Qua mấy tháng LAT xuất ngoại, đi qua 3 nước Lào/Thái/Malaysia, ngoài những thông tin diễn biến thay đổi liên tục về các nhân vật tham gia hành trình, các drama, các âm mưu, chúng ta cũng được nghe và đọc những cụm từ mà ông LAT và đám tùy tùng của ông sử dụng nhiều gồm các câu: Tốt đẹp/ Học tập/ Hợp thời/Tùy duyên/Tác ý/ Gieo duyên.
- Tốt đẹp/ Học tập/ Hợp thời/ các câu này dùng có lúc đúng có lúc chỉ để chống chế gì đó, cũng kiểu nói vô thưởng vô phạt.
Còn lại 3 câu Tùy duyên/Tác ý/ Gieo duyên.
- Tùy duyên: câu này được sử dụng tùy tiện nhất mỗi khi LAT muốn né tránh hoặc bí từ khi trả lời về một vấn đề nào đó, vd sư có muốn về VN nữa không? tùy duyên, sư có đi Ấn độ nữa không? tùy duyên,... vân vân và mây mây..
- Tác ý: câu này được sử dụng mỗi khi muốn đưa ra quyết định gì quan trọng về thay đổi nhân sự hoặc lộ trình ..vd các sư phụ đã tác ý này tác nhận người này hay chia tay người kia. (mồm luôn nói ai muốn đến thì đến, muốn đi thì đi, không ngăn cản rủ rê ai, nhưng lại có tác ý với nhau thì là sáo ngữ rồi
- Gieo duyên: từ gieo duyên là một khái niệm được nói về những người đi xuất gia gieo duyên ở nhà Chùa, có cả điển tích về xuất gia gieo duyên của Phật dạy (nôm na là một khóa tu ngắn rồi sẽ hoàn tục tương tự như cụ Báu đã tu ở Chùa Thái bên Bồ đề đạo tràng) không thấy tài liệu nào nói đến một đoàn người tu hành (tu xịn) đi hết nước này đến nước khác để gieo duyên.
Với đoàn người của ông LAT, câu gieo duyên được sử dụng rất nhiều gian gần đây, có thể họ sử dụng sai từ, nhưng cũng không loại trừ mục đích để lấp liếm cho việc không đi đúng với hạnh nguyện ban đầu là đi Ấn độ đảnh lễ các Thánh tích, cả thầy và thợ nhất là PN và PG luôn mồm nói thầy và đoàn đi gieo duyên nơi này nơi kia, ý nghĩa gieo duyên nó khác với những gì thầy trò ông LAT tuyên truyền... vì vậy đi phượt hết nước này đến nước khác lại nói đi gieo duyên là sảo ngôn vọng ngữ đánh tráo khái niệm.
P/s: em trích một đoạn về khái niệm sáo ngữ; sáo ngữ là những từ ngữ rập khuôn theo mẫu có sẵn, thường không thiết thực, dùng để che đậy hơn là cung cấp thông tin cần thiết. Phần lớn chuyên gia ngôn ngữ đều cho rằng, sáo ngữ chính là “bệnh hình thức” trong phiên bản ngôn từ khi chỉ là vỏ bọc của một chiếc thùng rỗng kêu to )
- Không biết thời gian tới đây ông LAT và đám tùy tùng của mình sẽ sự dụng cụm từ nào nữa....?!