[CCCĐ] Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai

mrrocky

Xe buýt
Biển số
OF-82421
Ngày cấp bằng
10/1/11
Số km
971
Động cơ
423,040 Mã lực
Nơi ở
LIBERTY CITY
Hic em sợ nước nếu không chắc cũng ra biển với hải đảo chơi rùi :D
 

hoangminhtnvn

Xe điện
Biển số
OF-14439
Ngày cấp bằng
1/4/08
Số km
2,100
Động cơ
535,940 Mã lực
Nơi ở
58 Quán Sứ
Em đang sắp đồ đạc, mai lên đường vào Cam Ranh rồi theo tàu HQ996 đi Trường Sa, rất cảm ơn bác chủ thớt đã có bài viết hay và cho e rất nhiều thông tin cần thiết trước khi lên đường. Tối nay nghe tin gió mùa mà hơn lo, chắc biển không được yên ả và nắng đẹp như chuyến đi của bác năm ngoái. Em nhớ không nhầm là đợt bác đi cùng đoàn còn có rất nhiều sư thầy ra làm lễ khánh thành chùa và lễ cầu siêu. Phòng e cũng có 1 anh đi chuyến đó, năm nay tới lượt e. Lần đầu đi phượt biển nên cũng hơi lớ ngớ nhưng tinh thần thì lên rất cao sau khi đọc bài của bác. Thank
 

Chuột bạch

Xe container
Biển số
OF-26176
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
6,279
Động cơ
845,153 Mã lực
Bên DK đang tổ chức chương trình du lịch Trường sa lần 1 do Cty Hai Thanh của BQP tổ chức , tổng chi phí khoảng 21T, xuất phát từ Vtàu, đi tàu CQ-03, cụ nào máu tham gia deeee.

Em copy 1 đoạn CV nhé :


Là người Việt Nam ai cũng biết đến hai quần đảo thân yêu của Tổ quốc – Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, còn Trường Sa thì đang bị tranh chấp, lấn chiếm.
Mặc dù là quần đảo Trường Sa là đất của chúng ta, là một phần lãnh thổ của Việt Nam, nhưng đi thăm Trường Sa vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng có cơ hội như thế này. Tôi đã từng nghe một câu nói khá nổi tiếng “đi Mỹ còn dễ hơn đi Trường Sa”, ngẫm lại thấy rất đúng.
Nay cơ hội đã đến với các Bạn, những ai mong muốn đi thăm Trường Sa đều có cơ hội để đi.
Được sự cho phép của Quân chủng Hải Quân, bộ Quốc Phòng, kết hợp với công ty Hải Thành – Quân chủng Hải Quân, chúng tôi (VSP, Petrosetco, VCCI, OSC, …) đứng ra tổ chức chuyến đi thăm Trường Sa và giao lưu với quân dân trên Quần đảo Trường Sa.
Chúng tôi mong muốn mang đến cho các Bạn:
- Trải nghiệm và hiểu biết cuộc sống của người lính, người dân đang sống trên đảo.
- Cảm nhận sự linh thiêng, xúc động trong hoạt động viếng các hương hồn liệt sĩ trên biển;
- Cảm nhận tâm linh mạnh mẽ khi đến viếng các chùa trên đảo;
- Cảm nhận và trân trọng những gì người lính ở nơi xa sôi đang chịu đựng để đem lại sự bình an của chúng ta nơi đất liền;
- Và còn rất nhiều điều nữa đang chờ đợi các Bạn.
Hành trình của đi như sau:
1. Vũng Tàu đi Đảo Song tử Tây (724 km);
2. Đảo Song Tử Tây đi đảo Sinh Tồn (164 km);
3. Đảo Sinh Tồn đi đảo Đá Tây (225 km);
4. Đảo Đá Tây về Vũng Tàu (531 km);
Tổng thời gian đi khoảng 5-6 ngày.


Cụ nào máu thì mật thư cho em để biết chi tiết ạ
 

lonesome

Đi bộ
Biển số
OF-64066
Ngày cấp bằng
14/5/10
Số km
2
Động cơ
437,420 Mã lực
Bên DK đang tổ chức chương trình du lịch Trường sa lần 1 do Cty Hai Thanh của BQP tổ chức , tổng chi phí khoảng 21T, xuất phát từ Vtàu, đi tàu CQ-03, cụ nào máu tham gia deeee.
Bác ơi, đối tượng tham dự là những thành phần nào thế ạ? Đóng tiền xong có phải xét thêm điều kiện gì không?
 

Đại Ba

Xe điện
Biển số
OF-51041
Ngày cấp bằng
17/11/09
Số km
2,260
Động cơ
433,184 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng đã đăng ký đi Trường Sa theo chương trình trên. Em ở Hà Nội, cụ nào ở gần thì ta tập hợp thành nhóm đi 1 thể nhỉ?!
 

Forcus

Xe tải
Biển số
OF-73873
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
372
Động cơ
427,320 Mã lực
Đọc lại bài này của cụ vẫn rất xúc động
 

justinlong

Xe tải
Biển số
OF-5572
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
460
Động cơ
548,341 Mã lực
Nơi ở
Nơi Rồng bay lên...Paradise
Cám ơn cụ đã cho ae xem cận cảnh ngoài khơi của VN ta... Chúc cho các ae chiến sỹ mạnh khoẻ, hạnh phúc và vững vàng nơi đầu sóng, ngọn gió
 

mec e250

Xe tải
Biển số
OF-86374
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
401
Động cơ
412,760 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào cũng có
ước muốn có 1 ngày được ra thăm quần đảo tiền tiêu của Tổ Quốc
 

mightyman198x

Xe tải
Biển số
OF-75325
Ngày cấp bằng
13/10/10
Số km
392
Động cơ
426,110 Mã lực
Nơi ở
Trần Huy Liệu
Cụ Hoangminhtnvn - đi chuyến này nhớ làm 1 bài cụ tỷ cho anh em rõ đường đi nước bước nhé!

Xuất phát từ Cam Ranh đi, sử dụng tàu HQ thì nhất rồi còn gì.
 

Forcus

Xe tải
Biển số
OF-73873
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
372
Động cơ
427,320 Mã lực
Không biết nghệ sỹ Đình Hà có đi cùng với bác sleepdriver không,
Nhưng tôi thấy bài của NS Đình Hà rất là cảm động được sự cho phép của anh tôi xin phép post lên đây cho bà con đọc

"Mình ko phải là thành viên OF nhưng mình cũng hay có dịp đi công tác xa.Blog mình viết là để chia sẻ , bạn có thể pos bài của mình chia sẻ cùng các bạn bên OF cho vui.
Cảm ơn bạn!
Thân mến
Đình Hà"
 

Forcus

Xe tải
Biển số
OF-73873
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
372
Động cơ
427,320 Mã lực
Lễ tưởng niệm trên thềm lục địa phía nam

"Toàn đoàn báo thức...báo thức toàn đoàn.." Tiếng báo thức vang lên dồn dập từ những chiếc loa cực lớn trên boong tàu và các loa nhỏ gắn trong mỗi phòng nhỏ của chúng tôi tạo thành một âm thanh chói lói, hỗn độn khiến cho những cái đầu đã bải hoải vì say sóng cũng phải tỉnh táo ngay tức khắc.
Tôi vùng dậy nhìn đồng hồ :5h sáng.
Vệ sinh cá nhân xong lúc 5h15 , con tàu chao đảo làm tôi loạng choạng khi ra khỏi nhà vệ sinh.
- Hôm nay sóng to lắm các anh ạ - cậu lính trẻ mang bữa ăn sáng cho chúng tôi vừa đặt một nồi cháo cá nóng hổi xuống chiếc bàn sắt kê giữa phòng vừa nói.
Như thường lệ chúng tôi kết thúc bữa sáng khoảng chừng 10phút đồng hồ, mỗi người cố húp vài thìa cháo bởi chưa quen với cái nếp ăn bốn bữa một ngày của lính biển. Tôi húp nhanh hết nửa bát cháo cho có chút năng lượng từ giờ tới bữa trưa và rời khỏi phòng lên boong thật nhanh bởi hôm nay chúng tôi làm lễ tưởng niệm các liệt sĩ hi sinh trên thềm lục địa phía nam trước khi xuống xuồng nhỏ vào thăm nhà giàn DK1, nơi các chiến sỹ cảm tử bám thềm lục địa phía nam của tổ quốc và cũng tại đây nơi rất nhiều liệt sỹ đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển sâu để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Biển âm u một màu xám chết chóc , boong tàu ướt lạnh đẫm sương đêm, gió biển kêu hu..u..hu..như than như khóc những vong hồn tử sỹ.
5h30 phút lễ thả vòng hoa xuống nước bắt đầu.....
Chúng tôi đứng sát vai nhau trên boong tàu lớn, gió biển xác xao, con tầu chao nghiêng theo từng đợt sóng , chao nghiêng theo lời điếu nghẹn ngào của hạm trưởng Nguyễn Vinh :
- "Chúng tôi đã cố gắng hết sức mình trong những đêm bão tố cuồng nộ ấy...nhưng hỡi ôi ...biển sâu , sóng dữ ...sức người có hạn...nên các anh đã mãi mãi nằm lại nơi thềm lục địa thiêng liêng của tổ quốc này - Anh lấy ống tay áo hải quân quệt nhanh qua mắt - Các anh đã mãi mãi ra đi.... để hôm nay..... chúng tôi còn được đứng đây - giọng anh bắt dầu đứt quãng và nghẹn lại, nhiều tiếng ho khan, nhiều tiếng sụt sùi xen lẫn tiếng sóng biển trầm buồn.....
- ......."Chúng tôi những đồng đội của các anh hôm nay lại trở về đây bên các anh ....cùng uống với nhau ly rượu nhạt trên những tấc đất biển thiêng liêng thấm đẫm máu đào nơi địa đầu của tổ quốc này - anh vừa nói vừa cầm ly rượu trên bàn thờ tưới xuống biển - Một chút ân tình...kính dâng các vong linh liệt sỹ...."
Tiếng còi tàu hụ lên 3 hồi thê thảm u buồn , con tàu tuần duyên đỗ song song đối diện gần đó cũng hụ...u..u..hụ... đáp lại một cách thê luơng... tiếng còi của hai con tàu quyện vào nhau lan chậm trên từng con sóng lạnh lùng trên thềm lục địa phía nam của một buổi bình minh xám xịt buồn ai oán.
Vòng hoa được thả xuống biển chầm chậm trong tiếng nấc nghẹn của mọi thành viên trong đoàn, tôi cũng hít một hơi thật sâu và thấy xống mũi cay xè...trong khói hương nghi ngút , tôi cố gắng tập trung bấm máy, nhiệm vụ của tôi là phải ghi lại những cảm xúc trong cái giờ khắc thiêng liêng trên vùng biển thiêng liêng của tổ quốc này.

ĐÌnh Hà
 

thuysinh.tl

Xe container
Biển số
OF-80800
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
6,120
Động cơ
463,443 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
Em đọc rất nhiều topic này và thấm thía nhất câu nói này. Đúng là từng tấc đất cho đến nay đã thấm máu biết bao anh hùng liệt sỹ và chúng ta, con cháu chúng ta sẽ phải chung tay góp sức để giữ gìn những tấc đất đó
[/FONT] - Một câu chuyện truyền miệng khác là trong một lần giao lưu với đoàn công tác ra thăm đảo, một sĩ quan cao cấp của Quân chủng Hải quân có hỏi anh em rằng hiện nay đất ở đâu đắt nhất (như một câu chuyện chơi chơi vậy thôi). Người thì nói Hàng Ngang, Hàng Đào (Hà Nội); người nói Hàm Nghi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi (Tp. HCM) .. etc ... Thế nhưng, thật bất ngờ, người sĩ quan Hải quân đã chỉ tay ngay xuống lớp sỏi và xương san hô dưới chân mình mà nói “Tôi thì nghĩ đất ở đây mới là đắt nhất”. Cả đen và bóng. Im lặng và thấm thía.
[/SIZE]
 

Forcus

Xe tải
Biển số
OF-73873
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
372
Động cơ
427,320 Mã lực
Đêm đầu tiên trên thềm lục địa

8h30phút sáng tầu HQ 960 nhổ neo tại cảng Ba Son.
Chúng tôi vẫy chào ....những cái vẫy tay da diết..... với những người tiễn đưa..với đất liền.
Những khu rừng ngập mặn xanh mướt đôi bờ khiến lòng người nâng nâng một cảm giác bình yên khó tả ,lướt nhanh..lướt nhanh...sau những làn sóng biếc.
Tầu HQ960 là con tàu siêu cấp (con tàu huyền thoại của đường mòn HCM trên biển ) chẳng mấy chốc đã ra tới biển bao la
Đại dương bao la..sóng vỗ hiền hoà...lòng người nâng nâng khôn tả.
Sóng bạc đầu nhồi lên lắc xuống vào buổi chiều nhưng con tàu vẫn lướt nhẹ êm trên sóng .
Một thuyền đánh cá nhỏ của ngư dân Việt lướt qua thân tàu, sóng ở mạn tàu hoà cùng sóng biển đẩy con thuyền ra xa thật nhanh.....dập dềnh...dập dềnh nhỏ bé...xa hút , tạo thành một nét chấm phá cô độc nhỏ nhoi giữa biển chiều.
Đêm xuống.
Không gian như tan chảy trong tiếng sóng vỗ mạn tàu....không còn biên giới , không còn ranh giới...chỉ còn sóng biếc và ....nhợt nhạt mây xám mờ ảo phía chân trời.
Tôi căng mắt nhìn ra bốn phía...trời nước như thể đang trong thời kỳ hỗn mang....hỗn độn, vô hình, không biên giới.
Những con sóng vỗ vào mạn tầu đêm kêu ..lọc..ọc..lọc..ọc...như tiếng thở của quái vật thời tiền sử, vài bóng chim biển đêm trắng xoá (tôi không biết loài chim gì) lao vút đi, vút lại trong đêm đen với những tiếng kêu..oa..oa..oa....và trăng bắt đầu lên....
Trăng bạc in một nửa bóng mình trên sóng biển trước rồi mới từ từ ló rạng, thoạt đầu thì sóng làm vỡ tan một chút những mảnh bạc , xé tan bóng trăng thành hai mảnh và ném ra hai bên tạo thành những mảnh vụn lấp lánh ánh bạc phía cuối chân trời.
Và khi trăng lên cao chừng một con sào cách mặt biển thì biển dường như hiền hoà hơn, sóng cũng dịu dàng hơn..và ánh trăng tựa như những vụn bạc tan ra..tan ra...trải đều trên mặt sóng...lấp lánh, những chùm sáng như lân tinh tan ra trên những ngọn sóng lan toả ra từ phía chân trời.
Trời nứơc bao la, sóng vỗ hiền hoà , trăng buông rơi những ánh sáng ngà trên biển, tôi như bị thôi miên trong khung cảnh huyền ảo của biển trời...quê hương mình đẹp đến vậy sao....???
Con tàu HQ 960 vẫn nhẹ nhàng lướt sóng, lướt trên những vụn bạc tan ra tan ra từ ánh trăng .
Đêm trăng đầu tiên của tôi trên thềm lục địa phía nam tổ quốc.

Đình Hà
 
Chỉnh sửa cuối:

Forcus

Xe tải
Biển số
OF-73873
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
372
Động cơ
427,320 Mã lực
Cập cảngTrường Sa Lớn

Còi báo thức và lệnh báo thức vang lên quen thuộc như mọi sớm trên tàu , một cậu lính trẻ khệ nệ bưng vào một nồi to , cậu đi sau bê bát đũa và một cậu đi sau nữa bê một nồi to khác.
- Hôm nay ăn cơm sáng các anh ạ ! Có canh ngao và cá kho, cậu lính bê cái nồi to sau cùng nói với chúng tôi.
- À hoá ra là cơm và canh, chứ tưởng hai nồi cháo to thế thì...Tôi cười với cậu lính trẻ, sắp đến Trường Sa Lớn chưa em- Tôi hỏi vì nhớ là trong lịch hành trình hôm nay tầu sẽ tới đảo đầu tiên đó là Trường Sa lớn , "Thủ Đô" của quần đảo này theo cách gọi của lính biển.
- Sắp tới rồì anh mà bây giờ lên boong đã nhìn thấy mờ mờ rồi anh ạ - cậu ta vừa nói vừa lui ra khép cửa buồng lại
Vệ sinh cá nhân thật nhanh tôi mở ba lô lấy máy ảnh và lao nhanh lên boong tàu - Các bác ăn sáng nhé, em lên boong ngắm đảo đây - Tôi nói với những người bạn cùng phòng rồi khép cửa lại bước nhanh lên cầu thang sắt chật hẹp dẫn lên boong tàu.
Biển mờ mờ trong sương , con tàu lầm lì rẽ sóng ,ở giữa đại dương bao la không bến bờ này có cảm giác như con tàu đứng im một chỗ giữa biển trời bời không có vật gì xung quanh để so sánh sự chuyển động của con tàu.
Tôi phóng tầm mắt ra xa....Một vệt lằn xám hơi đậm trong sương tựa như lưng một con cá voi khổng lồ nhô lên mờ mờ trên mặt biển âm u sương sớm- đảo Trường Sa lớn, hòn đảo đầu tiên chúng tôi sẽ đặt chân lên sau mấy ngày đêm lênh đênh trên sóng nước mênh mang.
Lang thang một mình trên bong tàu ướt dẫm sương tôi đi về phía mũi tàu, nơi đây thật tuyệt , gió biển thổi ào ào, không khí trong veo ướt đầm sương sớm, dang hai tay ra và nhắm mắt lại có cảm giác thực sự như mình đang bay trên biển , bay trong hơi sương đẫm lạnh, bay trên sóng nuớc, cảm giác thật nâng nâng , thật bồng bềnh lãng mạn.
Trèo lên chỗ cao nhất trên mũi tàu có lẽ cảm giác sẽ bay bổng hơn, nghĩ là làm , tôi leo lên mũi tàu, ngồi thõng hai chân xuống biển và nhắm mắt lại ....
- "Đề nghị đồng chí nhà báo rời khỏi mũi tàu và xuống sàn tàu ngay lập tức" tiếng loa chói lói từ đài chỉ huy vang lên, tôi loay hoay tụt nhanh xuống,sàn tàu không quên giơ tay về phía đài chỉ huy ra ý xin lỗi, ...phút lãng mạn trong ban mai trên biển cũng vụt tắt theo tiếng loa rồi rơi tõm vào những con sóng....Thôi tranh thủ xuống ăn sáng để có sức mà lên đảo vậy.
Tôi lại chui xuống cái cầu thang sắt chật hẹp dẫn xuống dãy phòng khách ở tầng hầm, mở cửa bước vào phòng mình, thấy mọi người đang uể oải nhai cơm cá kho, cơm cá buổi sáng thì quả thực là khó nuốt , tôi thầm cười khi thấy một bác già đang ngắc ngoải bên nồi cá to với những khúc cá cũng hoành tráng không kém.
- Về ăn sáng em- Một anh bạn cùng phòng nói với tôi.
-Vâng! Phải cố ăn thôi anh ạ - Tôi vừa nói vừa xúc cho mình nửa bát cơm rồi chan canh ngao vào.
-Có... thấy... đảo chưa.. Đình Hà - Một bác già nằm trên cái giường ở góc phòng vừa rên hừ hừ vừa hỏi.
- Bác vẫn còn say sóng hả - Tôi không trả lời mà hỏi lại .
- Chắc là chết trước khi lên đảo thôi chú ạ!Hễ cứ ngửi thấy mùi thức ăn là nôn đến lộn cả ruột gan, nôn muốn văng cả dạ dày ra khỏi cổ.
Tôi lùa nhanh mớ cơm canh ngao đắng ngắt qua cổ , vừa thương hại vừa buồn cười cái cách ví von của người bạn cùng phòng,mà cũng phải thôi,ai từng say sóng mới biết cảm giác nó thế nào, cũng may là cái huyệt tiền đình của tôi tốt nên không bị say sóng chứ cứ chỉ nhìn hoặc nghe những người cùng đi trên tàu kể về cảm giác say sóng của mình thì thât là ớn lạnh đến từng lỗ chân lông , có lẽ hôm nào rảnh rỗi tôi sẽ viết riêng một bài về say sóng chắc chắn hứa hẹn đầy tình tiết bi hài.
Căn phòng chúng tôi ở là căn phòng của các chiến sỹ hải quân trên tàu khi đoàn chúng tôi lên tàu thì các chiến sỹ được lệnh nhường lại phòng cho đoàn công tác và lên ngủ trên CLB chiến sỹ ở khoang giữa,phòng chúng tôi ở gồm hai giường tầng và một cái bàn sắt, tất cả đều được hàn chắc vào thân tàu và một nhà vệ sinh nhỏ sạch sẽ, đầy đủ điện nước, nói chung khá ổn.
Đoàn công tác của chúng tôi gồm hơn tám mươi ngưòi ,một nửa là "những cô gái chân dài" của các đoàn nghệ thuật ra phục vụ các chiến sỹ, còn lại là phóng viên các báo cùng mấy vị tuyên giáo và lãnh đạo cấp cao của Hà Nội.
Tôi may mắn là nghệ sỹ nhiếp ảnh nên được xếp vào cùng đoàn ca múa nhạc Thăng long,đoàn nhà hát chèo HN,và đoàn văn công của TC chính trị nhưng cái may mắn nhất là được ở lại qua đêm trên các đảo chìm cùng cả tá chân dài,ăn thịt chó Trường Sa và và uống rượu đàn ca cùng lính đảo, đương nhiên cái quý nhất trong nghề nhiếp ảnh là mình có những ảnh mà người khác không có , đó là bộ ảnh "Đêm trăng trên những đảo chìm" của tôi. (vì diện tích những đảo chìm quá nhỏ,có đảo khi chìm chỉ còn bằng khoảng một nửa cái sân bóng, thậm chí là một ngôi nhà trơ vơ trên sóng nước nên lãnh đạo thành uỷ cùng PV các báo chỉ xuống tặng quà, chụp ảnh rồi lại theo xuồng nhỏ ra ngủ ở tàu lớn)
Căn phòng tôi ở nằm khá sâu dưới khoang tàu với hệ thông cầu thang sắt hẹp dẫn xuống, vì ở khá sâu với những khúc ngoặt chuyển tiếp hơi nhiều nên đã hơn hai ngày lênh đênh trên sóng nước mà đôi khi vẫn không nhớ nổi đường về.
Tôi ở đó cùng ba người bạn đồng hành ,nhạc sỹ Lê Mây (HN), một bác chủ tịch huyện từ liêm, và một anh bạn bên cục khảo sát gì đó tôi ko nhớ rõ.Thường thì tôi chỉ về phòng trong những ngày đầu vào các bữa ăn (Ở trên tàu ngày ăn bốn bữa: Sáng 5h30, trưa 10h30, chiều 4h00 và tối9h30)
sau đó thì tôi sang ăn cùng nhóm ca sỹ nghệ sỹ , đêm đến thì ngủ trên boong tàu, chỉ đêm nào mưa quá to bạt tre ko nổi tôi mới về phòng ngủ.
Kết thúc bữa sáng sau 30 giây,trò chuyện với các bạn cùng phòng chừng 45 phút , tôi chào mọi người, vứt lại chiếc máy ảnh với ống kính Tele 28/200mm khá vướng víu lồng cồng và lại lần mò lên bong tàu theo mấy cầu thang hẹp.
Lên đến gần boong chính bỗng nghe thấy tiếng ồn ào náo nhiệt của rất nhiều người vọng xuống từ trên cao....Ôi đẹp quá....đẹp quá ..!!lại một con nữa lao lên kìa...con này bé hơn con trước ...hay sao í...kìa kìa cả đàn nổi lên kìa...kìa con kia phun nước kìa....ối...con kia làm xiếc ......
Tôi lao nhanh lên phía cầu thang xem chuyện kỳ thú gì đang diễn ra
phía bên trên mà lại khiến đám đông hưng phấn đến vậy...
- Ôi, Đình Hà lên đây rồi , chụp đi... chụp đi...sao dậy muộn thế?Một bác trong đoàn kêu lên khi nhìn thấy tôi , vùa nói vừa chỉ tay về phía mạn tàu bên trái.
Tôi lao nhanh về phía mạn trái và cố len nhanh qua đám đông tiếp cận lan can tàu...trước mắt tôi một đàn cá heo cỡ gần trăm con đang tung hứng nhào lộn , ngụp xuống,bay lên , với những đám nước tung lên từng đợt sau mỗi khi một chú lao lên không trung rồi rơi xuống biển trong ánh ban mai trong veo tinh khiết.
Tôi chộp nhanh tay vào bên sườn phải theo phản xạ nghề nghiệp và bỗng sững sờ nhớ ra ....tôi đã ném lại cái máy ảnh - vật bất ly thân- dưới phòng ngủ, có lẽ vẫn kịp , tôi chui nhanh ra khỏi đám đông và băng nhanh về phòng .
Chộp nhanh chiếc máy ảnh , đóng sầm cửa lại và lao ngược trở lại boong trước ánh mắt ngạc nhiên và những câu hỏi chưa kịp bật ra khỏi những đầu lưỡi đang uốn cong của mấy người bạn cùng phòng.
Tôi ngẩn ngơ bên mạn tàu nhìn xuống mặt nước nhấp nhô sóng lượn trong ánh bình minh bàng bạc, hai tay ôm chiếc máy ảnh to vật vã trong tiếng í ới lao xao....thế là hết...
- Ôi....bác chụp đựoc cái này nét thế.....!
- Ui...anh Trung chụp được cả lúc hai con bay lên nì.....đúng là nhà báo có khác....cho em xem...cho em xem với....đẹp w..é... hi hi.. ! Tiếng mấy cô ca sỹ 8x nhao nhao vây lấy tay nhà báo quân đội khiến tôi bỗng hận mình vô cùng và thầm nguyền rủa cái cái bữa ăn sáng với cái giá quá đắt chỉ để trả cho hai thìa cơm và một chút canh ngao đắng ngòm.

**************

Tàu buông neo lúc 9h40 phút.Chúng tôi chuẩn bị đồ đạc, lục tục xuống xuồng nhỏ theo danh sách từng xuồng để tiếp cận Trường Sa lớn.Sóng cao ập vào mạn tàu từng đợt khiến những chiếc xuồng máy chuyên dụng của hải quân trồi lên hụp xuống nghiến ken két va kịch kịch vào thành tầu rất khó bước xuống mặc dù chúng đã được neo chặt với tàu mẹ bằng dây cáp lớn.
Chúng tôi được phát mỗi người một túi đen chống nước chuyên dụng của hải quân để bỏ toàn quân tư trang vào đó, và được khuyến cáo là phải ôm thật chặt vì sóng biền có thể "cướp mất", hải quân chúng em không có tiền đền.
Nói là xuồng nhỏ nhưng mỗi chiếc cũng trở được khoảng 30 người tôi ôm chặt chiếc túi với hai chiếc máy ảnh dấu yêu trèo xuống chiếc xuồng đầu tiên cùng với cánh lãnh đạo thành uỷ (tôi luôn phải đi đầu bởi nhiệm vụ chính là ghi phóng sự bằng hình ảnh)
Chíêc xuồng máy chồm lên trên mặt sóng băng nhanh về phía đảo, tôi hướng mắt về phía Trường Sa Lớn thấy hòn đảo xanh mơ chao đảo trồi lên hụp xuống trên sóng biển theo từng cái lắc giật dữ dội của chiếc xuồng nhỏ.
Xuồng cặp vào cầu cảng sau chừng 10 phút rời tàu mẹ, các chiến sỹ trên bờ ném dây neo tàu vào cầu cảng vô cùng chuyên nghiệp, động tác nhanh, mạnh, đồng đều, dứt khoát (nghe nói đã từng có chiến sỹ bị dây cáp nghiến nát cả bà tay chỉ vì sai một động tác)
Tôi loay hoay định đứng dậy khi thấy xuồng đã được neo chặt, vào cầu cảng, bỗng một giọng quát to "đồng chí nhà báo ngồi xuống sàn ngay", ngay lập tức sau tiếng quát một con sóng lớn ập đến cao ngang ngực khiến tôi chao đảo suýt rơi xuống biển,tôi loạng choạng ngồi xuống sàn tay vẫn không quên ôm chặt chiếc túi đen chứa đồ nghề tác nghiệp,toàn bộ những người trên xuồng ướt sũng chả kém gì tôi, con xuồng nhỏ chao nghiêng một bên như sắp lật úp xuống rồi lại hất mạnh trở lại bởi lực kéo của các dây cáp neo xuồng.
Tất cả bình tĩnh...từng người một khẩn trương rời xuồng - tiếng ngưòi chỉ huy vang lên trên sóng và rất nhanh các chiến sỹ hải quân áp sát mạn xuồng nắm chặt tay từng ngưòi kéo nhanh lên cầu tầu trứoc khi con sóng thứ hai kịp ùa tới.
Tôi leo lên đảo gần cuối cùng , uớt lướt thướt từ đầu tới chân, việc đầu tiên là tôi mở túi kiểm tra hai chiếc máy ảnh...may quá vẫn khô nguyên...
-Có sao không anh ? Một cậu lính trẻ đến bên tôi cười hỏi thân tình.
-May quá ..!suýt chút nữa thì sóng biển nó "cướp" mất bộ đồ nghề tác chiến thật - Tôi cười vui với cậu lính.
-Vừa chạy theo đoàn để kịp chụp lễ đón tiếp , vừa lấy ống tay lau nứơc biển mặn chát trên trên mắt,trên miệng, tôi chạy băng qua hai hàng chiến sỹ ngay ngắn đứng nghiêm chào và nhanh chóng vào tìm vị trí thuận lới để tác nghiệp.
Trường Sa Lớn đã đón tôi như thế.

Đình Hà
 
Chỉnh sửa cuối:

giahoi

Xe tải
Biển số
OF-49735
Ngày cấp bằng
29/10/09
Số km
204
Động cơ
457,547 Mã lực
Những gì mà bác chủ viết ra ở đây quá ý nghĩa so với những trải nghiệm mà nhiều người trong đó có em đã có. Đi một ngày đàng học một sàng khôn, cảm ơn bác đã chia sẻ vởi anh em, đã cho anh em được hiểu thêm về những giá trị trong cuộc sống mà mưu sinh đã làm mờ nhạt.
Em xin phép bác chủ cho phép em kéo link này về facebook của em được không. Em rất thích những nội dung như thế này.
 

Forcus

Xe tải
Biển số
OF-73873
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
372
Động cơ
427,320 Mã lực
Theo dấu đảo thiêng - Kỳ 3: Bí ẩn sau tờ lệnh Hoàng Sa

TT - Một tờ lệnh đi Hoàng Sa năm Giáp Ngọ (1834) của triều đình nhà Nguyễn đã được phát hiện ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) và thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của dư luận cách đây hai năm. Cuối cùng, nó đã được tộc họ Đặng ở Lý Sơn trao tặng Bộ Ngoại giao VN. Nhưng phía sau tờ lệnh này còn rất nhiều chuyện để kể...




Là người không sống ở đảo đầu tiên được cầm tờ lệnh Hoàng Sa này, TS Nguyễn Đăng Vũ xúc động đến mức không kìm được nước mắt. Cùng với các nhà sử học như TS Nguyễn Nhã, Nguyễn Quang Ngọc từng tâm huyết nghiên cứu Lý Sơn, ông hiểu đây là một tài liệu có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng.

“Hôm ấy, tôi đang họp thì nhận được cuộc điện thoại đặc biệt. Đặng Tấn Thành, một hậu duệ tộc họ Đặng trên đảo, báo tôi biết có tài liệu quan trọng đã được dòng họ cẩn thận truyền giữ suốt gần 200 năm. Anh muốn tôi kiểm tra lại nội dung có thể ẩn chứa nhiều vấn đề liên quan tổ tiên từng đi Hoàng Sa”.

TS Vũ kể ông đã xúc động bỏ ngang cuộc họp ra tiếp Đặng Tấn Thành. Trước đó, trong những lần điền dã, nghiên cứu Lý Sơn, ông đã biết phong thanh về tài liệu cổ của họ Đặng, nhưng không thể mở được.

Tộc họ Đặng giữ phép tắc tổ tiên truyền lại đúng 20 năm mới được mở tài liệu “gia bảo” một lần. Lần họ mở gần nhất là năm 1989, và mãi đến năm 2009 mới mở tiếp trong một dịp cúng tế tổ tiên. Cầm bản sao của Thành đưa, TS Vũ vội vã đi gặp ngay các bạn bè biết chữ Nho để cùng chuyển ngữ.

“Ai cũng xúc động khi nội dung được dịch ra chính xác là một tờ lệnh của triều đình vua Minh Mạng năm 1834 cử thủy binh Lý Sơn đi thu lượm sản vật ở Hoàng Sa và đo đạc, vẽ bản đồ. Trong đó ghi rõ tên tuổi những người tham gia chuyến này như Đặng Văn Siểm, Võ Văn Hùng, Võ Văn Công, Dương Văn Định, Ao Văn Trâm...

Tờ lệnh cũng ghi rõ cách tổ chức binh thuyền thành hải đội nhiều chiếc, thời gian đi từ mùa biển êm sau tết và nhiệm vụ quan trọng của một số người như Võ Văn Hùng, Đặng Văn Siểm ở Lý Sơn là làm đà công (cầm lái) và dẫn đường”. TS Vũ bồi hồi kể về tờ lệnh mà mình có duyên may mắn được đọc đầu tiên.

Ông đón tàu ra ngay đảo Lý Sơn. Chính tộc họ Đặng cũng bất ngờ vì không nghĩ ông lại ra nhanh vậy. Việc đầu tiên ông làm là thắp nén hương tạ ơn lên bàn thờ tộc, rồi thuyết phục họ cho công bố rộng rãi tài liệu này.

Cả nước biết tin vui. Bộ Ngoại giao vào. Người của Viện Hán Nôm cũng ra Lý Sơn để cùng các cụ cao niên biết chữ Nho ở đảo tham gia chuyển ngữ đầy đủ nội dung tờ lệnh đi Hoàng Sa cổ. Đến giờ, TS Vũ mới đồng ý tiết lộ ông đã phải lên cả một kế hoạch đặc biệt để đưa tài liệu lịch sử này về đất liền an toàn.

“Đến lúc đó rất nhiều phương tiện truyền thông đã công bố rộng rãi cho cả trong nước lẫn quốc tế biết. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải tính đến mọi tình huống bất ngờ xảy ra, kể cả trường hợp bị kẻ xấu tấn công, cướp đoạt hay tàu chìm...”. TS Vũ kể ông đã phải đề nghị huy động cả lực lượng cảnh sát cơ động tỉnh mặc sắc phục lẫn thường phục để áp tải.

Cảnh sát Lý Sơn cũng bố trí thêm lực lượng tham gia bảo vệ. Tờ lệnh Hoàng Sa được cho vào một chiếc cặp kim loại chuyên dụng chống cháy, chống nước và được niêm phong. Nó khóa dính vào tay một cảnh sát cơ động đi giữa nhóm áp tải.

Ngoài bảo vệ cẩn mật, TS Vũ còn cùng tộc họ Đặng tổ chức một lễ cúng trang nghiêm ở nhà thờ tộc trước khi chuyển đi. Ông xúc động nhớ đó là ngày hội đột xuất ở Lý Sơn. Dân đảo tập trung đến xem và tiễn đưa tờ lệnh. Những hậu duệ họ Đặng đi làm ăn xa tận Tây nguyên cũng vội về để tham gia lễ cúng.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã ký một giấy khen đặc biệt để tặng lại cùng các bản sao tờ lệnh lồng khung kính cho tộc họ Đặng. TS Vũ tâm sự ông muốn tổ chức sự kiện này thật thành tâm, trang nghiêm để không chỉ xứng đáng với các bậc anh hùng xưa, mà cả hậu duệ ở Lý Sơn cũng vinh dự thấy mình đã làm việc có ý nghĩa với Tổ quốc!

Theo dấu tiền nhân

Suốt nhiều ngày mất ngủ, chỉ đến khi tài liệu đặc biệt này về đến Bộ Ngoại giao an toàn, TS Vũ mới yên tâm. Tuy nhiên, ngay sau đó ông lặng lẽ đi tìm hiểu các nội dung đã được chuyển ngữ trong tờ lệnh cổ.

Người đà công ra Hoàng Sa mang tên Đặng Văn Siểm được xác định là tổ tiên họ Đặng, hoa tiêu dẫn đường Võ Văn Hùng chính là tiền nhân gia tộc Võ Văn ở Lý Sơn, nhưng còn nhiều tên tuổi khác vẫn bí ẩn...

TS Vũ cứ trăn trở cái tên Ao Văn Trâm, người mang họ hơi lạ trong hải đội Hoàng Sa từng được ghi vào chính sử hay tài liệu cổ của các gia tộc. Ông hi vọng tìm hiểu Ao Văn Trâm sẽ lần ra được bao tên tuổi khác có công với nước vẫn bị chìm lấp theo thời gian.

Từ vài dòng chữ phai màu ghi quê ông ở Lệ Thủy Đông Nhị, TS Vũ lần tìm địa chí cổ và phát hiện nó thuộc tổng Bình Hà, huyện Bình Sơn, nay là xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Suốt nhiều ngày TS Vũ chạy xe máy lang thang nghiên cứu địa danh này. Một hôm đến tối mịt, ông tìm ra được cụ Ao Võ, 75 tuổi, ở một ngôi làng cổ đến nay vẫn có tên Lệ Thủy. Nghe ông trình bày nội dung tìm hiểu, cụ già xúc động nói mình chính là hậu duệ của tộc họ Ao đã nhiều đời sinh sống ở đây. Từ khi còn nhỏ, cụ đã được cha ông truyền kể gia tộc sinh sống chính bằng nghề biển, thông thạo ghe thuyền và có tổ tiên từng ra Hoàng Sa. Cụ vừa kể vừa run run lấy thùng tài liệu cổ của gia tộc đã nhiều đời truyền giữ cho TS Vũ xem.

Ông mừng đến rơi nước mắt khi được tận tay lần giở 513 trang giấy cổ, ghi chép lại rất nhiều bí ẩn của tộc họ Ao. Nhiều ngày sau đó, TS Vũ quay lại phỏng vấn cụ Ao Võ và sao chụp tỉ mỉ từng tài liệu cổ để tìm hiểu dòng họ này cùng manh mối Ao Văn Trâm, thủy binh anh hùng từng giong thuyền đi Hoàng Sa.

Đến nay, TS Vũ vẫn đang tiếp tục lặng lẽ giải mã các tiền nhân bí ẩn trong tờ lệnh cổ của họ Đặng. Mỗi lần thắp hương trước các nấm mộ chiêu hồn không hài cốt của những bậc đã hiến dâng sinh mạng cho quần đảo Hoàng Sa của Tổ quốc, ông xúc động tin rằng máu xương tổ tiên sẽ không bao giờ chìm vào quên lãng!

QUỐC VIỆT

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/431456/Theo-dau-dao-thieng---Ky-3-Bi-an-sau-to-lenh-Hoang-Sa.html
 

Forcus

Xe tải
Biển số
OF-73873
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
372
Động cơ
427,320 Mã lực
Theo dấu đảo thiêng - Kỳ 1: Bí ẩn dưới nấm mộ chiêu hồn

TT - Ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) có một người tuy không sống ở đảo nhưng lại được dân đảo coi như người nhà. Đó là một nhà khoa học đã dành một phần đời mình để nghiên cứu về Hoàng Sa và hình dung lại con đường tiến ra biển của dân tộc Việt.

Là con dân xứ biển miền Trung, tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ từng rơi nước mắt chứng kiến bao cảnh ra đi không về của phận người can trường treo mình trên đầu sóng ngọn gió. Rồi nhiều lần vượt đại dương ra Lý Sơn, sâu thẳm trái tim ông còn hiểu thêm rằng mỗi tấc đất trên hòn đảo linh thiêng đều thấm đẫm hào khí dân tộc.

Và nhiều nấm mộ chiêu hồn nơi phên giậu Tổ quốc này đã thành chứng nhân cho bao lớp tiền nhân dũng cảm tiến ra biển, hiến xác thân mình cho chủ quyền đất nước...

Những đụn cát linh thiêng

Các bậc cao niên ở Lý Sơn tâm sự với TS Vũ rằng hàng trăm nấm mộ chiêu hồn đã được tạo lập rải rác khắp đảo kể từ thời tổ tiên họ giong thuyền ra lập nghiệp trên đảo từ thế kỷ 16-17.

Dòng chảy thời gian đã xóa nhòa bao dấu tích tiền nhân. Nhưng nhiều nấm mộ dù chỉ còn là đụn cát lơ thơ không bia đá vẫn được nhiều đời truyền lưu công đức người đã khuất!

Dù đã hàng trăm chuyến ngược xuôi ra Lý Sơn, nhưng TS Vũ lần nào đặt chân lên đảo cũng dành thời gian thắp hương trên những nấm mộ đặc biệt không có hài cốt này. Đó là nơi yên nghỉ của hương hồn thủy quân chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật, cai đội Phạm Quang Ảnh, Võ Văn Khiết, Nguyễn Quang Tám...

Chính sử triều Nguyễn cùng tài liệu cổ của các gia tộc Lý Sơn đều kể đó là những tổ tiên đã lãnh sứ mệnh thiêng liêng giong buồm ra Hoàng Sa. Và nhiều người đã vĩnh viễn ra đi không về. Người ở lại phải lập mộ chiêu hồn để con cháu đời sau truyền lưu công đức.

Công trình nghiên cứu Hoàng Sa của các nhà sử học Nguyễn Nhã, Nguyễn Quang Ngọc cũng nhiều lần vinh danh những tiền nhân đã vị quốc vong thân này.

Xúc động hồi tưởng chuyện xưa, TS Vũ tâm sự nấm mộ đầu tiên mà mình thắp nén hương ở Lý Sơn chính là của chánh đội Phạm Hữu Nhật: “Mùa đông năm 1996, khi leo lên núi Chóp Vung, tôi đã bàng hoàng đọc bia đá tạc dòng chữ Cao bình quận Phạm Hữu Nhật thần hồn chi linh mộ. Đó chỉ là một nấm mộ nhỏ bé trên đỉnh núi hoang vu, đầu hướng về đất liền nhưng tôi cảm giác có gì đó rất linh thiêng. Các cụ già trên đảo kể lời truyền xa xưa rằng đây là nấm mộ chiêu hồn, nơi thờ cúng hương hồn của một bậc anh hùng đã khuất không đem được thi hài về...”.

Sau đó, TS Vũ cứ bị nấm mộ cát đìu hiu trên đỉnh núi này ám ảnh. Ông lần giở các bộ sử Đại Nam thực lục chính biên, Quốc triều chính biên toát yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ đều có chép vào mùa xuân năm Bính Thân, vua Minh Mạng đã sai Phạm Hữu Nhật làm thủy quân chánh đội đưa binh thuyền đi xem xét, đo đạc thủy trình...

Thủy quân chánh đội Phạm Hữu Nhật trong chính sử và Cao bình quận Phạm Hữu Nhật yên nghỉ trên đỉnh núi Lý Sơn có phải là một? Câu hỏi đau đáu này mãi đến năm 2004 mới được trả lời chính xác.

Tình cờ tộc họ Phạm Văn ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn giải mã các gia phả, sắc phong, linh vị cổ bằng chữ nho để làm di tích dinh Bà Roi đã phát hiện hai nhân vật này chính là một. Phạm Hữu Nhật còn có tên húy Phạm Văn Triều, một trong nhiều người từng tham gia Hải đội Hoàng Sa của tộc Phạm Văn.

Và trong chuyến đi cuối cùng ông đã không trở về. TS Vũ xúc động nhớ khi chuyển nấm mộ cát của chánh đội Phạm Hữu Nhật trên đỉnh núi xuống nơi mới gần tượng đài Hải đội Hoàng Sa, hậu duệ ở Lý Sơn đã rưng rưng chứng kiến đó là nấm mộ chiêu hồn không hài cốt. Họ phải gạt nước mắt bốc nắm cát thay cho di hài vị hùng binh năm xưa.


Trên đảo Lý Sơn, TS Vũ còn đau đáu tìm tòi, giải mã bí ẩn ngôi mộ đặc biệt của cai đội Phạm Quang Ảnh. Tương truyền đó là khu mộ tập thể của ông cùng đoàn hải binh đi Hoàng Sa không về.

Chính sử cũng nhắc tên Phạm Quang Ảnh đã được vua Gia Long sai đi Hoàng Sa để đo đạc thủy trình, thu lượm sản vật. Sau này, TS sử học Nguyễn Nhã cũng ghi chép tên ông trong công trình nghiên cứu Hoàng Sa của mình.

Tuy nhiên, nấm mộ chiêu hồn Phạm Quang Ảnh ở Lý Sơn vẫn còn là bí ẩn lịch sử với một gò đất lớn của tộc Phạm Quang. Các cụ cao niên kể rằng người ở lại đã tiếc thương tạo lập dãy mộ chiêu hồn không hài cốt để thờ cúng Phạm Quang Ảnh cùng đồng đội. Đó là khoảng 10 nấm mộ riêng biệt, có danh phận từng người. Nhưng dòng chảy thời gian đã đùn đẩy các gò cát thành nấm mộ chung Phạm Quang Ảnh. Nhiều hương hồn khác đã bị phai nhòa tông tích. Bí ẩn mà đến giờ TS Vũ vẫn lặng lẽ ngược xuôi ra đảo, tìm hiểu để trả lại danh phận những bậc anh hùng vô danh đã vong thân vì Tổ quốc.

Ở Lý Sơn còn một khu mộ chiêu hồn tập thể đặc biệt của tộc họ Võ Văn mà TS Vũ đã bị ám ảnh nên nghiên cứu suốt nhiều năm qua. Ngậm ngùi là khu mộ này chỉ còn một bãi cát trơ phẳng, lơ thơ cỏ dại và những viên đá rêu phong được cho là để đánh dấu mộ xưa.

Đi điền dã, gặp gỡ hậu duệ họ Võ Văn để tìm hiểu khu mộ bí ẩn, TS Vũ xúc động phát hiện gia tộc này có nhiều bậc tiền nhân đã vâng mệnh nước giong thuyền ra Hoàng Sa không về. Có những bậc đã được chính sử lưu danh như thủ ngự quản đội Hoàng Sa Võ Văn Phú. Nhưng nhiều vị chỉ được ghi chép công đức trong tài liệu cổ của gia tộc như Võ Văn Khiết, Võ Văn Hùng...

TS Vũ xúc động viết đề bia nghĩa khí đi Hoàng Sa của cai đội Võ Văn Khiết. Nhưng ông vẫn ngậm ngùi chưa thể giải mã chính xác dưới bãi cát chiêu hồn kia còn bao nhiêu vị anh hùng đã chìm vào quên lãng...

Khắc khoải nỗi niềm này, TS Vũ bùi ngùi tâm sự dưới những nấm mộ chiêu hồn dù chỉ là cát bụi nhưng thấm đẫm hương hồn người đã khuất lẫn tấm lòng hậu thế tưởng nhớ tổ tiên.

Chính ông nhiều lần chứng kiến những tang lễ chiêu hồn không có hài cốt. Người thân phải lấy cành cây dâu làm xương cốt, đất sét thay da thịt, lòng đỏ trứng gà làm máu nặn hình nhân để mời hương hồn người đã khuất trở về. Nhìn những ánh mắt đau buồn, tiếc vọng, ông xúc động hiểu rằng chẳng có ai sinh ra và ra đi vô danh trên cõi đời này.

Đặc biệt với những bậc anh hùng, những người đã hiến thân vì Tổ quốc, khí phách anh linh của họ sẽ sống mãi cùng dân tộc dù nơi yên nghỉ chỉ là đụn cát không hài cốt trước đại dương...

QUỐC VIỆT
 

Forcus

Xe tải
Biển số
OF-73873
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
372
Động cơ
427,320 Mã lực
Lần đầu mổ đẻ trực tuyến cho sản phụ ở Trường Sa

- Lần đầu tiên, một cháu bé đã chào đời bằng kỹ thuật mổ bắt con trên huyện đảo Trường Sa. Ca mổ được chỉ đạo trực tuyến từ Bệnh viện Bộ Quốc Phòng 175 TP.HCM.

Sản phụ là chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (39 tuổi, ngụ ở Cam Ranh - Khánh Hòa) mang thai tuần 39, đến kỳ sinh nở nhưng cháu bé nằm ngang không quay đầu. Bên cạnh đó, sản phụ còn có u xơ tử cung rất lớn. Xác định đây là một ca khó không thể đẻ tự nhiên nên sau khi hội chẩn, bác sĩ đã quyết định phẫu thuật ngay tại bệnh xá của huyện đảo.

Trực tiếp chỉ đạo ca mổ từ TP.HCM là Thiếu tướng Hoàng Thanh Bình – Phó Giám đốc Bệnh viện Bộ Quốc Phòng 175 TP.HCM.

Trước ca mổ, tất cả các trang thiết bị, thuốc men và máu đã được máy bay chuyển từ đất liền ra.

Ca mổ tiến hành trong vòng 30 phút. Một bé gái nặng 3,2kg đã được đưa ra khỏi bụng mẹ. Trong quá trình mổ, các bác sĩ cho biết, u xơ tử cung của sản phụ rất lớn, tuy nhiên, để tránh tình trạng mất máu, có thể nguy hiểm đến tính mạng sản phụ, BS Thanh Bình đã quyết định không bóc khối u mà cho đóng ổ bụng.

BS Thanh Bình vui mừng cho biết: “Sự thành công của ca mổ này là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước tiến mới của bệnh xá quân y trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên huyện đảo Trường Sa.”

http://bee.net.vn/channel/1990/201104/Lan-dau-mo-de-truc-tuyen-cho-san-phu-o-Truong-Sa-1795155/
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top