- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 54,895
- Động cơ
- 1,126,881 Mã lực
Chỗ này nhìn giống công viên chỗ đầu cầu cảng số 4 ạ
1954 – cắt tóc trên vỉa hè Hải Phòng
1954 – Bến Tam Bạc, Hải Phòng
1954 – công nhân làm việc tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng
1954 – Bãi Bonnal, Hải Phòng
Kênh này chưa từng mang tên An Biên. Nó là "kênh vành đai" như trong bản đồ ấy ạ.Năm 1885, ông Bonnal, vốn là Trú sứ Sơn Tây, được chuyển về làm Trú sứ Hải Phòng.
Để ngăn cách khu nhượng địa và dân bản xứ, ông cho đào một con kênh từ sông Cấm (cổng chính cảng Hải Phòng sau này) nối với sông Tam Bạc
Vì Hải Phòng là vùng đất thập, khi thuỷ triều cường là bị ngập, cho nên đất đào con kênh này được bồi đắt cho khu nhượng địa. Dù có bồi đắt thì nước thuỷ triều cường vẫn bị ngập.
Con kênh đào này rộng 72 mét mang tên Kênh An Biên, nhưng người ta thường biết đến với tên Bonnal, và con đường chạy dọc kênh đào này dài 3,5 km mang tên Đại lộ Bonnal. Sau hoà bình năm 1954, con đường này mang tên Trần Phú, số nhà 175 Trần Phú là nhà tù, dân gọi là nhà tù Trần Phú. Ông Nguyễn Đức Cảnh, bị xử tử trước nhà tù này thập niên 1930, nhưng tên tuổi ông bị lãng quên vì những lý do nhạy cảm, nên thập niên 1990, con phố Trần Phú chia làm đôi. Đoạn gần cảng vẫn mang tên cũ: Trần Phú, đoạn sau từ Cầu Đất xuống thì mang tên Nguyễn Đức Cảnh
Kênh Bonnal màu xanh, bản đồ 1913
Các cụ lưu ý có hai cây cầu qua con kênh Bonnal
Em sẽ nói chi tiết hai cây cầu này ở phần tới
Câu truyện phản đối lấp kênh Bonnal của cty ông Caron là sản phảm của trí tưởng tượng ông Ngô Đăng Lợi. Cầu Caron đã được xây từ năm 1914. Và kênh Bonnal lấp từ năm 1921 chứ ko phải 1925. Có thể xem không ảnh để làm 1 phần căn cứ, ngoài ra còn có các văn bản khác chứng thực ông Lợi bốc phét.Năm 1925, để phát triển Hải Phòng, thế là người Pháp lại lấp kênh đào Bonnal
Việc lấp kênh đào do "nghị viện" thành phố quyết định ("Nghị viện" tương tự như Hộ đồng Nhân dân thành phố bây giờ)
Đến đây thì sinh chuyện
Hãng sửa chữa tàu thuyền CARON, nằm trên Đại lộ Bonnal, đoàn cuối kênh Bonnal, nối với sông Tam Bạc, vẫn đón tàu thuyền vào sửa chữa. Lấp kênh đào này tức là khai tử hãng CARON. Chủ hãng CARON, người Pháp, có chân trong "nghị viện" thành phố Hải Phòng, nên cương quyết phản đối. Thế là kênh Bonnal chỉ lấp được già nữa. Đoạn không lấp được gọi là Sông Lấp (dù không bị lấp)
Đây là bản đồ sau và trước khi lấp kênh đào Bonnal
Khúc "sông Lấp" ngày nay trở thành Hồ Tam Bạc, không ai gọi là sông Lấp nữa
Dải đất lấp kênh trở thành dải công viên rất đẹp. Thời kỳ mở cửa 1990 cũng chia lô thuê, bán nền trông quá nhếch chác
Có 2 ảnh giống hệt nhau, ngay ảnh đầu tiên với ảnh thứ 3. 1 ảnh ghi 1877, 1 ảnh "Khu nhượng địa của Pháp tại Hải Phòng trong quá trinh xây dựng vào thập niên 1880. Ảnh: Emile Gsell & Hippolyte Amoux". Ko rõ ghi chú nào mới chính xác???
Hải Phòng năm 1877
Hải Phòng năm 1877
Khu nhượng địa của Pháp tại Hải Phòng trong quá trinh xây dựng vào thập niên 1880. Ảnh: Emile Gsell & Hippolyte Amoux
Năm 1872, Pháp đánh chiếm vùng đất Ninh Hải - Hải Phòng ngày nay.
Sau đó người Pháp ép vua Đồng Khánh (ông nội của Bảo Đại) phải nhượng một khu đất ở thành phố Hải Phòng ngày nay, gọi là khu Nhượng địa
Sau hiệp ước Giáp Tuất, những năm 1874 - 1888 là thời kỳ hình thành khu phố Pháp - cũng có thể coi như đặt nền móng cho thành phố Hải Phòng. Nhưng giai đoạn 1897 - 1914 mới là thời kỳ xây dựng Hải Phòng thành một thành phố cảng biển và công nghiệp quan trọng của miền Bắc. Trong quá trình hình thành và phát triển khu phố Pháp tại Hải Phòng, không thể không chú ý tới yếu tố sông nước trong việc tạo dựng cấu trúc đô thị và hình thái các tuyến phố.
Thoạt đầu người Pháp định xây dựng cảng thương mại ở Hòn Gai, vì ở đó nước sâu, không bị bồi. Trong khi Hải Phòng là vùng đất thấp, tốn đất để xây đắp và cái chính là sông bi bồi lấp phù sa hàng ngày, đó là điều cực bất lợi cho tầu thuyền ra vào
Sau khi tranh cãi, cuối cùng thì người Pháp chọn Hải Phòng là thành phố cảng biển vì đã có sẵn người Hoa và Ấn Độ đã vào đây từ trước và họ có bến thuyền Tam Bạc giao thương
ở ảnh này đã có cầu Caron nhưng chưa thi công xong cầu Giốp (khánh thành 01/1922). Kênh Bonnal đang lấp từ thượng lưu. Nên chuyện ông Ngô Đăng Lợi bịa ra năm 1925 lấp kênh mới xây cầu Caron là hoàn toàn bịa đặt.
14-7-1917 – diễu binh ở Hải Phòng chào mừng ngày Quốc khánh Pháp
Hải Phòng thập niên 1920
Em là dân chài chính hiệu.Hồi năm 77-78 thuyền em đến sát mấy con tàu thuỷ như này chở toàn xe tải IFA trên boong nhìn hoành tráng thật
20-2-1967 – tàu thuỷ Liên Xô chở hàng cho Việt Nam neo ở ngoài khơi Hải Phòng
Tàu chở hàng Liên Xô Mtsensk trên đường đến Hải Phòng, với hàng hóa cần cẩu, sà lan và các thiết bị hạng nặng khác trên boong, ngày 7 tháng 11 năm 1967. Ảnh chụp từ máy bay của tàu sân bay USS KearsargeE