[CCCĐ] ..:: Hành hương đất Phật ở Nepal và Ấn Độ giữa những trận động đất ::.. (P1)

Biển số
OF-349339
Ngày cấp bằng
4/1/15
Số km
1,491
Động cơ
278,010 Mã lực
Nơi ở
Phố ả đào
Chuyến đi thú vị quá
 

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
739
Động cơ
443,895 Mã lực
Người lái rickshaw chở tụi em về gần đến khu vực để ra sông Hằng, nhưng người đó khg chịu đi nữa, mà bảo phải đi bộ vào, vì cũng gần, và họ khg cho đi vào. Sau này em mới biết, cảnh sát (phương) họ chặn xe vào, nhưung cứ đưa mãi lộ là được vào. Bọn em lết bộ một đoạn nhưng nóng quá, mà cũng khg biết đường đi, nên phải thuê xe lôi đạp đưa vào khu vực đi bộ. Quang cảnh đông đúc hiện ra trước mắt, đi chừng hơn 100m thì vào đến nhà nghỉ Shri Guest House, nằm sát bên bờ sông.

Phòng KS dù nhỏ nhưng sạch, gọn, có điều hòa mát, nhà tắm cũng vậy. Chắc hẳn em phải ngủ một giấc nồng chiều nay để bù lại những ngày lêu bêu trước đó. Em một mình leo lên tầng cao nhất KS đến ăn trưa, rất ngon miệng với mon cari gà, bánh mì phó mát. Nhìn từ tầng cao, thấy sông Hằng trãi dài, bãi bồi bên kia nhiều người tắm sông. Em muốn thuê thuyền đi trên sông, nhưng một số bạn không biết bơi khg thik thì phải, vì sợ nước sông bẩn. Bỏ mất cơ hội tắm sông Hằng và đi thuyền, làm em tiếc lắm.

Em chưa up ảnh được, lát nữa nhé.
 

Lin Chelsea

Xe tăng
Biển số
OF-318086
Ngày cấp bằng
2/5/14
Số km
1,220
Động cơ
303,606 Mã lực
Nơi ở
Bắc Ninh
Website
mitsubishibacninh.net
hành trình của cụ hay quá, đi đúng dịp thiên tai nên cũng có nhiều biến động
em đánh dấu vào cái để đọc dần :)
 

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
379
Động cơ
443,099 Mã lực
Cách kể chuyện chuyến đi của cụ chủ thật dễ khiến em phải động thủ, mà trước khi động thủ thì lại phải động não, mệt quá. Em lại vào kể chuyện chuyến đi tiếp hầu các cụ mợ.

Vậy là ngày đến Varanasi, bọn em đã đến được điểm hành hương thứ 3 trong hành trình hành hương của mình, đã đi được 3/4 quãng đường hành hương về với những Thánh địa động tâm của Đức Phật. Ở Kushinagar, không gian thiêng liêng mà tịch mịch bởi là nơi Đức Phật nhập Niết Bàn, thoát khỏi cõi thế, nhưng cũng là nơi muôn vàn môn sinh của Phật ưu tư vì chuẩn bị mất đi người lãnh tụ tinh thần của mình. Lumbini lại thật là dân dã, với hồ nước lặng lẽ, đồng cỏ lau lách vẫn đu đưa trong gió, dung dị như nơi chốn thôn quê nơi muôn vàn đứa trẻ vẫn được sinh ra, muôn vàn con người vẫn trở về với cát bụi, vô thường, lặng lẽ. Có lẽ, Sarnath là nơi duy nhất em cảm nhận được không khí trang nghiêm, tôn kính. Lúc em đến viếng thăm Sarnath, trời tịnh không một gợn mây, không một chút gió, tháp Dhamekh sừng sững uy nghi trong không gian khoáng đạt của vườn Lộc Uyển. Nhưng chỉ cần vào chỗ bóng mát của cây ở trên đồi thì không khí lại trở nên mát lành, thanh thản.

 
Chỉnh sửa cuối:

numbencore89hd

Xe đạp
Biển số
OF-294290
Ngày cấp bằng
30/9/13
Số km
29
Động cơ
314,290 Mã lực
Tuyệt vời! Cuộc đời là những chuyến đi, đi nhiều để thấy cuộc đời vui vẻ hơn, chúc bác có nhiều chuyến đi thú vị hơn nữa! :D
 

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
739
Động cơ
443,895 Mã lực
Thôi thì em không được tập trung để viết, nên em up ảnh lên các cụ xem nhé. Loạt ảnh bên dưới là xung quanh sông Hằng. Liên quan đến dòng sông này, đối với một số lớn dân Ấn, thì nước sông Hằng có thể gột rửa, tẩy sạch mọi quá khứ, tội lỗi, xui xẻo... để ngày mai làm lại cuộc đời mới. Do vậy, có rất nhiều người tắm sông, dù dòng sông quanh khu vực này rất bẩn, và đặc biệt tro đốt xác người từ các lò thiêu cũng được thả xuống dòng sông này.

Link này để các cụ có thể xem một buổi tế lễ. Ở đây người ta tổ chức tế mỗi ngày 2 lần, vào lúc 5am và khoảng 8pm.

Mà sao em tải ảnh lên không được, bị lỗi hoài. Do đó, để các cụ có thể xem ảnh thì em sẽ link với cloud của em nhé. Các cụ vào coi được thì coi, không thì cũng đừng trách em mà tội nghiệp. Các cụ chờ em tải lên đã nhé. Tạm thời, các cụ coi mấy cái clip nhé.

Link tiếp này là cảnh vườn Lumbini, nơi Phật đản sanh.

Còn link này là hồ nước trong vườn Lumbini, nơi mẹ của Phật rửa chân, nằm tại quê bà. Nếu các cụ quan sát kĩ sẽ hiểu vì sao em quay cái cảnh buồn cười này. Khi đó em liên tưởng đến việc thụ thai, sanh con, sinh tử...

Cảnh này thì em quay lại lúc một người khách đi tản bộ trong tâm trạng rất đặc biệt. hihi
 

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
379
Động cơ
443,099 Mã lực
Không gian ở Sarnath thanh bình là vậy. Vậy mà chỉ rời đi vài km là bọn em lại trở về với sự xô bồ, đông đúc, chen chúc, lúc nhúc của đường phố ngoại ô Varanasi. Quãng đường 10km từ Sarnath trở về thành phố Varanasi là cực hình đối với em, đường khấp khểnh, sống trâu, rãnh đường tụt xuống như đào hào, nắng thì sói thẳng vào mặt, chiếc rickshaw thì bốc mùi cũ kỹ, một vài góc phố lúc quành qua thì bốc mùi xú uế, lợm giọng,... Nói chung là tổng hợp các thể loại kinh khủng và em có cảm tưởng đoạn đường này em bị mất sức còn hơn chặng đường hành quân cả ngày của cả 2 ngày trước đó. Vì lý do đó, khi tài xế rickshaw bảo rằng họ không thể đi vào đoạn đường tiếp về phía nơi khách sạn bọn em đặt ở gần sông Hằng, em chẳng ngại ngần xuống để được hít thở chút không khí nóng nực nhưng vẫn trong lành và yên ổn hơn là không gian chật chội, bí bách ở trên xe. Vì không có tiền lẻ nên bọn em trả nguyên cho tài xế 500 đồng, điều này khiến cụ chủ khá bực mình vì đã cho tài xế thêm tiền mà vẫn phải đi bộ tiếp. 2km là một khoảng cách quá dài để đi bộ trong thời tiết nóng nực. Sau khi đã thu lại được ít năng lượng từ nước hoa quả ép bên đường, bọn em gọi 1 xe lôi đạp đưa bọn em tới gần như là nơi khách sạn chỉ với 30 đồng.

Khách sạn nơi bọn em ở ngay nơi bến sông chính, nơi hàng ngày diễn ra những buổi lễ nguyện vào 5 giờ sáng và 7 giờ tối. Biển hiệu khá nhỏ nên ban đầu bọn em không nhìn ra, sau khi hỏi thì bọn em cũng nhìn ra, nhưng có 1 người địa phương đi theo bọn em tới chỗ lễ tân. Người dẫn đường sau đó được nhân viên lễ tân tip cho vài đồng vì nghĩ là đã dẫn đường cho bọn em. Chủ khách sạn ra đón bọn em và rất hồ hởi thông báo rằng các thành viên khác của nhóm em đã tới ở vài ngày rồi và đưa bọn em lên phòng nghỉ ngơi. Cụ chủ tắm xong thì phi thẳng lên nhà hàng trên tầng thượng để nạp năng lượng. Em thì không được thung thướng như vậy, phải loay hoay giặt cả đống đồ vì bọn em xách ba lô bé tí và đi cả 2 tuần, không thể mang được lắm đồ, hix.

Điều hòa mát rượi và khung cảnh yên bình của dòng sông Hằng tạm làm nguôi đi cảm giác mỏi mệt của những hành trình trước đó.

 

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
379
Động cơ
443,099 Mã lực
Tầm chiều chiều, nhóm bạn đồng hành sau khi đi tour dạo sông Hằng và tới vài điểm mua sắm thì cũng quay về KS. Tụi em gặp lại nhau tay bắt mặt mừng, nằm lăn lóc trên sàn hỏi han, kể chuyện chuyến đi. Nhóm bạn em sau khi đi tàu từ Kolkata tới Varanasi thì đã bị thấm mệt, và cũng không thể mua vé tàu đi tiếp đến Gorakhpur nên quyết định enjoy đời sống sông Hằng. Vừa tới KS, nhóm bạn em đã được một chàng trai địa phương đẹp trai tiếp cận giới thiệu dịch vụ. Trong lúc chờ có phòng, 2 bên đã kịp trao đổi một số câu chuyện, thấy hợp nên nhóm bạn đã quyết định chọn chàng trai đó đồng hành cũng nhóm trong mấy ngày nghỉ lại Varanasi. Cậu trai, tên Radjeev, như em được nghe kể là có một công ty du lịch, rất ưa làm từ thiện và thường xuyên dạy miễn phí cho trẻ em bên bờ sông Hằng, đã đưa nhóm bạn em đi thăm dọc sông Hằng và giới thiệu được khá nhiều phong tục của người dân sinh sống bên bờ sông Hằng (ví dụ những người đã bôi trét lên mặt mũi, bụng, thân,... là những người đã sẵn sàng đón nhận cái chết,...). Em có hỏi về chi phí thì mọi người kể là Radjeev bảo nó giới thiệu về cuộc sống sông Hằng cho khách du lịch như đam mê của nó, tiền không quan trọng, trả cho nó bao nhiêu cũng được :-/. Ngày đấy là ngày duy nhất bọn em ở Varanasi và với nhóm bạn em thì là ngày cuối cùng, nên cũng đến lúc phải bồi dưỡng cho cậu Radjeev này. Nhóm bạn quyết định bồi dưỡng cho cậu ta 3.000 đồng cho 3 ngày đồng hành cùng nhóm. So với những gì Mazan thu được sau chuyến đi nguyên ngày hôm trước, em thấy mức bồi dưỡng này là hời và không có ý kiến gì.

Nhẽ ra, sự việc với chàng hướng dẫn du lịch kết thúc tại đây, nhưng lại xảy ra vụ nhóm em định mang cơm nắm vừng ruốc tới Bodhgaya để đề phòng không có đồ ăn tại điểm đến, và nhóm bạn không nhớ đường để tới nhà hàng Tàu nơi có bán cơm gạo dẻo để làm được cơm nắm. Thế là anh chàng lại phải chờ và dẫn diệu đưa bọn em tới nơi nhà hàng. Trên đường đi, chàng ta mới thỏ thẻ hỏi bọn mày ai quyết việc bồi dưỡng thế, bình thường mức bồi dưỡng của tao thường phải 2.000 đồng/ngày. Em nghe mà cảm thấy phát nôn, nhưng có lẽ là do em bị đói từ trưa, khi mệt quá em chỉ làm chút lương khô và ruốc cầm hơi rồi nghỉ ngơi trong không khí điều hòa cho lại sức. Bình thường thì em cũng lịch sự và hay bắt chuyện, nhưng hôm đó, phần vì biết anh chàng Ấn này ngay đoạn thanh toán tiền nên không có chút cảm tình, lại đói, mệt, em thậm chí có lẽ chỉ liếc và cười xã giao được với anh chàng có 1-2 lần, nhóm bạn thì cũng đã thấm mệt vì phải tiếp chuyện với anh chàng này vài ngày nên việc giao tiếp với chàng ta được giao cho cụ chủ. Nhưng có lẽ cụ chủ cảm nhận thấy việc phải xử lý của nợ nên cụ chủ cũng ngó lơ luôn, haha. Một vài bạn trong nhóm còn lại cảm thấy áy náy vì đã trả công ít cho bạn hướng dẫn nên đã bồi dưỡng riêng thêm cho cậu ta 2.000 đồng nữa.

Như vậy, tổng chi phí 5.000 cho anh chàng hướng dẫn du lịch trong 2,5 ngày, bao gồm:
- Một buổi dẫn đi bờ Nam sông Hằng tới Assi Gath là nơi hóa thiêu xác của nhiều người chết ở bên sông Hằng;
- Một buổi đi thuyền dọc sông Hằng ngắm cảnh bình mình (chi phí thuyền trả ngoài là 1.000 đồng, hôm sau bọn em đến, được chào đi thuyền chung với giá 50 đồng/người, cụ chủ với em không đi vì đi thì mất thời gian trong khi em chỉ mong đi ăn, hix);
- Một buổi đi thăm Sarnath từ 10am-3pm;
- Một buổi dẫn đi bờ Bắc sông Hằng tới chùa của người Tây Tạng, và tới một vài shop bán đồ Kashmir;
- Buổi dẫn đi ăn tối ngày cuối cùng, được bọn em mời ăn tối luôn.

2,5 ngày buôn nước bọt này của anh chàng Radjeev này bằng luôn lương cả tháng của bác sỹ siêu âm mà bọn em gặp trên tàu. Bọn em ko biết là do công việc khác nhau nên mức thu nhập chênh lệch hay chính bọn em bị vào rọ nữa.

Radjeev là anh chàng hot boy trùm khăn đỏ kín mít đấy ạ, đang đèo hot girl nhà em ^_^.

 
Chỉnh sửa cuối:

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,026
Động cơ
875,032 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Em xếp hàng đọc bài cụ chủ.
 

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
739
Động cơ
443,895 Mã lực
Em cũng chịu thôi, không tải ảnh lên OF được nên em quyếtv định chia sẻ với các cụ/mợ album Ganges River của em.
Về phần lời bình, em xin phép vắn tắt thêm vài ý nữa. Nếu các cụ đi Ấn, thì nên đến bờ sông này một lần cho biết. Trải nghiệm xem một buổi lễ tế cũng hiếm có trong đời. Có một tấm hình màu tối, vì bỗng nhiên điện bị cúp.

Em cũng muốn review tốt cho Shri Guest House, mặc dù nhỏ, cầu thang dốc, nhưng ví trí đẹp, người phục vụ thân thiện, phòng gọn và sạch sẽ. Một món quà ăn ngon ven đường mà các cụ nên thưởng thức là yogurt sữa tươi - gọi là lassi. Có tấm hình chụp người thanh niên đang chế biến món này.
 

anhdong

Xe máy
Biển số
OF-359839
Ngày cấp bằng
24/3/15
Số km
91
Động cơ
260,880 Mã lực
Em hong thích ném đá đâu!
 

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
379
Động cơ
443,099 Mã lực
Em up ảnh giúp cụ chủ nhé.

Sông Hằng vắng vẻ ban trưa


thỉnh thoảng có cặp đôi tổ chức đám cưới diễu qua mong nhận sự chúc phúc của mọi người



đông vui lúc chiều tà





(anh em bên ni, chị em bên nớ, đứng bên này sông sao luyến tiếc, cụ chủ nhỉ ;) )

Vua của đường phố




Chuẩn bị lễ hội buổi tối






Quên mất, thêm món lassi (sữa chua đánh đá) trong chợ mà cụ chủ giới thiệu


 
Chỉnh sửa cuối:

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
739
Động cơ
443,895 Mã lực
Cậu chuyện của em kể dông dài, nhưng ít đề cập đến thời gian, nên cũng có thể các cụ/mợ khó theo dõi. Rút kinh nghiệm, em sẽ đề cập đến các mốc thời gian. Trong quá trình đi, em có ghi nhật ký trên evernote, sync liên tục. Do vậy, em sẽ có căn cứ để viết ra lúc này.

Em đã trải qua đêm 1/5/15 bên bờ sông Hằng, với một giấc ngủ sâu cho đến tầm 3:30am 2/5/15 thì bị gọi dậy. Bọn em phải đóng hành lý để chuẩn bị hành quân. Chừng 4:30am, bọn em bắt 2 rickshaw để ra ga Varanasi, đón chuyến tàu đi Gaya, để viếng thăm Bodhgaya - Bồ đề đạo tràng. Một vấn đề xa với bọn em đó là bọn em không tìm được platform để chờ tàu. Đây là một kinh nghiệm, vì hỏi nhiều người nhưng không có thông tin thống nhất. Cuối cùng cùng tìm được và đứng chờ. Cũng nên nhớ là ga Varanasi là một trong những ra rất lớn của vùng này, với nhiều platform, nên nếu chờ không đúng thì có thể nhỡ tàu. Rồi 5:40 tàu đến, tụi em leo lên tàu. Thật là đông đúc, nóng nực.


Trên tàu em gặp một số vị mặc đồ tu hành màu đỏ gạch, đeo bị, đầu cạo trọc, da nhẵn bóng, và họ không được hành khách khác nhường ghế. Em nghĩ chắc họ được cư xử như vậy ở đây, vì đạo Phật không hẳn đã được tôn sùng ở mức cao nhất ở đây. Nhưng câu trả lời không nằm ở chỗ đó, mà em biết được ở Bodhgaya, khi nghe những người gác đền thân thiện, trao đổi với em về những người giả tu hành này. Câu kết luận của họ là "not good", càng làm cho em thấy tiếc những đồng tiền mà em đã bố thí cho hơn 10 vị "đạo sư" ở Lumbini.

Hình ảnh dưới đây là những "đạo sư" giả mạo, đang ngồi "tọa thiền khất thực" trong đền Bodhgaya, gần hồ nước nơi Phật nhập định tuần thứ 6.
 

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
739
Động cơ
443,895 Mã lực
Chừng 10am tàu đến ga Gaya. Ra khỏi ga, em lãnh trách nhiệm đi thue xe van 7 chỗ đến Bodhgaya. Em đi về một cậu có chiếc taxi 4 chỗ và nói "tụi tao có 6 đứa, tao cần thuê 1 chiếc van đi Gaya, mày giúp tao nhé!". Tức khắc, cậu ấy đi tìm 1 cậu khác, trong khi đó thì một số chủ xe van đứng bu xung quanh em và ra giá, 1000rs, rồi hạ giá xuống dần. Cậu kia quay lại với 1 chủ xe, ra giá 900rs. Em bảo 600 thôi, mỗi đứa 100. Cuộc ngả giá bị can thiệp, phá giá bởi những người chủ xe van, cuối cùng, chốt lại 600rs. Có lẽ đây là giá tốt, vì chủ xe nói, cho tao 700, nhưng em dứt khoát nói, chỉ 600 thôi, khg đi thì tao đi xe khác. Đi chừng 30min thì đến nơi, đường đi vào khu vực Bồ đề đạo tràng.

Tụi em bắt đầu vác ba-lô, đi vào phía trong. Đầu tiên là hỏi chùa Việt Nam ở đâu. Tụi em lê lết đi trong nắng nóng. Rất nóng. Nạp nước liên tục, nước lọc, nước xoài, co-ca... Đến cổng chùa Việt thì thấy cổng chùa không đóng, tự mở vào được khoảng sân, không thể vào sâu vì chùa đang sửa chữa. Chán thật, đi Lumbini chùa cũng không có thầy, đang sửa chữa, đến đây cũng không có thầy, chùa sửa chữa. Phía ngoài chùa là những dãy nhà lụp xụp không khác chuồng heo là mấy, đó nơi trú ngụ của những người dân rất nghèo.






Tụi em thất thểu quay lại cổng chính của Bodhgaya. Đi ngang qua Tibetan Pagoda, tụi em đi vào. Em được quay một bánh xe chuyển pháp luân cực nặng, em nghĩ cỡ hàng trăm kg, đến tấn. Quay 3 vòng, rồi sau đó những người khác lại vào tiếp tục. Bánh xe này là khối trụ bằng kim loại, có họa tiết đẹp, đường kính chừng 2m, tức gấp gần 7 lần đường kính loạt bánh xe (30cm) mà em đã quay ở Sarnath.

Trong chùa người Tạng có một vị sư già 79 tuổi, có khuôn mặt lớn, hồng hào, tai rất to và dài, miệng cười đôn hậu. Ông ấy cho phép tụi em chụp ảnh chung. Ông ấy nói ông ấy đã ở chùa này 56 năm rồi. Khi chia tay, vị sư bắt tay và sờ vào đầu, vào má của từng người, kể các các bạn gái.
 

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
739
Động cơ
443,895 Mã lực
Trước hết để vào cổng đền phải gửi hành lý. Rồi gửi dép. rồi gửi điện thoại, không gửi sẽ bị phạt. Muốn chụp ảnh thì phải mua vé 100rs, muốn quay phim vé 300rs. Trời nóng, đi chân trần, ôi trời ơi, nóng ơi là nóng. Nóng không chịu nổi, tụi em phải chạy nhanh vào các bóng im để đứng. Em đi trước, một mình lang thang. Để vào bên trong đền tháp phải qua 2 cửa kiểm tra an ninh rất chặt, lục cả túi để tìm điện thoại. Nhưng vào trong, em mới biết là nhân viên họ cũng vẫn dùng điện thoại, có lẽ họ cấm vì chuông gây ồn.

Em đi vào trong thì gặp ngay 2 nhân viên an ninh dắt chó đi tuần. Họ nói chuyện, biết em từ Việt Nam sang. Em khen chó khôn, họ ok, và cho phép em ngồi sờ đầu chó, họ chụp ảnh giúp. Họ thân thiện, và sau này em vẫn còn gặp họ trong đền.


Có một bảo tháp, cửa đóng kín, trong đó có rất nhiều tượng, các vật gì đó, em nghĩ có thể là tro cốt của những người xuất gia. Em chụp xuyên qua cánh cửa gần như kín. Bên trong có rất nhiều tượng phật.


Em tiến vào bên trong tháp. Em nhờ một người nhân viên chụp ảnh. Người ấy tỏ ra rất thân thiện. Sau này em biết ôgn ấy từ Nepal sang làm việc, và ông ấy là người Nepal duy nhất làm việc ở đây.




Sau đó, em vào khấn Phật, sau đó em ngồi ở một nơi mát mẻ trogn tháp và xếp bàn, niệm chú. Xung quanh, cũng có nhiều người tu hành, xuất gia ngồi thiền. Em thấy nhiều nữ tu tham thiền, nhập định.

Sau đó, em ra khỏi tháp, và ngồi nói chuyện với người gác đền. Ông ấy rất vui vẻ, luôn tươi cười khi nói chuyện với em. Chỗ em ngồi có một số chỗ tu kín, có cửa có khóa chặt.




Có một người gầy gò cứ loanh quanh tìm cách nói chuyện với em, mang cơm cúng mời em ăn. Muốn làm điều gì đó tốt với em. Cuối ngày, em cũng tip cho người đó 40rs vì những gì mà người ấy cư xử với em.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top