Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
QNCN là viết tắt của Quân nhân Chuyên nghiệp bác ạ.
Trong QDNDVN (nói cách khác là làm việc thuộc diện quản lý cảu Bộ QP Việt Nam) có 3 đối tượng phục vụ là:
1. Cán bộ, công nhân viên Quốc phòng = Hoàn toàn dân sự nhưng làm việc cho Bộ QP. Chủ yếu rơi vào bộ phận phục vụ (cấp dưỡng, lao công, kỹ thuật ...) hoặc có chuyên môn gì đó (ở các bậc học, các ngành như kế toán, kỹ thuật, công nghệ vvv ...) nhưng không muốn trở thành quân nhân (số này có thể làm trong các Tổng Cty, C ty thuộc Quân đội, các Trung tâm nghiên cứu, các Học viện, nhà trường ...).

2. Quân nhân Chuyên nghiệp: Là Quân nhân trong QDND VN nhưng không có số hiệu sĩ quan và do Cục Quân lực quản lý. Có thể hiểu đại loại là nếu là QNCN sẽ không được sắp xếp vào các vị trí phụ trách, chỉ huy quan trọng trong ngạch quân đội. Về ngành nghề cũng rất đa dạng (kỹ thuật, hậu cần, đảm bảo, lái xe, chiến đấu viên ...) nhưng chỉ dừng ở cấp học là trung cấp - đối với người xuất thân từ quân đội. Nhưng người tuyển từ đại học ngoài vào để phục vụ quân đội cũng có thể được phong quân hàm QNCN ngay mà không cần qua lớp bồi dưỡng kiến thức quân sự nào cả. Trước đây với quân phục K82 thì có thể phân biệt số này qua quân hàm, vạch trên quân QH của QNCN là vạch chữ V, đỉnh nhọn hướng vào trong. Còn với quân phục mới hiện nay thì có một vạch màu hồng, mờ, chạy giữa, dọc suốt nền quân hàm. Cao nhất e thấy ngạch này được phong đến thượng tá là record show rồi.

3. Sĩ quan chỉ huy: Số còn lại, có số hiệu sĩ quan, do Cục Cán bộ quản lý. Có kiến thức về quân sự, chỉ huy đơn vị, bậc học (chuyên ngành, chính trị hay quân sự) tương đương đại học trở lên. Quân hàm luôn là vạch thẳng, chạy ngang nền. Ngạch này có cơ thì cứ lên mãi :x Chưa thấy có Nguyên soái mà thôi.

Tương tự với bên Công An cũng vậy. Ví dụ mấy cu lái xe cho CA quận hay các Phòng nghiệp vụ của Sở chả hạn thì vào ngạch Công nhân viên Công an (đợi xuất đi học Trung cấp). Số Chuyên nghiệp thì có thể phân biệt bằng vạch xanh đen chạy dọc nền quân hàm (không làm nghiệp vụ chuyên môn công an) và số làm nghiệp vụ thì có vạch vàng (bậc học trung cấp hoặc đại học nhưng làm chuyên môn CA. Tuy nhiên, nếu không học lên DH thì chỉ đến đại úy là kịch trần).
 

W.Rooney

Đi bộ
Biển số
OF-64555
Ngày cấp bằng
20/5/10
Số km
4
Động cơ
436,840 Mã lực
Hic hic hic! Hay quá, cảm động quá! Cảm ơn bác chủ thớt đã mang đến cho em, cho mọi người một cái nhìn sâu sắc hơn về những người con ưu tú của tổ quốc đang ngày đêm chiến đấu, hi sinh bản thân vì đất mẹ thân yêu! đã lâu lắm rồi em không có được cái cảm giác tự hào dân tộc như thế này. Xin cảm ơn bác!
 

chai.dau1784

Xe điện
Biển số
OF-3190
Ngày cấp bằng
23/1/07
Số km
3,009
Động cơ
588,140 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào đông vui là em bu vào
Website
vietwingshanoi.com
E là thằng lười đọc lười vote mà cũng đọc hết được thớt này của cụ.
Ở trên có cụ phuongcad đã xin bài viết của cụ để edit lại và in ra thành 1 bản để lưu trữ, cái này cũng rất đáng hoan nghênh, như thế con em mình có thể đọc và thêm yêu tổ quốc, và theo e sẽ là hay hơn nữa nếu trong mỗi nhà đều có 1 quyển đó. vì vậy e cũng mong cụ phuongcad có thể cho e và các cụ đã đọc bài này của cụ Ngủ bản mềm để e có thể đi in để lưu trữ trong nhà được không ạ
 

TUB

Xe đạp
Biển số
OF-66829
Ngày cấp bằng
21/6/10
Số km
33
Động cơ
433,930 Mã lực
bài viết của cụ hay quá.
 
Biển số
OF-44694
Ngày cấp bằng
27/8/09
Số km
213
Động cơ
465,530 Mã lực
Ngày trước hồi e còn là sinh viên trong trường cũng có đợt phát động viết thư, gửi sách báo và đồ dùng ra Trường Sa, con bé máu lắm còn đòi làm đơn xin đi theo tàu nhưng đâu có dễ như ăn phở thế, các bác được đi thế này là vinh dự lắm đó !
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
Ngày trước hồi e còn là sinh viên trong trường cũng có đợt phát động viết thư, gửi sách báo và đồ dùng ra Trường Sa, con bé máu lắm còn đòi làm đơn xin đi theo tàu nhưng đâu có dễ như ăn phở thế, các bác được đi thế này là vinh dự lắm đó !
Mợ nói đúng cái bụng em quá, nhà em vẫn xác định vinh dự quá đi ấy chứ ạ o:-) Độ này bắt đầu mùa mưa bão, ít tầu ra thăm anh em rồi. Có khi cuối năm nay, có tầu ra Tết đảo, em lại bon chen 1 chuyến cho nó biết sóng to gió nhớn dư nào.
 

winsacom

Xe đạp
Biển số
OF-64610
Ngày cấp bằng
21/5/10
Số km
20
Động cơ
437,000 Mã lực
VN mình chưa có tua du lịch ra Trường Sa cụ nhỉ !
Xem bọn tàu khựa ngày càng lộng hành ở Biển Đông mà thấy ức quá.
 

hunganh700

Xe tải
Biển số
OF-65103
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
347
Động cơ
439,550 Mã lực
Nơi ở
Biển đảo là nhà, biên giới là quê hương!
Rất cám ơn cụ Sleepdriver về phóng sự. Nhà cháu đang tính thiết kế các slide ảnh, đọc lời bình bằng các đoạn văn của cụ trên nền nhạc một số ca khúc về Tổ Quốc, về Trường sa đây. Cụ cho phép cháu nhé.
- Trân trọng -
 

danglong

Xe tăng
Biển số
OF-2236
Ngày cấp bằng
2/11/06
Số km
1,587
Động cơ
582,060 Mã lực
Rất cám ơn cụ Sleepdriver về phóng sự. Nhà cháu đang tính thiết kế các slide ảnh, đọc lời bình bằng các đoạn văn của cụ trên nền nhạc một số ca khúc về Tổ Quốc, về Trường sa đây. Cụ cho phép cháu nhé.
- Trân trọng -
Hình như bác đưa link topic này sang bên Xomnhiepanh hả?
 

RacerF1

Xe hơi
Biển số
OF-13889
Ngày cấp bằng
11/3/08
Số km
124
Động cơ
518,129 Mã lực
Nơi ở
với vợ 2
Bài viết hay quá, qua phóng sự của Cụ, nhà cháu cũng ngộ ra nhiều điều mà bình thường nó luôn bị nỗi lo toan của cơm áo gạo tiền che khuất.... thú thật nhà cháu rất ấn tượng với cách hành văn trong các lời bình của Cụ...
Cảm ơn cụ về sự chia xẻ đầy ý nghĩa này...
PS: muốn kính cụ chủ li vodka OF mà không biết thực hiện thế nào, bác nào biết hướng dẫn em với..
 
Chỉnh sửa cuối:

WGL

Đi bộ
Biển số
OF-67572
Ngày cấp bằng
3/7/10
Số km
2
Động cơ
432,520 Mã lực
cám ơn cụ chủ thớt

em cũng từng ngồi trên CA quận HK vì cái tội thể hiện tình yêu nước không đúng cách và đúng thời điểm cái dịp mà cả Hà Nội lẫn Sài Gòn sùng sục vì Trường Sa, em chẳng hối tiếc, vì lúc đó em uất thằng dog die Tàu khựa. em đi từ Lũng Cú đến Cà Mau, cảm giác đứng ở các cực đất nước thiêng liêng lắm, nhưng cũng ko được như lúc đọc bài này của cụ.

đúng là trong cuộc sống có nhiều thằng cũng là con quê Bác, cũng là con nước Việt mà chỉ lo vơ vén phá hoại, có đọc thớt này, em mới biết có rất nhiều bác trong diễn đàn OF có lòng với tổ quốc, cám ơn các bác
 

huyno1

Đi bộ
Biển số
OF-52393
Ngày cấp bằng
8/12/09
Số km
2
Động cơ
453,220 Mã lực
Đọc bài của bác Ngủ, cảm xúc của em lại tràn về, nhớ về Trường Sa. Em cũng đã tham gia đoàn công tác đi Trường Sa đầu tháng 6 vừa rồi với trách nhiệm kiểm tra việc lắp đặt các cấu kiện cơ khí của Dự án Hệ thống năng lượng sạch và Chiếu sáng quần đảo Trường Sa do Tập đoàn DKVN tài trợ vốn, Bộ TLHQ làm chủ đầu tư. Đơn vị em (PTSC) là đơn vị thi công và lắp đặt toàn bộ các cấu kiện cơ khí của dự án này.

Văn chương của em thì thuộc loại mới phổ cập, nên đọc bài của bác em thấy quá tuyệt. Cảm ơn bác đã có những thông tin thật sự bổ ích và có ý nghĩa
 

trung74

Xe hơi
Biển số
OF-38246
Ngày cấp bằng
14/6/09
Số km
184
Động cơ
472,570 Mã lực
Cụ kiple đã làm một việc thật ý nghĩa. Cảm ơn cụ.

Hê hê! nhà êm cũng chịu cụ Chủ, đúng là có cái xe biển 14p trong ảnh. Dạ nhà êm sinh hoạt ở chi hội Quảng Ninh và Hội Gà rán KFC ạ! Nhà êm cũng có mấy tấm ảnh chụp được những giọt nước mắt của các cô giáo và các em HS, ngặt nỗi máy còm, kéo vào thì nhoè, vỡ nên đành thôi. Đấy gần như là buổi cháo cờ đầu tuần và cũng là bài giảng ngoại khoá cuối cùng của năm học. Rất mừng là có nhiều em HS và các cô giáo có cùng cảm xúc như chúng ta. Các cụ hãy tin ở bọn trẻ nhé! Hình ảnh nhà êm chụp không màu mè gi đâu. Chỉ tiếc là hiệu ứng ảnh của máy chiếu chưa được tốt. Nhà êm nhờ một cô giáo đọc Văn của cụ Chủ. Hiệu ứng âm thanh tốt. Các cụ thấy đấy cả cô và trò đều chăm chú theo dõi, sân trường im phắc. Cũng rất cảm động các cụ ạ. Nhà êm cũng mượn nhời của cụ Chủ mà rằng: làm đúng việc cần phải làm thôi ạ! Một lần nữa Xin cảm ơn cụ Chủ và các cụ ạ!
Đây là ngôi trường nằm phía dưới ngọn đồi có đền Cửa Ông, ngôi đền thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương (phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) ạ!
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
Rất cám ơn cụ Sleepdriver về phóng sự. Nhà cháu đang tính thiết kế các slide ảnh, đọc lời bình bằng các đoạn văn của cụ trên nền nhạc một số ca khúc về Tổ Quốc, về Trường sa đây. Cụ cho phép cháu nhé.
- Trân trọng -
Dạ, bác cứ tự nhiên ạ, cám ơn bác vì đã có lời. Nếu bác post lên utube thì cho nhà em cái link bác nhé.
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
Đọc bài của bác Ngủ, cảm xúc của em lại tràn về, nhớ về Trường Sa. Em cũng đã tham gia đoàn công tác đi Trường Sa đầu tháng 6 vừa rồi với trách nhiệm kiểm tra việc lắp đặt các cấu kiện cơ khí của Dự án Hệ thống năng lượng sạch và Chiếu sáng quần đảo Trường Sa do Tập đoàn DKVN tài trợ vốn, Bộ TLHQ làm chủ đầu tư. Đơn vị em (PTSC) là đơn vị thi công và lắp đặt toàn bộ các cấu kiện cơ khí của dự án này.

Văn chương của em thì thuộc loại mới phổ cập, nên đọc bài của bác em thấy quá tuyệt. Cảm ơn bác đã có những thông tin thật sự bổ ích và có ý nghĩa
Mấy cái quạt gió ấy đã sửa được chưa bác (không biết bên bác có phụ trách khoản này không?) ... Trông nó hơi mong manh bác ạ, mà nó mong manh thật vì hồi em ra, ai lại 15/18 cái hỏng thì phải. Zời thì nắng như ụp vào đầu, đường tông thì phả ngược lên, quái lạ, mang tiếng giữa biển ... lại tịnh không có tý hiu hiu nào. Tối thì có dịu hơn nhưng không có phe phẩy tý quạt điện thì anh em cũng khó khăn lắm ... Đành rằng là chả ai muốn tìm tiện nghi, tìm sướng mà lại đi lính, lại còn lính đảo nữa ... nhưng đỡ được tý nào hay tý ấy :x
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
Cũng có chút suy nghĩ lấn cấn trước khi post lại truyện ngắn này lên diễn đàn vì chắc ít nhiều nó có thể tạo ra các phản hồi thiên về cảm tính. Nhưng dù sao cũng là một truyện ngắn đã post rộng rãi trên mạng (tìm là thấy). Những nhân vật, tình tiết trong chuyện ít nhiều có thể là hư cấu nhưng không vì thế mà về xuyên suốt nó làm giảm đi tính chân thực của thực tế mang tính thời sự. Có lẽ, hãy hiểu rằng tác giả đang thể hiện một mặt cuộc sống mà ít người trong số chúng ta, có điều kiện lên mạng, vốn thích bàn luận mọi chủ đề từ cái kim đến con voi có thể nghĩ đến là nó thực sự đang tồn tại. Những nhân vật trong chuyện rất có thể là những con người rất đỗi thầm lặng mà tôi đã gặp trong hải trình đến Trường Sa. Tôi tin, thực sự tin vào sự hiện diện của những con người ấy (thậm chí như tin rằng mình đã bắt tay với những con người ấy). Đọc, suy ngẫm có lẽ sẽ có ích hơn những lời bình quá khích (tốt cho tất cả các bên). "Cái đầu lạnh và trái tim nóng" - Ấy là nguyên tắc của tôi. Cám ơn các bác nhiều.

Nợ Nước Nợ Nhà - Tác giả Văn Chinh

Link: http://phapluattp.vn/20100424032325597p1021c1087/no-nuoc-no-nha-truyen-ngan-cua-van-chinh.htm

Quân hỏi Thiện, giọng hơi gắt như chính Thiện là người có lỗi: - Sao không có tên cậu Chẩn? - Tôi cũng hỏi thiếu tá Năm cái câu anh hỏi. Nhưng Năm nói kỳ này chúng ta chỉ lấy những chiến sỹ tình nguyện, mà Chẩn không làm đơn.
- Ông gọi cho cậu Năm bảo thằng Chẩn lên gặp tôi. Nhạc chuông điện thoại Giạt giào biển mênh mông sóng vỗ nhịp thân tầu…cắt ngang câu chuyện của họ. Alô, tôi nghe? Tốt quá, tốt quá. Phải khao, phải rượu thịt chó lên bờ xuống ruộng? Thế à, thôi cũng được, tôi sẽ lên ngay.
Khi đã đi được mấy bước, Quân quay lại dặn Thiện, lúc Chẩn lên bảo nó lên chùa. Tôi ở đấy cho đến chín giờ tối. Con thằng Phương vừa giành học bổng băm mốt nghìn đô cho năm học tới, mẹ nó, con thế mới gọi là con. Nó khao cơm chay. Bảo hôm nay rằm, hẵng khao cơm chay diện hẹp đã, khao họ hàng rượu thịt chó sau. Đợi lúc thằng Chẩn ra, ông cũng lên chùa một thể.
Chùa Thiên Phúc từ dưới đồng chuyển lên đồi chưa lâu. Mới xong nhà tổ, chùa hạ nằm chênh chếch mé phải ngọn đồi. Chùa trung vừa san xong nền, chùa thượng thì mới chỉ là cái lán tôn, thưng tôn, cửa sắt nhưng đã có bức tượng Phật bằng đồng ngồi ở đấy. Miệng ngậm, mắt nhắm, không nhìn thấy vết nhăn vậy mà từ gương mặt phúc hậu vẫn thoang thoảng một nụ cười vừa cởi mở vừa bí ẩn. Cũng có một nét thoang thoảng cười như thế nếu đứng theo hướng chùa mà nhìn qua rặng thông non thưa xuống sông Giá đang lăn tăn trắng dưới chiều tà. Những mái ngói đỏ, những bức tường sơn vàng, những khuôn cửa sổ cửa chính mầu cánh dán cũng ánh lên rờ rỡ như cũng chuyển động cùng những cặp gái trai ôm nhau hớn hở phóng xe trên đường làng.
- Nam mô a di đà Phật, bác Quân đã lên viếng chùa?
- Bạch thầy, chùa chưa xong đã thiêng. Các cháu ở cái làng hẻo lánh này đã có mấy đứa đỗ đại học, con chú Phương giành học bổng tới năm trăm triệu. Nói Phật độ e có hơi nặng về duy tâm, nhưng tôi thấy công quả này có mối liên hệ nào đấy, xin sư thầy cắt nghĩa giúp cho?
- Nói Phật độ cho con bác Phương thì hoá ra Phật chỉ độ cho con cháu những người góp nhiều công của dựng chùa? Phật mà vị kỷ thế làm sao mà thành Phật? Nhưng mấy đời thân phụ tổ bác Phương đựng chùa, gần gụi kinh kệ, nhẫn nhịn khoan hoà chịu thương chịu khó thì không chỉ bây giờ mới vậy. Các cụ được thờ trong nhà tổ, là thờ cái đức ấy. Giáo hoá bao giờ cũng lấy gương mà soi. Các cháu con em trong làng ngoan hơn, chăm hơn là vì chúng nó có cái vọi mà trông.
Nhìn thẳng, Quân thấy gương mặt sư Tịnh Châu nhang nhác mặt tượng Phật trên kia. Nghe nói khuôn tượng lấy từ Nêpan? Mầu nhiệm? hay hết thẩy những người tu hành đều ăn như nhau, nghĩ như nhau nên dần dà họ đều có diện mạo giống nhau?
Quân theo sư nữ vào nhà tổ, Phương, Thiện và Chẩn đều đã ngồi ở đấy. Chẩn đang chăm chú nhìn con bé nhỏ thó, tóc cặp cong đuôi gà, thao thao đọc kinh trước bàn thờ tổ; một ánh nhìn thán phục ra mặt. Chả bù cho con của y. Đứa lớn nhất định không chịu học giỏi, nó bảo bạn nó nói, học giỏi nhất chỉ được làm cấp dưới cho bọn dốt nó làm cấp trên. Còn thằng bé thì đã bị bạn nó sai đi mua heroin, giời ơi là giời.
Sư Tịnh Châu tuổi ngoài ba mươi, người cao ráo, mặt bầu nhưng dáng thanh; mặc áo nâu dài, không nhìn thấy chân bước, chỉ thấy những chuyển động nhẹ nhàng, tạo cảm giác ta đang chiêm ngưỡng người của cõi khác. Sư cười tươi, thậm chí nói còn có chỗ ngọng là dấu vết hiển nhiên dân miền duyên hải, nhưng ánh nhìn chỉ còn có ngọn lửa của từ bi, trong suốt mà vẫn bí ẩn. Quân đã nhiều năm tổ chức cho bộ đội Têt trồng cây, thêm cho rừng chùa nhiều cây quý, sư Tịnh Châu vẫn nói đất của làng, chùa của dân, cây của bộ đội. Cũng nhiều lần nghe sư thầy thuyết pháp, Quân vẫn không thể hiểu nổi vì sao Phật giáo không ràng buộc ai mà người người tự nguyện tín ngưỡng? Quân hỏi, lữ đoàn tính cho bộ đội hành hương lên chùa H, sư thầy bảo nên chăng? Sư nói, muốn lễ Phật, chỉ nên lên Yên Tử, chả có thì cứ lên đền Trần cũng có Phật ở đấy. Chứ, những nơi như H thì chỉ là chốn mê tín dị đoan hay là để du lịch mà thôi. Lại hỏi, vua Trần Nhân Tôn đánh giặc tam phen tứ phen, sao có thể tu thành Phật? Nói quốc độ mỗi lúc khác nhau, nước có giặc thì đánh giặc cho dân sống yên, đó cũng là Phật tính. Vậy nên sư tổ Bồ Đề Đạt Ma bên Ấn Độ khi đã thành Phật vẫn đánh giết kẻ cướp. Đây là bức tranh vẽ Thiền tổ Đạt Ma ấy, dân gian nói lành với Bụt ai lành với ma là vì vậy.
Quân rủ Chẩn quay lên chùa thượng. Thấy y có vẻ chậm chạp, anh nói:
- Lính đặc công gì mà ỳ ạch vậy?
- Là tôi nói cái khác. Cậu giỏi nhất trong số lính chuyên nghiệp, do đích thân tôi tuyển chọn. Tôi luôn luôn tin tưởng tự hào về cậu. Vậy mà cậu làm tôi mất mặt. Hôm nay chỉ có tôi và cậu, cùng đứng dưới bệ Phật, cậu hãy nói thật xem, vì sao anh em làm đơn tình nguyện ra đảo tơi tới, còn cậu thì mất hút?
- Báo cáo thủ trưởng, em không mất hút. Em ra đẩo một năm về thì hai thằng con em nghiện mất. Gần đây thấy tình hình ngoài đảo ban căng, viết thư ra bảo cấm không được viết đơn tình nguyện đi chiến đấu. Bây giờ tham nhũng như ranh, mình tình nguyện, mình đi mình có sao nó lại bảo mình ngu, mà vợ con mình khổ.
- Đàn bà biết gì, vậy mà có thằng chồng cũng răm rắp nghe. Ức nhất là cái thằng chồng ấy nó lại là lính của tôi, của một lữ đoàn anh hùng.
- Thủ trưởng nói thì tất nhiên cái gì cũng đúng, nhưng em hỏi thủ trưởng, vợ em nói sai ở chỗ nào?
- Thế bây giờ lệnh cho cậu đi chiến đấu, cậu có đi không?
- Thủ trưởng yên tâm, em thuộc điều lệnh.
Giạt giào biển mênh mông, sóng vỗ nhịp thân tầu…Tư lệnh Hải quân gọi, thôi cậu về trước đi.
Sớm hôm sau, Quân từ sở chỉ huy đi bộ ra đội 5, lệnh tập trung bộ đội tình nguyện ra đảo. Anh muốn đích thân cùng họ tập lại tình huống giả định chịu đựng hai ngày bị lạc trên biển, với giả thiết sau khi tầu mình bị bắn chìm, xung quanh có nhiều tầu địch. Quân hỏi thiếu tá Năm:
- Báo cho thượng uý Chẩn ra tập luôn.
- Báo cáo, từ tối hôm qua đến giờ Chẩn không có mặt tại đơn vị. Anh em cùng phòng nói, khoảng hơn mười giờ thấy Chẩn về phòng. Mở tủ lấy quần áo rét, mấy thứ tài sản cá nhân xếp gọn vào ba lô, rồi lại ra xe, nổ máy chạy ra chỗ vợ. Bây giờ vẫn chưa có mặt. Tôi gọi mấy lần, nhưng đều ở ngoài vùng phủ sóng hoặc tắt máy.
- Báo cáo đội trưởng, đồng chí Chẩn vừa về, thủ trưởng nhìn kìa.
Một người lính nói, cả trung đội ngước nhìn. Chẩn thật, y đang cười nói, có vẻ như bị lúng túng trước quá nhiều câu hỏi khiêu khích của đồng đội về một đêm cùng vợ. Khi Chẩn ra thao trường, Quân nói:
Khi tất cả đang khởi động, Quân hỏi:
- Vợ đâu?
- Em đưa về nhà rồi.
- Cậu đã đi suốt đêm?
- Đâu có. Đi về hết bốn tiếng, vẫn còn dư ra ba tiếng ngủ với vợ con.
- Có làm ăn gì được không?
- Kể nó cho thì cũng chén tốt. Nhưng em mới vén áo, nó hất ra, bảo đi xa không được tí táu tí mẻ, đen lắm. Bảo, đen thì đen rồi, đêm qua chả nát tươm rồi đấy thôi? Nó nói, nửa đêm về tối là ngày hôm qua, nửa đêm về sáng là ra ngày hôm nay. Cấm.
 
Chỉnh sửa cuối:

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
Quân của các đơn vị đã tập kết xong tại Bạch Long Vỹ. Phân đội đặc công nước được phiên thành bốn tổ, nằm trong bốn tầu hải quân đánh bộ, sẽ tiếp cận quần đảo mục tiêu bảo vệ theo các phương án khác nhau. Chẩn được cử làm chỉ huy trưởng nhóm theo tầu Hải quân có nhiệm vụ tuần tiễu biển đảo.
Hai ngày sau, tàu của Chẩn đã có mặt ở Trường Sa, khi đã xâm xẩm tối. Tầu hú còi hù hụ trước đảo chìm Cô Len, gần như toàn bộ thuỷ thủ đoàn lên boong, chắp tay trầm mặc trong tiếng nhạc bài Chiêu hồn tử sĩ đang tấu lên qua cái cassette và hai thuỷ binh từ hầm lạnh khiêng vòng hoa mang từ nhà lên boong. Họ chậm rãi qua trước mặt hàng quân, mỗi người đều cắm lên một thẻ hương, rồi từ từ thả xuống biển. Năm 1988, gần 70 đồng đội của chúng ta đã ngã xuống trong khi bảo vệ đảo.
Bất ngờ có tiếng tầu ngoại quốc, rồi, chỉ trong chớp mắt, con tầu ngư lôi đã tiến về phía tầu ta. Bài Chiêu hồn tử sỹ vừa xong đã có thể nhìn rõ hai cặp ngư lôi bè bè hai bên hông tầu, những họng súng vươn tua tủa theo mọi chiều góc; nom con tầu như một quái vật trong phim giả tưởng Mỹ. Con quái vật dừng lại cách tầu ta chừng một hải lý, bật đèn pha sáng quắc. Chẩn đang lẩm nhẩm những câu chửi trong đầu, hơi sững lại để giả định một kiểu tiếp cận tầu và đặt bộc phá thì từ cái băng cassette ở đâu đó phát ra tràng tiếng nước ngoài:
Đây là tầu của Hải quân Việt Nam, đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Yêu cầu tầu nước ngoài nghiêm túc thực hiện…
Mới đến đó, từ con tầu lạ cũng cất lên tràng tiếng Việt lơ lớ, nghe tiếng được tiếng mất:
Đây là tầu của Hải quân…, đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại quần đảo …thuộc chủ quyền của nước Cộng hoà…Yêu cầu tầu Việt Nam không được xâm phạm…
Những lời quái gở như chính con tầu yêu quái đã nổ tung trong đầu Chẩn khi cuộc cãi vã giữa hai cái cassette vẫn chưa chấm dứt. Hai cặp đèn pha cứ sáng quắc lên nhìn nhau. Phía dưới luồng sáng có thể nhìn rõ vòng hoa đang dập dềnh, thẻ nhang đang ngùn ngụt đỏ, cứ chốc chốc lại bùng thành ngọn lửa rồi phụt tắt vì gió khơi. Vòng hoa từ từ bị lực đẩy mạnh hơn của đuôi tầu địch cuốn theo, Chẩn biết như thế, nhưng y vẫn ngờ rằng hơn sáu mươi linh hồn đang đẩy vòng hoa về phía địch, trong chớp mắt nó giạt vào thân con quái vật. Con tầu ngư lôi giật mình như nó có phản xạ, từ từ quay mũi.
Hàng quân từ các tư thế sẵn sàng chiến đấu chỉnh đốn lại, đứng nghiêm cúi đầu trước hòn đảo chìm, nơi 68 linh hồn người lính đảo hy sinh chẵn hai mươi năm trước. Con tàu hú thêm một hồi còi vĩnh biệt, rồi mới quay phải, tiến về Trường Sa Dài.
Khi tầu cập cảng, trừ những anh say sóng, bộ đội được lệnh ngủ tại tầu tránh xáo trộn và làm phiền đơn vị bạn. Tầu vừa tắt máy, Chẩn những tưởng có thể chìm ngay vào giấc ngủ, nhưng từ đâu đó tiếng sáo diều ngân lên: Hừm hừm hừm rô rô rô ro ro ro rí rí rí, từng nhịp rồi trộn vào nhau, tha thiết rền vang. Chẩn ngồi bật dậy, rồi, làm như nếu lên boong, áp vào mạn thì có thể nghe rõ tiếng sáo diều hơn; Chẩn khe khẽ đi ra sát mạn tầu. Nhưng hoá ra tiếng sóng vỗ vào thân tầu to lên từng đợt khiến tiếng sáo bị phô. Y nhớ quê kinh khủng. Đêm chở vợ về, vừa rẽ từ quốc lộ vào làng, y đã nghe những bộ sáo diều tràn ngập bầu trời. Vợ y bảo bây giờ người ta làm diều sáu thước, bộ sáo bẩy con, diều nhà nọ cứ nhằm át diều của nhà kia. Đất đai bị lấy hết làm khu công nghiệp, dân lấy tiền đền bù sắm sửa xây nhà, tậu xe máy nom rõ giầu có nhưng không có việc làm. Bây giờ cả làng chơi. Chơi đỡ tốn kém nhất là chơi diều, nhưng chỉ ông già bà cả mới thích diều. Còn đám thanh niên trung niên thì chơi cờ bạc. Hôm nọ ra uỷ ban làm cái chứng minh thư, thấy treo biển họp. Sáng họp chiều họp. Đứng chờ thấy một lúc có thằng đi *** rồi vào, giật mình họp *** gì họp quần đùi áo lót, bèn sấn vào. Hoá ra bọn chúng đang đánh tá lả. Chơi tất, đâu cũng chơi. Lớn thì ba cây xóc đĩa, nhỏ thì lô đề nhà mụ Quéo mỗi ngày bán hàng trăm bộ bài, hai thằng nhà Chẩn cứ đi học thì chớ về là lại chạy sang hàng xóm chơi tá lả. Đêm thanh vắng, một mình, đã nhớ chồng không ngủ được, lại nghe réo rắt sáo diều, càng nẫu ruột nẫu gan. Nói nằm mơ thấy chồng ốm nên ra xem thế nào là nói thế thôi, thế có nhớ người ta không vậy?
Khi lữ trưởng cho gọi Chẩn, y biết ngay điều gì sẽ đến. Bóng những con tầu yêu quái đang rình rập ngoài kia, tiếng sáo diều ngay trên đỉnh đầu. Y không thể nghĩ, ngày đầu tiên của người lính đảo y lại nếm trải cả sự thù địch lẫn vị ngọt ngào đến thế. Y bùi ngùi thương vợ một lúc lâu rồi chìm vào giấc ngủ rất sâu.
*
* *
Đơn vị của Chẩn trú quân trong một nhà giàn trên đảo chìm. Ngoài hai buổi tập, lính nấu cháo điện thoại với đất liền, sóng Viettel căng đét, tha hồ buôn vì không phải trả tiền. Cuộc sống đang trải qua với ít nhiều mới mẻ và không thể nói là không thú vị, thì có lệnh gọi Chẩn. Trước khi xuống xuồng, Chẩn dặn:
- Có chuyện rồi đấy, các bố tập lắp ráp vũ khí đi thì vừa, nhớ nhung nó in ít thôi.
Có chuyện thật. Lệnh báo động toàn quần đảo, tất cả ở trong tình thế có chiến tranh. Sau khi giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, trung tá hải đội trưởng nhắc các tổ trưởng đặc công ở lại. Ông nói:
- Hải quân nước ngoài vừa chiếm của ta một số đảo chìm cách đây hơn một tháng. (Ông mở hải đồ, chỉ) Nó đây, đây, đây và đây nữa. Chiếm xong, đổ quân, xi măng sắt thép đổ cột và chuẩn bị xây nhà. Từ hôm qua, khi tám con tầu chạy vè vè trên biển, có lẽ họ cho rằng sẽ đánh lớn nên cho rút lính thợ về. Theo quan sát của ta, mỗi đảo hiện chỉ còn chưa đến hai mươi. Các đồng chí cho trinh sát và trình bầy cách hất chúng ra khỏi lãnh thổ mà không thành cớ để họ tấn công trả thù.
Chỉ nửa tiếng sau, Chẩn và trung uý Lạng đã có mặt trên con tầu đánh cá nhỏ, dân Quảng Nam. Từ đây đến đảo X, tầu đi men theo dòng hải lưu, cá giò đại dương nhiều khiến họ mê man quên cả trời sập tối. Một tầu nhẹ của nước ngoài hăm hở chạy đến, chủ thuyền lên mũi nói giọng Phillipin, bảo có đổi cá lấy dầu không, những tiếng léo nhéo quát nhặng xị một lát, thì con tầu biến mất, cũng đột ngột như khi nó đến. Chẩn bấm Lạng chuồi xuống biển, vừa lặn vừa bơi qua dòng hải lưu rồi lặng lẽ tiếp cận mục tiêu. Vừa nhô lên sát mặt nước, Chẩn thấy một gã lính mặc quần đùi, xách cây đèn nạp điện đi quanh đảo trên một cái thuyền cao su, gã cắm vào miệng mỗi người lính gác một nén hương, trông xa lập loè như người hút thuốc lá. Mẹ mày, hoá ra quân số trên đảo này còn quá ít, chúng phải bơm người cao su, khoác súng gỗ để đánh lừa đối phương. Chẩn bảo Lạng bơi quanh đảo, đếm kỹ số chân cột bê tông chúng đã đổ, hẹn gặp nhau cạnh phía bắc đảo, nơi có vọng gác kiêm nhà giàn của chúng. Xong, cả hai bơi về phía dòng hải lưu, thả trôi nên chả mấy lúc, họ đã gặp con tầu Quảng Nam. Vừa may, một gã “ngư phủ” đang luộc cá giò. Gã vớt ra đĩa, được khúc nào mất khúc ấy. Giật mình quay lại, hai gã đặc công đang vừa gặm cá vừa cười khúc khích đói quá đói quá, ngâm nước lâu đói mềm bụng.
Phương án do Chẩn đề xuất được chấp nhận.
Ngay đêm hôm sau, tổ người nhái của Chẩn gồm năm người tiếp cận từ hướng Bắc đảo X. Các phía khác chồng đống kẽm gai và thuỷ lôi. Lạng chờ cho xuồng cao su của gã “tiếp thuốc lá” đến gần, điểm huyệt cho gã gục xuống, lột quần xà lỏn mặc vào, xách đèn leo lên thang gác. Chẩn nhẹ nhàng bám theo. Chỉ nghe huỵch một tiếng, bốn tên lính ngoại quốc đã bị trói không cần dây thừng. Chúng đều đã ngất, nhưng vẫn bị tước điện thoại cầm tay và những quả pháo sáng dắt đầy trên mái lán. Những tên nước ngoài đều to béo, nặng có đến ngót tạ, được vần xuống xuồng cao su, giao cho một người nhái canh giữ. Còn tất cả theo Lạng và Chẩn đi thả bộc phá quanh những thân cột đang còn chìm dưới nước.
Khi mười tám gói thuốc nổ cùng nổ, dựng lên trời mười tám cột nước thì tầu của ta thình lình xuất hiện.
Tất cả lên tầu. Năm gã lính to béo được “đánh thức”, được thông báo tình trạng phạm pháp và bị bắt giữ theo điều luật xâm phạm trái phép lãnh thổ. Đến 5 giờ sáng trả điện thoại và được lệnh gọi về cấp trên theo một nội dung đại lược:
“Chúng tôi, những kẻ đột nhập trái phép nên đã bị những người chủ nhà bắt giữ. Được ăn uống, được đối xử tử tế. Đề nghị đúng tám giờ sáng đến đón chúng tôi tại toạ độ sẽ báo sau”.
Ngay sau đấy máy điện thoại bị tháo pin. Họ lại được lệnh viết kiểm điểm, nội dung vẫn như họ đã gọi về nhà.
Chẩn không ngờ tai hoạ lại xẩy ra ngay trước lúc trao trả tù binh. Khi con tầu nhận người từ từ tiến đến, nó đột ngột tăng tốc sạt qua mũi tầu ta, làm méo xệch như ai bị một cú móc hàm. Một giọng nói tiếng nước ngoài lập tức cất lên, gay gắt:
- Chúng tôi cảnh cáo hành vi gây hấn thô bạo. Nếu các người không coi mạng sống của hơn ba mươi tù binh không có giá trị gì, thì cũng không nên coi rẻ mạng sống của mình.
- Xin lỗi, chỉ là một tai nạn giao thông. Đề nghị các người trả tự do ngay lập tức cho ba mươi mốt thường dân của nước tôi.
- Nếu họ là thường dân thì lại không thuộc chức trách của chúng tôi. Các người về đi, cuộc trao trả thường dân xâm phạm bờ cõi trái phép cần phải được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Bỗng ba mươi mốt tù binh đồng loạt quỳ cả xuống, vái lậy thuyền trưởng như tế sao rồi lại quay sang tầu bản quốc vừa vái vừa khóc như mưa như gió.
- Tầu Hải quân chúng tôi được chính quyền uỷ nhiệm nhận người do phía Việt Nam bắt giữ trái phép.
Đang trong thế dằng co, bỗng có lệnh tầu phải nhanh chóng khắc phục sự cố để có mặt ở phía Nam quần đảo.
- A lô, tầu nước ngoài nghe đây. Theo tinh thần nhân đạo của nhà nước và dân tộc Việt Nam, chúng tôi lẽ ra sẽ trao trả có ký nhận tù binh nhưng xem chừng các người không xứng đáng được hưởng phép lịch sự. Yêu cầu tầu nước ngoài lùi xa ít nhất ba hải lý, chúng tôi sẽ cho tù binh xuống thuyền cao su của họ, cấp mái chèo để họ bơi về tầu.
Con tầu ngư lôi quay mũi, chạy về phía Bắc. Thuyền trưởng để một xuồng cao tốc lại cho Chẩn, chờ cho đám tù binh cách vừa đủ xa, y lập tức quay mũi rồi tăng tốc chạy về phía Nam. Trong tiếng máy xuồng gầm rú, y hét lên một tiếng dài, xả niềm uất hận. Y đã xin phép trung tá chỉ huy, cho y được quăng dây sang tầu địch, quấn mìn quanh người mà bắt chúng sửa mũi tầu. Y nhớ trong Đông Chu, Mao Toại sức trói gà không nổi, đi sứ bị làm nhục mệnh vua, đã rút dao găm sấn đến vua Tề mà quát to lên rằng, trong ba bước chân, máu của thần có thể vấy bẩn hoàng bào của bệ hạ. Với kẻ thù cậy mạnh, phải áp sát mà đánh, đế vương cũng phải sợ nữa là đám trẻ nít cậy đông. Cái trừng mắt đã ngăn y lại, không cho làm Mao Toại.
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
Nhưng Chẩn đã thành một Mao Toại không lâu sau đấy, cố nhiên là theo một kiểu cách khác hẳn. Chẩn được cẩu cả xuồng lên tầu, chạy xuống phía Nam. Đi hơn một ngày đêm thì nhìn thấy một hải đội thiếu của nước ngoài neo đậu ở thế trận có thể yểm trợ lẫn nhau. Hai tầu ngư lôi hai bên, một tầu chiến chỉ có pháo nhỏ và lính lố nhố trên boong, đậu ở giữa. Cách đấy không xa, một giàn khoan dầu khổng lồ lấp lánh ánh bạc đã cắm chắc xuống đáy. Con tầu của Chẩn nhanh chóng đứng vào đội hình cạnh ba tầu khác. Chỉ nghe tiếng máy tầu gầm gừ trong sự im lặng thù địch. Chẩn nghe có tiếng ngoại quốc. Là băng cassette tiếng nước ngoài đang bật, cứ đọc đi đọc lại lời khẳng định chủ quyền, yêu cầu tầu nước ngoài cùng các phương tiện chiến tranh và các phương tiện khác không được xâm phạm trái phép; cần tránh ra hải phận quốc tế. Một sự kiên nhẫn đến khó chịu, nhưng chính Chẩn cũng biết rằng không thể manh động. Phía bên kia cũng ra rả đáp lại, cũng khẳng định chủ quyền suốt hai ngày ròng rã. Tối ngày thứ ba, các phân đội đặc công được lệnh lên gặp hải đội trưởng nhận nhiệm vụ. Nghe xong, Chẩn xin có ý kiến:
- Đề nghị đặt trên bàn của tên chỉ huy hải đội địch một bức thư bằng hai thứ tiếng. Đúng giờ G, thủ trưởng vừa thông báo thế trận, vừa mời đọc thư, vừa mời người sang nhận lại lá cờ cắm sai chỗ. Năm phút sau, những người nhái sẽ đồng loạt trồi lên mặt nước.
- Ai có thể đặt một bức thư như thế lên bàn chỉ huy hải đội địch?
- Tôi. Hai đêm qua tôi đã quan sát kỹ lịch gác và phòng thủ. Đây sẽ là đòn bất ngờ gây choáng.
- Đồng ý. Nhưng tầu địch dùng khoá từ, cài then trong không dễ như con tầu đồng nát dùng để tập của đồng chí?
- Tôi cũng đã quan sát, khoảng mười giờ đêm, cửa buồng chỉ huy bật sáng; buồng vệ sinh bên ngoài cũng bật sáng ngay sau đấy. Sau đó, hắn còn vòng ra sân boong, làm mấy động tác thể dục, rồi mới chui vào phòng. Tất cả hết ba mươi phút, mà tôi chỉ cần ba mươi giây.
Đêm ấy, viên chỉ huy nước ngoài còn mất thêm một khẩu súng tay mới coóng, nó là thứ ngoài kịch bản. Khi viên chỉ huy đi ra đi vào, hết người nọ người kia được triệu tập đến phòng chỉ huy, cũng là lúc hắn được mời đọc thư. Bức thư đại lược như sau:
Tôi biết con trai của ngài đang học lớp mười hai ở thành phố quê hương, nếu nó được ngài cho xem hải đồ quân đội nước ngài hiện sử dụng, nó sẽ bảo bố nó đang làm một việc hết sức hoang đường; hải phận của một nước không thể cách mép thềm lục địa của nước ấy đến 800 hải lý. Ngài có 3 giờ kể từ 8 giờ sáng nay để rút khỏi hải phận Việt Nam trong an toàn và còn có thể giữ được thể diện. Khi rút, các ngài cần liên lạc để chúng tôi cho gỡ mìn khỏi chân các giàn khoan.
Viên thượng tá hải đội trưởng ngước nhìn lên đỉnh giàn khoan, lá cờ đã không còn ngạo nghễ bay như mấy hôm nay. Y đành xuống thang, còn dùng đại từ nhân xưng thân thiện:
- Các ngài hiểu nhầm. Chúng tôi được lệnh tháp tùng tầu kéo giàn khoan, đang đi thì xẩy ra sự cố về phao, đành neo lại để sửa. Yêu cầu các ngài tháo mìn và trả cờ để chúng tôi lên đường.
- Không cần. Các ngài cứ bơm cho các chân giàn khoan nổi lên, bộc phá sẽ ở lại, chúng tôi cho lấy lên sau. Còn cờ thì mời các ngài cho một người bơi xuồng sang lấy.
Khi người lính đưa hai tay nhận lá cờ được gấp phẳng phiu trên cái khay nhôm, trung tá hải đội trưởng còn đặt lên đó khẩu súng ngắn mà Chẩn đã lấy đêm qua. Ông cảnh cáo Chẩn, không nên dồn thể diện của bất cứ ai đến bước đường cùng, đặc biệt là với một quân nhân.

*
* *
Thấm thoắt thoi đưa, bọn Chẩn đã ở Trường Sa đủ dài để trên tính chuyện thay quân.
Vậy là chiến tranh vẫn chưa bùng ra như những ngày đầu Chẩn có mặt trên đảo đã nghĩ, tuy sự thù địch vẫn rình rập và vẫn còn nguyên đấy những toan tính xâm phạm.
Xe ca đổ quân xuống sân lữ đoàn bộ, nhìn toàn bộ sỹ quan chỉ huy đều xuống sân đón lính với nét mặt hân hoan, Chẩn thở ra nhẹ nhõm. Nhưng lúc bắt tay Chẩn, thượng tá Quân bỗng hỏi:
- Cậu có nét mặt đầy âm mưu, có chuyện gì vậy?
- Không, thưa thủ trưởng, có nhẽ mặt của thằng thèm vợ đấy thôi.
Quân nói to:
- Toàn phân đội được nghỉ ba ngày về thăm gia đình, tính từ sáng mai. Còn bây giờ, về đơn vị trình diện và…nhậu! Hôm nay lữ đoàn thịt lợn, ngả bò mừng các đồng chí.
Nhưng Chẩn không nhảy ùa xuống sông Giá hiền hoà như y dự định. Y sang nhà gửi xe, bơm xe, kiểm tra xăng dầu xong thì phóng lên chùa. Sư Tịnh Châu bèn kết thúc buổi kinh sớm hơn thường lệ, quay về phía y:
- Tôi có nghe các bác vừa đi xa, lập được công trạng lớn. Mùi nắng gió đã đành, lại còn toả đầy mùi lo lắng, là cớ làm sao?
- Bạch thầy, những tháng ngày trên đảo con đã rèn cho mình một nghị lực kiềm chế, tất cả là nhờ ở sư thầy. Có cân rong câu này con xin biếu thầy để tạ ơn, lại có mấy phẩm oản bánh đậu xin thầy cúng Phật rồi chia cho các cháu.
- Bác vẫn dấu nhà chùa, bác lo lắng gì vậy.
- Vâng, đúng thầy là thánh sư. Con có thằng cháu lớn không chịu học, bảo học giỏi chỉ làm cấp dưới; có thằng bé bị lũ nghiện trong làng sai đi mua heroin, không đi thì chúng nó đánh; vợ chồng có hai sào ruộng, bị lấy ra một sào làm khu công nghiệp. Con muốn mua nhà ở đâu đây, hai thằng con nhờ sư thầy cứu độ, hỏng đến nơi rồi thầy ơi.
Nói đến đấy, Chẩn bỗng nấc lên, nước mắt giàn giụa. Sư lựa lời khuyên giải rồi nói:
- Bây giờ đâu chả có chùa, chùa làng không có thì chùa xã, thí chủ nên bảo mẹ các cháu năng đưa các cháu lên chùa.
Chẩn bật khóc to hơn, khóc thống thiết rồi khóc nỉ non mặc cho sư Tịnh Châu và các sư nữ, các tiểu trố mắt kinh ngạc. Y nói:
- Khốn nạn. Làng tôi cũng có chùa đấy chứ, nhưng sư ông thì chủ yếu hành nghề bói toán, nổi tiếng hàng tỉnh về cho số đề, năng đi cúng giải hạn, cúng đám hiếu, đám tạ mộ còn hơn cúng Phật; sư cô thì xe máy Spacy chạy vè vè, máy điện thoại Nokia cả chục triệu, nhắn tin nhoay nhoáy bằng cả hai tay.

Ba ngày sau người ta thấy một chuyến xe tải chở gia đình nhà Chẩn đỗ lại sân đội 5, vợ con y mặt méo như bị rách, mắt còn ngấn nước khô.

Theo Vanvn.net
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top