4: Chuẩn bị đồ đạc và sim data
Về việc chuẩn bị thì thực ra đi Nhật chả cần phải chuẩn bị gì nhiều. Đó cũng là một trong những lý do nhà mình chọn Nhật ở thời điểm này khi mà có con nhỏ.
Giờ có con nhỏ lên nhà mình phải tối ưu hóa việc mang đồ. Chỉ mang hai va ly xách tay, và phải đơn giản hóa đồ đạc mang theo.
Việc mang vali đi xách tay này cũng rất tiện, nhớ gọi nên bạn có thể dễ dàng gửi tại các tủ để đồ ở cạnh nhà ga. Gửi hành lý ở cạnh nhà ga cũng rất tiện, bạn có thể trả bằng coin hoặc passmo card hoặc credit card. Việc gửi đồ này rất tiện lợi cho dân du lịch. Vì thường các khách sạn đều có thời gian check out là 10 giờ sáng. Nên bạn sẽ phải check out và kéo vali ra ga tàu điện ngầm, gửi ở đó và đi chơi tiếp. Giá gửi đồ cũng khá rẻ và được tính theo ngày. Tủ to có thể đựng dc 2 va ly xách tay và cả ba lô đeo là 700 yên/ngày, tủ nhỏ là 500 yên/ngày (đựng dc 1 va li xách tay). Để tiết kiệm nhà mình thích dùng tủ to, nhưng tủ to số lượng ít hơn, nên đôi lúc phải dùng 2 tủ nhỏ..
Khi gửi đồ, bạn nhớ chụp ảnh lại để nhớ rõ vị trí của tủ đồ ở khu vực nào. Vì thường những ga trung tâm có rất nhiều khu vực gửi đồ ở rất nhiều cửa ra vào. Đây là kinh nghiệm xương máu của nhà mình. Hôm gửi đồ ở Nagoya bị vội nên cũng chẳng nhớ chụp ảnh lại. Lúc về tá hỏa lên, hỏi các bạn nhân viên thì các bạn ấy tiếng Anh cũng bập bõm, mà lịch chạy tàu thì sắp đến giờ, cả nhà cứ cuống hết cả lên. Rất may là cuối cùng cũng lấy được đồ, bố cắp nách con chạy, mẹ và anh kéo vali đại náo cả nhà ga, vừa chạy vừa liên mồm xin lỗi hành khách để nhường lối đi. Cả nhà chạy vội ra thì tàu vừa đến lúc tàu sắp chạy.
Cái vụ đơn giản hóa đồ đạc mang theo cũng làm mình cũng tiếc mãi. Nghĩ đến cảnh tay bế con, cổ đeo cái máy ảnh với cái ống kính nặng gần một cân mà mình thấy nản. Thế nên sau khi đắn đo mình chỉ mang mỗi một cái ống 35mm f2.8 cho gọn nhẹ. Lúc sang đên nơi, khi chụp thấy nó khá bất tiện, góc chụp bị bó hẹp rất khó chịu
. Còn drone và tripod thì là cái gì đó quá xa xỉ để mang đi.
Để di chuyển, biết đường đi và nhìn giờ tàu, xe chạy thì tất nhiên bạn cần phải có điện thoại và kết nối data mạng. Có 2 hình thức để bạn có thể truy cập mạng: thuê pocket wifi hoặc mua sim điện thoại (physical hoặc esim)
Thuê pocket wifi thì có thuận lợi là vào được mạng tốc độ cao và không giới hạn về lưu lượng. Bạn có thể chia sẻ tới tối đa 5 thiết bị cùng một lúc. Rất thuận lợi nếu bạn đi theo nhóm đông. Nhưng nhược điểm là giá thuê khá đắt, và bạn lại phải lấy thiết bị tại sân bay, và cứ phải cầm nó đi theo suốt hành trình.
Esim thì đơn giản hơn nhiều, bạn có thể mua từ Việt Nam, sau đó họ sẽ gửi cho bạn một cái QR code để download và cài về máy và kích hoạt sim điện tử. Sang đến Nhật là bạn có thể sử dụng luôn để vào mạng. Nhược điểm là không phải máy nào cũng tương thích, đơn giản như máy của vợ mình là iPhone 8 thì sẽ không sử dụng được. May mà mình dùng Google pixel 7, con trai dùng pixel 5 thì sử dụng được Esim. Thêm một nhược điểm nữa là Esim sẽ bị giới hạn về lưu lượng tùy theo gói. Nhà mình sử dụng gói 10Gb cho 20 ngày. Giá là khoảng 20 đô cho một sim. Thực ra mình chỉ dùng để xem thông tin và tìm bản đồ thì quá đủ.
Ảnh đồ nghề của em cũng kha khá
PXL_20230809_170244564.MP by
Hieu Tran, on Flickr
Thế mà phải bỏ lại gần hết, chỉ xách đi đúng thứ này
PXL_20230809_170310995.MP by
Hieu Tran, on Flickr