dự án quốc gia, nơi huy động các nhóm thanh niên và các hiệp hội dân sự khác từ khắp Nhật Bản, những người đã đóng góp công sức và kinh phí.

Chi phí xây dựng ước tính là 5,219,00 yêm vào năm 1920 (khoảng 26 triệu đô la Mỹ ngày nay), khoảng một phần tư chi phí thực tế do các vật liệu và nhân công quyên góp.

Khuôn viên của đền được chính thức hoàn thành vào năm 1926. Phiên bản ban đầu của ngôi đền đã bị phá hủy trong các cuộc không kích ở Tokyo trong Thế chiến II. Phiên bản hiện tại của ngôi đền được tài trợ thông qua nỗ lực gây quỹ công cộng và hoàn thành vào tháng 10 năm 1958.


DSC04485 by Hieu Tran, on Flickr

DSC04493 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực
Đền Meiji nằm trong một khu rừng có diện tích 70 ha. Khu vực này được bao phủ bởi một khu rừng bao gồm 120.000 cây thuộc 365 loài khác nhau. Các cây được quyên góp bởi những người từ khắp nơi trên Nhật Bản khi ngôi đền được thành lập.

DSC04514 by Hieu Tran, on Flickr

DSC04515 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực
Nhân tiện đây cũng xin kể qu chút về vua Minh Trị và phong trào Duy Tân của ông (nguồn em lấy từ wiki :) )

Thiên hoàng Minh Trị sinh ngày 3 tháng 11 năm 1852 và mất ngày 30 tháng 7 năm 1912), là thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo danh sách kế vị truyền thống. Trị vì từ ngày 13 tháng 2 năm 1867 cho đến khi qua đời. Ông là vị vua đầu tiên của Đế quốc Nhật Bản và chủ trì thời đại Minh Trị. Triều đại của ông gắn liền với Minh Trị Duy Tân, một loạt các thay đổi nhanh chóng chứng kiến sự chuyển đổi của Nhật Bản từ một quốc gia phong kiến, biệt lập thành một cường quốc công nghiệp hóa trên thế giới.

Vào thời điểm Thiên hoàng Minh Trị ra đời năm 1852, Nhật Bản là một quốc gia phong kiến tiền công nghiệp bị thống trị bởi Mạc phủ Tokugawa (Edo Shogunate) theo mô hình quân chủ lập hiến. Ngay sau khi nắm quyền kiểm soát vào đầu thế kỷ XVII, các quan chức Mạc phủ (được gọi chung là Mạc phủ) đã chấm dứt gần như toàn bộ hoạt động thương mại của phương Tây với Nhật Bản, và cấm các nhà truyền giáo Cơ đốc giáo đến các đảo theo Sắc lệnh Sakoku năm 1635. Họ đóng cửa giao thương với thế giới bên ngoài ngoại trừ với Trung Quốc.

Với mô hình này, các tướng độc tài quân sự (Shogun) là những người thực sự cai quản đất nước, những người này thường là được Thiên hoàng bổ nhiệm. Dưới Shogun là các lãnh chúa (Daimyo), là những người, từ thế kỷ thứ 10 đến đầu thời kỳ Minh Trị vào giữa thế kỷ 19, đã cai trị hầu hết Nhật Bản từ những vùng đất rộng lớn, cha truyền con nối của họ. Thuật ngữ dai (大) có nghĩa là 'lớn', và myō là viết tắt của myōden (名田), có nghĩa là 'đất tư nhân'.

Daimyo thường thuê các samurai canh giữ vùng đất của họ, và họ trả cho các samurai bằng đất đai hoặc lương thực vì tương đối ít người có thể trả cho các samurai bằng tiền. Thời đại daimyo kết thúc ngay sau Minh Trị Duy Tân với việc áp dụng hệ thống tỉnh vào năm 1871.


DSC04516 by Hieu Tran, on Flickr

Còn đây là hai lãnh chúa (Daimyo) nhà em. Còn tất nhiên em là Shogun :)

DSC04524 by Hieu Tran, on Flickr
 

CRV-2015

Xe buýt
Biển số
OF-382343
Ngày cấp bằng
12/9/15
Số km
937
Động cơ
271,303 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E góp ảnh trực tiếp nóng hôi hổi :) ảnh hưởng của bão nên sáng nay tokyo có mưa to từng đợt tạnh xen kẽ ...
20230813_122917.jpg
20230813_114203.jpg


20230813_164326.jpg
 

CRV-2015

Xe buýt
Biển số
OF-382343
Ngày cấp bằng
12/9/15
Số km
937
Động cơ
271,303 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một địa điểm không thể bỏ qua nếu đã đến ngã tư Shibuya đó là bức tượng chú chó Hachikō
Hachikō là một chú chó giống Akita trắng, sinh ngày 10 tháng 11 năm 1923, tại một trang trại nằm ở Ōdate, tỉnh Akita, Nhật Bản. Năm 1924, Hidesaburō Ueno, giáo sư khoa nông nghiệp tại Đại học Hoàng gia Tokyo, đã nhận Hachikō về nuôi và đưa nó đến sống ở Shibuya, Tokyo. Ueno đi đến ga Shibua để làm hàng ngày, cứ đều đặn Hachikō rời khỏi nhà đi ra ga Shibuya lúc 5h chiều cuối mỗi ngày để đón Ueno. Đôi bạn cứ đều đặn đồng hành hàng ngày cho đến ngày 21 tháng 5 năm 1925, khi Ueno không trở lại. Vị giáo sư đã bị xuất huyết não khi đang giảng bài cho lớp của mình, và qua đời mà không bao giờ quay lại nhà ga xe lửa mà Hachikō đã chờ đợi.

Trong 9 năm, 9 tháng và 15 ngày tiếp theo cho tới lúc chú chó mất, ngày nào cũng cứ 5g chiều Hachikō lại ra ga chờ đợi sự trở lại của Ueno, chú chó xuất hiện chính xác khi chuyến tàu đến ga.

PXL_20230714_063655531.MP by Hieu Tran, on Flickr

Hachikō qua đời vào ngày 8 tháng 3 năm 1935, ở tuổi 11. Người ta tìm thấy chú trên một con phố ở Shibuya

Vào tháng 4 năm 1934, một bức tượng đồng phỏng theo chân dung của chú chó do Teru Ando điêu khắc đã được dựng lên tại Ga Shibuya. Bức tượng đã được tái chế cho nỗ lực chiến tranh trong Thế chiến II. Năm 1948, Takeshi Ando (con trai của nghệ nhân gốc) làm bức tượng thứ hai. Bức tượng mới, được dựng lên vào tháng 8 năm 1948 và tồn tại đến ngày nay, được đặt gần lối vào nhà ga được đặt tên là "Hachikō-guchi" có nghĩa là "Lối vào/Lối ra của Hachikō", và là một trong năm lối ra của Ga Shibuya.

DSC04438 by Hieu Tran, on Flickr
20230812_104625.jpg
20230812_104616.jpg
20230811_154048.jpg
20230811_151653.jpg
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực
Thời kỳ xáo trộn

Hoàng tử Mutsuhito (tên thật của Minh Trị) được sinh ra trong thời đại có nhiều thay đổi lớn ở Nhật Bản. Sự thay đổi này được thể hiện rõ rệt vào tháng 7 năm 1853 khi Đề đốc Matthew Perry và hải đội Hải quân Mỹ của ông (người Nhật gọi là "Những con tàu đen"), đi thuyền vào cảng Edo (ttên gọi của Tokyo từ trước năm 1868). Perry tìm cách mở cửa cho Nhật Bản tiếp cận thương mại quốc tế và cảnh báo người Nhật về hậu quả quân sự nếu họ không đồng ý. Chính phủ Nhật Bản quyết định rằng quân đội của họ không phải là đối thủ của quân đội Mỹ và do đó cho phép thương mại và tuân theo cái mà họ gọi là "Hiệp ước bất bình đẳng". "Các hiệp ước bất bình đẳng" có nghĩa là từ bỏ thẩm quyền về thuế quan và quyền xét xử người nước ngoài tại tòa án của mình.

Vào đầu những năm 1860, Mạc phủ (shogunate) đang chịu nhiều mối đe dọa. Đại diện của các cường quốc nước ngoài đã tìm cách tăng ảnh hưởng của họ ở Nhật Bản. Nhiều lãnh chúa (daimyo) ngày càng không hài lòng với việc Mạc phủ xử lý các vấn đề đối ngoại. Một số lượng lớn các samurai trẻ tuổi, được gọi là shishi hay "những người có mục đích cao cả", bắt đầu gặp gỡ và lên tiếng chống lại Mạc phủ. Khác với Mạ phủ, Shishi tôn kính Hoàng đế Kōmei và ủng hộ hành động bạo lực trực tiếp để khắc phục các tệ nạn xã hội. Trong khi ban đầu họ muốn giết hoặc trục xuất tất cả người nước ngoài, shishi sau đó bắt đầu ủng hộ việc hiện đại hóa đất nước. Mạc phủ ban hành một số biện pháp nhằm xoa dịu các nhóm khác nhau trong nỗ lực tạo ra sự chia rẽ giữa shishi và daimyō.

Kyoto là một trung tâm lớn của shishi và shishi có ảnh hưởng đối với Hoàng đế Kōmei. Năm 1863, shishi đã thuyết phục ông ban hành "Lệnh trục xuất những kẻ man rợ". Lệnh đã đặt Mạc phủ vào một tình thế khó khăn vì họ không có ý định thi hành mệnh lệnh vì họ không có quyền thực hiện. Một số cuộc tấn công đã được thực hiện nhằm vào người nước ngoài hoặc tàu của họ, và các lực lượng nước ngoài đã trả đũa. Lực lượng Mạc phủ đã có thể đánh đuổi hầu hết shishi ra khỏi Kyoto, và nỗ lực quay trở lại của họ vào năm 1864 đã bị đẩy lùi. Tuy nhiên, tình trạng bất ổn vẫn tiếp diễn trên khắp Nhật Bản.

Năm 1866, một tướng quân mới (shogun), Tokugawa Yoshinobu, nhậm chức khi hoàng tử tiếp tục nền giáo dục cổ điển của mình. Tokugawa Yoshinobu là một nhà cải cách mong muốn biến Nhật Bản thành một quốc gia kiểu phương Tây.

Hoàng đế Kōmei (bố của Minh Trị) lâm bệnh nặng ở tuổi 36 và qua đời vào ngày 30 tháng 1 năm 1867. Trong một buổi lễ ngắn ở Kyoto, thái tử chính thức lên ngôi vào ngày 3 tháng 2 năm 1867.Vị hoàng đế mới tiếp tục nền giáo dục cổ điển của mình, vốn không bao gồm các vấn đề chính trị. Shishi và những kẻ nổi loạn khác tiếp tục định hình tầm nhìn của họ về nước Nhật mới, và mặc dù họ tôn kính Thiên hoàng, nhưng họ không hề nghĩ đến việc để ông đóng vai trò tích cực trong tiến trình chính trị.

Cuộc đấu tranh chính trị lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 1867. Một thỏa thuận đã đạt được theo đó Yoshinobu sẽ duy trì danh hiệu và một số quyền lực của mình, nhưng quyền lập pháp sẽ được trao cho cơ quan lập pháp lưỡng viện theo mô hình của Anh. Thỏa thuận sụp đổ và vào ngày 9 tháng 11 năm 1867, Yoshinobu chính thức đệ đơn từ chức lên Thiên hoàng và chính thức thoái vị mười ngày sau đó.

Tháng sau, quân nổi dậy tiến vào Kyoto, giành quyền kiểm soát Hoàng cung. Vào ngày 4 tháng 1 năm 1868, Hoàng đế đã long trọng đọc một văn bản trước triều đình tuyên bố "khôi phục" quyền cai trị của Hoàng gia, các văn kiện đã được gửi đến các cường quốc nước ngoài sau đó.

Nội dung thông báo " Hoàng đế Nhật Bản thông báo với các quốc vương của tất cả các quốc gia nước ngoài và thần dân của họ rằng tướng quân Tokugawa Yoshinobu đã được phép trả lại quyền cai trị theo yêu cầu của chính mình. Từ nay trở đi, chúng ta sẽ thực thi quyền lực tối cao trong mọi công việc đối nội và đối ngoại của đất nước. "

Vào ngày 23 tháng 10 năm 1868, thời đại được đổi từ Keiō thành Minh Trị, hay "quy tắc khai sáng". Trong một cuộc xung đột được gọi là Chiến tranh Boshin, những người theo Yoshinobu đã kháng cự trong một thời gian ngắn và những người nắm giữ Mạc phủ cuối cùng đã bị đánh bại vào cuối năm 1869.


DSC04528 by Hieu Tran, on Flickr

Như thường lệ, bé con rất thích rửa tay làm "trong sạch" mình trước khi vào đền :)

DSC04540 by Hieu Tran, on Flickr

DSC04544 by Hieu Tran, on Flickr

 
Chỉnh sửa cuối:

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực
Thâu tóm quyền lực:

Vào ngày 7 tháng 4 năm 1868, Hoàng đế được trao Tuyên thệ Hiến chương, một tuyên bố năm điểm về bản chất của chính phủ mới. Tuyên bố được soạn thảo để thu phục những người chưa cam kết với chế độ mới. Hoàng đế đã chính thức thúc đẩy, bãi bỏ chế độ phong kiến và tuyên bố một chính phủ dân chủ hiện đại cho Nhật Bản. Lần đầu tiên kể từ khi còn nhỏ, ông rời khu vực Hoàng gia ở Kyoto vào giữa tháng 5 để nắm quyền chỉ huy lực lượng truy đuổi tàn quân của quân đội Mạc phủ.

Ngày 19 tháng 9 năm 1868, Thiên hoàng tuyên bố đổi tên thành phố Edo thành Tokyo, nghĩa là "thủ đô phía đông". Ông chính thức đăng quang tại Kyoto vào ngày 15 tháng 10 (một buổi lễ đã bị hoãn lại từ năm trước do tình trạng bất ổn dân sự). Không lâu trước khi đăng quang, ông tuyên bố rằng kỷ nguyên mới, hay nengō, sẽ được gọi là Minh Trị hay "quy tắc khai sáng".

Ngay sau khi đăng quang, Thiên hoàng đã đi đường bộ đến Tokyo, thăm nó lần đầu tiên. Ông đến vào cuối tháng 11 và bắt đầu thời gian lưu trú kéo dài bằng cách phân phát rượu sake cho người dân. Người dân Tokyo rất háo hức cho chuyến thăm của Hoàng gia. Tokyo từng là nơi đặt triều đình của các shogun và người dân thành phố lo sợ rằng với việc chế độ Mạc phủ bị bãi bỏ, thành phố có thể rơi vào tình trạng suy tàn. Mãi đến năm 1889, quyết định cuối cùng mới được đưa ra là dời đô đến Tokyo. Khi ở Tokyo, Thiên hoàng lần đầu tiên lên một tàu hải quân Nhật Bản, và ngày hôm sau đã đưa ra chỉ thị nghiên cứu để xem làm thế nào để tăng cường sức mạnh cho hải quân Nhật Bản. Kể từ đó cho tới khi qua đời, ông đã tham dự các cuộc họp nội các của chính phủ.

Ở lối vào đền, một bên là nơi trưng bầy các thùng rượu Sake, thể hiện văn hóa truyền thống của Nhật

DSC04498 by Hieu Tran, on Flickr

DSC04501 by Hieu Tran, on Flickr

Ở phía đối diện là các thùng rượu tây, thể hiện sự duy tân, mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài trong thời đại Minh Trị

DSC04505 by Hieu Tran, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực
Cải cách quân đội:

Để cải cách quân đội, chính phủ ban hành lệnh bắt buộc trên toàn quốc vào năm 1873, quy định rằng mọi nam giới phải phục vụ bốn năm trong lực lượng vũ trang khi đủ 21 tuổi, sau đó là ba năm nữa trong lực lượng dự bị. Một trong những khác biệt cơ bản giữa tầng lớp samurai và nông dân là quyền mang vũ khí; đặc quyền cổ xưa này đột nhiên được mở rộng cho mọi nam giới trong quốc gia. Hơn nữa, các samurai không còn được phép đi dạo quanh thị trấn mang theo kiếm hoặc vũ khí để thể hiện địa vị của họ.

DSC04546 by Hieu Tran, on Flickr

DSC04548 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực
Đổi mới giáo dục:

Bên cạnh những thay đổi mạnh mẽ đối với cấu trúc xã hội của Nhật Bản, trong nỗ lực tạo ra một nhà nước tập quyền mạnh xác định bản sắc dân tộc, chính phủ đã thiết lập một phương ngữ quốc gia thống trị, được gọi là "ngôn ngữ chuẩn" (hyōjungo), thay thế các phương ngữ địa phương và khu vực. và dựa trên khuôn mẫu của các tầng lớp võ sĩ đạo ở Tokyo. Phương ngữ này cuối cùng đã trở thành tiêu chuẩn trong lĩnh vực giáo dục, truyền thông, chính phủ và kinh doanh.

Minh Trị Duy Tân, và kết quả là hiện đại hóa Nhật Bản, cũng ảnh hưởng đến bản sắc riêng của Nhật Bản đối với các nước láng giềng châu Á, khi Nhật Bản trở thành quốc gia châu Á đầu tiên hiện đại hóa dựa trên mô hình phương Tây, thay thế trật tự thứ bậc Nho giáo truyền thống đã tồn tại trước đây dưới thời Minh Trị. Thông qua những lý tưởng khai sáng về giáo dục phổ thông, chính phủ Nhật Bản đã thành lập một hệ thống trường công lập quốc gia. Những trường học miễn phí này dạy học sinh đọc, viết và toán học. Các sinh viên cũng tham gia các khóa học "rèn luyện đạo đức" nhằm củng cố nghĩa vụ của họ đối với Thiên hoàng và nhà nước Nhật Bản. Vào cuối thời kỳ Minh Trị, việc đi học ở các trường công lập đã phổ biến, làm tăng khả năng có sẵn của những công nhân lành nghề và góp phần vào sự phát triển công nghiệp của Nhật Bản.

Việc mở cửa của Nhật Bản không chỉ bao gồm việc các cảng được mở cho thương mại, mà còn bắt đầu quá trình hợp nhất các thành viên của các xã hội khác nhau lại với nhau. Ví dụ về điều này bao gồm các giáo viên và cố vấn phương Tây nhập cư vào Nhật Bản và cả những công dân Nhật Bản chuyển đến các nước phương Tây vì mục đích giáo dục. Tất cả những điều này lần lượt góp phần mở rộng kiến thức của người dân Nhật Bản về phong tục, công nghệ và thể chế phương Tây. Nhiều người tin rằng Nhật Bản cần phải tiếp thu "tinh thần" phương Tây để trở thành một quốc gia vĩ đại với các tuyến đường thương mại và sức mạnh quân sự hùng mạnh

DSC04553 by Hieu Tran, on Flickr

DSC04563 by Hieu Tran, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,828
Động cơ
491,445 Mã lực
Công nghiệp hóa:

Minh Trị Duy Tân đã đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản, dẫn đến việc nước này vươn lên thành một cường quốc quân sự vào năm 1895, với khẩu hiệu "Làm giàu cho đất nước, củng cố quân đội" fukoku kyōhei).

Trong thời kỳ Minh Trị, các cường quốc như Châu Âu và Hoa Kỳ đã giúp biến đổi Nhật Bản và khiến họ nhận ra rằng cần phải có một sự thay đổi. Bất chấp sự giúp đỡ mà Nhật Bản nhận được từ các cường quốc khác, một trong những yếu tố quan trọng trong thành công công nghiệp hóa của Nhật Bản là do tương đối thiếu tài nguyên, khiến nước này không hấp dẫn chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Chính phủ đã cử các quan chức như võ sĩ đạo để giám sát công việc đang được thực hiện. Do các nhà lãnh đạo Nhật Bản nắm quyền kiểm soát và áp dụng các kỹ thuật phương Tây nên nước này là một trong những quốc gia công nghiệp lớn nhất thế giới.

Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng của Nhật Bản vừa cho phép vừa đòi hỏi sự gia tăng mạnh mẽ về sản xuất và cơ sở hạ tầng. Nhật Bản đã xây dựng các ngành công nghiệp như nhà máy đóng tàu, lò luyện sắt và nhà máy kéo sợi, sau đó được bán cho các doanh nhân có quan hệ tốt. Do đó, các công ty trong nước trở thành người tiêu dùng công nghệ phương Tây và áp dụng nó để sản xuất các mặt hàng được bán với giá rẻ trên thị trường quốc tế. Cùng với đó, các khu công nghiệp mọc lên rất nhiều và có một lượng lớn di cư đến các trung tâm công nghiệp hóa từ nông thôn. Ngoài ra, công nghiệp hóa còn đi đôi với sự phát triển của hệ thống đường sắt quốc gia và thông tin liên lạc hiện đại.

DSC04564 by Hieu Tran, on Flickr

DSC04575 by Hieu Tran, on Flickr
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top