Lại nói về độ bịp trong mấy quyển sách du ký, du keo.
Thế kỷ XIII, Marco Polo chắc cũng từng mang tiếng lừa vương, vua bịp… khi mang những câu chuyện từ phương Đông kể cho bọn Tây lông nghe:
- Nào là chuyện hòn đá đen đem đốt lại cháy đượm hơn cả củi, cả làng nhảy vào chửi phét lác rồi trăm năm sau mới biết đấy là than đá.
- Rồi chuyện thứ nước đen đen, sền sệt, có thể chữa bệnh lại có thể dùng làm nhiên liệu chất đốt. Hoá ra là dầu mỏ, cái loại nhiên liệu mà đến thế kỷ 19 bọn Tây lông vẫn chưa tin là có thể moi ra từ trong lòng đất vì khi đó vẫn hì hục đi săn cá voi kiếm dầu đốt đèn
- Vân vân và mây mây, toàn những chuyện hoang đường mê tín dị đoan, may mà ông Polo truyền thống nhà buôn có ít xèng chứ không khéo bọn mọi rợ nó đem đi hoá vàng vì nghĩ là phù thuỷ
. Túm lại là những cái gì mà pố chưa biết thì cứ quy cho đại bịp hết
Nói chung xét về độ bịp bợm, phét lác thì cuốn Hành trình về Phương Đông chắc còn gọi cuốn Marco Polo du ký hồi đó bằng cụ
Nhưng cũng may cho bọn Tây lông là có những thành phần suy nghĩ khác, nó coi cuốn sách hoang đường của lão Polo là “Đệ nhất kỳ thư” mở ra 1 thế giới phương Đông hoàn toàn mới. Cuốn sách này lại có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến nhiều thế hệ nhà thám hiểm khát khao tìm hiểu khám phá phương Đông. Đặt biệt là Columbus khi dong thuyền ra khơi cũng là tìm đường đến phương Đông, đặt chân lên châu Mỹ lại tưởng đến được đích là Ấn Độ.
Chính cái kỷ nguyên khám phá đấy mới đưa bọn Tây lông lên vị thế thống trị thế giới.
Bảo sao tư duy bọn Tây lông nó sáng, nó đi thống trị được vì nó dám tưởng tượng, dám hành động để tìm hiểu cái chưa biết chứ như các anh em anamit suốt ngày chỉ biết ngồi quay tay, bóc phốt thì không biết bao giờ mới khá.