[CCCĐ] Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai

Giang_777

Xe tải
Biển số
OF-47759
Ngày cấp bằng
1/10/09
Số km
311
Động cơ
463,010 Mã lực
Nơi ở
OF TQ
Rất hay, ngang ngửa với "Trường sa không xa" của Châu Hạ ngày xưa E đọc bên phượt =D>
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
814
Động cơ
500,692 Mã lực
Viết tiếp những dòng ký sự này cũng là để chia vui với những người anh em Hải quân đang kỷ niệm sinh nhật 55 tuổi. Cái tuổi vốn đã là xế chiều của một con người nhưng lại là cái tuổi đang hừng hực khí thế của một đội quân. 55 năm chiến đấu với những thành tích như vậy có lẽ là không quá khiêm nhường. Vinh quang đi liền với hy sinh nhưng họ không tìm vinh quang trong sự hy sinh. Hy sinh khi Tổ quốc cần và chỉ thế thôi. Mỗi chiến công đều đong đếm bằng xương máu thịt da anh em ta đó.
Nhìn lại tổng thể bài ghi chép, tôi muốn tự kiểm tra lại xem liệu mình có sa đà vào những ngôn từ sáo rỗng hay không? Có rao giảng một cách nực cười về những giá trị cuộc sống hay không? Nói một cách kinh tế thị trường, là có PR vô lối cho những gì mà chính bản thân mình cũng không tin?
Thế nhưng có lẽ, lòng yêu nước và tự hào dân tộc là một cái gì đó tự thân và tự nhiên. Lòng yêu nước không thể rao giảng mà có. Có chăng, chỉ có thể giáo dục để hướng người ta thể hiện lòng yêu nước ấy như thế nào mà thôi ... cho đúng, thiết thực và hiệu quả. Chính vì vậy mà tôi để ảnh nói nhiều hơn lời thuyết minh (mà vốn tôi đã bị ảnh hưởng nặng bởi giọng văn tếu táo, tưng tửng như trong các topic khác)

Nền san hô cạn gần điểm chốt (có thể thấy rất rõ ranh giới giữa bãi cạn và đại dương)



Điểm nuôi trồng và nghiên cứu thủy sản thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (không được ra tận nơi nên cũng không biết nhiều hơn ngoài lời giới thiệu). Thấy bảo ngoài đó cũng có vài lồng nuôi nhốt cá để nghiên cứu



Một góc nhìn khác về điểm đảo Đá Tây



Góc chiến sĩ trên đảo Đá Tây

 
Chỉnh sửa cuối:

binhnt0788

Xe hơi
Biển số
OF-23178
Ngày cấp bằng
30/10/08
Số km
152
Động cơ
495,030 Mã lực
Hay quá!!...hy vọng có 1 ngày mình được ra thăm đảo Trường Sa..:x
 

dylan5555

Xe tải
Biển số
OF-13090
Ngày cấp bằng
12/2/08
Số km
441
Động cơ
524,150 Mã lực
Đọc bài của Bác quá hay, quá xúc động. Thế mới biết mình quá nhỏ bé, vẫn chưa làm được gì cho xã hội. Vote bác
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
814
Động cơ
500,692 Mã lực
Cứ bảo rằng lính đảo mê văn công biểu diễn lắm ... Đúng thật, thích xem thật nhưng giờ nào việc nấy, không thể ngơi tay được. Mời mọc chèo kéo mãi mới được hơn nửa tiếng ngồi bệt xuống nền đá hoa cùng cánh ca sĩ. Không ai xem ai cả, cứ đàn và cùng hát ...



Lính Hải quân dường như thật nhiều tài lẻ ... Nhiều giọng hát khiến ca sĩ chuyên nghiệp cũng phải ngỡ ngàng



Mấy em gái Khánh Hòa đội múa thì đã thay đồ diễn rồi mà lại phải thay ra vì thời gian không còn nữa. Chị Vượng tranh thủ chạy qua đầu kia điểm đảo, tấu đôi bài tại chỗ cho cánh lính công binh. Ấy người ta gọi là Văn công Dã chiến.

Bên cạnh Đá Tây vẫn có những chiến sĩ trực tầu không thể lên đảo nghe văn công hát ...



Thế rồi, bùi ngùi quyến luyến, giờ chia tay cũng đã đến, chính bản thân tôi cũng suýt bị nhỡ cano về tầu vì cứ quanh quẩn mãi bên cạnh các anh



Tạm biệt nhé, Đá Tây, tạm biệt nhé những người chiến sĩ



Rời Đá Tây, chúng tôi lại trở về Trường Sa Lớn thêm 1 đêm nữa ... rồi lại lên tầu lớn để quay về đất liền. Dự kiến sẽ qua thăm nhà dàn DK tại bãi Phúc Tần ... mong trời êm bể lặng để có thể lên được DK huyền thoại
 
Chỉnh sửa cuối:

danglong

Xe tăng
Biển số
OF-2236
Ngày cấp bằng
2/11/06
Số km
1,607
Động cơ
582,060 Mã lực
@ kụ Long: Sướng kụ ạ. Chỉ nói được thế. Đi thế nào mà bây giờ nhớ biển, nhớ tầu, nhớ đảo quá cơ kụ ạ. Nếu kụ mong muốn thật ra đảo thật, nhất định có cách.
Em máu rồi đấy, khi nào cụ đi cứ bẩu em 1 câu. Nhiều lúc nên xa rời cái cuộc sống quay cuồng này 1 tý để...
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
814
Động cơ
500,692 Mã lực
Những vòng hoa trên biển

Tạm biệt Trường Sa Lớn trong đêm. Tầu lớn lại hướng mũi đất liền. Kế hoạch sẽ qua thăm Nhà dàn DK 1. Rượu nồng và những cái ôm thật chặt trong đêm tối. Tiếng í ới hẹn nhau sẽ quay trở lại hay sẽ gặp nhau ở đất liền. Cả đoàn bên mạn tầu đều giơ tay vẫy thật lực, cả khi con tầu đã xa dần và không thể còn nhận ra ai trên cầu cảng được nữa. Chỉ thấp thoáng những cánh tay vẫy. Chúng tôi đang chia tay Đảo, chia tay cái tình ở Đảo. Thực ra, không ai biết chắc sẽ còn gặp lại nhau một lần nữa hay không? ở một nơi nào đó? Nhưng tôi thì tôi tin hữu tình sẽ hữu duyên … Trên tầu, có một cậu sĩ quan trẻ, nhà chỉ cách nhà tôi 1 con phố … ấy thế, mà ra Trường Sa Lớn mới biết nhau …

Sáng hôm sau, nghe rục rịch bảo đã nhìn thấy nhà dàn. “Báo động chiến đấu, tầu thả neo trước, các bộ phận báo cáo vị trí về đài chỉ huy” – Khẩu lệnh của Thiếu tá thuyền trưởng lại âm âm trong loa truyền thanh nội bộ. Rồi tiếp đó là bài hát “ Nơi đảo xa” của nhạc sĩ Thế Song do cố Nghệ sĩ Nhân dân Tiến Thành được phát lên loa. Giữa biển trời mênh mang. Bài hát làm nao lòng ta quá quá.

Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa
Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thươ ng quê nhà
Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
Ngàn bão tố phong ba đã vượt qua vượt qua


Như đã thành luật bất thành văn, con tầu nào ra thăm DK cũng thả neo làm lễ thả hoa những chiến sĩ Hải quân Nhân dân đã anh dũng hy sinh trên vùng thềm lục địa phía Nam Tổ quốc. Rất mới đây thôi, VTV3 đã phát cuộc gặp gỡ giữa những chiến sĩ nhà dàn DK 1 năm xưa … Người còn, người ở lại mãi mãi với biển xanh … và hóa thân thành muôn vàn con sóng trên đại dương



Có lẽ không ai không gai người lên vào những thời khắc ấy khi chuẩn Đô đốc Hòa nhắc tới những tấm gương liệt sĩ như: thượng úy Nguyễn Hữu Quảng - Phó chỉ huy trưởng về Chính trị Nhà giàn DK1/3 Phúc Tần, rời nhà giàn xuống biển giữa lúc sóng to, gió lớn cùng đồng đội, giữa cái sống và cái chết, anh đã nhường phần sống cho đồng đội khi cởi chiếc áo phao và nhường phần lương khô ít ỏi còn lại của mình cho người đồng đội bơi yếu nhất; đại úy Vũ Quang Chương - Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/6 Phúc Nguyên; năm 1999, trước sự hung dữ và tàn khốc của cơn bão số 8, anh đã bình tĩnh chỉ huy cán bộ, nhân viên rời trạm xuống tàu an toàn, còn mình và đảng viên Nguyễn Văn An ở lại thu tài liệu, cuốn lá cờ Tổ quốc vào lòng và rời nhà giàn nhưng mãi mãi đã không trở về được đất liền. Còn Chuẩn úy QNCN Lê Đức Hồng đã bám trụ đến cùng để giữ vững thông tin liên lạc với đất liền, gửi lời chào “Vĩnh biệt đất liền” khi nhà giàn bị sóng đánh sập. Nghe kể chuyện rằng, những người nhận điện trong đất liền đã mất rất nhiều đêm không ngủ vì những dòng điện cuối ấy ...




Chúng tôi thả những cánh hoa xuống biển. Nước trong suốt nhìn thấu đáy. Các anh đang ở nơi đâu trên biển bao la?



Rồi những tấm gương dũng cảm hy sinh quên mình của: Thượng úy Phạm Tảo, Đại úy Nguyễn Văn Tư, Trung úy Lê Tiến Cường và các đồng chí: Thượng úy Ngô Sỹ Nga - Máy trưởng, chiến sĩ Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Đức Hanh... Các anh đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh, trực chốt kiên cường, dũng cảm cứu vớt đồng đội và hy sinh trong khi tìm và cứu vớt đồng đội.










Có một điều thật kỳ lạ là cùng với tiếng cầu kinh của các cao tăng cứ rì rầm nhanh dần, không phải chỉ mình tôi mà nhiều người trong đoàn bỗng thấy ở hướng 3 giờ, ngang hông tầu xuất hiện những dòng chảy rất nhỏ, mảnh dẻ từ tất cả các hướng tập trung, cuộn vào nhau thành một cái xoáy nhỏ (mà trước đó, biển vô cùng lặng không có đến 1 gợn sóng). Thế rồi hương hoa chúng tôi thả xuống nước xứ trôi về phía đó rồi chìm xuống đại dương. Với 1 tấm ảnh duy nhất này, có thể thấy phần nào cái xoáy đó



Phải chăng các anh đã hiển linh chứng kiến cho sự thành tâm tri ân của chúng tôi ... trên đời quả thật có nhiều sự lạ khó mà giải thích ... Nhưng tôi tin, vào những thời khắc đó, có các anh bên cạnh chúng tôi ...

Nhạc "Hồn tử sĩ" vang lên, biển lặng không gió. Nắng trời đổ xuống hầm hập và hắt hơi nóng từ boong tầu sắt dội ngược lên. Mồ hôi như tắm đầm đìa. Mắt tôi mờ đi. Cay nơi sống mũi. Không phải là người duy nhất trên tầu phải đưa tay vuốt mồ hôi ... Tôi biết trong đó có cả những giọt nước mắt. Như của một người đồng đội.
 
Chỉnh sửa cuối:

3Lazang

Xe tăng
Biển số
OF-20850
Ngày cấp bằng
6/9/08
Số km
1,360
Động cơ
509,718 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều - Thanh Nhàn
hay quá ! tiếp đi cụ ơi , cái nhà dàn này chắc là do một hòn đảo nhỏ trong quần đảo trường sa bị nước biển dâng cao nhấn chìm nên phải làm cái này để khẳng định chủ quyền vùng biển phải không cụ
 

pvnaf

Xe đạp
Biển số
OF-1238
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
46
Động cơ
575,150 Mã lực
Hai chiếc Su 22 lượn qua đảo 3 vòng, vòng cuối cùng rất thấp ... Do không phải đôn đáo cho nghi lễ tiếp đón, gần như tôi là người duy nhất chụp ảnh được những cánh bay của Không Quân Nhân dân Việt Nam vào thời khắc ấy



Những đôi cánh bạc vần vũ trên bầu trời Trường Sa Lớn như muốn nói: Này anh em Hải quân Nhân dân, các anh không đơn độc trên biển bao la; trên bầu trời cao xanh, còn luôn có chúng tôi, những cánh bay sẵn sàng chia lửa cùng các anh. Khi các anh cần, chỉ chốc lát chúng tôi có mặt ...



Anh em Không quân bay cũng ngọt lắm. Từng chứng kiến phi công NATO bay diễn tập; đã từng đi AN 24; AN 12 do phi công Nga lái nhưng dù không có chuyên môn tôi vẫn thấy quân mình bay cũng đâu kém cạnh gì ... Có thể mới có Chiến thắng 12 Ngày đêm Điện Biên phủ trên không phỏng ạ? Và đây là vòng cuối chào đảo ...



Rất xin lỗi anh em rằng trình ảnh của tôi không thể hơn để có những góc nhìn đẹp ...
Ôi, thực sự bị ngộ độc vì ảnh độc của bác... Cái moment máy bay bay qua đảo mà ghi lại được rõ ràng thế này chắc là không phải ai cũng có được. Bái phục bác

Thực sự vui sướng khi thấy 2 chiếc Su22 bay qua đảo, khẳng định rõ ràng sự sàng chiến đấu và bảo vệ dảo của KQND VN...

Cảm ơn bác..
Vodka cụ ...
 

tmanhthang

Xe tăng
Biển số
OF-13434
Ngày cấp bằng
24/2/08
Số km
1,217
Động cơ
1,029,850 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long
phóng sự của bác hay quá , tiếp đi bác ơi , nhìn các anh sống giữa biển trời sông nước thật đáng khâm phục biết bao .
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
814
Động cơ
500,692 Mã lực
Câu chuyện Nhà Dàn DK

Nhà dàn DK 1, cái tên nghe thật "lành" ... nhưng chỉ những người hiểu chuyện mới biết những thách thức cả về vật chất lẫn tinh thần mà những người lính đứng chân trên DK hàng ngày đối mặt ... nói cho đúng, những người lính đang trực chiến ở nơi ấy.
Ai đã từng một thời qua lính thì đã hiểu mỗi khi đơn vị trong tình trạng báo động chiến đấu cao là như thế nào. Nhưng đối với lính bộ thì nâng cấp sẵn sàng chiến đấu cũng chỉ trong vài ngày, cùng lắm 1 tuần ... rồi hạ cấp dần. Còn đối với những người lính DK tôi biết, họ luôn trực chiến trong suốt cả năm ... trên hơn 100 m vuông nhà dàn chông chênh giữa biển ... Vâng, chông chênh lắm giữa biển khơi vô tận, trước sự nhòm ngó rình rập của "tàu lạ" ...

Tại bãi Phúc Tần, các DK của ta nằm rải rác như những đầu tăm trên biển. Từ điểm này đến điểm khác cũng có thể nhìn nhau bằng ống nhòm chuyên dụng. Thẳng phía trước chúng tôi là DK 1/2 Phúc Tần ... Các anh linh liệt sĩ đã phù hộ cho chúng tôi trởi êm bể lặng hôm nay, để chúng tôi có thể lên được thăm anh em DK



Lên DK không phải lúc nào cũng dễ như hôm nay ... Nhiều chuyến tầu vào thăm DK đã phải neo từ xa mà chào nhau qua Icom, văn công cũng hát qua Icom vì sóng từ cấp 4 - 5 trở lên việc đưa cano cập chân DK đã là cực khó ... trèo lên được còn khó hơn. Biển lặng tênh như thế này đây; độ sâu tầm 50 m,; nước trong nhìn thấu đáy



Cẩu lại thả cano để lai dắt chúng tôi đến sát chân DK



Nhà dàn đã gần hơn một chút; đã thấy những bóng người đưa tay vẫy






Gần hơn nữa ...







 
Chỉnh sửa cuối:

giangsuki

Xe ngựa
Biển số
OF-5616
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
28,409
Động cơ
1,112,877 Mã lực
Tiếp đi cụ ơi, đang hay quá
 

Coltplus2008

Xe điện
Biển số
OF-24189
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,466
Động cơ
515,723 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Một phóng sự rất ý nghĩa, chờ phần tiếp theo của cụ. =D>
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
814
Động cơ
500,692 Mã lực
hay quá ! tiếp đi cụ ơi , cái nhà dàn này chắc là do một hòn đảo nhỏ trong quần đảo trường sa bị nước biển dâng cao nhấn chìm nên phải làm cái này để khẳng định chủ quyền vùng biển phải không cụ
Cái này tiện tay em gúc hộ bác (và những bác nào muốn tìm hiểu thêm); có tính chất tham khảo không chính thống từ Wikipedia

Sau trận Hải chiến Trường Sa, 1988, một số tàu chiến, tàu thăm dò của nước ngoài đã bắt đầu xuất hiện sâu trong thềm lục địa phía Nam Việt Nam, nơi có tiềm năng lớn về dầu khí và có ý nghĩa chiến lược về an ninh, quốc phòng.

Trước tình hình đó, ngày 17 tháng 10 năm 1988, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ký văn bản 19/NQ-TƯ về việc bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía Nam (gọi tắt là khu DK1). Cùng thời gian này, tư lệnh hải quân Giáp Văn Cương cũng đã khẩn cấp giao cho Lữ đoàn 171 nhiệm vụ trấn giữ, bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía Đông Nam. Với những trang thiết bị đo độ sâu, biên đội tàu HQ-713 và HQ-668 do trung tá lữ đoàn trưởng Phạm Xuân Hoa chỉ huy đã ra khơi khảo sát, đo đạc trên vùng biển rộng 60.000km2, tìm ra các điểm cạn và định vị các bãi đá ngầm san hô Ba Kè, Phúc Tần, Phúc Nguyên, Quế Đường, Tư Chính và Huyền Trân. Chính từ những dữ liệu đó, hệ thống nhà giàn DK1 được xây dựng.

Tháng 6 năm 1989, đại úy Nguyễn Văn Nam chỉ huy một đơn vị nhỏ thuộc lữ đoàn 171 hải quân lần đầu tiên ra bám trụ nhà giàn DK1/3 ở bãi Phúc Tần.

Ngày 5 tháng 7 năm 1989, Thủ tướng chính phủ Việt Nam ra chỉ thị số 180UT về việc xây dựng cụm dịch vụ kinh tế-khoa học-kỹ thuật thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (trước là đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo), xác định lại chủ quyền Việt Nam đối với khu vực thềm lục địa này.

Tháng 12 năm 1990, ngôi nhà giàn DK1/3 bị sập đổ vì bão làm 3 người lính hy sinh.

Năm 1998 nhà giàn Phúc Nguyên 2A bị sóng cuốn trôi, đánh sập, 9 người bị rơi xuống biển trong đó có 3 người (Nguyễn Văn An, Lê Đức Hồng, Vũ Quang Chương) hy sinh.

Khu vực nhà giàn DK1 gồm sáu cụm­ Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Tư Chính, Ba Kè với 15 nhà giàn dựng trên thềm lục địa. Giai đoạn đầu các nhà giàn tương đối thô sơ, kết cấu dạng pông-tông (một dạng phao lớn hình khối hộp làm bằng kim loại) đặt trên nền san hô, dễ bị dịch chuyển bập bềnh trong nước khi có sóng lớn cấp 4 hoặc dòng nước chảy mạnh.

Hiện nay các nhà giàn sử dụng 4 cọc thép chắc chắn cắm sâu xuống đáy biển, phía trên là tổ hợp sinh hoạt, công tác có diện tích sàn khoảng 100m2.


Như những cột mốc đánh dấu chủ quyền lãnh hải của Việt Nam tại vùng thềm lục địa này, các nhà giàn được những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam canh giữ đêm ngày. Những người làm nhiệm vụ trên nhà giàn khu DK1 thường ít nhất phải trải qua 8-9 tháng mới trở về đất liền.

Rất cám ơn các bác đã cổ vũ cho Hải quân và Không quân Nhân dân Việt Nam
 
Chỉnh sửa cuối:

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
814
Động cơ
500,692 Mã lực
Một bài nữa rất hay về Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương, nên đọc nếu muốn hiểu thêm về lịch sử biển đảo ...

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/377210/Giap-Van-Cuong---tu-lenh-cua-Truong-Sa.html

TT - Đi trên những con tàu hải quân ra thăm Trường Sa hoặc nhà giàn DK1, có thể bạn sẽ được nghe kể nhiều về “lý lịch” của đảo hoặc nhà giàn, về cuộc sống và sự kiên cường của những người lính hải quân. Và có thể bạn sẽ nghe nhắc nhiều đến một cái tên: Giáp Văn Cương - vị tư lệnh can trường của lực lượng hải quân VN.
 

SENTA

Xe tải
Biển số
OF-3600
Ngày cấp bằng
2/3/07
Số km
213
Động cơ
556,254 Mã lực
Hay quá cụ à. Chờ phần còn lại của cụ
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
814
Động cơ
500,692 Mã lực
Cano cập chân nhà dàn DK



Cuộc sống của anh em dù chỉ bó hẹp trong hơn 100 m vuông nhưng họ sống không hề dễ dãi, luôn đủ 12 chế độ trong ngày theo Điều lệnh quản lý Bộ đội ... dù là tăng gia hay thể dục thể thao. Mọi khoảng trống đều được tận dụng có hiệu quả. Rau hẹ và rau muống



Ớt, diếp cá, rau thơm các loại






Mồng tơi nhà dàn. Đúng là: "Nâng niu từng cọng rau xanh, Đảo xa một dậu mồng tơi quê nhà"



Tinh thần thể thao giữa biển cũng như trên đất liền



Mò vào bếp chiến sĩ ... Woah, nem cá và cá hấp đã gỡ sẵn



Bếp núc gọn gàng ở mức tốt nhất có thể



Ngăn nắp góc chiến sĩ






(ở trang 3 có điều chỉnh một chút về trình tự post các bác chú ý nhé)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top