[Funland] Hai sắc hoa Tigon

lyhoa75

Xe điện
Biển số
OF-111623
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
3,386
Động cơ
416,307 Mã lực
Nơi ở
Lò Hoả
Tác giả chắc chắn là nữ, không thể là nam, nên phân tích theo giả thiết trên là đáng tin cậy
Không phải em ợ ;))

0 dờ dồi em ngú đi em!
Em ngú dậy dồi anh oiiiii ;))

Thôi xong.... em đi chết đây:((
Cụ Đào Tử Thi vào giúp em 1 tay lào :))

Không làm thế sao làm người!
Làm người làm cái khác hơn thế :))
 

Đào Tử Thi

Xe container
Biển số
OF-413600
Ngày cấp bằng
30/3/16
Số km
9,770
Động cơ
353,918 Mã lực
Nơi ở
Văn Điển
Không phải em ợ ;))


Em ngú dậy dồi anh oiiiii ;))


Cụ Đào Tử Thi vào giúp em 1 tay lào :))


Làm người làm cái khác hơn thế :))
Em không giúp trường hợp này vì quá sức của em, đang làm mà nhỡ nó ngồi bật dậy phọt thơ thì em vỡ mặt :( em lạy em lạy :(
 

khoinguyen

Xe điện
Biển số
OF-11230
Ngày cấp bằng
24/10/07
Số km
3,765
Động cơ
560,571 Mã lực
Mấy tờ scan cụ post lên hay quá! Em đọc xong mới vừa tìm mua cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến ở mấy nhà sách trên mạng mà ko có. Cụ có thể cho em xin bản photo được ko ạ? Chi phí bao nhiêu em gửi lại cụ ạ :)
Đây là sách in ở Sài Gòn trước năm 1975 cụ ạ, mua bán sách online chắc ko có đâu. Để em xem có bản PDF sẽ share cho cụ nhé, chi phí với sách quý là vô cùng... nên nếu có thì share free thôi.
 

khoinguyen

Xe điện
Biển số
OF-11230
Ngày cấp bằng
24/10/07
Số km
3,765
Động cơ
560,571 Mã lực
Em cám ơn cụ nhiều nhé! Khi nào cụ có inbox dùm em rồi em in ra. Em thích đọc sách giấy hơn là đọc trên mạng:)
Ok cụ, một công in ra thì cụ in luôn cho em một bản nhé. Cụ cho em email, tối em tìm có pdf sẽ share cho cụ.
 

Đào Tử Thi

Xe container
Biển số
OF-413600
Ngày cấp bằng
30/3/16
Số km
9,770
Động cơ
353,918 Mã lực
Nơi ở
Văn Điển
Cụ có cái nick kịch độc đới, đêm khuya k dám tiếp chiện vs cụ ;))
Thông thường đêm em làm việc cũng ít khi vào đây nói chuyện lắm, dạo này dịch vụ hoả thiêu phát triển rầm rộ, nhà nhà thiêu người người thiêu nên ít việc hơn mợ mới dòm thấy em nhàn rỗi như này :(
 

Mecuabum

Xe tải
Biển số
OF-435649
Ngày cấp bằng
8/7/16
Số km
458
Động cơ
216,261 Mã lực
Tuổi
37
Ôi thơ cụ vừa buồn vừa dài em sao biết mà đối lại. XIn nhận của em một like (y) vì e hết rượu r :P
 

Divephiamattroi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-420110
Ngày cấp bằng
2/5/16
Số km
590
Động cơ
224,130 Mã lực
Nơi ở
Nam Vang
Viết đến đây, tôi muốn cung cấp để bạn đọc biết thêm ít chi tiết về T.T.Kh trước khi chấm dấu cuối cùng: Hồi 1937, tôi có nhận được một thư trả lời tòa soạn Tiểu thuyết thứ bảy... của T.T.Kh. Tôi nhớ đại ý, người làm thơ không muốn cho địa chỉ - để chúng tôi gửi báo biếu, với lý do cuộc đời của mình "chả ra sao". Bức thư đó, cũng như thư của bạn đọc hàng ngày gửi đến báo, ai giữ làm gì? Hơn nữa, hồi đó tôi còn trẻ, nên không mấy quan tâm đến chuyện các bà "phụ nữ làm thơ". Nếu tôi là người mê thơ, mê người làm thơ như bây giờ, có lẽ bức thư kia còn lại đến ngày nay, cũng thành giá trị.

Còn chuyện nữa xin kể nốt:

Hồi làm báo Tiểu thuyết thứ bảy ở Hà Nội, vì gia đình tôi ở thị xã Thanh Hóa, nên thời thường vẫn đi về, cũng như Nguyễn Tuân và Hồ Dzếnh có gia đình ở thị xã này.

Một hôm, tôi không có mặt ở nhà, thấy mẹ tôi bảo: "Có một người con gái đến chơi, không chịu nói tên, chỉ để lại một bó hoa "ti-gôn" rồi cáo lui". Từ đó, không lần nào trở lại. Ai nhỉ? Tuổi tôi lúc đó cũng có đôi ba bạn gái, nhưng thời gian này, báo đã đăng mấy bài của T.T.Kh. rồi, vậy đó và người đã đọc truyện "Hoa ti-gôn" của tôi, hay đã yêu thơ T.T.Kh. mà tìm đến ?

"... Ở lại vườn Thanh có một mình...". Có thể người này vốn là dân thị xã này hay chăng? Sao tôi không biết, không từng gặp? Lại nữa, nếu như có thực tên người yêu của Thâm Tâm là... Khánh, Trần Thị Khánh! thì bài thơ "Các anh" đã gọi toẹt ra rồi. Chỉ có tôi đến hôm nay là còn chưa rõ. Bạn đọc chú ý đến thơ T.T.Kh. và Thâm Tâm, người nào chả nói được, căn cứ theo lời kêu gọi trong thơ: "Khánh ơi!" còn hỏi gì anh?, Khánh ơi còn đợi gì anh?...". Chả là thầy bói cũng nói trúng tên: người ấy, T.T.Kh. (tức Khánh).

Năm tháng đã "cuốn theo chiều gió" bao chuyện vui buồn. Cái gì còn lại vẫn là tài năng, đức hạnh. Ngày nay còn có người nhắc đến T.T.Kh. là do sức sống của thơ. Có người thích thú tìm thấy 9 chữ thu trong hai bài thơ đầu (mùa thu tâm sự đầy khắc khoải). Có người điểm thấy ba chữ nghiêm trong thơ T.T.Kh. mà đoán rằng: nghiêm là tên chồng, hay là họ người luống tuổi của T.T.Kh? Lại có người nhấn mạnh mấy chữ, lúc thì tôi, lúc thì em trong thơ T.T.Kh. (vừa giận vừa thương của một tấm lòng tha thứ, khi thấy người yêu làm vỡ lở tình duyên cũ).

Riêng tôi, đọc lại thơ T.T.Kh. tôi ngạc nhiên thấy phong cách thơ bà này khác xa thơ của ba ông bạn Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân cùng thời. Thơ T.T.Kh. không có những chữ "Ly khách, cửa ải xa, xóm thanh bình, trường thành, quan san, trường đình, thét roi, cô phụ, đoạn trường... (Thâm Tâm); hay rau tần, ngõ trúc, tương tư, giang hồ, nhân thế, biển dâu, khóm trúc phong ba, họa đèn, giọt dòng, lưu biệt, thiên thu, tích liêu, v.v... (Trần Huyền Trân); hay vương tơ, Lão bộc, vật đổi sao rời, quay tơ, guồng tơ, hận tình, buồng the v.v... (Nguyễn Bính). Thơ T.T.Kh. kể chuyện mình một cách giản dị, không sáo ngữ, lúc thì thanh minh "Ba năm ví biết anh còn nhớ, em đã câm lời có nói đâu, lúc lại trách người "mang cánh ti-gôn ấy, mà viết tình em được ích gì", rồi lại tự than: Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết thấy ai cũng ví cánh hoa xưa...". Sực nhớ việc mình đi lấy chồng đã 3 năm, lại hối: "Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, trời ơi người ấy có buồn không?...

Thơ T.T.Kh. không cố tìm chữ lạ, không làm dáng, nên dễ đi vào lòng người, nhất là lòng bạn gái cùng cảnh ngộ. Luyến tiếc thời ngây thơ con gái, lắng tiếng lá thu rơi mặt hè, tưởng như bước chân người yêu trở lại, càng lo sợ. Tả cái giận, nói được nỗi lòng yếu đuối của mình đối với người yêu mà mình không rứt được... thật chân thành.

Từ năm 1937 đến năm 1938, để lại ba bài thơ chuyên tả tâm sự mình mà người đọc không chán. Đó là đặc điểm của thơ T.T.Kh.

T.T.Kh. là ai?

Có lẽ ta cũng cần biết rõ đó là ai? Một người phụ nữ vào thời đó làm thơ, đã theo kịp trào lưu thơ mới, là điều đáng trọng. Tôi không tin rằng ai đó tìm ra bà - nếu bà còn, đã đáng bậc bà - không thể được bà sẵn lòng tiếp đón. Một người đã cố tình quên đi, đào sâu chôn chặt mối tình đau xót, bất hạnh nhất của mình (mà đã có những bài thơ như thế, chỉ bộc lộ một lần rồi dập tắt) hẳn không giống kẻ kém tài kém đức chỉ mong có nổi một bài thơ tình được đăng lên báo, vì danh hay vì lợi.

Với sự trân trọng một tài năng, một tâm hồn phụ nữ hiếm hoi trong quá khứ, chúng tôi viết bài này và đề nghị cho in lại ba bài thơ độc nhất của bà, để chúng ta cùng thưởng thức.

Mùa thu 1990.
"..... có biết gì đâu giữa đường trăng chung bóng
Mà sắc Tigôn kia nở màu hoa trong trắng
Muôn đời vạn kiếp không biến suy.."
Xin trích một đoạn trong bài hát cùng tên, do ca sĩ Hương Lan thể hiện bằng một giọng ca da diết, sâu lắng đến nao lòng người.

Em đã xem rất kỹ bài viết của cụ, đây chỉ một bài thơ tình tự sự của một người vốn không phải là thi nhân, cùng một cái tên viết tắt của tác giả, đã vô tình phủ lên một màn sương bí ẩn khiến cho bao nhiêu những phán đoán, trăn trở của những người yêu văn học mãi đến hôm nay, vẫn chưa tìm được câu trả lời.
Và nó càng trở nên nổi tiếng không chỉ là một bài thơ hay, mà còn bởi xoay xung quanh tác giả tác phẩm ấy, có liên quan tới rất nhiều cái tên nổi tiếng của phong trào thơ mới như Thâm Tâm, Nguyễn Bính........

Bài viết của cụ Pain , em nghĩ cụ phải là một nhà nghiên cứu, phê bình văn học mới phải.
Đây là một bài thơ tình hay, nhưng chưa đến mức mẫu mực để đưa vào sgk, cũng vì sự chưa rõ ràng của cái tên viết tắt T. T. Kh. tác giả đã vô tình làm bài thơ thêm nổi tiếng, nó được rất nhiều các thế hệ học trò yêu thích, chép vào sổ tay, lưu bút truyền tay nhau đọc.
Có lẽ trong tâm hồn văn học của cụ pain thì bài thơ này có một vị trí đặc biệt, mới khiến cho cụ dày công sưu tầm tài liệu về nó như thế.
Và sao lại là Hai sắc hoa, thay vì chỉ nói Sắc hoa thôi, ai đã thấy loài hoa này đều biết nó màu trắng, vậy còn một màu nữa là màu gì ? , màu của thủy chung, đợi chờ, hay oán trách.....?
Với những biện dẫn đưa ra tuy có tính logic và khá thuyết phục, nhưng cũng vẫn là sự phỏng đoán.
Và nếu như vậy thì dấu chấm hết cho câu chuyện về cái tên T. T. Kh kia, mà cụ Pain đã xuống bút có lẽ chỉ tạm thời, chưa có hồi kết cho HAI SẮC HOA TIGÔN. 8->
 
Chỉnh sửa cuối:

Divephiamattroi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-420110
Ngày cấp bằng
2/5/16
Số km
590
Động cơ
224,130 Mã lực
Nơi ở
Nam Vang
Cảm ơn lời nhắn của cụ,
Em còn phải đọc bài của cụ nhiều, em chỉ như kẻ cầm đèn chạy trước ôtô thôi!
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
"..... có biết gì đâu giữa đường trăng chung bóng
Mà sắc Tigôn kia nở màu hoa trong trắng
Muôn đời vạn kiếp không biến suy.."
Em xin trích một đoạn trong bài hát cùng tên, do ca sĩ Hương Lan thể hiện bằng một giọng ca da diết, sâu lắng đến nao lòng người.

Em đã xem rất kỹ bài viết của cụ, chỉ một bài thơ tình tự sự của một người không vốn không phải là thi nhân, cùng một cái tên viết tắt của tác giả đã vô tình phủ một màn sương bí ẩn khiến cho bao nhiêu những phán đoán, trăn trở của những người yêu văn học mãi đến hôm nay, vẫn chưa tìm được câu trả lời.
Và nó càng trở nên nổi tiếng không chỉ là một bài thơ hay, mà còn bởi xoay xung quanh tác giả tác phẩm ấy, có liên quan tới rất nhiều cái tên nổi tiếng của phong trào thơ mới như Thâm Tâm, Nguyễn Bính........

Bài viết của cụ Pain , em nghĩ cụ phải là một nhà nghiên cứu, phê bình văn học mới phải.
Chỉ là một bài thơ tình hay, nhưng chưa đến mức mẫu mực để đưa vào sgk, nhưng chính sự chưa rõ ràng của cái tên viết tắt T. T. Kh. tác giả đã vô tình làm bài thơ thêm nổi tiếng, nó được rất nhiều các thế hệ học trò yêu thích chép vào sổ tay, lưu bút truyền tay nhau đọc.
Có lẽ trong tâm hồn văn học của cụ pain thì bài thơ này có một vị trí đặc biệt, mới khiến cho cụ dày công sưu tầm tài liệu về nó như thế.
Và sao lại là Hai sắc hoa, thay vì chỉ nói Sắc hoa thôi, ai đã thấy loài hoa này đều biết nó màu trắng, vậy còn một màu nữa là màu gì ?
Tất cả những biện dẫn đưa ra tuy có tính logic và sự thuyết phục, nhưng cũng vẫn là sự phỏng đoán.
Và nếu như vậy thì dấu chấm hết cho câu chuyện về cái tên T. T. Kh kia, mà cụ Pain đã xuống tay có lẽ chỉ tạm thời, chưa có hồi kết cho HAI SẮC HOA TIGÔN. 8->
Cám ơn cụ đã chia sẻ cảm xúc về bài thơ cùng em. Chắc chắn không riêng em mà nhiều nhiều lớp người của các thế hệ đều thích áng thơ tình này.

Em, thực ra, cũng chỉ là một trong số nhiều kẻ " tò mò" muốn tìm đáp án về T.T.Kh dù thâm tâm biết là vô vọng và sâu thẳm vẫn luôn muốn T.T.Kh mãi là bí ẩn như đã, đang và sẽ thế.

Ai đó đã nói:" Khi tôi hôn được bàn chân của Thượng đế thì chắc chắn Ngài cũng như tôi"

Vâng, em sưu tầm rồi tra Gúc gờ cũng chỉ để thêm dữ liệu để bảo vệ quan điểm " Hãy để T.T.Kh mãi là một bí ẩn như bí ẩn của ái tình"

Đa tạ cụ!
 

cmyk77

Xe điện
Biển số
OF-90245
Ngày cấp bằng
30/3/11
Số km
3,460
Động cơ
452,481 Mã lực
Nơi ở
Quận Hoàng Mai
Em ko nghĩ kết thúc đơn giản vậy. Tại sao mấy chục năm trước cụ ấy còn trẻ sao ko lên tiếng nhỉ? Vậy nên hãy cứ để TTKh là bí ẩn
 

Mimeo

Xe điện
Biển số
OF-443121
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
3,346
Động cơ
203,601 Mã lực
Nơi ở
Neverland

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,942
Động cơ
842,122 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Thi thoảng vào đây đọc lại những vần thơ của TTKh, lòng em cũng chợt dâng lên cảm xúc bồi hồi nhớ về quá khứ.
 
Biển số
OF-514240
Ngày cấp bằng
5/6/17
Số km
10
Động cơ
179,570 Mã lực
Tuổi
41
Giờ mới đọc đc tiểu sử của tác giả và giai thoại về bài thơ em thích
Cơ mà, suy cho cùng đàn bà nặng tình khổ lắm.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,349 Mã lực
Em nhớ bài " Tấm ảnh không hồn" do danh ca Hương Lan hát trước 1975 có đoạn ngâm thơ như sau:
Tôi quyết mamg theo suốt cuộc đời
Cho dù còn gọi cố nhân thôi
Người theo ai đó vào sương gió
Vẫn giấu trong tim bóng một người"
Đây là biến thể hay là bài thơ khác ạ?
 

turnviet

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
12,498
Động cơ
474,734 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn
Mỗi thời mỗi khác các cụ nhỉ, thời này là phong trào thơ mới, giai điệu du nhập, thoải mái tự do hơn nhưng không lẫn vào các thời trước hay sau này được. Điển hình của thời này là Nguyễn Bính....
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top