Bộ trưởng Thăng chắc chỉ đi xe của công (xe biển xanh), lương cao nên mới nói 20 triệu là nhỏ, Ông thử là người dân bình thường xem nào?. Không phải tất cả những người có xe ôtô đều là người giầu, phần lớn đều từ dành dụm, tích góp cả đời để mua và chỉ sử dụng ôtô trong những lần đi xa hoặc về quê. Sử dụng biện pháp này tôi nghĩ chỉ thu được nhiều tiền (tận thu cho ngành giao thông) mà hoàn toàn không giảm được ùn tắc vì đã đóng tiền thi tôi phải cố mà đi, kể cả tắc đường.
Nếu Bộ Giao thông muốn hạn chế phương tiện giao thông thì có thể sử dụng các biện pháp khác còn hiệu quả hơn (thậm chí hiệu quả ngay lập tức), tôi ví dụ: Hạn chế phương tiện giao thông lưu thông vào giờ cao điểm, người nào muốn đi vào giờ cao điểm thi phải đăng ký đóng tiền để được dán phiếu lưu hành (giống như khi đi đăng kiểm), trường hợp nào không đóng phí mà cứ đi thì phạt thật nặng, tôi nghĩ xẽ giảm ùn tắc ngay.
Cá nhân tôi có xe ôtô nhưng cũng không thường xuyên sử dụng (đặc biệt trong nội đô), chỉ sử dụng vào ngày nghỉ, đi xa (và thường đi cả gia đình). Một số người dân ở các tỉnh xa không tắc đường thì sao phải hạn chế. Nếu thu như cách mà Bộ giao thông đưa ra thì đây phải gọi là thuế (thuế đóng góp cho Bộ giao thông chứ không nên gọi là phí). Nhiều người dân đang bức súc nghĩ ngành giao thông thiếu tiền nên đã nghĩ ra đủ mội cách để thu của người dân để bù đắp vào các lỗ hổng trong quản lý các dự án giao thông trong thời gian qua.
Tôi nghĩ Quốc hội, Chính phủ cần có những quyết định rõ rang dứt khoát về hai loại thuế này (thu hay không thu), trách các dư luận bức súc của người dân. Gây tâm lý hoang mạng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội (trên một số các diễn đàn nhiều đối tựơng sấu đã lợi dụng để trống phá).