Những chiếc xuồng CV này có thể chở được 1 tiểu đội trang bị đầy đủ vũ khí trang thiết bị đổ bộ đánh chiếm mục tiêu nào đó
Em cũng vậy, thật xúc động cụ à.Hai người lính trẻ mời 2 cô cháu tôi vào thăm phòng ở, nhưng mọi người bảo thôi ngồi ngoài sân cho mát, bạn lính trẻ này
chạy vụt vào phòng, lát sau khẽ khàng bê bằng 2 tay một ca nhôm đựng nước, khẽ khàng đặt xuống ghế, khẽ khàng rút từ túi quần ra 2 viên C sủi, rồi khẽ khàng mời: cháu mời cô, mời anh uống chút nước cho đỡ mệt. E ngó nhìn cái ca nhôm nhỏ nhỏ: trong ca chỉ còn 2/3 nước. Đây chắn chắn là tất cả khẩu phần nước còn lại của người lính này. E đã phải cắn chặt môi để không bật khóc thành tiếng !!! Kìm nén mãi e mới bảo cậu ấy: em cho nước vào bi đông đi, tối nay đi gác còn có cái mà uống,anh mà uống chỗ nước này a ko không dám ngẩng lên nhìn mặt trời nữa đâu, trên tàu anh thiếu thốn gì đâu.....em đang ngồi một mình trong phòng riêng, gõ những dòng chữ này, nhớ lại và khóc thành tiếng.
Em đoán không nhầm thì tàu này vận chuyển nước ngọt phải không cụ.
Những chiếc tàu trực của chúng ta nhìn bề ngoài có vẻ hiền lành, chả đe dọa được ai, nhưng sức mạnh tiềm ẩn bên trong của nó thì chỉ bên hải quân mới hiểu hết
Nhìn đảo đẹp và thanh bình thế này em cũng muốn ra đảo sống, anh giới thiệu cho em 1 anh lính đảo năm 72 đuê
Thằng sắp ra đảo 72 có được hok?Nhìn đảo đẹp và thanh bình thế này em cũng muốn ra đảo sống, anh giới thiệu cho em 1 anh lính đảo năm 72 đuê
Thèng lào anh? Tiêu chuẩn dư soái ka trở lên nà iem ưngThằng sắp ra đảo 72 có được hok?
Em xin phép trả lời 1 phần những thắc mắc của cụ qua bài báo dưới đây.Nhưng mà đảo tiền tiêu quan trọng vậy, em thấy nhà nước và quân đội đầu tư có phần hạn chế hay sao đó.
Để khẳng định chủ quyền, như có cụ nào nói là theo luật thì cần 3 yếu tố: có dân sinh sống, có hoạt động kinh tế, có hoạt động tôn giáo.
Vậy tại sao lại phải hạn chế các hoạt động dân sự đến mức việc ra thăm đảo trở thành niềm mơ ước của người dân yêu nước, thậm chí có tiền cũng không chắc có được.
Sao không cho các hoạt động dân sự diễn ra? Ít nhất là đất liền với đảo lớn, rồi đảo lớn trung chuyển với các đảo nhỏ?
Sao tàu ra đảo không phải là tàu vận tải dân sự chở cho nhiều, mà cứ phải là tàu hải quân mới được ra?
Tại sao cuộc sống của chiến sĩ lại thiếu thốn quá thể như vậy?
Sao lại không xây cơ sở hạ tầng trên đảo chìm, đảo nổi cho nó đàng hoàng?
Khổ sở như vậy thì làm sao mà khẳng định được chủ quyền?
Chẳng lẽ nước mình nghèo quá đến mức độ khổ vậy hay sao?
Có thể là em thiển cận, không hiểu hết được, nhưng mà em thắc mắc quá!!!
Em cảm ơn cụ và cụ Lầm đã rất nhiều đã chia sẻ để em và mọi người có cơ hội được biết đôi chút từ đầu đến giờ, mới được có 3 đảo thì phải.
Em không nhầm thì các lđ còn dặn các cụ là khi về đừng bảo là khổ quá mừ.
Em cũng không hỏi sâu để làm khó cho các cụ, nhưng em chắc mấy cái em thắc mắc thì có rất nhiều cụ và người dân Việt Nam cũng thắc mắc.
Em cho rằng sự thực về Biển (là Quê hương) và Đảo (là Nhà) của chúng ta có vẻ như có cái gì đó không clear lắm.
Tất nhiên là ở Đảo thì không thể sung túc như đất liền, nhưng chí ít là cơm ăn phải đủ no, mặc phải đủ ấm, nước ngọt phải có mà uống. Thỉnh thoảng cũng phải được liên lạc về với gia đình. Thời đại CNTT mà người lính vẫn mong thư nhà như những năm 6x-7x ấy.
Ấy! Viết sách đi cụ Lầm.Sinh Tồn còn có câu chuyện một cô văn công phải ở lại đảo gần 4 tháng, giữa cả trăm cậu lính mười tám, đôi mươi. Lúc nào em sẽ kể