[Funland] Hành trình đi tìm những siêu cổ phiếu

Hunterelite

Xe tải
Biển số
OF-79207
Ngày cấp bằng
30/11/10
Số km
286
Động cơ
420,360 Mã lực
Các cụ làm ơn lưu ý, những dạng câu hỏi như sau em sẽ không bao giờ trả lời nữa, vì vậy cụ nào có ý định hỏi thì suy nghĩ trước khi hỏi dùm em, mất thời gian lắm




 

Gaconchoichung

Xe buýt
Biển số
OF-411652
Ngày cấp bằng
20/3/16
Số km
772
Động cơ
231,520 Mã lực
Các cụ làm ơn lưu ý, những dạng câu hỏi như sau em sẽ không bao giờ trả lời nữa, vì vậy cụ nào có ý định hỏi thì suy nghĩ trước khi hỏi dùm em, mất thời gian lắm




=)) =)) =)) cụ ở ảnh đầu thì hỏi đúng là... ko hiểu về cách của cụ, nhưng chắc đang cố làm quen và thân
cụ ở ảnh sau thì chưa làm đúng "thủ tục" mà đã hỏi =)) =)) =))
 

duyen khoi

Xe tăng
Biển số
OF-316615
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
1,533
Động cơ
306,800 Mã lực
Nay em view đc chú KSH có vẻ lái vào, các cụ ngắm nghía xem sao.
ATA thì có tin cổ tức 25% chả biết thật hay ảo, nhưng bà con đu vào kinh quá.
 

Hunterelite

Xe tải
Biển số
OF-79207
Ngày cấp bằng
30/11/10
Số km
286
Động cơ
420,360 Mã lực
Nói về phương pháp dòng tiền thật thiếu sót khi không nhắc tới William O’Neil

Phương pháp bán cắt lỗ


Nguyên tắc cần ghi nhớ: Toàn bộ bí quyết để thành công lớn trên TTCK không phải là đúng trong mọi trường hợp mà là phải giảm thiểu thua lỗ khi bạn sai. –William O’Neil -

Vậy khi nào biết bạn sai? Rất dễ, đó là khi cổ phiếu mà bạn mua vào xuống thấp hơn giá vốn mà bạn mua. Khi bạn nói rằng “tôi không thể bán cổ phiếu này đi vì tôi không muốn bị lỗ”, bạn đã cho rằng ý muốn của mình có một ảnh hưởng nhất định lên tình huống. Nhưng cổ phiếu chẳng hề biết bạn là ai, và nó cũng bất cần quan tâm đến niềm hi vọng hay ý muốn của bạn. Hơn nữa, không phải việc bán ra khiến bạn bị thua lỗ, bạn vốn đã bị lỗ rồi. Nếu nghĩ rằng bạn chưa lỗ chừng nào bạn chưa bán cổ phiếu đó ra là bạn đang tự lừa dối mình. Ngay cả nếu không bán ra, bạn vẫn bị lỗ khi giá cổ phiếu rơi xuống. Vậy tốt hơn bạn nên bán ra và quay trở lại với vị thế cầm tiền mặt để có được tư duy khách quan hơn. Khi đang giữ trong tay một khoản thua lỗ lớn, bạn thường khó có thể suy nghĩ đúng đắn, bạn thường nói một cách duy lý rằng “nó không thể xuống được nữa, nó đã giảm quá mạnh rồi…”. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ còn có rất nhiều cổ phiếu trên TTCK sẽ đem lại cơ hội cho bạn bù đắp lại các khoản thua lỗ.

Như vậy, đối với trường hợp bán cắt lỗ, bạn chỉ cần ghi nhớ duy nhất một nguyên tắc: Bán bằng mọi giá khi giá cổ phiếu xuống dưới mức giới hạn mà bạn đặt ra. Chẳng hạn bạn đặt ngưỡng cắt lỗ là 8% thì khi giá cổ phiếu xuống tới mức 8% bạn phải bán hết không do dự, không cố gắng đi tìm nguyên nhân vì sao nó giảm, bạn chỉ cần biết giá cổ phiếu đã vi phạm nguyên tắc dừng lỗ và bạn phải bán để bảo toàn vốn. Sau đó hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân để lần sau không mắc phải sai lầm này nữa.

Mọi khoản thua lỗ 50% đều bắt nguồn từ những khoản lỗ 5%, 10%, 20%. Có đủ can đảm để bán ra và vui lòng chấp nhận thua lỗ là con đường duy nhất mà bạn có thể tự bảo vệ mình trước những nguy cơ thua lỗ nặng nề hơn rất nhiều. Quyết định và hành động phải được thực hiện đồng thời và tức thời. Để trở thành một người thành công lớn trên TTCK, bạn phải học cách đưa ra những quyết định. Khi ngưỡng dừng lỗ bị vi phạm, bạn phải bán ra một cách ko do dự, ko chờ thêm vài ngày để xem chuyện gì có thể xảy ra hay hi vọng rằng cổ phiếu sẽ phục hồi trở lại. Trong tình huống đó bạn không cần quan tâm tới điều gì khác ngoài thực tế mình đã thua lỗ tới giới hạn tối đa.

Nguyên tắc thứ 2 cần ghi nhớ: Bán nhanh những cổ phiếu thua lỗ và bán chậm những cổ phiếu có lãi.

Ấy vậy mà hầu hết các nhà đầu tư thường hành động mù quáng theo cảm tính và bán sớm các cổ phiếu có lãi trong khi giữ lại những cổ phiếu thua lỗ. Thật là một ảo tưởng sai lầm khi cho rằng vì một cổ phiếu xuống giá nên sẽ phải có lúc nó lên trở lại. Nhiều cổ phiếu không bao giờ tăng giá trở lại, có những cổ phiếu mất hàng năm trời để hồi phục. Cách duy nhất để ngăn chặn những thua lỗ thê thảm này là cắt bỏ chúng một cách không do dự khi chúng vấn còn nhỏ. Nếu bạn chần chừ và để tỷ lệ thua lỗ tăng lên 20%, giờ đây bạn phải kiếm lời 25% chỉ để quay lại với số vốn ban đầu. Chờ lâu hơn khi cổ phiếu xuống giá 25%, bạn sẽ phải kiếm lời 33% để hòa vốn. Chần chừ lâu hơn để cổ phiếu xuống giá 33% và bạn sẽ phải kiếm lời đến 50% để cân bằng lỗ lãi. Bạn càng đợi lâu thì các phép tính càng chống lại bạn, vì vậy đừng chần chừ, hãy hành động ngay lập tức để loại bỏ mọi quyết định sai lầm. Hãy phát triển một kỷ luật chặt chẽ để hanhfd động và tuân thủ những quy luật bán ra của bạn. Hãy luôn luôn bảo vệ trương mục đầu tư của mình để bạn có thể sống sót để đầu tưu thành công vào một ngày nào đó.

Có nên trung bình giảm giá mua khi cổ phiếu bị thua lỗ?

Mọi người đều thích mua cổ phiếu, chẳng ai thích bán chúng. Chừng nào bạn còn giữ một cổ phiếu, bạn vẫn còn có hi vọng nó sẽ tăng giá trở lại ít ra là đủ gỡ lại vốn. Một khi đã bán, bạn đã từ bỏ mọi cơ hội và chấp nhận thực tế phũ phàng của sự thất bại tạm thời.

Các nhà đầu tư luôn nuôi hi vọng thay vì suy nghĩ thực tế. Chuyện bạn muốn một cổ phiếu lên giá để ít ra là bạn có thể gỡ lại vốn chẳng can hệ gì tới vận động và thực tế tàn nhẫn của thị trường. Thị trường chỉ tuân thủ duy nhất quy luật cung – cầu mà thôi.

Một nhà kinh doanh chứng khoán vĩ đại từng phát biểu rằng chỉ có hai loại tình cảm trên TTCK: hi vọng và sợ hãi. “Vấn đề duy nhất là”, ông nói thêm, “chúng ta hi vọng khi đáng lẽ chúng ta phải sợ hãi và chúng ta sợ hãi khi đáng lẽ chúng ta phải hi vọng”.

Cách suy nghĩ của một nhà đầu tư điển hình

Nếu bạn là một nhà đầu tư điển hình khi theo dõi cổ phiếu mà mình mua nếu có lãi bạn có thể bán, nhưng nếu bị lỗ, thông thường bạn sẽ chờ. Việc đưa ra những quyết định bán cổ phiếu dựa trên giá mua và giữ lại những cổ phiếu đang xuống giá đơn giản chỉ vì bạn không thể chấp nhận sự thật là bạn đã quyết định một cách khinh suất và bạn bị lỗ vốn. Thực tế bạn đang làm ngược lại với những gì đúng đắn đáng lẽ phải làm.

Bạn cho rằng “Tôi không lo về việc cổ phiếu của mình đang xuống giá bởi lẽ chúng là những cổ phiếu tốt. Tôi là một nhà đầu tư dài hạn, và tôi vẫn được chia cổ tức”. Hãy ghi nhớ “Không có cổ phiếu nào tốt, chúng chỉ tốt khi tăng giá, mọi cổ phiếu đều có tính rủi ro như nhau”. Cổ phiếu tốt mà mua không đúng thời điểm vẫn có thẻ lao đầu xuống vực chẳng khác gì những cổ phiếu tồi, và cũng có thể chúng chả phải là những cổ phiếu tốt ngay từ đầu. Chẳng qua đó chỉ là quan điểm cá nhân của bạn cho rằng chúng là những cổ phiếu tốt. Hơn nữa, nếu cổ phiếu mất giá 50%, chẳng lẽ không lố bịch khi nói rằng bạn vẫn ổn vì vẫn đang nhận được một khoản cổ tức 10%? Lỗ 50% trừ đi cổ tức 10% bằng lỗ 40%.

Để trở thành nhà đầu tư thành công, bạn phải đối mặt với thực tế, ngừng hành động và hi vọng một cách duy lý. Chẳng ai muốn bị thua lỗ cả, nhưng để gia tăng cơ hội thành công trên TTCK, bạn phải làm nhiều điều mà bạn không muốn làm. Hãy phát triển những quy luật chính xác và những kỷ luật bán ra dứt khoát, rồi bạn sẽ thu được lợi ích to lớn.

“Hãy quên đi cái tôi và niềm kiêu hãnh của mình, hãy thôi cố tranh cãi với thị trường và đừng để sợi dây tình cảm mọc lên hoặc phải lòng bất kỳ cổ phiếu nào đang làm bạn thua lỗ. Nên nhớ, không có cổ phiếu tốt, tất cả chúng đều tồi…trừ khi chúng lên giá” – William O’Neil –

Hai điều cần ghi nhớ về bán cổ phiếu

- Thứ nhất: việc mua đúng giải quyết phần lớn rắc rối cho việc bán . Nếu bạn mua chính xác tại điểm mua của một cổ phiếu đột phá khỏi một nền tảng giá vững chắc trên biểu đồ hàng tuần hoặc hàng ngày , và bạn không mua đuổi thì bạn có thể ngồi thảnh thơi qua hầu hết các đợt điều chỉnh giá bình thường. Những cổ phiếu thành công rất hiếm khi rớt giá tới 8% so với điểm mua đúng. Thực tế là hầu hết những cổ phiếu thành công lớn sẽ không xuống dưới điểm mua của chúng .

- Thứ hai : hiện tượng bán ra khi một cổ phiếu bắt đầu vào chu kỳ tăng mạnh. Hiện tượng bán ra đó chỉ là cảm tính, thiếu thông tin, mang tính tạm thời, hoặc không lớn đến mức như vẻ bề ngoài của nó . giai đoạn này là một giai đoạn “giũ bỏ” thuần túy trong một quá trình đi lên của một cổ phiếu .
 

Nhà Quê 2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-107843
Ngày cấp bằng
5/8/11
Số km
5,807
Động cơ
944,371 Mã lực
ở thị trường ck này có 1 nguyên tắc ngắn gọn sẽ giúp các cụ thành công " Mua vì cái gì thì bán vì cái đó". Tức khi đã xuống tiền 1 cổ phiếu, thì phải xác định được lý do tại sao mình mua nó, và nên chắc chắn 1 điều cái lý do đó chưa phản ánh vào giá (tức là phần lớn các nhà đầu tư chứng khoán chưa nắm được thông tin này). Và sau khi nó đã loan ra ngoài, thì dù lời hay lỗ cũng nên bán. Đơn giản đúng không nào? Nhưng tư duy rành mạch như thế, không phải ai cũng làm được đâu vì lòng tham con người luôn chi phối tâm lý. Suy cho cùng-->chơi chứng khoán là cuộc chiến tâm lý với bản thân mình thôi.
 

Gaconchoichung

Xe buýt
Biển số
OF-411652
Ngày cấp bằng
20/3/16
Số km
772
Động cơ
231,520 Mã lực
Nói về phương pháp dòng tiền thật thiếu sót khi không nhắc tới William O’Neil

Phương pháp bán cắt lỗ


Nguyên tắc cần ghi nhớ: Toàn bộ bí quyết để thành công lớn trên TTCK không phải là đúng trong mọi trường hợp mà là phải giảm thiểu thua lỗ khi bạn sai. –William O’Neil -

Vậy khi nào biết bạn sai? Rất dễ, đó là khi cổ phiếu mà bạn mua vào xuống thấp hơn giá vốn mà bạn mua. Khi bạn nói rằng “tôi không thể bán cổ phiếu này đi vì tôi không muốn bị lỗ”, bạn đã cho rằng ý muốn của mình có một ảnh hưởng nhất định lên tình huống. Nhưng cổ phiếu chẳng hề biết bạn là ai, và nó cũng bất cần quan tâm đến niềm hi vọng hay ý muốn của bạn. Hơn nữa, không phải việc bán ra khiến bạn bị thua lỗ, bạn vốn đã bị lỗ rồi. Nếu nghĩ rằng bạn chưa lỗ chừng nào bạn chưa bán cổ phiếu đó ra là bạn đang tự lừa dối mình. Ngay cả nếu không bán ra, bạn vẫn bị lỗ khi giá cổ phiếu rơi xuống. Vậy tốt hơn bạn nên bán ra và quay trở lại với vị thế cầm tiền mặt để có được tư duy khách quan hơn. Khi đang giữ trong tay một khoản thua lỗ lớn, bạn thường khó có thể suy nghĩ đúng đắn, bạn thường nói một cách duy lý rằng “nó không thể xuống được nữa, nó đã giảm quá mạnh rồi…”. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ còn có rất nhiều cổ phiếu trên TTCK sẽ đem lại cơ hội cho bạn bù đắp lại các khoản thua lỗ.

Như vậy, đối với trường hợp bán cắt lỗ, bạn chỉ cần ghi nhớ duy nhất một nguyên tắc: Bán bằng mọi giá khi giá cổ phiếu xuống dưới mức giới hạn mà bạn đặt ra. Chẳng hạn bạn đặt ngưỡng cắt lỗ là 8% thì khi giá cổ phiếu xuống tới mức 8% bạn phải bán hết không do dự, không cố gắng đi tìm nguyên nhân vì sao nó giảm, bạn chỉ cần biết giá cổ phiếu đã vi phạm nguyên tắc dừng lỗ và bạn phải bán để bảo toàn vốn. Sau đó hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân để lần sau không mắc phải sai lầm này nữa.

Mọi khoản thua lỗ 50% đều bắt nguồn từ những khoản lỗ 5%, 10%, 20%. Có đủ can đảm để bán ra và vui lòng chấp nhận thua lỗ là con đường duy nhất mà bạn có thể tự bảo vệ mình trước những nguy cơ thua lỗ nặng nề hơn rất nhiều. Quyết định và hành động phải được thực hiện đồng thời và tức thời. Để trở thành một người thành công lớn trên TTCK, bạn phải học cách đưa ra những quyết định. Khi ngưỡng dừng lỗ bị vi phạm, bạn phải bán ra một cách ko do dự, ko chờ thêm vài ngày để xem chuyện gì có thể xảy ra hay hi vọng rằng cổ phiếu sẽ phục hồi trở lại. Trong tình huống đó bạn không cần quan tâm tới điều gì khác ngoài thực tế mình đã thua lỗ tới giới hạn tối đa.

Nguyên tắc thứ 2 cần ghi nhớ: Bán nhanh những cổ phiếu thua lỗ và bán chậm những cổ phiếu có lãi.

Ấy vậy mà hầu hết các nhà đầu tư thường hành động mù quáng theo cảm tính và bán sớm các cổ phiếu có lãi trong khi giữ lại những cổ phiếu thua lỗ. Thật là một ảo tưởng sai lầm khi cho rằng vì một cổ phiếu xuống giá nên sẽ phải có lúc nó lên trở lại. Nhiều cổ phiếu không bao giờ tăng giá trở lại, có những cổ phiếu mất hàng năm trời để hồi phục. Cách duy nhất để ngăn chặn những thua lỗ thê thảm này là cắt bỏ chúng một cách không do dự khi chúng vấn còn nhỏ. Nếu bạn chần chừ và để tỷ lệ thua lỗ tăng lên 20%, giờ đây bạn phải kiếm lời 25% chỉ để quay lại với số vốn ban đầu. Chờ lâu hơn khi cổ phiếu xuống giá 25%, bạn sẽ phải kiếm lời 33% để hòa vốn. Chần chừ lâu hơn để cổ phiếu xuống giá 33% và bạn sẽ phải kiếm lời đến 50% để cân bằng lỗ lãi. Bạn càng đợi lâu thì các phép tính càng chống lại bạn, vì vậy đừng chần chừ, hãy hành động ngay lập tức để loại bỏ mọi quyết định sai lầm. Hãy phát triển một kỷ luật chặt chẽ để hanhfd động và tuân thủ những quy luật bán ra của bạn. Hãy luôn luôn bảo vệ trương mục đầu tư của mình để bạn có thể sống sót để đầu tưu thành công vào một ngày nào đó.

Có nên trung bình giảm giá mua khi cổ phiếu bị thua lỗ?

Mọi người đều thích mua cổ phiếu, chẳng ai thích bán chúng. Chừng nào bạn còn giữ một cổ phiếu, bạn vẫn còn có hi vọng nó sẽ tăng giá trở lại ít ra là đủ gỡ lại vốn. Một khi đã bán, bạn đã từ bỏ mọi cơ hội và chấp nhận thực tế phũ phàng của sự thất bại tạm thời.

Các nhà đầu tư luôn nuôi hi vọng thay vì suy nghĩ thực tế. Chuyện bạn muốn một cổ phiếu lên giá để ít ra là bạn có thể gỡ lại vốn chẳng can hệ gì tới vận động và thực tế tàn nhẫn của thị trường. Thị trường chỉ tuân thủ duy nhất quy luật cung – cầu mà thôi.

Một nhà kinh doanh chứng khoán vĩ đại từng phát biểu rằng chỉ có hai loại tình cảm trên TTCK: hi vọng và sợ hãi. “Vấn đề duy nhất là”, ông nói thêm, “chúng ta hi vọng khi đáng lẽ chúng ta phải sợ hãi và chúng ta sợ hãi khi đáng lẽ chúng ta phải hi vọng”.

Cách suy nghĩ của một nhà đầu tư điển hình

Nếu bạn là một nhà đầu tư điển hình khi theo dõi cổ phiếu mà mình mua nếu có lãi bạn có thể bán, nhưng nếu bị lỗ, thông thường bạn sẽ chờ. Việc đưa ra những quyết định bán cổ phiếu dựa trên giá mua và giữ lại những cổ phiếu đang xuống giá đơn giản chỉ vì bạn không thể chấp nhận sự thật là bạn đã quyết định một cách khinh suất và bạn bị lỗ vốn. Thực tế bạn đang làm ngược lại với những gì đúng đắn đáng lẽ phải làm.

Bạn cho rằng “Tôi không lo về việc cổ phiếu của mình đang xuống giá bởi lẽ chúng là những cổ phiếu tốt. Tôi là một nhà đầu tư dài hạn, và tôi vẫn được chia cổ tức”. Hãy ghi nhớ “Không có cổ phiếu nào tốt, chúng chỉ tốt khi tăng giá, mọi cổ phiếu đều có tính rủi ro như nhau”. Cổ phiếu tốt mà mua không đúng thời điểm vẫn có thẻ lao đầu xuống vực chẳng khác gì những cổ phiếu tồi, và cũng có thể chúng chả phải là những cổ phiếu tốt ngay từ đầu. Chẳng qua đó chỉ là quan điểm cá nhân của bạn cho rằng chúng là những cổ phiếu tốt. Hơn nữa, nếu cổ phiếu mất giá 50%, chẳng lẽ không lố bịch khi nói rằng bạn vẫn ổn vì vẫn đang nhận được một khoản cổ tức 10%? Lỗ 50% trừ đi cổ tức 10% bằng lỗ 40%.

Để trở thành nhà đầu tư thành công, bạn phải đối mặt với thực tế, ngừng hành động và hi vọng một cách duy lý. Chẳng ai muốn bị thua lỗ cả, nhưng để gia tăng cơ hội thành công trên TTCK, bạn phải làm nhiều điều mà bạn không muốn làm. Hãy phát triển những quy luật chính xác và những kỷ luật bán ra dứt khoát, rồi bạn sẽ thu được lợi ích to lớn.

“Hãy quên đi cái tôi và niềm kiêu hãnh của mình, hãy thôi cố tranh cãi với thị trường và đừng để sợi dây tình cảm mọc lên hoặc phải lòng bất kỳ cổ phiếu nào đang làm bạn thua lỗ. Nên nhớ, không có cổ phiếu tốt, tất cả chúng đều tồi…trừ khi chúng lên giá” – William O’Neil –

Hai điều cần ghi nhớ về bán cổ phiếu

- Thứ nhất: việc mua đúng giải quyết phần lớn rắc rối cho việc bán . Nếu bạn mua chính xác tại điểm mua của một cổ phiếu đột phá khỏi một nền tảng giá vững chắc trên biểu đồ hàng tuần hoặc hàng ngày , và bạn không mua đuổi thì bạn có thể ngồi thảnh thơi qua hầu hết các đợt điều chỉnh giá bình thường. Những cổ phiếu thành công rất hiếm khi rớt giá tới 8% so với điểm mua đúng. Thực tế là hầu hết những cổ phiếu thành công lớn sẽ không xuống dưới điểm mua của chúng .

- Thứ hai : hiện tượng bán ra khi một cổ phiếu bắt đầu vào chu kỳ tăng mạnh. Hiện tượng bán ra đó chỉ là cảm tính, thiếu thông tin, mang tính tạm thời, hoặc không lớn đến mức như vẻ bề ngoài của nó . giai đoạn này là một giai đoạn “giũ bỏ” thuần túy trong một quá trình đi lên của một cổ phiếu .
ở thị trường ck này có 1 nguyên tắc ngắn gọn sẽ giúp các cụ thành công " Mua vì cái gì thì bán vì cái đó". Tức khi đã xuống tiền 1 cổ phiếu, thì phải xác định được lý do tại sao mình mua nó, và nên chắc chắn 1 điều cái lý do đó chưa phản ánh vào giá (tức là phần lớn các nhà đầu tư chứng khoán chưa nắm được thông tin này). Và sau khi nó đã loan ra ngoài, thì dù lời hay lỗ cũng nên bán. Đơn giản đúng không nào? Nhưng tư duy rành mạch như thế, không phải ai cũng làm được đâu vì lòng tham con người luôn chi phối tâm lý. Suy cho cùng-->chơi chứng khoán là cuộc chiến tâm lý với bản thân mình thôi.
Cảm ơn cả 2 cụ, nhưng ý cụ Nhà Quê 2 thì em hiểu chưa rõ bằng ý cụ Hunt :)) :)) :))
 

juve147

Xe tải
Biển số
OF-317385
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
449
Động cơ
296,850 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Nói về phương pháp dòng tiền thật thiếu sót khi không nhắc tới William O’Neil

Phương pháp bán cắt lỗ


Nguyên tắc cần ghi nhớ: Toàn bộ bí quyết để thành công lớn trên TTCK không phải là đúng trong mọi trường hợp mà là phải giảm thiểu thua lỗ khi bạn sai. –William O’Neil -

Vậy khi nào biết bạn sai? Rất dễ, đó là khi cổ phiếu mà bạn mua vào xuống thấp hơn giá vốn mà bạn mua. Khi bạn nói rằng “tôi không thể bán cổ phiếu này đi vì tôi không muốn bị lỗ”, bạn đã cho rằng ý muốn của mình có một ảnh hưởng nhất định lên tình huống. Nhưng cổ phiếu chẳng hề biết bạn là ai, và nó cũng bất cần quan tâm đến niềm hi vọng hay ý muốn của bạn. Hơn nữa, không phải việc bán ra khiến bạn bị thua lỗ, bạn vốn đã bị lỗ rồi. Nếu nghĩ rằng bạn chưa lỗ chừng nào bạn chưa bán cổ phiếu đó ra là bạn đang tự lừa dối mình. Ngay cả nếu không bán ra, bạn vẫn bị lỗ khi giá cổ phiếu rơi xuống. Vậy tốt hơn bạn nên bán ra và quay trở lại với vị thế cầm tiền mặt để có được tư duy khách quan hơn. Khi đang giữ trong tay một khoản thua lỗ lớn, bạn thường khó có thể suy nghĩ đúng đắn, bạn thường nói một cách duy lý rằng “nó không thể xuống được nữa, nó đã giảm quá mạnh rồi…”. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ còn có rất nhiều cổ phiếu trên TTCK sẽ đem lại cơ hội cho bạn bù đắp lại các khoản thua lỗ.

Như vậy, đối với trường hợp bán cắt lỗ, bạn chỉ cần ghi nhớ duy nhất một nguyên tắc: Bán bằng mọi giá khi giá cổ phiếu xuống dưới mức giới hạn mà bạn đặt ra. Chẳng hạn bạn đặt ngưỡng cắt lỗ là 8% thì khi giá cổ phiếu xuống tới mức 8% bạn phải bán hết không do dự, không cố gắng đi tìm nguyên nhân vì sao nó giảm, bạn chỉ cần biết giá cổ phiếu đã vi phạm nguyên tắc dừng lỗ và bạn phải bán để bảo toàn vốn. Sau đó hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân để lần sau không mắc phải sai lầm này nữa.

Mọi khoản thua lỗ 50% đều bắt nguồn từ những khoản lỗ 5%, 10%, 20%. Có đủ can đảm để bán ra và vui lòng chấp nhận thua lỗ là con đường duy nhất mà bạn có thể tự bảo vệ mình trước những nguy cơ thua lỗ nặng nề hơn rất nhiều. Quyết định và hành động phải được thực hiện đồng thời và tức thời. Để trở thành một người thành công lớn trên TTCK, bạn phải học cách đưa ra những quyết định. Khi ngưỡng dừng lỗ bị vi phạm, bạn phải bán ra một cách ko do dự, ko chờ thêm vài ngày để xem chuyện gì có thể xảy ra hay hi vọng rằng cổ phiếu sẽ phục hồi trở lại. Trong tình huống đó bạn không cần quan tâm tới điều gì khác ngoài thực tế mình đã thua lỗ tới giới hạn tối đa.

Nguyên tắc thứ 2 cần ghi nhớ: Bán nhanh những cổ phiếu thua lỗ và bán chậm những cổ phiếu có lãi.

Ấy vậy mà hầu hết các nhà đầu tư thường hành động mù quáng theo cảm tính và bán sớm các cổ phiếu có lãi trong khi giữ lại những cổ phiếu thua lỗ. Thật là một ảo tưởng sai lầm khi cho rằng vì một cổ phiếu xuống giá nên sẽ phải có lúc nó lên trở lại. Nhiều cổ phiếu không bao giờ tăng giá trở lại, có những cổ phiếu mất hàng năm trời để hồi phục. Cách duy nhất để ngăn chặn những thua lỗ thê thảm này là cắt bỏ chúng một cách không do dự khi chúng vấn còn nhỏ. Nếu bạn chần chừ và để tỷ lệ thua lỗ tăng lên 20%, giờ đây bạn phải kiếm lời 25% chỉ để quay lại với số vốn ban đầu. Chờ lâu hơn khi cổ phiếu xuống giá 25%, bạn sẽ phải kiếm lời 33% để hòa vốn. Chần chừ lâu hơn để cổ phiếu xuống giá 33% và bạn sẽ phải kiếm lời đến 50% để cân bằng lỗ lãi. Bạn càng đợi lâu thì các phép tính càng chống lại bạn, vì vậy đừng chần chừ, hãy hành động ngay lập tức để loại bỏ mọi quyết định sai lầm. Hãy phát triển một kỷ luật chặt chẽ để hanhfd động và tuân thủ những quy luật bán ra của bạn. Hãy luôn luôn bảo vệ trương mục đầu tư của mình để bạn có thể sống sót để đầu tưu thành công vào một ngày nào đó.

Có nên trung bình giảm giá mua khi cổ phiếu bị thua lỗ?

Mọi người đều thích mua cổ phiếu, chẳng ai thích bán chúng. Chừng nào bạn còn giữ một cổ phiếu, bạn vẫn còn có hi vọng nó sẽ tăng giá trở lại ít ra là đủ gỡ lại vốn. Một khi đã bán, bạn đã từ bỏ mọi cơ hội và chấp nhận thực tế phũ phàng của sự thất bại tạm thời.

Các nhà đầu tư luôn nuôi hi vọng thay vì suy nghĩ thực tế. Chuyện bạn muốn một cổ phiếu lên giá để ít ra là bạn có thể gỡ lại vốn chẳng can hệ gì tới vận động và thực tế tàn nhẫn của thị trường. Thị trường chỉ tuân thủ duy nhất quy luật cung – cầu mà thôi.

Một nhà kinh doanh chứng khoán vĩ đại từng phát biểu rằng chỉ có hai loại tình cảm trên TTCK: hi vọng và sợ hãi. “Vấn đề duy nhất là”, ông nói thêm, “chúng ta hi vọng khi đáng lẽ chúng ta phải sợ hãi và chúng ta sợ hãi khi đáng lẽ chúng ta phải hi vọng”.

Cách suy nghĩ của một nhà đầu tư điển hình

Nếu bạn là một nhà đầu tư điển hình khi theo dõi cổ phiếu mà mình mua nếu có lãi bạn có thể bán, nhưng nếu bị lỗ, thông thường bạn sẽ chờ. Việc đưa ra những quyết định bán cổ phiếu dựa trên giá mua và giữ lại những cổ phiếu đang xuống giá đơn giản chỉ vì bạn không thể chấp nhận sự thật là bạn đã quyết định một cách khinh suất và bạn bị lỗ vốn. Thực tế bạn đang làm ngược lại với những gì đúng đắn đáng lẽ phải làm.

Bạn cho rằng “Tôi không lo về việc cổ phiếu của mình đang xuống giá bởi lẽ chúng là những cổ phiếu tốt. Tôi là một nhà đầu tư dài hạn, và tôi vẫn được chia cổ tức”. Hãy ghi nhớ “Không có cổ phiếu nào tốt, chúng chỉ tốt khi tăng giá, mọi cổ phiếu đều có tính rủi ro như nhau”. Cổ phiếu tốt mà mua không đúng thời điểm vẫn có thẻ lao đầu xuống vực chẳng khác gì những cổ phiếu tồi, và cũng có thể chúng chả phải là những cổ phiếu tốt ngay từ đầu. Chẳng qua đó chỉ là quan điểm cá nhân của bạn cho rằng chúng là những cổ phiếu tốt. Hơn nữa, nếu cổ phiếu mất giá 50%, chẳng lẽ không lố bịch khi nói rằng bạn vẫn ổn vì vẫn đang nhận được một khoản cổ tức 10%? Lỗ 50% trừ đi cổ tức 10% bằng lỗ 40%.

Để trở thành nhà đầu tư thành công, bạn phải đối mặt với thực tế, ngừng hành động và hi vọng một cách duy lý. Chẳng ai muốn bị thua lỗ cả, nhưng để gia tăng cơ hội thành công trên TTCK, bạn phải làm nhiều điều mà bạn không muốn làm. Hãy phát triển những quy luật chính xác và những kỷ luật bán ra dứt khoát, rồi bạn sẽ thu được lợi ích to lớn.

“Hãy quên đi cái tôi và niềm kiêu hãnh của mình, hãy thôi cố tranh cãi với thị trường và đừng để sợi dây tình cảm mọc lên hoặc phải lòng bất kỳ cổ phiếu nào đang làm bạn thua lỗ. Nên nhớ, không có cổ phiếu tốt, tất cả chúng đều tồi…trừ khi chúng lên giá” – William O’Neil –

Hai điều cần ghi nhớ về bán cổ phiếu

- Thứ nhất: việc mua đúng giải quyết phần lớn rắc rối cho việc bán . Nếu bạn mua chính xác tại điểm mua của một cổ phiếu đột phá khỏi một nền tảng giá vững chắc trên biểu đồ hàng tuần hoặc hàng ngày , và bạn không mua đuổi thì bạn có thể ngồi thảnh thơi qua hầu hết các đợt điều chỉnh giá bình thường. Những cổ phiếu thành công rất hiếm khi rớt giá tới 8% so với điểm mua đúng. Thực tế là hầu hết những cổ phiếu thành công lớn sẽ không xuống dưới điểm mua của chúng .

- Thứ hai : hiện tượng bán ra khi một cổ phiếu bắt đầu vào chu kỳ tăng mạnh. Hiện tượng bán ra đó chỉ là cảm tính, thiếu thông tin, mang tính tạm thời, hoặc không lớn đến mức như vẻ bề ngoài của nó . giai đoạn này là một giai đoạn “giũ bỏ” thuần túy trong một quá trình đi lên của một cổ phiếu .
Những lỗi em hay mắc phải. Cám ơn cụ :D
 

vuhuyvietanh

Xe tải
Biển số
OF-414687
Ngày cấp bằng
5/4/16
Số km
255
Động cơ
224,207 Mã lực
Tuổi
43
hôm nay em theo các cụ con TSC ko biết có ăn ko :D
 

Gaconchoichung

Xe buýt
Biển số
OF-411652
Ngày cấp bằng
20/3/16
Số km
772
Động cơ
231,520 Mã lực

Hunterelite

Xe tải
Biển số
OF-79207
Ngày cấp bằng
30/11/10
Số km
286
Động cơ
420,360 Mã lực
Cuộc vui nào rồi cũng có lúc phải tàn. Thời gian tới đây em không có thời gian để tiếp tục chăm sóc topic, nên từ ngày mai em sẽ không còn post nữa.

Gần một năm qua, khi dám chìa mặt ra chốn thị phi này em cũng đã trả qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, khen có, chê có, ganh ghét có, khâm phục có,… Qua đó em cũng học được rất nhiều cách để giữ cho cảm xúc của mình luôn sạch, cái đầu của mình luôn lạnh. Dù là lời khen hay chê, khâm phục hay ganh ghét thì em cũng gửi lời cảm ơn đến các cụ, các mợ về thời gian qua đã đào tạo tâm lý cho em.

Cho đến bây giờ vẫn còn nhiều và rất rất nhiều cụ mợ vẫn nghi ngờ về câu chuyện lợi nhuận của em. Em sẽ không nói thêm về chuyện này, tin hay không thì tuỳ mỗi người. Nhưng câu chuyện em theo dấu chân “dòng tiền” và đặc biệt “dòng tiền làm giá” là có thật. Vì vậy cụ mợ nào đã trót tin thì hãy cứ tiếp tục tin và vững tin rằng đã từng có một phương pháp đánh theo dòng tiền làm giá và mang lại một mức lợi nhuận rất khủng, rằng đã từng có ít nhất là 3 người thành công trong phương pháp này.

Phương pháp này đòi hỏi kỹ năng phân tích và tổng hợp tốt dựa trên đồ thị tương quan giữa lượng và giá để chọn cổ phiếu và mấu chốt là khả năng phân tích lệnh trong phiên giao dịch để xác định xu hướng của cổ phiếu mà dòng tiền muốn điều khiển. Vì vậy nó đòi hỏi một trader phải có điều kiện quan sát bảng giá liên tục để có được các khoản lợi nhuận tối ưu. Tuy nhiên, vì ở phương pháp này chắc chắn phải có tiêu chí “tiền chảy thành dòng” cho nên cũng không bắt buộc các cụ, mợ phải có điều kiện quan sát liên tục mà vẫn nắm bắt được sự vận động của dòng tiền trong thị trường, trong cổ phiếu, tất nhiên lợi nhuận cũng theo đó mà không còn được tối ưu.

Nếu các cụ, các mợ chỉ kỳ vọng ở mức lợi nhuận 200-300% một năm thì hoàn toàn có thể đạt được với một người nắm bắt được sự vận động của dòng tiền trong thị trường và trong các cổ phiếu mà không tốn quá nhiều thời gian cho việc trading chứng khoán.

Trên đây là những lời chia sẻ với các cụ các mợ. Một lần nữa xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cụ, các mợ đã yêu quý cũng như ganh ghét với em gần một năm qua. Nhân đây em xin thông báo em cũng sẽ thay đổi toàn bộ nội dung của các bài viết của em trong Topic này.

Chúc các cụ mợ chiến thắng trong TTCK.
 

ban2010

Xe buýt
Biển số
OF-50203
Ngày cấp bằng
5/11/09
Số km
817
Động cơ
422,890 Mã lực
Nơi ở
HaNoi
Cám ơn cụ HE, chúc cụ may mắn và thành công :)
 

dqtrung

Xe tải
Biển số
OF-82544
Ngày cấp bằng
11/1/11
Số km
267
Động cơ
415,176 Mã lực
Em ko dc cùng tàu với cụ rồi.


Nhưng dc cùng tàu với cụ KDM

Show TK vui vui ;));));))
NBB +0.08%
NBB +4.63%
ATA +21.31%
KDM +13.16% (T+2)
KDM +12.21% (T+2)

MWG +6.57% (T+1)


Tổng TK +2.017 ;));));))
Mấy hôm rồi ko sâu cũng có lướt lát dc mã XXX và KMR nên TK lên nhanh
Chúc mừng cụ
=D>=D>=D>=D>=D>
 

juve147

Xe tải
Biển số
OF-317385
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
449
Động cơ
296,850 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Em ko dc cùng tàu với cụ rồi.


Nhưng dc cùng tàu với cụ KDM

Show TK vui vui ;));));))
NBB +0.08%
NBB +4.63%
ATA +21.31%
KDM +13.16% (T+2)
KDM +12.21% (T+2)

MWG +6.57% (T+1)


Tổng TK +2.017 ;));));))
Mấy hôm rồi ko sâu cũng có lướt lát dc mã XXX và KMR nên TK lên nhanh
Em cùng thuyền kdm, nbb với cụ :)). Chúc mừng cụ tk xanh rì
 

juve147

Xe tải
Biển số
OF-317385
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
449
Động cơ
296,850 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Cuộc vui nào rồi cũng có lúc phải tàn. Thời gian tới đây em không có thời gian để tiếp tục chăm sóc topic, nên từ ngày mai em sẽ không còn post nữa.

Gần một năm qua, khi dám chìa mặt ra chốn thị phi này em cũng đã trả qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, khen có, chê có, ganh ghét có, khâm phục có,… Qua đó em cũng học được rất nhiều cách để giữ cho cảm xúc của mình luôn sạch, cái đầu của mình luôn lạnh. Dù là lời khen hay chê, khâm phục hay ganh ghét thì em cũng gửi lời cảm ơn đến các cụ, các mợ về thời gian qua đã đào tạo tâm lý cho em.

Cho đến bây giờ vẫn còn nhiều và rất rất nhiều cụ mợ vẫn nghi ngờ về câu chuyện lợi nhuận của em. Em sẽ không nói thêm về chuyện này, tin hay không thì tuỳ mỗi người. Nhưng câu chuyện em theo dấu chân “dòng tiền” và đặc biệt “dòng tiền làm giá” là có thật. Vì vậy cụ mợ nào đã trót tin thì hãy cứ tiếp tục tin và vững tin rằng đã từng có một phương pháp đánh theo dòng tiền làm giá và mang lại một mức lợi nhuận rất khủng, rằng đã từng có ít nhất là 3 người thành công trong phương pháp này.

Phương pháp này đòi hỏi kỹ năng phân tích và tổng hợp tốt dựa trên đồ thị tương quan giữa lượng và giá để chọn cổ phiếu và mấu chốt là khả năng phân tích lệnh trong phiên giao dịch để xác định xu hướng của cổ phiếu mà dòng tiền muốn điều khiển. Vì vậy nó đòi hỏi một trader phải có điều kiện quan sát bảng giá liên tục để có được các khoản lợi nhuận tối ưu. Tuy nhiên, vì ở phương pháp này chắc chắn phải có tiêu chí “tiền chảy thành dòng” cho nên cũng không bắt buộc các cụ, mợ phải có điều kiện quan sát liên tục mà vẫn nắm bắt được sự vận động của dòng tiền trong thị trường, trong cổ phiếu, tất nhiên lợi nhuận cũng theo đó mà không còn được tối ưu.

Nếu các cụ, các mợ chỉ kỳ vọng ở mức lợi nhuận 200-300% một năm thì hoàn toàn có thể đạt được với một người nắm bắt được sự vận động của dòng tiền trong thị trường và trong các cổ phiếu mà không tốn quá nhiều thời gian cho việc trading chứng khoán.

Trên đây là những lời chia sẻ với các cụ các mợ. Một lần nữa xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cụ, các mợ đã yêu quý cũng như ganh ghét với em gần một năm qua. Nhân đây em xin thông báo em cũng sẽ thay đổi toàn bộ nội dung của các bài viết của em trong Topic này.

Chúc các cụ mợ chiến thắng trong TTCK.
Cám ơn cụ. May mà có duyên gặp cụ :D
 

Gaconchoichung

Xe buýt
Biển số
OF-411652
Ngày cấp bằng
20/3/16
Số km
772
Động cơ
231,520 Mã lực
Cuộc vui nào rồi cũng có lúc phải tàn. Thời gian tới đây em không có thời gian để tiếp tục chăm sóc topic, nên từ ngày mai em sẽ không còn post nữa.

Gần một năm qua, khi dám chìa mặt ra chốn thị phi này em cũng đã trả qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, khen có, chê có, ganh ghét có, khâm phục có,… Qua đó em cũng học được rất nhiều cách để giữ cho cảm xúc của mình luôn sạch, cái đầu của mình luôn lạnh. Dù là lời khen hay chê, khâm phục hay ganh ghét thì em cũng gửi lời cảm ơn đến các cụ, các mợ về thời gian qua đã đào tạo tâm lý cho em.

Cho đến bây giờ vẫn còn nhiều và rất rất nhiều cụ mợ vẫn nghi ngờ về câu chuyện lợi nhuận của em. Em sẽ không nói thêm về chuyện này, tin hay không thì tuỳ mỗi người. Nhưng câu chuyện em theo dấu chân “dòng tiền” và đặc biệt “dòng tiền làm giá” là có thật. Vì vậy cụ mợ nào đã trót tin thì hãy cứ tiếp tục tin và vững tin rằng đã từng có một phương pháp đánh theo dòng tiền làm giá và mang lại một mức lợi nhuận rất khủng, rằng đã từng có ít nhất là 3 người thành công trong phương pháp này.

Phương pháp này đòi hỏi kỹ năng phân tích và tổng hợp tốt dựa trên đồ thị tương quan giữa lượng và giá để chọn cổ phiếu và mấu chốt là khả năng phân tích lệnh trong phiên giao dịch để xác định xu hướng của cổ phiếu mà dòng tiền muốn điều khiển. Vì vậy nó đòi hỏi một trader phải có điều kiện quan sát bảng giá liên tục để có được các khoản lợi nhuận tối ưu. Tuy nhiên, vì ở phương pháp này chắc chắn phải có tiêu chí “tiền chảy thành dòng” cho nên cũng không bắt buộc các cụ, mợ phải có điều kiện quan sát liên tục mà vẫn nắm bắt được sự vận động của dòng tiền trong thị trường, trong cổ phiếu, tất nhiên lợi nhuận cũng theo đó mà không còn được tối ưu.

Nếu các cụ, các mợ chỉ kỳ vọng ở mức lợi nhuận 200-300% một năm thì hoàn toàn có thể đạt được với một người nắm bắt được sự vận động của dòng tiền trong thị trường và trong các cổ phiếu mà không tốn quá nhiều thời gian cho việc trading chứng khoán.

Trên đây là những lời chia sẻ với các cụ các mợ. Một lần nữa xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cụ, các mợ đã yêu quý cũng như ganh ghét với em gần một năm qua. Nhân đây em xin thông báo em cũng sẽ thay đổi toàn bộ nội dung của các bài viết của em trong Topic này.

Chúc các cụ mợ chiến thắng trong TTCK.
Em khá bàng hoàng khi sáng nay đọc dc tin này. Ko phải vì chuyện cụ rút mà là vì cụ vẫn luôn quá nhanh. :)) :)) :))
(sáng nay vẫn thấy skype sáng đèn, hoá ra chỉ là cụ ấy chỉ rút khỏi OF thôi, thở phào...)
Cũng rất may là em đã dc quen cụ, dc cụ nhận chia sẻ, cảm ơn cụ rất rât nhiều. Chúc cụ luôn vui vẻ, mạnh khoẻ và thành công.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top