Để thâu tóm cơ ngơi đất cát của Hãng phin này người ta phải ủ miu mươi mười lăm năm, những kịch bản đạo diễn phải là nhóm quan chức đại diện quản lý Nhà nước chứ mấy thằng tư nhân chỉ có tiền không thôi tuổi gì. Mà bọn quan chức đã viết kịch bản thì đương nhiên "được ăn cả ngã còn nguyên", có chết chỉ chết thằng doanh nghiệp đứng tên thôi.
Em suy luận đơn giản, tổng giá trị kinh doanh của các chỗ đất hãng phin ấy vào độ 3000 tỷ, hãng làm ăn lại chả nợ nần thằng khỉ nào. Bỏ ra có 100 tỷ mua được thì chú bỏ 100 chú làm 500 là chú tê cmnc rồi, còn của anh chị cả. Đấy là em tưởng tượng đơn sơ với tư cách một thằng bán cháo lòng.
Phải có quan chức thì mới tác động để phin ảnh ỉu xìu xìu, ngân sách cấp làm phin nó phân bổ nuôi hành chính, xé lẻ chia nhiều kịch bản, phân tán ra thì lấy đâu phin hay. Mà làm thế chả bắt tội được đứa nào vào chỗ nào. Nghệ sĩ tự khắc chuội dần đi, tự kiếm mánh khác mà sinh nhai. Làm phim ở ta thì như làm tình trong quan tài, đến thở không còn ngột chứ lại còn đòi hôn hít mí lại phì phọp được như máy khâu. Anh Tuấn Hổ gia cảnh khó khăn vất vả, anh em dồn việc cho mà làm chạy hộc máu mồm mới được tỷ bạc làm phin đặt hàng mà bán hết chỗ quảng cáo thì may còn được trăm bạc, đấy là diễn viên toàn các em các cháu chứ đừng nói sao với đèn. Dần dần hãng phin thành các xác chết khô, dư luận rủa xả ghét bỏ chia rẽ chuyện nọ chuyện kia. Lúc bấy thâu tóm và chuyển đổi mục đích đơn giản, bọn dư luận đứa nào còn thối mồm chọc ngoáy nó cho vài bài báo dẫn dắt là xong.
May cho hãng phin là đợt này đương đốt lò, các cụ nghe phong thanh có mùi củi quế.