Một thông tin đáng chú ý tại
https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/6279/tong-djoc-ha-noi-djang-van-hoa-cong-nay-djuc-nay-tieng-dje-ngan-thu.html ghi rằng:
Năm 1847, ông [Đặng Văn Hòa = Đặng Văn Thiêm (1791-1856), tổng đốc Hà Nội - Ninh Bình 08/1846 - 03/1847]
cho khơi sâu lòng hào quanh bãi chiến trường xưa, lấy 15 mẫu đất [= 54.000 m2]
ở hai trại Nam Đồng và Thịnh Quang làm nghĩa địa, cho thu nhặt hài cốt lập thành 13 gò đống [trung bình mỗi gò đống khoảng 4.150 m2, với giả định mỗi mộ chiếm 0,5 m2 đất thì trung bình mỗi gò khoảng 8.300 mộ]
, lại sai dựng chùa đúc chuông cúng các cô hồn. Nay ở lối vào chùa Đồng Quang (phố Tây Sơn, quận Đống Đa) vẫn còn di tích có đắp nổi bốn chữ: “Nghĩa chủng lệ đàn” (Đàn cúng cô hồn). Trong chùa còn bia đá tạo năm 1856, văn do Đốc học Thanh Hóa là Lê Duy Trung soạn, viết: “Quân Tây Sơn giao chiến với quân của Thái thú Điền Châu Tôn Sĩ Nghị [sai, tri châu Điền Châu là Sầm Nghi Đống; Tôn Sĩ Nghị là tổng đốc Lưỡng Quảng lần thứ 2, từ 23/5/1786 tới 19/2/1789]
, quân Thanh chết hàng vạn chôn ở khu vực này. Thời Thiệu Trị, Tổng đốc Đặng Văn Hòa đã cho thu hài cốt và lập nên Nghĩa chủng”.
Theo Đại Nam thực lục:
Tháng 04/1841. Giảm bớt sản thuế cho huyện Thọ Xương và huyện Vĩnh Thuận [
2 trại Nam Đồng và Thịnh Quang thuộc huyện này] thuộc tỉnh Hà Nội. Tỉnh thần dâng sớ tâu rằng: “Hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận ở quanh tỉnh thành đều là dân “tứ chính”
[= “tứ chiếng”, tức là từ các nơi khác đến quần tụ lại.] xưa nay tụ họp đông đúc, buôn bán kiếm ăn. Từ năm Minh Mệnh thứ 12
[1831], sau khi bắt lính, thành ra lưu tán đi ở nơi khác. Năm thứ 17 [
1836] đã bắt về đăng tên vào hộ tịch, để đóng sản thuế, sau đó vì có bệnh dịch, có kẻ đem cả vợ con đi nơi khác, có kẻ bỏ nhà cửa trống không. Những người hiện còn ở nơi trú ngụ thì chỉ bán nước chè, gánh nước thuê kiếm ăn. Nay cứ hằng năm bắt phải nộp sản thuế không khỏi càng thêm túng bấn. Vậy xin liệu cách cứu chữa cho dân được bớt đau khổ”. Vua
[Thiệu Trị] chuẩn y lời bộ bàn định, lượng giảm cho tráng hạng được chiết can nộp 6 quan tiền; những người già ốm chỉ phải nộp một nửa
[Lệ cũ: tráng hạng cả năm chiết can nộp 8 quan tiền, các người già yếu nộp 4 quan tiền].
Để so sánh, số đinh
[= trai tráng, nam giới thành niên; thời nhà Thanh là đàn ông từ 16 tới 60 tuổi, Đại Nam quấc âm tự vị (1896) giải thích là đàn ông từ 19 tuổi (mụ?) trở lên] do bộ Hộ báo cáo tháng 4/1847 cho toàn bộ Đại Nam là 1.024.388 người, trong đó tỉnh Hà Nội 64.201 người.