[CCCĐ] ..:: Hành hương đất Phật ở Nepal và Ấn Độ giữa những trận động đất ::.. (P1)

anhdong

Xe máy
Biển số
OF-359839
Ngày cấp bằng
24/3/15
Số km
95
Động cơ
260,880 Mã lực
các chờ cụ mình nhé mình đi tắm đá xong lại ra ném đá với các cụ
 

anhdong

Xe máy
Biển số
OF-359839
Ngày cấp bằng
24/3/15
Số km
95
Động cơ
260,880 Mã lực
cố làm cho đủ chăm bài mà thấy lâu quá!
 

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
370
Động cơ
443,099 Mã lực
Lúc từ Kushinagar trở lại Gorakhpur, Mazan dường như đã cảm nhận được chiếc xe của mình. Về đến Gorakhpur, việc đầu tiên là Mazan lấy bánh xe dự phòng. Nói là bánh xe dự phòng nhưng kỳ thực chỉ là cái vành xe và lốp, ko có săm. Sau đó, là làm mát xe và sửa quạt như cụ chủ đã kể. Sau đó bọn em khởi hành đi biên giới Nepal.

Mazan đúng như người bố hiểu đứa con của mình, đi được khoảng 1h, đến một đoạn cánh đồng, nhà cửa thưa thớt thì Poành, Mazan quay ra nói Finish, finish. Cụ chủ ra xem thì bánh xe xẹp lép.



Em ngồi trên xe nghĩ có thể là chướng ngại, chưa đủ duyên để đi được đến nơi, thì thấy bên ngoài người đi đường họ chỉ chỉ, hóa ra chỗ làm lốp oto cách chỗ xe nằm chưa đến 50m.

 
Chỉnh sửa cuối:

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
370
Động cơ
443,099 Mã lực
Thế là em yên tâm sang đường ngồi chờ trong lúc Mazan vác lốp đi sửa. Trời nắng nóng nên em ngồi trông xe, cụ chủ đi kiếm hoa quả về ăn. Vùng này ít nhà dân, ban ngày, phụ nữ, trẻ nữ chỉ dám chường mặt ra nhiều lắm là đến bậu cửa ra vào, chỉ nam giới là được ra ngoài tán gẫu. Ban đầu là một thanh niên nhà quanh đó thấy xe em sự cố thì ra hỏi han. Thấy em qua đường thì rất nice nói nhà chỗ em đứng mang ghế ra cho em ngồi đỡ mỏi. Lần lần thì có một cậu thanh niên đang đi học cao đẳng, đang nghỉ hè về nhà chơi, có vốn tiếng Anh tốt hơn nói chuyện. Cụ chủ đi mua hoa quả ko được, lại mang về mấy chai nước xoài và mấy cái kẹo ngọt, bọn em phân phát hết kẹo cho bọn trẻ con nên chuyện chỉ loanh quanh đi đâu, làm gì, ở đâu,... nhưng cũng rôm rả, vui vẻ.



Nam giới ở đây hầu như đi xe máy phân khối lớn, ga rú rít ầm ĩ. Đoạn cuối buổi nói chuyện có vài thanh niên đi xe tạt vào, một số có ánh mắt rất uy hiếp, em nhìn một lần ko dám nhìn lại (lúc đấy trong lòng rất lo,hic, mà Mazan vác lốp về lắp cũng rất hay để ý sang, cụ chủ thì sang phụ Mazan. Một thanh niên nhìn em ko chớp mắt, một lúc, rồi hất hàm hỏi cậu thanh niên đang nói chuyện với em ý em nước nào, cậu thanh niên nói gọn, Malaysia. Mặc dù trước đó, bọn em đã giới thiệu VN, tặng cậu bé tiền VN làm kỷ niệm, nên em nghĩ khi trả lời em người Mã Lai là có ý. 10' sau nhóm người đó tự động bỏ đi. Mazan thì cũng lắp xong lốp và gọi em tiếp tục hành trình.
Việc sửa lốp xe ngốn của bọn em thêm 1 giờ đồng hồ.
 
Chỉnh sửa cuối:

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
727
Động cơ
443,895 Mã lực
..:: Hành hương đất Phật ở Nepal và Ấn Độ - Lumbini ::..

Trên đường đi Lumbini, em muốn kể thêm về chuyện nổ lốp xe. Cái lốp quá cũ, banh cả sợi ta-lông thép. Em xuống xe đi vòng, nhìn quanh, thì hỡi ôi 3 cái lốp kia cũng không khá hơn cái đã nổ, mòn vẹt cả rồi, rãnh lốp đôi chỗ không còn nhìn rõ nữa.


Trong thời gian tài xế vác lốp đi sửa, em đi theo, đến chỗ làm, em chi thêm 500rs cho cái lốp.

Em đi kiếm thức uống, mà em đã từng thử trên tàu hỏa, gọi là trà sữa, tiếng Hindu hình như là "cha..." Em ngồi nhìn người chủ hàng làm trà, với cái bếp bơm dầu kiểu như cái bếp dầu mà em nhìn thấy ở một ga nào đó trên đường từ Kolkata đến Gorakhpur. Đầu tiên sữa tươi được đổ vào nồi, rồi vài thìa đường, đun sôi, rồi vài thìa trà hòa tan đổ vào, đun sôi, cuối cùng là đổ ra cốc (nhựa, giấy, ...) để uống. Hương vị giống như các cụ uống trà lipton sữa nóng vậy. Em có xin ngửi trực tiếp mùi trà chưa nấu để trong hộp nhựa, rất thơm, và mùi đặc trưng.




Em uống luôn 2 cốc, 20rs, và rút kinh nghiệm ở Kushinagar em không đủ sô-cô-la để tặng cho trẻ, lần này em mua 30 cái kẹo. Quay lại chỗ xe hỏng để vừa trông đồ đạc, bừa hóng mát vì trời rất nóng. Đến nơi, em để các em bé tự mình chọn 4 cái kẹo tùy thích. Câu chuyện qua lại trôi đi cho đến khi tài xế vác lốp về, em ra phụ giúp để nhanh chóng lên đường.


Rồi ông lái xe vặn những con vít cuối cùng, xe tiến về phía trước. Em lên xe, miệng lẩm nhẩm "Om Mani Padme Hum" liên tục, bụng khấn thầm cầu Phật phù hộ đến nơi phía bên kia biên giới.


Lúc này, đã hơn 10:30 rồi, trời thì nóng ran, mà còn cách biên giới tương đối xa, chừng 70-80km gì đó.
 

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
727
Động cơ
443,895 Mã lực
Chạy được thêm đoạn nữa, thì xe rẽ vào mọt quán ven đường. Mazan không ăn mà chỉ vệ sinh. Chì mình em ăn thôi, phần cơm, cà-ri gà (double), chai nước, vậy là em no nê luôn. Cũng may cho em, là ăn tất cả các thức ăn nếu đói, và phải chuẩn bị để cuốc bộ.


Đi mãi, đi mãi, rồi cũng đến vùng biên giới. Hàng đoàn xe tải, xa khách, xe con xếp hàng. Cửa khẩu bụi bặm kinh khủng. Tụi em vào làm thủ tục xuất cảnh Ấn. Nhân viên công lực rất có trách nhiệm, họ nói rằng tụi em cần có visa vào Nepal, $25/visa. Trong khi tụi em làm thủ tục, xe chạy hẳn sang bên kia biên giới. Ở khu vực này, taxi của 2 nước qua lại rất đơn giản.




Có 1 người chạy đến đề nghị đổi tiền từ Indian Rupi sang Nepalese Rupi, giá 1 ăn 1,5. Họ cũng nói luôn, chính phủ đổi 1 ăn 1,6, nhưng họ chỉ được thế thôi. Qua bên đó, không dùng hết thì về họ đổi lại cho vẫn giá đó.
 

convoi

Xe buýt
Biển số
OF-17346
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
689
Động cơ
514,020 Mã lực
Quá hay. Đoàn này có 6 người thì ít nhất là 4 MỢ rồi. Phục các cụ/ mợ tuổi trẻ tài cao, dám dấn thân, mạo hiểm khám phá và kể lại cho OF thật sinh động. Hóng tiếp ...
 

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
727
Động cơ
443,895 Mã lực
Khi em đưua máy ảnh lên chụp cái bảng chỗ phòng xuất nhập cảnh cửa khẩu, thì bị chặn lại và bảo rằng cấm chụp ảnh. Em nói đại loại ý là "cho tao xin lỗi, nhng tao chỉ muốn chụp cái bảng thôi để làm kỷ niệm, chứ tao không chụp vào văn phòng làm việc của mày." Quay lại, 2 người đàn ông mời bọn em chụp ảnh ở ngôi nhà nằm sát ngay cạnh phòng xuất nhập cảnh ấy luôn. Họ cười tươi, nhưng em không trao được gì với họ, vì ngôn ngữ bất đồng.


Qua đến bên kia, thì tụi em phải vào làm thủ tục mua visa Nepal, và đóng mộc lên hộ chiếu. Xung quanh, em quan sát rất nhiều các bạn trẻ người da trắng, vài người da vàng như Nhật, Hàn mang rất nhiều hành lý. Họ cũng như tụi em, xin vào Nepal, nhưng có lẽ mục đích của họ là đi leo núi Chomolungma và hay luyện tập yago gì đó. Họ mang theo nhiều hành lý, và hầu như ai cũng có một tấm đệm có thể lót để ngồi, để nằm...









Em nhìn thấy 2 người làm thủ tục xong đang ăn dưa hấu, hỏi tìm chỗ mua. Dưa không được ngọt lắm, nhưng vậy là ngon lắm rồi, tụi em vẫn ăn ngon lành, vì khát. Nói thêm với các cụ/mợ, là với thời tiết ở đây, hầu như loanh quanh 40 độ, thì mỗi ngày tụi em uống mỗi người từ 3-4 lít nước đóng chai. Mặc dù khắp các điểm công cộng có nước vòi, nhưng tụi em không dám dùng, chỉ dám uống nước đóng chai. Trừ lần duy nhất uống nước vòi là tại sân bay Kolkata khi bị giam lỏng mấy tiếng chờ nhập cảnh, mà không còn một giọt nước nào. Em đã ra vòi và uống. Nhìn thấy em uống thẳng từ vòi, các bạn Nepal cùng chuyến bay mới bắt đầu uống theo kiểu của em, chú ban đầu em thấy các bạn ấy dùng tay hứng nước và uống, và rửa mặt, rửa tay nữa. Nhân đây, em không biết ở Việt ta thành phố nào có nước vòi công cộng uống được nhỉ? em thấy, ở Huế có vòi ở trước kỳ đài.
 

khiemds

Xe tải
Biển số
OF-173202
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
362
Động cơ
326,013 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà Nội
Em xếp chỗ ngóng chuyến đi của các cụ, gian nan mạo hiểm kinh.
 
Chỉnh sửa cuối:

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
370
Động cơ
443,099 Mã lực
Làm xong thủ tục nhập cảnh thì cũng đã 2pm và Mazan đã chờ sẵn ở bãi đỗ xe để khởi hành đi Lumbini. Khác với đường từ Gorakhpur đi biên giới Nepal ngồi xe cứ xóc tưng tưng, đường từ biên giới Nepal đi Lumbini, mặc dù cũng đang sửa đường 1 mé đường, nhưng lưu lượng giao thông ở mức thấp nên di chuyển cũng khá tốt, bọn em được chút thoải mái để ngắm cảnh ven đường.



Khung cảnh 2 bên đường vẫn là cánh đồng, điểm xuyết vài nhà dân đơn lẻ, thỉnh thoảng là một vài xưởng tạc tượng các con vật. Bọn em nhìn thấy phía xe như có ngôi đền chỉ thờ các con vật thôi như voi, trâu, ngựa,... Bọn em không ở lại nên cũng không thể tìm hiểu được. Gần 3pm, bọn em đã tới được vùng đất linh thiêng nơi đức Phật đản sinh - Lumbini. Cụ chủ cho rằng đây là nơi quan trọng nhất bởi nếu không có bắt đầu thì cũng sẽ không có những gì tiếp nối về sau.






Tòa nhà màu trắng là nơi thờ mẹ của Đức Phật, Hoàng hậu Maya Devi, và cũng là nơi lưu dấu chính xác vị trí nơi Đức Phật được sinh ra tại Lumbini khi Hoàng hậu đi qua Lumbini để về nhà nhưng không kịp, đã sinh ra Thái tử Sidhartha tại nơi đây. Hồ nước là nơi Hoàng hậu đã tắm trước khi sinh Thái tử. Cột đá bên cạnh tòa nhà màu trắng là trụ đá Asoka do vua Asoka, một vị vua rất thần tượng đạo Phật dựng lên để kể câu chuyện về nơi sinh của Đức Phật. Số lượng cột đá Asoka này, em nhớ không nhầm thì đến hơn 80.000 cột đá được dựng lên ở khắp các vùng Phật tích để ghi lại câu chuyện hoặc các bài Pháp của Đức Phật.
 

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
370
Động cơ
443,099 Mã lực
Khi em tới được Kushinagar, thăm được Đền và Tháp Đại Bát Niết Bàn, được chiêm ngưỡng tượng Phật nằm trong đền, cảm xúc rất thiêng liêng, cảnh vật bên ngoài tịch mặc cũng mang lại cảm giác thư thái. Nhưng khi vào đền Maya Devi ở Lumbini, thật tiếc em không có được cảm xúc tương tự. Thứ nhất là do thời gian gấp gáp, thời tiết cũng nóng nực, thêm người lái xe đạp dẫn đi cứ đi nhoay nhoáy cho hết mà cụ chủ cứ thế đi theo làm em cảm thấy rất bực mình, khó chịu. Nếu đi theo người lái xe đấy thì chỉ 10 phút là bọn em có thể ra khỏi đền được rồi. Em đã phải yêu cầu người lái xe đấy ra ngoài đợi em ít nhất là 30 phút để em tự nhiên nghỉ lại nơi đây.

Một vài cảnh sắc trong đền Maya Devi - nơi đức Phật đản sinh:








Dưới gốc bồ đề này luôn có khoảng mươi người mặc áo nhà sư ngồi đó. Chắc là khách Việt nam tới đây cũng nhiều lắm nên khi bọn em vừa đi tới, một số người đã hô to Adi đà Phật. Bọn em cảm thấy có chút ngạc nhiên. Cụ chủ muốn phát tâm gửi tới các vị sư này nhưng lại không có tiền lẻ nên lúng túng nói với người lái xe, họ bảo cứ đổi tiền lẻ của mấy nhà sư đấy rồi bố thí lại họ. Cụ chủ liền lấy 200 Rupi Ấn ra đổi tiền lẻ, nhẽ ra 100 Rupi Ấn đổi được 150 Rupi Nepal, nhưng những vị sư đổi tiền nhất định chỉ đổi cho 100 Rupi Nepal, sư gì mà tính toán thế ạ. Lúc sau em bực mình nói cụ chủ nếu sư thật thì cách làm của cụ chủ làm hỏng cuộc đời tu đạo của người ta, còn nếu sư giả thì thà bỏ vài trăm Rupi đấy vào hòm công đức của Đền để phục vụ việc chăm sóc đền còn ý nghĩa hơn. Em thấy bất bình vì những người lao động họ làm việc cật lực, vất vả cả ngày (như Mazan) mà tiền công có khi cũng chỉ bằng một người sư giả ngồi mát mẻ đấy được bố thí trong 1 ngày. Lúc về, em cảm thấy vô cùng ân hận vì tâm của em trong lúc đi thăm Lumbini đã không được an nhiên tự tại.
 

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
370
Động cơ
443,099 Mã lực
Người lái xe đạp nhận thấy rõ sự khó chịu của em nên lúc sau không nói nhiều cứ đi theo yêu cầu của em thôi. Thời gian bọn em cũng không có nhiều nên dù tour xe đạp là có thể đi thăm được rất nhiều chùa thì bọn em cũng chỉ yêu cầu đi thăm thêm Chùa Việt Nam Phật Quốc tự. Nếu đi bộ từ đường chính từ đền Maya Devi ra thì Việt Nam Phật quốc tự cũng không quá xa, tuy nhiên, do đi xe đạp nên bọn em phải vòng ra đường ngoài Khu di tích để rẽ vào một nhánh đường khác để đi tới chùa Việt Nam. Con đường nhỏ, gồ sống trâu nên ngồi trên xe cứ nghiêng ngả, em cứ đổ tại cụ chủ chẳng chịu ngồi ngay ngắn, haha.

Ao sen phía trước Việt Nam Phật quốc tự:


Cổng chùa có bảng thông báo chùa đang sửa chữa, sư trụ trì đi vắng, nhưng những người làm trong chùa rất tử tế mở cửa để bọn em vào thăm chùa.

Cụ chủ chụp hình trước Tam Bảo cửa đóng then cài:






Sau khi tham quan một vòng thì bọn em tạ từ nhóm thợ làm trong chùa để ra về. Trên đường đưa bọn em về chỗ Mazan đang đợi, ông lái xe bày đặt kêu đói, không có gì ăn từ trưa để vòi thêm tiền. Sẵn bực mình vì ông này dẫn bọn em đi cho nhanh hết, lại gà bài để mấy ông sư trong đền Maya Devi đổi tiền vô lý, lại so sánh với tiền công mà Mazan sẽ được trả, em nhất quyết không cho thêm một đồng. 2 giờ đi theo bọn em, ông ấy chạy xe được 20 phút và được trả công 500 Rupi Nepal (~350 Rupi Ấn), giá này họ phát bọn em không hề mặc cả, và Mazan, đi cùng bọn em từ sáng sớm đến tối muộn, trừ chi phí xăng cộ, sửa xe cũng chỉ được khoảng 700 Rupi Ấn thôi. Thấy ông lái xe này có vẻ bám dai (thấy bọn em có vẻ dễ) nên Mazan mở sẵn cửa xe cho em lên rồi bọn em khởi hành về lại Gorakhpur (Ấn Độ).
Lúc đấy là 5 giờ chiều.
 

bomit

Xe tăng
Biển số
OF-194526
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
1,344
Động cơ
328,367 Mã lực
Cảm ơn bài của Cụ/Mợ chủ!
Bài viết rất thực tế về cuộc sống tại nơi đất Phật!
Em quá ngưỡng mộ vì ngay sau động đất mà đoàn cụ vẫn quyết len đường và đạt được thành quả, ước nguyện.
Đức Phật phù hộ cho Cụ/Mợ nhiều sức khỏe và may mắn để tiếp những chuyến sau.
Em rót rượu mời Cụ/Mợ!
 

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
370
Động cơ
443,099 Mã lực
Trời đang nắng, chưa về được nên em lại ngồi kể tiếp về chuyến đi ạ :D.

Đoạn đường từ Gorakpur tới Lumbini, vị chi bọn em đi hết 5 tiếng. Những mong lúc về sẽ suôn sẻ mà về được nhanh hơn, vậy mà, lúc về bọn em cũng bị sự cố nên cũng mất 5 tiếng để về được Gorakhpur lúc 10pm (đoạn này em kể vo, không có ảnh ạ).

5pm, bọn em bắt đầu khởi hành tới biên giới Nepal. Khoảng 5.30', bọn em tới gần biên giới và lúc này, biên giới đông nghịt xe tải qua lại, tưởng như sẽ bị tắc, nhưng công an điều phối xe khá tốt nên vẫn lưu thông được. Lúc tới gần biên giới và cũng gần văn phòng xuất nhập cảnh Nepal, lo tắc lâu nên bọn em nói với Mazan là sẽ đi làm thủ tục xuất nhập cảnh xong rồi đợi Mazan ở bên kia biên giới, rồi bọn em rời xe. Vào văn phòng xuất nhập cảnh Nepal, nhân viên công vụ nhận ra bọn em trợn tròn mắt bảo đi trong ngày à, bọn em bảo chỉ tới thăm Lumbini thôi, nhân viên đó mới chỉ lên một bức ảnh dán khung trên tường về hoạt động của thấy Huyền Diệu trụ trì chùa Phật Quốc tự ở Lumbini và ra chiều thân thiện với người Việt Nam lắm rồi đóng dấu xuất cảnh cho bọn em.

Làm xong thủ tục xuất cảnh, bọn em đi qua biên giới. Có một nhân viên an ninh cửa khẩu Nepal thấy bọn em người nước ngoài hỏi hành lý bọn mày đâu, em nghĩ Mazan đã qua rồi nên nói ở xe taxi ở phía trước, thế là họ cho bọn em đi qua. Làm xong thủ tục nhập cảnh Ấn Độ, bọn em đi tới tiếp để tìm Mazan. Nhưng mà lạ, đi một đoạn khá xa, thấy có nhiều chỗ có thể dừng đỗ xe mà sao chẳng thấy Mazan đâu, em chợt nhớ về nhân viên an ninh hỏi bọn em về hành lý thì bảo cụ chủ hay là do thấy xe có hành lý mà không có khách nên bị giữ lại ở cửa khẩu, cụ chủ thì cứ khăng khăng là lúc trưa cũng như thế đi qua được thì giờ về cũng dễ dàng mà qua vậy nên sẽ không bị giữ lại ở cửa khẩu. Bọn em đi xuôi đi ngược vài vòng, cuối cùng em cũng thuyết phục cụ chủ quay lại cửa khẩu để hỏi. Trong bụng em lúc đấy cũng lo là Mazan đã ứng gần hết tiền mà Mazan sẽ được chủ khách sạn trả nên biết đâu ông ấy đi về luôn thì chết bọn em. Lo thì lo nhưng thấy một hàng mỳ xào thơm quá, em cả ngày nghĩ chạy đua với thời gian, đồ ăn thì không hợp khẩu vị, chỉ toàn uống nước ngọt và 2 miếng pizza lúc sáng sớm, em phải lót dạ cái đã và cả chuyến đi Ấn của em cứ tơ tưởng mãi đĩa mỳ em ăn tại biên giới Nepal. Trong lúc em ăn mỳ thì cụ chủ quay lại biên giới để tìm hiểu thông tin của Mazan.

Lần quay lại biên giới tìm Mazan lần này của cụ chủ là lần 2, lần đầu khi bọn em ở gần phòng xuất nhập cảnh Ấn quay lại thì nhân viên an ninh bảo mày đã xuất cảnh rồi, không được sang bên kia biên giới tìm người nữa. Lần 2 này, cũng may Mazan qua biên giới để tìm nên gặp cụ chủ và cùng quay lại chỗ an ninh cửa khẩu. Em ăn mỳ xong xuôi rồi, đợi mãi cũng không thấy ai nên cũng đi lần lần về phía cửa khẩu và cũng gặp Mazan đi ra tìm em. Hóa ra không phải là vì vụ hành lý mà không có khách đi cùng mà là vì Nepal là vùng bị động đất ảnh hưởng, có nhiều thông tin về khách du lịch không liên lạc được nên bất kỳ khách nước ngoài nào xuất cảnh ra khỏi Nepal đều phải ghi lại tên tuổi để họ đối chiếu thông tin người mất tích. Bọn em để lại tên tuổi, an ninh Nepal cấp cho em một chai nước, bánh quy miễn phí nhưng em không có nhu cầu nên nói với họ là để cho những người khác. Sau đó họ để bọn em qua cửa khẩu vào Ấn Độ. Xe của Mazan đúng là cũng qua cửa khẩu rồi và đỗ ở một ngách nhỏ, bọn em lên xe để đi về Gorakhpur.

Lúc đấy là 7pm, trời đã tối sầm, biên giới đèn đã sáng trưng, nhưng đường về của bọn em không hy vọng có đèn đường sáng sủa như vậy.
 

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
370
Động cơ
443,099 Mã lực
Cảm ơn bài của Cụ/Mợ chủ!
Bài viết rất thực tế về cuộc sống tại nơi đất Phật!
Em quá ngưỡng mộ vì ngay sau động đất mà đoàn cụ vẫn quyết len đường và đạt được thành quả, ước nguyện.
Đức Phật phù hộ cho Cụ/Mợ nhiều sức khỏe và may mắn để tiếp những chuyến sau.
Em rót rượu mời Cụ/Mợ!
Cảm ơn cụ. Đúng là chuyến đi này, bọn em thấy như được Trời, Phật phù hộ đi đến nơi, về đến chốn cụ ạ.
 

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
370
Động cơ
443,099 Mã lực
Lại tiếp về hành trình về lại Gorakhpur của tụi em. Ở đoạn chuẩn bị hết khu vực biên giới, Mazan tạt vào lề đường, bảo bọn em đợi 1 phút, rồi gặp một thanh niên to béo ngồi xe phân khối lớn đưa một ít tiền. Dân ở khu vực giữa Gorakhpur như em thấy toàn đi xe phân khối lớn, hôm đó đi về tối muộn nên em đoán Mazan nộp ít phí bảo kê để đi an toàn. Lên xe, Mazan nói muộn quá, sợ bọn em bị muộn tàu và tập trung phi hết tốc lực. Đoạn đường về tối thui, chỉ có các bịch đất nằm dọc mép đường, đoạn giáp với ruộng, có gắn phản quang để phương tiện lưu thông trên đường nhận biết. Đường siêu vắng, thi thoảng gặp 1 xe khách, thỉnh thỏang gặp 1 xe zeep chở ghép khách từ biên giới về, hoặc thanh niên địa phương đi xe máy.

Vì sợ muộn, Mazan phóng nhanh tốc độ không thay đổi ngay cả khi có xe ngược chiều đi tới, lạng lách kinh hồn. Lại thêm cái xe cũ ko đủ độ tin cậy, cụ chủ và em ngồi trên xe phải trấn an Mazan là về muộn cũng ko sao và chú tâm niệm Phật mong cuộc trở về thuận lợi.

Đôi lúc đi qua khu làng xã có ánh đèn phát ra từ những mái nhà lụp xụp ven đường lại thấy an tâm hơn. Ở khu có dân cư, thỉnh thoảng có một vài xe thùng dừng ven đường bật nhạc để các nam thanh niên nhảy nhót, trên xe là một người mặc đồ phụ nữ múa khuấy động. Những người này em đoán chắc là gay vì phụ nữ Ấn ko thể ra đường buổi tối làm chuyện như vậy. Đây có thể nói là hoạt động giải trí duy nhất trong khu vực. Có một nhà có vẻ khá giả có đám cưới, ở đấy em mới thấy phụ nữ xiêm y diêm dúa nhảy múa ăn mừng.

Ở đoạn khác, em đã thấy một cảnh tượng mà em mới chỉ được nghe kể. Chẳng là sếp em đi Papua New Guinea về có kể với tụi em là bên đó dân thất nghiệp đa số, phúc lợi xã hội ko đáp ứng được (bệnh viện công mà như cái nhà kho dột nát bỏ hoang lâu ngày ấy ạ), người cơ nhỡ, vô gia cư nhiều vì dân ở các khu vực khác dồn về Port Moresby kiếm việc mà ko có, thế nên an ninh cực kỳ bất ổn. Tuy nhiên, vành đai an ninh bảo vệ đặc biệt chỉ đáp ứng được cho giới thượng lưu, những người dân khác phải có biện pháp bảo vệ cho chính mình, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh. Ở các cơ sở kinh doanh, người thu ngân, bán hàng phải đứng sau chuồng cọp để ngăn chặn cướp bóc. Và hình ảnh chuồng cọp trước quầy hàng này em đã được tận mắt nhìn thấy trên chặng đường về Gorakhpur này. Đó là một hiệu thuốc, trước cửa là hơn chục thanh niên đang xúm vào mua thuốc, ánh đèn leo lét của hiệu thuốc càng làm rõ hình ảnh song sắt đan dầy, kín hết mặt tiền hiệu thuốc và lên tận trần nhà. Quãng đường về điểm xuyết vài hình ảnh cuộc sống, nhưng vẫn thấy heo hút như cả quãng đường.

Đúng 10pm, bọn em về lại được KS, lúc này mới thấy Mazan cười được thoải mái. Bọn em thanh toán nốt tiền thuê xe cho Gautam, chủ KS, tắm táp nhờ rồi tạm biệt mọi người để sang ga lên tàu đi đêm tới Varanasi.
 

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
370
Động cơ
443,099 Mã lực
Cụ chủ lặn đi đâu mất rồi??? Em lại quyền khách thế chủ, kể tiếp câu chuyện vậy.

Bọn em sang ga để đi chuyến tàu đêm từ Gorakhpur đến Varanasi. Lúc về khách sạn không gặp đồng bọn ở đấy, bọn em hiểu rằng nhóm 6 người bọn em chỉ còn 2 đứa em đi tàu, 4 đứa kia đã an vị lại Varanasi mà ko đi tới Gorakhpur để đi Kushinagar nữa. Tìm thấy thông tin về đường tàu chạy, bọn em xuống đến nơi thì thấy toa nào cũng full, mà bọn em đi hạng first class cũng chẳng thấy toa nào thể hiện first class. Túm được một nhân viên an ninh tàu mới biết tàu đang chuẩn bị nối thêm toa và toa first class là toa sẽ được nối thêm. Và tàu bị trễ mất 1 giờ vì vụ nối thêm toa tàu này. Bọn em có 6 người thì 4 người bỏ vé, vé tàu của bọn em 1 khoang 4 giường 1m. Đây là chuyến tàu duy nhất bọn em được nằm thoải mái. Sau một ngày quá mệt mỏi, lên được tàu là bọn em ngủ vùi luôn.

Sớm hôm sau dậy, bọn em bắt đầu ngắm cảnh ven đường. Cảnh phổ biến là thế này đây ạ:







Ban đầu bọn em định xuống ga ở Sarnath vì nghĩ để đi Khu thánh tích Sarnath cho gần. Tuy nhiên, thấy ga Sarnath nhà dân san sát ở bên, đường đất nhỏ hẹp, sợ là không có phương tiện đi lại, thế là bọn em quyết định đi quá đến luôn ga chính ở thành phố Varanasi. Diện tích ga này em nghe nói là lớn nhất ở Ấn Độ, cũng dễ đúng bởi đây là nơi tập trung bao nhiêu thế hệ người Ấn về hành hương và sống những ngày cuối đời ở bên dòng sông Hằng.




Tàu dài 15-20 toa mà trên khoang tàu khách đông khủng hoảng, chỉ có đứng thôi đây ạ.
 

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
727
Động cơ
443,895 Mã lực
..:: Hành hương đất Phật ở Nepal và Ấn Độ - Sarnath ::..

Ra khỏi Varanasi bọn em thuê 1 chiếc autorickshaw đi thăm Sarnath, và quay về bến Sông Hằng, chỗ KS đã thuê để nhập với 4 bạn kia. Sarnath có cụm di tích Vườn Lộc Uyển, còn gọi là Vườn Nai (Deer Park). Đường đi rất tệ, đông đúc, bụi bặm, và nhiều ổ voi, vì đang làm đường.


Khu vực Sarnath là nơi đầu tiên mà bọn em phải mua vé khi vào thăm quan. Vé cho khách ngoại 100rs, nhưng khách nội người Ấn chỉ 5rs, chênh nhau 20 lần. Em hơn bất ngờ, nhưng chưa phải là chênh nhiều nhất. Sau này, khi vào Taj Mahal, đền tình yêu bất diệt, giá 750rs cho khách ngoại, khách nội chỉ 20rs.

Em xin copy 1 đoạn về di tích này.
"Vườn Lộc Uyển nằm cách thành phố cổ Varanasi khoảng 10 km, là một địa phương vô cùng yên tĩnh. Vua A Dục, vị vua đã đưa Phật giáo lên đến thời kỳ hưng thịnh trên khắp lãnh thổ, đã đến Vườn Lộc Uyển vào khoảng năm 234 trước Công Nguyên và dựng lên ngọn tháp Dhamek, một tháp bảo lớn, ghi dấu nơi Đức Phật ngồi thuyết pháp. Tháp Dhamek có chiều cao 31,1 m, rộng 28,3 m, được dựng trên một nền đất cao, càng làm tôn lên vẻ uy nghiêm của ngôi tháp bảo. Từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ 11 sau Công Nguyên, rất nhiều công trình kiến trúc Phật giáo cũng như tu viện đã được dựng lên ở đây, đưa vườn Lộc Uyển trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất trong suốt 1500 năm. Tuy nhiên, dưới sụ tàn phá của lịch sử, ngày nay, Vườn Lộc Uyển chỉ còn lại là những tàn tích trải dài trên một vùng đất rộng lớn."












Đây là nơi được cho là lần đầu tiên Phật thuyết pháp cho 5 người bạn của ngài theo trường phái hành xác, nhịn ăn khổ cực. Sau 6 năm bất thành, ngài thay đổi và đã chứng ngộ ở Bodhgaya, nơi mà chúng tôi sẽ viếng thăm vào mấy hôm sau.
















 
Thông tin thớt
Đang tải
Top